Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013

Bàn tiệc máu : lật kèo :((




Hiệp định Paris 1973 là hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Có hiệu lực : 28 tháng 1 năm 1973

***

Hiệp định Paris về Việt Nam hoặc hiệp định Paris 1973 là hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam do 4 bên tham chiến: Hoa Kỳ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa ký kết tại Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973. 

Lê Đức Thọ và Henry Kissinger, hai nhân vật chủ yếu trong cuộc đàm phán, đã được trao giải Nobel Hòa Bình năm 1973. Nhưng Lê Đức Thọ đã từ chối không nhận giải này.

Ngày ký : 27 tháng 1 năm 1973
Địa điểm : Paris, Pháp
Có hiệu lực : 28 tháng 1 năm 1973



9 nhận xét:

  1. Hiệp định Paris về Việt Nam hoặc hiệp định Paris 1973 là hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam do 4 bên tham chiến: Hoa Kỳ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa ký kết tại Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973. Lê Đức Thọ và Henry Kissinger, hai nhân vật chủ yếu trong cuộc đàm phán, đã được trao giải Nobel Hòa Bình năm 1973. Nhưng Lê Đức Thọ đã từ chối không nhận giải này.

    Trả lờiXóa
  2. Ngày ký : 27 tháng 1 năm 1973
    Địa điểm : Paris, Pháp
    Có hiệu lực : 28 tháng 1 năm 1973

    Trả lờiXóa
  3. http://dantri.com.vn/xa-hoi/trung-ca-thung-vang-721282.htm

    Nhiều người tình cờ trúng cả thùng vàng khi làm rẫy, rà phế liệu… Họ giàu lên trong lặng lẽ vì dù sao đó cũng là mồ hôi nước mắt của người khác phải ngậm đắng, nuốt cay bỏ lại vì cuộc binh biến.

    Đi đâu ở thị trấn Củng Sơn (huyện Sơn Hòa - Phú Yên) cũng nghe râm ran chuyện trúng vàng 75. Theo ông Phạm Hải, nguyên chánh Văn phòng UBND huyện Sơn Hòa, những người trúng vàng 75 chủ yếu tập trung ở thị trấn Củng Sơn. “Đây là nơi đoàn người di tản dừng lại lâu nhất trên đường rút chạy về xuôi. Phần vì kiệt sức, phần vì không thể qua sông buộc người ta phải giấu lại vàng” - ông Hải giải thích.


    Vô tình lượm được vàng


    Những người lượm được vàng 75 đa phần là người lao động nghèo và “vô tình lượm được bí kíp”. Như ông P.X.H, ở thị trấn Củng Sơn, là nông dân chính gốc, quanh năm lầm lũi với ruộng rẫy. Lần ấy, ông H. cuốc đất trồng mì ở trảng Sim thuộc xã Sơn Hà, huyện Sơn Hòa thì vướng phải gốc bằng lăng lớn. Đang loay hoay bứng gốc cây để có chỗ trồng mì, cuốc ông H. đụng phải vật cứng. Đào lên thì đó là một bi-đông nặng trịch. Ông H. mở nắp trút thử thì ngỡ ngàng khi hàng loạt khâu vàng từ bên trong lăn ra. Theo lời đồn thổi của người dân địa phương, bi-đông vàng nặng gần 1 kg.
    Lâu nay, giới rà phế liệu tỉnh Phú Yên đồn nhau về việc ông N.T.Đ, người xã Hòa Xuân Đông, huyện Đông Hòa, trúng cả ruột tượng vàng trong khi đang rà phế liệu dọc Quốc lộ 25, thuộc địa phận xã Chư Ngọc, huyện Krông Pa - Gia Lai. Lần ấy, ông Đ. cùng nhóm bạn 4 người đang rà tìm phế liệu dưới con suối nhỏ cách Quốc lộ 25 khoảng 40 m thì bất ngờ máy rà có tín hiệu. Ông Đ. đào xuống lớp cát sâu hơn nửa mét thì gặp phải một ruột tượng bằng vải đã mục, lộ ra những thỏi vàng óng ánh. Ông Đ. giấu bạn mang ruột tượng vàng trở về bán, lấy tiền xây lại nhà và bỏ nghề.


    Nhưng may mắn nhất có lẽ là ông T.V.N, ở thị trấn Củng Sơn, huyện Sơn Hòa. Gia đình ông N. đông con, khó khăn. Ông N. quanh năm làm thuê theo kiểu ai gọi gì làm nấy. Lần ấy, ông N. được thuê lên suối Thá (xã Suối Bạc, huyện Sơn Hòa) nhặt đá về xây nhà.

    Trong khi nghỉ tay chờ xe vận chuyển, ông N. vào bìa rừng tranh thủ chợp mắt thì thấy một thùng đạn (loại 7 kg) nằm trong gộp đá. Ông N. lôi ra và mở nắp xem thì tròn mắt khi trong đó ăm ắp vàng và nhiều đồ trang sức có giá trị. Sau khi hết kinh ngạc, ông N. lặng lẽ giấu lại “kho báu” và tiếp tục công việc, chờ đến đêm mới đưa về.

    “Trong xã này cũng có rất nhiều người trúng vàng 75 khi lên rừng, làm rẫy nhưng họ giấu, xã cũng không nắm hết được” - ông Nguyễn Xinh Mầu, Chủ tịch UBND xã Sơn Hội, huyện Sơn Hòa, nói.




    Trả lờiXóa
  4. Sợ điều tiếng


    Nhà báo lão thành Trần Lê Kha, một người gắn bó với đất Sơn Hòa, cho biết bây giờ thi thoảng đi qua sông Ba, người ta vẫn còn nhặt được vàng 75. “Nhưng số vàng nhặt được chỉ lẻ tẻ, còn những người trúng được số vàng lớn trước đây do những người tháo chạy cất giấu thì họ rất kín miệng, chỉ có những người trong gia đình nói ra mới biết vì ai cũng có chút suy nghĩ tội lỗi” - ông Kha cho hay.


    Ông T.V.N nay không còn làm thuê mà mua đất mở trang trại ở xã Krông Pa (huyện Sơn Hòa). Ngôi nhà lụp xụp cũ cũng đã được dỡ đi để xây lại một ngôi nhà bề thế kiểu biệt thự nhà vườn. Tìm đến nhà, chúng tôi may mắn được gặp ông nhưng vừa nhắc đến chuyện vô tình trúng được vàng, ông liền khỏa lấp: “Người ta chỉ đồn thôi, vàng đâu mà vàng. Mà thôi, giờ tôi phải lên rẫy”. Vừa dứt câu, ông N. vội vã vào trong thay quần áo.


    Rút kinh nghiệm, chúng tôi nhờ người quen điện thoại hẹn ông P.X.H. Ban đầu, ông H. bảo đang ở nhà, cứ đến. Tuy nhiên, khi nghe đến nhà báo, ông liền từ chối với lý do phải đi vì có việc gấp.


    Chúng tôi tìm đến thẳng nhà ông N.T.Đ ở xã Hòa Xuân Đông. Vợ ông cho biết ông bỏ nghề rà phế liệu, mấy năm qua đã chuyển sang nghề nuôi tôm. Nhờ bà gọi điện thoại hẹn ông nhưng khi nghe có người lạ, ông Đ. nói như quát qua máy: “Bà nhiều chuyện, tui đi nhậu rồi!”. Vợ ông Đ. thiệt tình: “Ông này lạ, giữ hồ tôm mà sao bỏ đi nhậu?”.


    “Những người từng trúng vàng 75 bây giờ đều có cuộc sống khá giả, xây nhà, mua xe, đổi nghề nhưng dường như trong sâu thẳm suy nghĩ của từng người vẫn gợn chút tội lỗi khi của cải mà mình đang có lại là mồ hôi nước mắt của người khác, vì cuộc binh biến phải chôn nơi xứ lạ quê người. Mặc dù họ cũng chỉ nhặt được chứ không lấy cắp của ai nhưng vẫn ngại nói nhiều vì sợ điều tiếng” - ông Phạm Hải nhìn nhận.


    Chắc cũng vì cảm giác đó mà mấy năm qua, cứ đến tháng 3, người ta thấy ông P.X.H mang hương đến thắp dọc sông Ba, đoạn dưới thị trấn Củng Sơn.

    Trả lờiXóa
  5. Phú Yên là nơi xảy ra trận " chiến thắng Bạch Đằng trên cạn " - người Việt "cách cái mạng " truy đuổi tận giết tuyệt vô tội vạ những người dân Việt " chạy giặc giã / chạy ta " dã man còn hơn cả thời mà người Việt phải "chạy tây" : Mạng người còn không giữ nổi, thì tài sản bị mất mát / bị cướp bóc, bị hôi của ... trong chiến tranh loạn lạc là điều đương nhiên ...

    Chỉ tội và thương cho người dân Việt miền nam trong giai đoạn tang thương ngẫu lục này. Ghét quá ghét cái bọn người Việt huênh hoang khoác lác, chúng so sánh việc giết người Việt trên đất nước Việt làm như hay hớm lắm vậy , còn đem viết thành sách. Hic! (Bộ chúng nó tưởng xác người Việt bị chúng giết không thương xót đó là xác quân giặc xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng chắc ??? Hay chúng tưởng chúng là hậu duệ Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn - 3 lần đại thắng Nguyên mông ???)

    Trả lờiXóa
  6. Quỷ đỏ vẫn là quỷ đỏ .

    Trả lờiXóa
  7. Bài thơ này là một bằng chứng / minh chứng cho tính chất quá HIẾU CHIẾN - HIẾU SÁT của người lính CS bắc việt . Hic!

    VI PHẠM HIỆP ĐỊNH ĐÌNH CHIẾN thì có gì mà hay ho ??? Đó chính là tội ác chiến tranh, bởi khi đã ký HĐ PARIS 1973, mà vẫn tự ý xé bỏ để xâm lược lãnh thổ nước khác, gây biết bao đau thương cho nhân dân vô tội, đó là thái độ quá hèn hạ.
    TRẬN ĐỐI MẶT
    Tặng đồng đội K18 trong chiến dịch đông nam Huế

    Pháo chưa nguội nòng, lại hối hả hành quân
    Tiệm cận vào đêm
    Đột kích !
    Bí mật, bất ngờ, giáng đòn sấm sét
    Pháo ơi, lại cùng ta lên đường !

    Lũ địch cụm lại mé bên kia đồi
    Ta kéo pháo lên cao đối mặt
    Có khoái nào hơn được đánh giặc
    Đại bác cũng nhằm thẳng…“xiết cò” !

    Ém sát vào đêm, không được nói to
    Hò dô ta nào…
    Nén tiếng hô giữa hai hàm răng xiết chặt
    Đêm chất chưa bao điều bí mật
    Chỉ chực chờ giây phút nổ tung !

    Đường lên cao điểm quá chông chênh
    Sáng nay pháo ta vừa dội nát
    Xác giặc ngổn ngang chưa dọn hết
    Bánh pháo chèn qua từng hố bom !

    Hò dô ta nào…
    Ta lại kéo pháo lên cao
    Bộ binh đã sẵn sàng phía trước
    Chỉ chờ khẩu đội cuối cùng vào chốt
    Đợi hừng đông pháo lệnh sẽ đỏ trời !

    Cả đô thành sẽ thấy rõ phía Truồi*
    Những vầng sáng niềm tin đang bùng cháy !

    Núi Truồi, tháng 4.1974
    Kiều Anh Hương
    ___
    * Truồi là ngọn núi phía đông nam Huế

    Trả lờiXóa
  8. Trong cuộc chiến xâm lăng VNCH kéo dài 20 năm, Việt cộng đã pháo kích hàng ngàn lần vào các thành phố, thị xã, quận lỵ…để giết dân lành. Điển hình nhất là cuộc pháo kích của Việt cộng vào trường tiểu học Cai Lậy. Buổi sáng ngày 9-3-1973, khi hàng trăm học sinh của trường tiểu học tại thị trấn Cai Lậy đang xếp hàng để vào lớp thì Việt cộng pháo kích vào sân trường bằng súng cối 82 ly. Trận pháo kích man rợ này đã giết chết 34 cháu và làm bị thương cho 70 cháu. Cuộc pháo kích giết các cháu nhỏ một cách dã man này đã gây kinh hoàng và phẫn nộ cho toàn dân Miền Nam. Đây là một Tội Ác Chiến Tranh man rợ .

    Trong cuộc hành quân triệt thoái khỏi cao nguyên trung phần vào tháng 3/1975 của Quân Đoàn II trên tỉnh lộ 7B, đã có khoảng 200.000 dân chúng di tản theo quân đội. CS đã pháo kích và bắn trực xạ vào đoàn người chạy loạn. CS đuổi theo, tấn công liên tiếp một cách man rợ vào đoàn người này trong nhiều ngày suốt theo chiều dài của tỉnh lộ 7B. Chỉ có khoảng 40.000 người đã thoát được tầm đạn của chúng. CS đã giết 160.000 đồng bào vô tội gồm đàn bà và trẻ nhỏ. Những xác chết này không ai chôn cất, nằm phơi sương nắng ngoài trời, làm mồi cho chim chóc và muông thú.

    Từ khi mất Buôn-mê-Thuột, làn sóng người lẫn binh lính từ những vùng này vào khoảng nửa triệu người dùng tĩnh lộ số 7 để chạy xuống vùng Duyên Hải. Việt Cộng đã pháo theo- Và số nửa triệu người này đã xô đẩy nhau để tìm sự sống. Ông già, bà lão, trẻ nít…bị quân xa nghiền nát nằm chết đầy nghẹt hai bên đường. Pháo binh gầm thét, súng cá nhân nổ vang trời, tiếng la hét của người bị thương, tiếng kêu gào của người mẹ lạc con….tạo thành một âm thanh hỗn loạn của địa ngục dương thế, cực kỳ man rợ. Những người sống sót đói lã và chết gục không làm sao kể xiết.

    Số nạn nhân này gấp hai lần số nạn nhân của quả bom nguyên tử thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản ngày 6-8-1945. Đây là một Tội Ác Chiến Tranh.

    Trên QL1 giữa Quảng Trị và Huế có một đoạn đường được đặt tên là “Đại Lộ Kinh Hoàng” vì những tội ác kinh hoàng mà cộng quân đã gây cho người dân Quảng Trị. Trong mùa hè đỏ lửa năm 1972, người dân Quảng Trị chạy giặc cộng sản trên đoạn đường này đã bị cộng quân pháo kích như mưa bằng súng cối 61 ly và B40. Trên một đoạn đường dài 9km, nhầy nhụa máu, đầy những xác chết không toàn thây. Khi đi tìm kiếm và lượm xác, người ta đã thấy thi hài một cháu nhỏ đang ngậm vú thi hài người mẹ. Tuy không có con số thống kê chính xác nhưng số nạn nhân được ước đoán cũng phải trên mười ngàn người gồm người già, đàn bà và trẻ em. Đây là tội ác tấn công có chủ tâm vào dân chúng và là một Tội Ác Chiến Tranh.


    ----

    Trả lờiXóa
  9. Từ những "kinh nghiệm xương máu" trên, dẫn đến thảm cảnh " trốn chạy hòa bình " của người Việt miền Nam là một điều đương nhiên , bởi họ đã biết là " CÒN CỘNG SẢN THÌ KHÔNG AI CÓ HẠNH PHÚC NỔI CẢ " - "CỘNG SẢN" CHỨ KHÔNG PHẢI "THẰNG MỸ" - như anh NGUYỄN VĂN TRỖI tuyên truyền : "Còn thằng Mỹ thì không ai có hạnh phúc nổi cả" , hic! Hãy nhìn cuộc sống " Mỹ hóa" của phần lớn các cán bộ & con cái của họ hiện nay thì đủ hiểu, hic!

    Trả lờiXóa