Dân Hải Phòng - Kính gửi các vị lãnh đạo cao nhất của Đảng cộng sản Việt Nam.
(nguồn : gu gồ chấm Tiên Lãng )
-----
Thơ và đời !!!
- Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau
Đảng cho ta trái tim giàu
Thẳng lưng mà bước, ngẩng đầu mà bay!
- Ồ thích thật, bài thơ miền Bắc
Rất tự do nên tươi nhạc, tươi vần
Cả không gian như xích lại gần
Thời gian cũng quên tuần quên tháng.
Đời trẻ lại. Tất cả đều cách mạng!
Rũ sạch cô đơn, riêng lẻ, bần cùng
Quê hương ta rộn rã cuộc vui chung
Người hợp tác nên lúa dày thêm đó.
Đường nở ngực. Những hàng dương liễu nhỏ
Đã lên xanh như tóc tuổi mười lăm
Xuân ơi Xuân, em mới đến dăm năm
Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội
Như hôm nay, giữa công trường đỏ bụi
Những đoàn xe vận tải nối nhau đi
Hồng Quảng, Lào Cai, Thái Nguyên, Việt Trì
Tên đất nước reo vui bao tiếng gọi...
*
**
.....
- Mấy hôm nay, như đứa nhớ nhà
Ta vẩn vơ hoài, rạo rực, vào ra
Nghe tiếng mõ và nghe tiếng súng
Miền Nam dậy, hò reo náo động!
Ba con tôi đã ngủ lâu rồi
Còn bao nhiêu chưa được ngủ trong nôi
Miền Bắc thiên đường của các con tôi!
Gà gáy sáng. Thơ ơi, mang cánh lửa
Hãy bay đi! Con chim kêu trước cửa
Thêm một ngày xuân đến. Bình minh
Cành táo đầu hè quả ngọt rung rinh
Như hạnh phúc đơn sơ, ước mơ nho nhỏ
Treo trước mắt của loài người ta đó:
Hòa bình
Ấm no
Cho
Con người
Sung sướng
Tự do!
(Bài ca mùa xuân 1961- Tố Hữu)
(24-1-1961)
Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già
Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha
Bác nghe từng bước trên tiền tuyến
Lắng mỗi tin mừng tiếng súng xa.
(Bác ơi - Tố Hữu)
- Xin tạm biệt đời yêu quý nhất
Còn mấy vần thơ một nắm tro
Thơ gửi bạn đường, tro gửi đất
Sống là cho và chết cũng là cho.
- Hãi hùng thơ độc của ông lành
Một đời phú quý lẫn công danh
Thơ hay sao chẳng còn ai nhớ ?
Sống là tro thơ phú cũng thành tro !
- "Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,
Thắng trận tin vui khắp nước nhà.
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ,
Tiến lên!
Toàn thắng ắt về ta!"
Bàn tiệc máu
-Xuân này thê thảm chết muôn dân
Trí trá mê cuồng kẻ bất nhân
Phát động lũ điên thi chém giết
Đất trời ghi tội kẻ vong thân !
- "Đã lâu chưa làm bài thơ nào,
Đến nay thử làm xem ra sao.
Lục mãi giấy tờ vẫn chưa thấy,
Bỗng nghe vần thắng vút lên cao".
-Bài thơ của quỷ chúa vô minh
Thắng vút lên cao ? Thật tởm kinh!
Bí mật cũng có ngày bật mí
Vô tiền khoáng hậu, muôn đời khinh!
... “Xin gọi trăng soi Khe Ðá Mài
Thời gian rêu phủ mảnh đầu ai
Bãi Dâu đau xót hồn Gia Hội
Phú Thứ tóc vương trảng cát dài...”
(Huế Oan Khiên- )
http://www.nhohue.org/hueoankhien.htm
“Những chiều Bến Ngự giăng mưa
Chừng như ai đó mơ hồ gọi tôi
Tôi ra mở cửa đón người
Chỉ nghe tiếng gió thổi ngoài hành lang!
(Ðịa Chỉ Buồn - Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Thư ngỏ của công dân gửi Đảng cộng sản Việt Nam
Trả lờiXóaDân Hải Phòng - Kính gửi các vị lãnh đạo cao nhất của Đảng cộng sản Việt Nam.
Hưởng ứng lời kêu gọi toàn dân tham gia đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp 1992 của Ban thường vụ Quốc hội nhà nước khóa XIII, thời gian tiến hành đến nay đã là 4 tháng.
Là một công dân, mặc dù chưa đủ trình độ tham gia đóng góp ý kiến sửa đổi cho văn bản Hiến pháp mới, nhưng qua theo dõi nhiều ý kiến tham gia đóng góp của đông đảo quần chúng nhân dân ở cả trong và ngoài nước, thấy mọi ý kiến đều thể hiện được sự mong muốn của người dân làm sao cho đất nước có được một văn bản Hiến pháp lành mạnh, tiến bộ, mang đầy đủ cả hai bản chất cộng hòa dân chủ của một đất nước tự do, độc lập; để cho mọi người dân Việt Nam bất kể là dân tộc, tôn giáo, đảng phái chính trị nào cũng phải được hưởng cái quyền dân chủ đích thực của họ trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Vì vậy mà có rất nhiều ý kiến đề nghị trong văn bản Hiến pháp sửa đổi tới đây bỏ nội dung điều 4 của Hiến pháp 1992.
Vì trong điều 4 của Hiến pháp 1992 đã giao toàn quyền lãnh đạo, quản lý, điều hành mọi hoạt động của đất nước cho Đảng cộng sản, đây là điều hết sức vi hiến, thì ngay lập tức họ đã bị phản ứng và bị ghép ngay cho cái tội là các thế lực thù địch, lợi dụng chống Đảng, chống chế độ. Sự phản ứng này đã bộc lộ rõ bản chất phản động của Đảng cộng sản để chống lại cái tiêu chí cộng hòa dân chủ, một tiêu chí tiến bộ, văn minh nhất của xã hội nhân loại hiện nay mà toàn thể nhân dân Việt Nam, trong đó có cả Đảng cộng sản đang hướng tới.
Trước hết nói về chống Đảng:
Nhìn lại các ý kiến tham gia đóng góp sửa đổi Hiến pháp 1992 của mọi người dân ở cả trong và ngoài nước chưa thấy có một ý kiến nào chống Đảng, bởi Đảng chỉ là sự tập hợp của một nhóm người cùng có chung một luồng đồng cảm quan điểm tư tưởng, họ tập hợp với nhau để thành lập lên một tổ chức gọi là Đảng, hay là một đảng chính trị, đó là họ thực hiện cái quyền dân chủ của họ, nhưng họ không được phép xâm hại đến lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia và quyền làm chủ của mọi trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
Nhưng nếu nhóm người ấy, Đảng ấy ỷ thế vào một quyền lực nào đó, bất chấp cả Hiến pháp để tước đoạt quyền làm chủ đích thực của người dân, làm phương hại đến sự phát triển của đất nước, kéo dài sự nghèo nàn lạc hậu của dân tộc thì phải phê phán, phải chống, vì đó là sự sai trái. Cho nên ta phải biết phân biệt chống Đảng và chống quan điểm sai trái của Đảng, nó hoàn toàn khác nhau. Đề nghị các vị lãnh đạo cao nhất của Đảng cộng sản Việt Nam không nên ỷ thế vào quyền lực thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, dung những cụm từ lập lờ, nói đại theo kiểu “cả vú lấp miệng em” để làm cho quần chúng hoang mang.
Trả lờiXóaBỏ điều 4 của Hiến pháp 1992 là tự thân Đảng đã bỏ được sự vi hiến của nó. Bởi trong Hiến pháp nhà nước, câu mở đầu xác định quyền hạn cho Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước Việt Nam, mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân Việt Nam. Nhưng trong điều 4 của Hiến pháp 1992 lại giao toàn quyền cho Đảng cộng sản lãnh đạo, quản lý, điều hành mọi hoạt động của Đất nước, vậy thì nó còn cao nhất ở chỗ nào và mọi quyền lực thuộc về nhân dân nó nằm ở đâu, hay chỉ là chỉ ở trong các ngôn từ, câu chữ của Hiến pháp cho đẹp. Và cuối cùng ai là người lãnh đạo ai, Quốc hội là người lãnh đạo chi phối Đảng hay Đảng là người lãnh đạo và chi phối Quốc hội, và mọi quyền lực thuộc về nhân dân hay là thuộc về Đảng cộng sản. Câu hỏi này người viết xin mời các giáo sư, tiến sĩ của cái Hội đồng lý luận của Đảng giải trình giúp để cho dân rõ.
Điều 4 của Hiến pháp 1992 trong văn bản Hiến pháp sửa đổi tới đây nếu không được bỏ, thì câu mở đầu xác định quyền hạn của Quốc hội phải được sửa là cơ quan quyền lực thứ nhì, chứ không thể xác định là cơ quan quyền lực cao nhất, bởi trên cái cao nhất vẫn còn một cái tổ chức khác đang ngồi chồm hỗm ở trên đầu thì làm sao còn có thể gọi là cao nhất và mọi quyền lực phải hgi rõ là thuộc về Đảng cộng sản chứ không thể lấy thằng dân ra làm cái màn để che mắt, để rồi Hiến pháp của một đất nước cũng trở thành sự lừa đảo thì nguy hại cho dân tộc quá.
Về chống chế độ:
Chế độ chính trị ở Việt Nam hiện nay hình thức là chế độ cộng hòa dân chủ, vì nó mang danh là nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhưng bản chất thật của nó làm gì có cộng hòa xã hội chủ nghĩa. Nó đang là thể chế quân chủ mở rộng kiểu mới được đeo mác xã hội chủ nghĩa. Còn cái mác xã hội chủ nghĩa ấy thực hư ra sao thì đến nay trời cũng chưa biết.
Là quân chủ kiểu mới, nhưng tính độc quyền, độc trị của nó cũng chẳng khác gì các thể chế quân chủ lạc hậu của xã hội phong kiến xa xưa. Các thể chế của thời quân chủ phong kiến xa xưa đất nước chỉ có một ông vua mà phải chịu hệ lụy theo kiểu cha truyền con nối như là ở Bắc triều tiên hiện nay. Vua Thành truyền cho vua In, vua In qua đời truyền cho vua Un, sau này vua Un qua đời còn truyền tiếp cho thằng cu con nào nữa thì chưa biết. Đất nước chỉ có một ông vua, mọi quyền lợi, quyền bính là của trẫm hết. Trẫm bảo chết là mọi con dân đều phải chết. Còn thể chế quân chủ mở rộng được gắn mác xã hội chủ nghĩa nó có cả một tập hợp ông vua, tập thể ông vua này đã quyết một việc gì đúng sai, trái phải thì to như cái tổ chức được gọi là cơ quan quyền lực cao nhất cũng phải im lặng mà chấp hành, cho nên cả dân tộc Việt Nam đang được đàng hoàng sống trong một cái rọ dân chủ tuyệt đối tin tưởng và nghiêm chỉnh chấp hành, còn cái dân chủ trong trong việc tham gia lãnh đạo, điều hành mọi hoạt động của Đất nước theo tài năng đức độ của mình thì vẫn còn đang được treo ở cái đỉnh cao của cái thế giới cộng sản, các trẫm chưa cho các ngươi đừng có mơ. Kẻ nào đòi hỏi, các trẫm sẽ ghép ngay cho tội là thế lực thù địch lợi dụng chống Đảng, chống chế độ, thế là các ngươi phải sợ vãi đái.
Trả lờiXóaThật khốn nạn cho một dân tộc trong thời đại khoa học công nghệ phát triển, nhân loại đã đang nghiên cứu để tìm đường sang các hành tinh khác để cư trú nhằm giảm thiểu cho sự quá tải về con người cho trái đất thì cả dân tộc Việt Nam vẫn còn đang phải sống trong cảnh cho gì được nấy, cứ như là “hồng phúc” của các trẫm ban cho các con dân của thời phong kiến lạc hậu xa xưa. Vậy thì nọ cộng hòa, nó dân chủ ở chỗ nào mà họ cứ oang oang là nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa phải bảo vệ vững chắc. Bảo vệ vững chắc cái cộng hòa xã hội chủ nghĩa hay bảo vệ vững chắc cái đặc quyền, đặc lợi của chính họ, đang mang danh là Đảng cộng sản, đội tiền phong của giai cấp công nhân, đại diện cho cái lũ cầm búa, cầm liềm trong cơ chế thị trường này đang còn phải lăn lưng kiếm nhặt từng đồng mới đủ để cho con ăn học, hoặc chẳng may mỗi khi bị ốm phải vào bệnh viện.
Trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp tới đây, điều 4 của Hiến pháp 1992 vẫn không được bỏ, mà lại còn được them vào đó một cụm xảo từ để mị dân nghe rất là êm tai: Đảng nắm quyền lãnh đạo, nhưng chịu sự giám sát kiểm soát của nhân dân, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. À thì ra thế mới biết từ xưa tới nay Đảng đã quen cái thói làm việc bất cần cả pháp luật, thảo nào mà các vụ án kinh tế lớn gây thiệt hại hang chục, hang trăm nghìn tỉ đồng xảy ra tại các tập đoàn Vinashin, Vinaline mà cả một tập thể các ông vua không thấy một ông nào dám đứng ra chịu trách nhiệm trước dân, trước nước về sự thiệt hại ấy, về sự lãnh đạo ấy. Rồi cả đến vụ gây thiệt hại ở nhà máy lọc dầu Dung Quất trong quá trình xây dựng cũng hang triệu, hang chục triệu đôla mà không thấy một cơ quan điều tra nào dám đưa người vào điều tra để làm rõ.
Dân giám sát, dân kiểm soát! Chao ôi sao mà ưu ái thế, dễ dàng thế, dịu ngọt thế, thật là hết sức vinh dự cho cái thằng dân, một thằng không hề có lấy một chỗ đứng. Trạng thái sống cứ lơ lửng như là ở trên không trung, chân không tới đất, cật chẳng đến trời mà sao được gắn lắm danh thế, được giao lắm quyền thế. Nào là hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, công an nhân dân, tòa án nhân dân, kiểm sát nhân dân, thanh tra nhân dân, rồi dân biết dân làm dân kiểm tra. Nay Hiến pháp lại định giao thêm cho một cái quyền to tổ bố nữa là giám sát kiểm soát vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản. Sao mà họ giỏi nghĩ ra được những ngôn từ nghe nó êm tai đến như vậy. Đúng là quyền danh vạ đá, chuyện trí trá mà khối anh tin.
Bây giờ ta lại quay lại cái điều 4 của Hiến pháp 1992. Tại sao có cái điều 4 ấy, bởi thày nào thì tớ ấy. Thể chế quân chủ kiểu mới ở Việt Nam hiện nay nó cũng giống hệt cái thể chế quân chủ của Liên Xô còn tồn tại trước đó. Danh nghĩa là cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết nhưng thực chất làm chó gì có cái cộng hòa XHCN. Vậy muốn kéo dài được cái thể chế quân chủ để thâu tóm quyền lực của dân của nước, đương nhiên cái điều 6 của hiến pháp Liên Xô, cái điều 4 hiến pháp 1992 của Việt Nam phải có và phải được tồn tại. Đó là nói theo chiều thuận, còn chiều nghịch thì họ cũng thừa hiểu rõ được tội của Đảng cộng sản, hơn một nửa thế kỷ qua đã du nhập cái học thuyết vô tích sự vào Việt Nam để làm hại cho sự phát triển của Đất nước, kéo dài sự nghèo nàn lạc hậu cho cả dân tộc, bây giờ buộc phải dựa vào điều 4 của Hiến pháp 1992, dựa vào nhà tù và còng số 8 để mà tồn tại. Nếu buông nó thì quyền lực không còn, đồng thời bổng lộc, đặc quyền, đặc lợi đã tước đoạt được của dân của nước trong nhiều năm nay cũng mất theo, mất hết.
Trả lờiXóaTại sao người viết lại dám nói là cái học thuyết vô tích sự? Nhìn lại quá trình lãnh đạo của ĐCSVN, quyết tâm gò ép cả dân tộc đi theo cái học thuyết Mac-Lênin để xây dựng cái CNXH ở Việt Nam mở đầu bằng cuộc cải cách ruộng đất đầy máu và nước mắt ở các tỉnh miền Bắc sau chiến thắng thực dân Pháp, mục đích là để tiêu diệt các điền chủ ở nông thôn, tước đoạt ruộng đất phân phát cho người nghèo. Mục đích thì tốt nhưng cách làm thì vô cùng dã man, tàn ác, Từ cái dã man, tàn ác ấy nó đã phá vỡ cả một nền tảng đạo đức của xã hội, làm cho luân thường đạo lý của con người ngay trong gia tộc gần như không còn. Vợ vạch mặt đấu tố chồng, con vạch mặt đấu tố bố mẹ, anh em lìa xa nhau, làng xóm nghi kị nhau. Người với người là những kẻ đối địch, địch ta lẫn lộn ngay cả trong ruột rà thân thích. Tiếp đến là cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh ở thành thị. Cuộc đánh nhân văn giai phẩm “chống đảng” trong lĩnh vực văn học nghệ thuật cũng đầy máu và nước mắt chẳng kém.
Những việc làm trên để làm gì, để tiêu diệt, triệt phá tận gốc mọi tài năng trí tuệ của cả dân tộc mà Đảng gọi là bọn cường hào, bóc lột cần phải tiêu diệt để chủ quan xây dựng một nền kinh tế gò ép được gọi là XHCN theo kiểu trại lính của cái học thuyết Mac-Lênin. Nhưng khốn thay đó chỉ là sự suy nghĩ chủ quan, duy ý chí của những người ít học, nó không thể đi ngược lại luồng phát triển trí tuệ của nhân loại và cuối cùng cái gì đến sẽ phải đến. Đúng là cái gì đến sẽ phải đến, gò mãi không được buộc phải phá, phải trở lại nguyên hình của cách làm ăn cũ.
Kinh tế thị trường đang trên đà phát triển ở VN hiện nay là sự kết tinh của thành quả khoa học kỹ thuật của nhân loại. VN chúng ta là người đi sau đẻ muộn nhưng cũng đang được thừa hưởng , đời sống của người dân đã được cải thiện rất nhiều, trước hết là nhờ vào tư duy tiến bộ của nhân loại, của nhân dân các nước Đông Âu, nhân dân Liên Xô, họ đã đạp đổ được hoàn toàn cái thể chế quân chủ kiểu mới được gắn cái danh chế độ XHCN của cái học thuyết Mac-Lê. Nó đã làm cho ĐCSVN mở được to mắt ra, để nhận biết được sự thật, đâu là phải, đâu là trái, để cùng nhân dân đi vào quỹ đạo làm ăn phát triển chung cho đất nước. Nhân dân VN còn tí chút gì cảm ơn ĐCS thì cũng chỉ có thể cảm ơn ở chỗ này. Dù sao sau khi thể chế quân chủ kiểu mới được gọi là là chế độ XHCN ở các nước Đông Âu và Liên Xô tan rã, ĐCSVN cũng đã nhạy cảm mà mở mắt to ra được, chứ không đến nỗi còn quá mù quáng, u mê như Đảng của các đồng chí In, đồng chí Un ở Bắc Triều Tiên, Đảng của đồng chí Rô, đồng chí diếc ở Cuba thì dân mình chắc sẽ còn khổ bỏ mẹ!
Trả lờiXóaTội vịt chưa qua, tội gà lại đến.
Khi nền kinh tế thị trường bung ra, cách làm ăn cũ được tái lập lại thì kèm theo nó là tệ tham nhũng trong bộ máy Đảng, bộ máy chính quyền của Đảng cũng được đà phát triển, phát triển rất đồng đều, rất rộng khắp, từ trung ương đến địa phương, không chỗ nào không ngành nào là không có tham nhũng. Biết nhưng không làm sao có thể chống được, tham nhũng trong nhiều năm qua nó đã trở thành đảng nạn, mà có người vì sợ đụng chạm đến sự sủng ái đảng nên phải nói lảng sang là quốc nạn. Đảng nạn mới khó chống chứ quốc nạn thì đảng này, chính quyền này họ sẽ giết chết ngay, bọn lưu manh có có 3 đầu 6 tay cũng không thể trốn thoát.
Nguyên nhân gì? Từ lòng tham của con người, do bị gò nén thiếu thốn quá lâu về đời sống vật chất của một cơ chế được xây nên từ cái học thuyết lấy cái đàn áp, gò nén làm chủ thể. Khi được bung ra lại trong điều kiện người dốt lãnh đạo quản lý người khôn, cơ chế khập khiễng, pháp luật tùy tiện, quyền lực của dân của nước thì độc quyền thâu tóm. Người có quyền thì định ra chế độ này, chính sách nọ để phân phát, để chia chác hưởng thụ, “ông chủ dân” phải đứng ở ngoài cuộc, chẳng có ai quản lý giám sát được ai. Đó là kiều kiện vững chắc cho lòng tham và tích cực lưu manh của con người có cơ hội phát triển và nó đã phát triển.
Nói đến đây, ta lại nhìn lại chặng đường suốt hơn nửa thế kỷ ĐCSVN đã lãnh đạo và dẫn dắt nhân dân VN đi xây dựng cái CNXH của cái học thuyết Mac-Lê theo một con đường vòng từ có đến không, rồi lại từ không buộc phải trở lại có. Đó là đã một thời Đảng quyết tâm ép dân phải tiêu diệt, triệt phá bằng sạch các tài năng trí tuệ của dân tộc, mọi mầm mống làm giàu cá nhân đều bị quy là địa chủ, phú nông, tư sản, tư bản phải tiêu diệt tận gốc không cho chúng ngóc đầu dậy. Làm như vậy để làm gì? Để rồi sau 40 năm (1955-1995) lại phải động viên, lại phải ca ngợi, lại phải tâng bốc để chúng ngóc đầu dậy. Đó là cái tài lãnh đạo, cái vinh quang của ĐCS.
Khi chúng được ngóc đầu trở lại, không ai hết lại toàn là lũ trọc phú mới của Đảng, và lại được Đảng hết lời ca ngợi, tâng bốc, nào là doanh nhân VN, nào là làm kinh tế giỏi, nào là sao vàng đất Việt…Cũng chẳng khác gì những người dân trước đây vì nghèo đói, vì sợ cái chế độ cộng sản hà khắc của Đảng bỏ đất nước tìm đường chạy trốn ra nước ngoài để cư trú, làm ăn kiếm sống, cũng lại bị Đảng săn bắt tù đày chẳng khác gì chó săn chuột, nay họ về có chút đôla nghiễm nhiên lại trở thành Việt kiều yêu nước. Thế mới biết tốt xấu, sạch bẩn cũng từ cái lưỡi mà ra cả, uốn éo, lật lẹo kiểu gì cũng được. Xưa nay ta cứ tưởng cái lưỡi ngoài đời đã là giỏi, nhưng nay thấy cái lưỡi của Đảng lại còn giỏi gấp triệu lần.
Trả lờiXóaLại nhìn xem những doanh nhân đang được Đảng ca ngợi, đảng tâng bốc họ là ai, họ chính là lũ trọc phú mới của Đảng, được Đảng tạo điều kiện bằng quyền lực, bằng sự dốt nát trong quản lý, bằng sự tùy tiện của luật pháp. Nên có rất nhiều thằng cả trong Đảng lẫn ngoài xã hội, chúng đã lợi dụng được điều đó để vơ vét , để cướp bóc của nhân dân, của nước, của người lao động, chúng mới giàu có nhanh như vậy, còn chúng không ăn cướp, chỉ làm giàu bằng tài năng trí tuệ thật, với xã hội đồng tiền trượt giá hàng ngày, hàng tháng, hàng năm như hiện nay thì có mà đào mả tổ 80 đời của nhà chúng để làm đồ cổ bán chúng cũng không thể có nguồn của cải riêng tư hiện chúng đang có, đó là điều khẳng định. Nói đến đây, nếu ai đó còn ngu ngơ xin mời nhìn vào vụ tổ chức cướp đoạt thành quả lao động của gia đình nhà ông Đoàn Văn Vươn ở Vinh Quang Tiên Lãng Hải Phòng sẽ thấy đủ cả ba thứ quyền lực, luật pháp, cơ chế quản lý nó đang quyện lấy nhau để cho những kẻ giàu lòng tham và tính lưu manh dễ bề làm giàu đó.
Chưa hết ĐCS còn có cái công nữa là tự biến mình từ một Đảng được cho là "trong sạch, vững mạnh" của thời kháng chiến trở thành một Đảng tham nhũng, Đảng bẩn thỉu của thời hòa bình, làm mất hết lòng tin của dân. Bây giờ muốn còn được quyền lực trong tay để duy trì cái đặc quyền, đặc lợi, cái bổng lộc đã cướp được của dân của nước thì phải có chỗ mà dựa , mà chỗ dựa vững chắc nhất là súng đạn, là nhà tù, là còng số 8. Nhưng nếu chỉ có thế thôi thì chưa đủ, nó sẽ bị phô bộ mặt phi nhân quyền, độc tài, phát xít như bọn Apacthai, Pinoche ở Châu Phi trước đây thì nhân loại tiến bộ họ lại chửi vào mặt thì chết nên phải bằng mọi cách giữ bằng được cái điều 4 Hiến pháp 1992 để làm bùa hộ mệnh, để làm trò lừa thiên hạ. Điều 4 Hiến pháp 1992 danh nghĩa là Quốc hội giao quyền lãnh đạo cho ĐCS. Nhưng Quốc hội là ai, lại là một tổ chức tập thể lớn ông bà đảng nhỏ đội lốt đảng đứng ra trao quyền cho tập thể nhỏ các ông bà đảng to. Thật là một trò diễn rất hài, rất phù thủy, trong quốc hội cũng có 5, 10 ông không đảng nhưng làm sao có thể chống được một khi 3 thằng ngu cụm lại thành một tập thể sáng suốt, một người sáng suốt còn lại nếu không thành thằng điên cũng thành người gàn dở.
Đảng phải giữ điều 4 Hiến pháp 1992 bằng mọi giá, buông là mất hết quyền lực, mất quyền lực là mất theo cả đặc quyền đặc lợi mà Đảng đã thoán đoạt được của dân của nước, đó là sự run sợ nhất của Đảng hiện nay và cũng chính là cái lý tưởng, lý tỉ cộng sản cộng sỉ của Đảng.
Đảng đừng lấy cái tiêu chí dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh ra làm miếng mồi, làm cái bánh vẽ để dử dân. Xin hỏi Đảng, Đảng cứ thử đưa ra xem trên hành tinh này còn chính quyền nào là chính quyền không muốn cho dân mình giàu, nước mình mạnh. Xin thưa với Đảng, không cần phải nhìn xa đến tận Châu Âu, Châu Mĩ hay tận Châu Phi mà ngay kề cận các nước xung quanh ta họ cũng đã giàu đã mạnh, đã dân chủ, công bằng văn minh hơn ta gấp vạn lần. Ở nước Thái, một bà phụ nữ ngoài 40 tuổi đầu làm thủ tướng. Vào nhậm chức, gặp ngay trận đại hồng thủy làm ngập lụt tới ¾ đất nước, ngập đến tận trung tâm chính trị, văn hóa mà chính quyền của người ta vẫn đàng hoàng, chững chạc để điều hành đất nước, mọi người dân vẫn bình tĩnh, vẫn tin tưởng, các đảng phải chống đối vẫn chống đối, vẫn đòi hỏi lẽ phải. Thử hỏi trận lũ lụt ấy mà lại xảy ra ở VN cũng với ¾ diện tích như vậy liệu Đảng này có vãi đái ra không, còn dân chắc phải chen lấn để tranh chấp lấy từng mẩu bánh mì. Hay dở, tốt xấu nó ở đó.
Trả lờiXóaTại sao người ta có được như vậy, tại vì người ta quản lý đất nước bằng pháp luật, lãnh đạo đất nước bằng tài năng trí tuệ, chứ người ta không quản lý đất nước, lãnh đạo đất nước bằng quyền lực, bằng đàn áp. Lãnh đạo đất nước bằng quyền lực, bằng đàn áp chỉ còn ở thể chế phi nhân quyền, phi dân chủ như ở VN ta hiện nay mà thôi.
Kính mong Đảng hãy mở to mắt ra để nhìn vào sự thật.
Xin trân trọng kính thư!
Ngày 30 tháng 04 năm 2013
Dân Hải Phòng
Bài ca mùa xuân 1961
Trả lờiXóaTôi viết bài thơ xuân
Nghìn chín trăm sáu mốt
Cành táo đầu hè rung rinh quả ngọt
Nắng soi sương giọt long lanh...
Rét nhiều nên ấm nắng hanh
Đắng cay lắm mới ngọt lành đó chăng?
Giã từ năm cũ bâng khuâng
Đã nghe xuân mới lâng lâng lạ thường!
*
**
Chào xuân đẹp! Có gì vui đấy
Hỡi em yêu? Mà má em đỏ dậy
Như buổi đầu hò hẹn, say mê
Anh nắm tay em, sôi nổi, vụng về
Mà nói vậy: "Trái tim anh đó
Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ:
Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều
Phần cho thơ, và phần để em yêu..."
Em xấu hổ: "Thế cũng nhiều anh nhỉ!"
Rồi hai đứa hôn nhau, hai người đồng chí
Dắt nhau đi, cho đến sáng mai nay
Anh đón em về, xuân cũng đến trong tay!
*
**
Ôi tiếng hót vui say con chim chiền chiện
Trên đồng lúa chiêm xuân chao mình bay liệng
Xuân ơi xuân, vui tới mông mênh
Biển vui dâng sóng trắng đầu ghềnh
Thơ đã hát, mát trong lời chúc:
Đường lên hạnh phúc rộng thênh thênh
Tam Đảo, Ba Vì vui núi xuân xanh...
Chào 61! Đỉnh cao muôn trượng
Ta đứng đây, mắt nhìn bốn hướng
Trông lại nghìn xưa, trông tới mai sau
Trông Bắc trông Nam, trông cả địa cầu!
Trải qua một cuộc bể dâu
Câu thơ còn đọng nỗi đau nhân tình
Nổi chìm kiếp sống lênh đênh
Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều!
Nghe hồn Nguyễn Trãi phiêu diêu
Tiếng gươm khua, tiếng thơ kêu xé lòng...
Ôi tiếng của cha ông thuở trước
Xin hát mừng non nước hôm nay:
Một vùng trời đất trong tay
Dẫu chưa toàn vẹn, cũng bay cờ hồng!
Việt Nam, dân tộc anh hùng
Tay không mà đã thành công nên người!
Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau
Đảng cho ta trái tim giàu
Thẳng lưng mà bước, ngẩng đầu mà bay!
*
**
Đời vui đó, hôm nay mở cửa
Như dãy hàng bách hóa của ta
Hỡi những người yêu, hãy ghé mua hoa
Và đến đó, sắm ít quà lễ cưới:
Lụa Nam Định đẹp tươi mát rượi
Lược Hàng Đào chải mái tóc xanh!
Ta còn nghèo, phố chật nhà gianh
Nhưng cũng đủ vài tranh treo Tết...
Đời vui đó, tiếng ca Đoàn kết
Ta nắm tay nhau xây lại đời ta
Ruộng lúa, đồng khoai, nương sắn, vườn cà
Chuồng lợn, bầy gà, đàn rau, ao cá
Dọn tí phân rơi, nhặt từng ngọn lá
Mỗi hòn than, mẩu sắn, cân ngô
Ta nâng niu gom góp dựng cơ đồ!
*
**
Ồ thích thật, bài thơ miền Bắc
Rất tự do nên tươi nhạc, tươi vần
Cả không gian như xích lại gần
Thời gian cũng quên tuần quên tháng.
Đời trẻ lại. Tất cả đều cách mạng!
Rũ sạch cô đơn, riêng lẻ, bần cùng
Quê hương ta rộn rã cuộc vui chung
Người hợp tác nên lúa dày thêm đó.
Đường nở ngực. Những hàng dương liễu nhỏ
Đã lên xanh như tóc tuổi mười lăm
Xuân ơi Xuân, em mới đến dăm năm
Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội
Như hôm nay, giữa công trường đỏ bụi
Những đoàn xe vận tải nối nhau đi
Hồng Quảng, Lào Cai, Thái Nguyên, Việt Trì
Tên đất nước reo vui bao tiếng gọi...
*
Trả lờiXóa**
Nào đi tới! Bác Hồ ta nói
Phút giao thừa, tiếng hát đêm xuân
Kế hoạch năm năm. Mời những đoàn quân
Mời những bàn chân, tiến lên phía trước.
Tất cả dưới cờ, hát lên và bước!
Đi ta đi! Khai phá rừng hoang
Hỏi núi non cao, đâu sắt đâu vàng ?
Hỏi biển khơi xa, đâu luồng cá chạy ?
Sông Đà, sông Lô, sông Hồng, sông Chảy
Hỏi đâu thác nhảy, cho điện quay chiều ?
Hỡi những người trai, những cô gái yêu
Trên những đèo mây, những tầng núi đá
Hai bàn tay ta hãy làm tất cả!
Xuân đã đến rồi. Hối hả tương lai
Khói những nhà máy mới ban mai...
*
**
Tôi viết cho ai bài thơ 61 ?
Đêm đã khuya rồi, rét về tê buốt
Hà Nội rì rầm... Còi thổi ngoài ga
Một chuyến tàu chuyển bánh đi xa
Tiếng xình xịch, chạy dọc đường Nam Bộ...
Ôi đâu phải con tàu! Trái tim ta đó
Tiếng đập thình thình, muốn vỡ làm đôi!
Ta biết em rất khỏe, tim ơi
Không khóc đấy. Nhưng sao mà nóng bỏng
Như lửa cháy trong lòng ta gió lộng ?
Mấy hôm nay, như đứa nhớ nhà
Ta vẩn vơ hoài, rạo rực, vào ra
Nghe tiếng mõ và nghe tiếng súng
Miền Nam dậy, hò reo náo động!
Ba con tôi đã ngủ lâu rồi
Còn bao nhiêu chưa được ngủ trong nôi
Miền Bắc thiên đường của các con tôi!
Gà gáy sáng. Thơ ơi, mang cánh lửa
Hãy bay đi! Con chim kêu trước cửa
Thêm một ngày xuân đến. Bình minh
Cành táo đầu hè quả ngọt rung rinh
Như hạnh phúc đơn sơ, ước mơ nho nhỏ
Treo trước mắt của loài người ta đó:
Hòa bình
Ấm no
Cho
Con người
Sung sướng
Tự do!
(24-1-1961)
Bác ơi
Trả lờiXóaSuốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...
Chiều nay con chạy về thǎm Bác
Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa!
Con lại lần theo lối sỏi quen
Đến bên thang gác, đứng nhìn lên
Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?
Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!
Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
Rước Bác vào thǎm, thấy Bác cười!
Trái bưởi kia vàng ngọt với ai
Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài!
Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm
Quanh mặt hồ in mây trắng bay...
Ôi, phải chi lòng được thảnh thơi
Nǎm canh bớt nặng nỗi thương đời
Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người.
Bác chẳng buồn đâu, Bác chỉ đau
Nỗi đau dân nước, nỗi nǎm châu
Chỉ lo muôn mối như lòng mẹ
Cho hôm nay và cho mai sau...
Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già
Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha
Bác nghe từng bước trên tiền tuyến
Lắng mỗi tin mừng tiếng súng xa.
Bác vui như ánh buổi bình minh
Vui mỗi mầm non, trái chín cành
Vui tiếng ca chung hòa bốn biển
Nâng niu tất cả chỉ quên mình.
Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch, chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.
Ôi Bác Hồ ơi, những xế chiều
Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu?
Ra đi, Bác dặn: "Còn non nước..."
Nghĩa nặng, lòng không dám khóc nhiều
Bác đã lên đường theo tổ tiên
Mác - Lênin, thế giới Người hiền
A'nh hào quang đỏ thêm sông núi
Dắt chúng con cùng nhau tiến lên!
Nhớ đôi dép cũ nặng công ơn
Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn
Xin nguyện cùng Người vươn tới trời xa
Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn
Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già
Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha
Bác nghe từng bước trên tiền tuyến
Lắng mỗi tin mừng tiếng súng xa.
Bác vui như ánh buổi bình minh
Vui mỗi mầm non, trái chín cành
Vui tiếng ca chung hòa bốn biển
Nâng niu tất cả chỉ quên mình.
http://www.lichsuvietnam.vn/home.php?option=com_content&task=view&id=1110&Itemid=69
Trả lờiXóaNhững bài thơ xuân của Bác Hồ 40 năm về trước
T.s. Chu Đức Tính
Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh
Thơ Xuân là một phần "đặc biệt” trong thơ của Bác Hồ. Đặc biệt bởi lời thơ ngắn gọn, ngôn từ và cách diễn đạt dễ hiểu như lời Người tâm sự, đó là: Mấy lời thân ái nôm na, Vừa là kêu gọi, vừa là mừng xuân. Đặc biệt bởi lối viết nôm na, kêu gọi ấy, trong mỗi câu, mỗi bài đều chan chứa ý thơ, tràn đầy sắc xuân, vừa độc đáo, hào hùng, vừa ấm áp thương yêu. Hơn thế, đó không chỉ vì thơ, vì Tết, vì xuân, mà là truyền thống của dân tộc, là tình cảm, là tấm lòng, là món quà đầu năm mới Người gửi tặng đồng bào và chiến sĩ cả nước, là những định hướng chiến lược, là những lời đúc kết, đánh giá những thắng lợi trong năm qua và đề ra phương hướng nhiệm vụ của năm tới, là những lời động viên, cổ vũ toàn dân tộc cùng nhau đoàn kết một lòng, vững bước tiến lên trong đấu tranh cách mạng, trong lao động và sáng tạo để xây dựng quê hương, đất nước...
Xuân này, chúng ta kỷ niệm bốn mươi xuân - Xuân Bác Hồ viết nhiều thơ xuân nhất (1968 -2008). Điều đặc biệt là chùm thơ xuân ngày ấy (gồm 6 bài) được viết ở những thời khắc khác nhau, với những nội dung và cách biểu đạt khác nhau, nhưng tất cả đều khởi nguồn từ niềm tin và niềm vui chiến thắng của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu thân 1968. Có thể nói, đây là một trong những thời điểm đặc biệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, thời điểm mà sự vươn lên của mỗi con người, mỗi chiến công, mỗi khoảng đất của Tổ quốc, mỗi bước đi của thời gian đang dần trở thành lịch sử, thành hùng văn về chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam.
Tháng 12-1967, Hội nghị Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá III họp dưới sự chủ toạ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cơ sở phân tích tình hình trong nước và thế giới, đã quyết định mở đợt Tổng tiến công và nổi dây Tết Mậu Thân (1968).
Tinh thần và quyết tâm của Bộ Chính trị chuyển cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam sang một thời kỳ mới, thời kỳ tiến công và nổi dậy giành thắng lợi quyết định được Chủ tịch Hồ Chí Minh truyền tới đồng bào và chiến sĩ cả nước qua thư Chúc mừng năm mới, ngày 1 thăng 1 năm 1968. Sau khi điểm lại những thắng lợi của quân và dân ta ở cả hai miền Nam - Bắc trong năm 1967, Người chỉ rõ "Sang năm nay, bọn Mỹ xâm lược ngày càng bị động, càng lúng túng, quân và dân ta thừa thắng xông lên, nhất định giành được nhiều thắng lơi to lớn hơn nữa”. Cuối thư, Người chúc đồng bào và chiến sĩ cả nước bằng bằng những vần thơ xuân quen thuộc:
"Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,
Thắng trận tin vui khắp nước nhà.
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ,
Tiến lên!
Toàn thắng ắt về ta!"
Thật tài tình! Chỉ với một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, vừa ngắn gọn, dễ hiểu, Bác Hồ đã cho chúng ta cả một bài ca chiến thắng, một dự đoán thiên tài về sự tất thắng của quân và dân ta trong trận đánh lịch sử mừng xuân này. Điệp khúc “thắng trận”, “toàn thắng" vừa động viên khích lệ, vừa thôi thúc lòng người, dục giã mỗi bước chúng ta đi. Ở câu cuối, sự đột ngột ngắt câu, chuyển dòng, lời thơ như một mệnh lệnh để cả dân tộc muôn người như một, cùng hăng hái tiến lên, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược... Vâng lời Bác, toàn dân ta đã cùng lên đường ra trận, quyết chiến đấu và chiến thắng.
Trả lờiXóaChủ tịch Hồ Chí Minh đã theo dõi sát và động viên kịp thời từng chiến công của quân và dân ta trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy giữa mùa xuân ấy. Đặc biệt ở Huế, ngay từ đêm 31-1-1968, quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu, đồng loạt tiến công vào 40 mục tiêu địch trong nội và ngoại thành phố Huế, thành lập chính quyền cách mạng ở nhiều nơi... Ngay trong những ngày sôi động ấy, Người đã gửi thư khen thành tích chiến đấu của quân và dân Huế đánh giỏi, công tác giỏi, thu được nhiều thắng lợi. Khi được tin, tiểu đội nữ du kích thôn Vân Thê, xã Thanh Thuỷ, huyện Hương Thuỷ - trong Tổng tiến công Xuân Mậu Thân được giao nhiệm vụ bảo vệ Sở chỉ huy cánh Nam, tham gia chuyển thương binh và tiếp đạn - khi địch chuyển sang phản kích giải vây Huế, đã xin được trang bị vũ khí, tiếp tục chiến đấu và đã chiến đấu vô cùng anh dũng cảm, đẩy lui nhiều đợt phản kích của địch, Bác Hồ đã gửi thư khen và tặng 11cô gái sông Hương bài thơ:
"Dõng dạc tay cầm khẩu súng trường,
Khôn ngoan dàn trận khắp trong phường.
Bác khen các cháu dân quân gái,
Đánh giặc Hoa Kỳ phải nát xương".
Chiến công nối tiếp chiến công. Tin thắng trận từ khắp các chiến trường miền Nam dồn dập báo về chính là những bông hoa thơm dâng Bác, làm xúc động lòng Người. Và, giữa mùa xuân chiến thắng ấy, Người đã mượn cái cớ đã lâu không làm thơ, đọc cho đồng chí thư ký chép bài thơ "Không đề” với vần "thắng" bất ngờ và thú vị, gửi một đồng chí Uỷ viên Trung ương Đảng:
"Đã lâu chưa làm bài thơ nào,
Đến nay thử làm xem ra sao.
Lục mãi giấy tờ vẫn chưa thấy,
Bỗng nghe vần thắng vút lên cao".
Bài thơ đã nhanh chóng lan xa và làm xúc động lòng người. Nhà thơ Chế Lan Viên đã kể về niềm sung sướng, hạnh phúc khi được nghe bài thơ xuân "độc đáo” này: "Tôi nhớ lại một cuộc họp ở Pari năm 1968, khi bộ trưởng Hoàng Minh Giám trong diễn văn của mình đã đọc một bài thơ tứ tuyệt của Bác thì cả hội trường trí thức Pháp đã vỗ tay và đứng dậy. Hàng trăm Việt kiều và chúng tôi lúc ấy đã ràn rụa nước mắt. Tự hào và sung sướng cho dân tộc ta biết nhường nào...".
Tin thắng lợi của cuộc tiến công và nổi dây đồng loạt của quân và dân ta trên khắp các chiến trường miền Nam càng khẳng định sức mạnh lớn của quân dân ta trong những thử thách vô cùng quyết liệt của cuộc chiến đấu có một không hai này. Còn có công việc nào trọng đại hơn công việc đánh giặc giữ nước và niềm vui nào lớn hơn niềm vui thắng trận. Giữa xuân này, Bác viết bài thơ bằng chữ Hán "Mậu Thân Xuân tiết" (Tết Mậu Thân):
"Tháng tư hoa nở một vườn đây,
Tía tía, hồng hồng đua sắc tươi.
Chim trắng xuống hồ tìm bắt cá,
Hoàng oanh vút tận trời.
Trên trời mây đến rồi đi,
Miền Nam thắng trận báo về tin vui".
Hoà cùng niềm vui chiến thắng chung của dân tộc trong mùa xuân chiến thắng ấy, Bác Hồ cũng góp thêm một "chiến công" thầm lặng của mình. Đó là, từ năm 1966, khi sức khoẻ của Bác Hồ đã suy giảm nhiều so với những năm trước, thấy Người ho nhiều, để giữ gìn sức khoẻ cho Người, các bác sĩ đã đề nghị “hai chớ” (chớ hút thuốc, chớ uống rượu). Về chuyện này, theo lời kể của đồng chí Vũ Kỳ, Bác Hồ tâm sự, nếu bỏ được thì tốt, nhưng vì Bác đã hút thuốc lá đã nhiều năm, nên đó là một việc không dễ, và Người đề nghị: các chú phải giúp Bác bỏ tật xấu này. Sau đó, Bác Hồ định ra kế hoạch bỏ thuốc lá, rồi nghiêm túc thực hiện. Người giao thuốc cho đồng chí giúp việc quản lý, mỗi ngày chỉ hút ba lần và hút giảm dần: tuần đầu mỗi lần hút 2/3 điếu, tuần thứ hai hút 1/2 điếu, tuần thứ ba hút 1/3 điếu, tuần thứ tư chỉ một vài hơi. Người bỏ luôn cả cà phê sáng và nhờ đồng chí thư ký uống hộ. Người bảo: cà phê ngon, nhưng uống thì Bác lại nhớ thuốc lá. Khi bỏ thuốc, Người cũng thôi uống rượu.
Trả lờiXóaVui niềm vui của riêng mình, giữa mùa xuân chiến thắng ấy, Bác Hồ đã "tự mình đề thơ làm chứng" về quá trình rèn luyện này. Đó là bài Nhị vật bằng chữ Hán:
"Thuốc không, rượu chẳng có mừng xuân,
Dễ khiến thi nhân hoá tục nhân,
Trong mộng thuốc thơm và rượu ngọt,
Tỉnh ra thêm phấn chấn tinh thần" .
Từ bỏ một thói quen đã lâu năm mà nỗi nhớ đi cả vào trong mộng thì quả là bỏ không phải là điều dễ dàng. Nhưng, Người đã quyết tâm và thực hiện thành công. Đó là kết quả của ý chí và sự kiên trì. Và niềm vui phấn chấn tinh thần ấy lại được Người viết tiếp trong bài thơ "Vô đề” bằng chữ Hán:
"Thuốc kiêng, rượu cữ đã ba năm,
Không bệnh là tiên sướng tuyệt trần.
Mừng thấy miền Nam luôn thắng lớn,
Một năm là cả bốn mùa xuân" .
Xuân này, đọc lại những vần thơ xuân của Bác Hồ 40 xuân trước càng thấy rõ hơn những lời tâm tình trong thơ Bác vừa tràn ngập sắc xuân, vừa toát lên tinh thần lạc quan, khoẻ khoắn của một ý chí lớn: ý chí cách mạng tiến công. Tinh thần ấy, ý chí ấy đã giúp Người vượt lên những hạn chế của tuổi tác, giữ được sự hài hoà giữa vật chất và tinh thần, chan hoà và gắn bó làm một với phong trào cách mạng, với cuộc sống mới đang dựng xây và phát triến của non sông đất nước.
Trả lờiXóaVui đón Xuân về, đọc lại những vần thơ xuân của Bác để nhớ mãi ơn Người, nguyện học tập và làm theo lời Người để mỗi cuộc đời mãi mãi: Một năm là cả bốn mùa xuân!
Bài ca xuân 68 (Tố Hữu)
Trả lờiXóaAnh chị em ơi!
Hãy giương súng lên cao, chào Xuân 68
Xuân Việt Nam
Xuân của lòng dũng cảm.
Ai đến kia, rộn rã cùng Xuân?
Hoan hô anh Giải phóng quân
Kính chào Anh, con người đẹp nhất!
Lịch sử hôn Anh, chàng trai chân đất
Sống hiên ngang: bất khuất trên đời
Như Thạch Sanh của thế kỷ hai mươi
Một dây ná, một cây chông, cùng tiến công giặc Mỹ.
Không tự ngắm mình. Anh chẳng hay đâu.Hỡi chàng dũng sĩ!
Cả năm châu, chân lý đang nhìn theo
Bóng Anh đi... và vành mũ tai bèo
Của Anh đó!
Ôi cái mũ vải mềm dễ thương như một bàn tay nhỏ.
Chẳng làm đau một chiếc lá trên cành
Sáng trên đầu như một mình trời xanh mà xông xáo, mà tung hoành, ngang dọc.
Mạnh hơn tất cả đạn bom, làm run sợ cả Lầu năm góc!
Ta muốn hỏi Trường Sơn
Có đỉnh nào cao hơn
Chiếc mũ kia của chủ nghĩa anh hùng cách mạng?
Cảm ơn Đảng của chúng ta, Đảng làm ra ánh sáng
Người chưa đưa ta lên được sao Kim.
Nhưng đã cho ta một linh hồn và một trái tim
Biết lẽ phải, biết yêu thương, căm giận
Biết đi tới và làm nên thắng trận
Hôm nay sao vui thế? Sáng xuân nay
Ta đi tới, lòng ta như bay
Với mỗi làn mây, với từng cơn gió
Gió miền Bắc đang thổi vào Nam đó!
Gió mây đi, không đợi nắng xuân về
Không bay đi mà che những đoàn xe
Và những đoàn quân tuôn ra tiền tuyến....
Tổ quốc ta hai mươi ba năm đau khổ gian nan: bền gan kháng chiền.
Tiến lên!
Toàn thắng ắt về la!
Hôi bốn phương và những chiến trường xa
Xin lắng nghe... Phút giao thừa đang chuyển
Bác Hồ tới ấy là mùa xuân đến...
Hoan hô Xuân 68 anh hùng!
Hãy gầm lên như sấm sét đùng đùng
Tất cả pháo!
Và xông lên, dũng sĩ!
Như khí phách Trần, Lê
Như oai vũ Quang Trung.
Khắp thành thị nông thôn
Đánh tan đầu Mỹ, Ngụy!
Vì Độc lập, Tự do, núi sông hùng vĩ
Vì thiêng liêng giá trị Con Người
Vì muôn đời hoa lá xanh tươi
Ta quyết thắng. Giành mùa xuân đẹp nhất.
(23-1-1968)