Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

Chim se sẽ nhí thì không thể hiểu được chí đại bàng con, hahaha

Nhỏ Tiểu bối nào mà già đời dữ à ha ? hahaha ...
Uyên - Kha thông minh lắm đó nha, nên cảm ơn và đừng ganh tị với hai bạn trẻ ấy chứ :))


7 nhận xét:

  1. Mang về một còm thấy hay hay :)

    Bài viết của nhà văn Đào Hiếu, người đã từng một thời cùng với đảng “chống Mỹ cứu nước” hoạt động trong lòng chế độ bị đảng chửi bới “tay sai bán nước (!)” ở miền nam Việt Nam của thế kỷ trước để cho cô, những người như cô mở rộng tầm quan sát và có cơ sở cụ thể để so sánh bản chất của hai chế độ, hy vọng sẽ khá hơn chăng:

    “Phiên tòa xử hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha vừa qua đã làm chúng tôi nhớ đến thời tuổi trẻ của mình. Họ chính là hiện thân của chúng tôi hơn 40 năm về trước: yêu nước, nhiêt tình và đầy sức sống.

    Hồi đó chúng tôi là những Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫm, Hạ Đình Nguyên, Đào Hiếu… Chúng tôi không chỉ rải 700 tờ truyền đơn như Phương Uyên mà là hàng ngàn tờ truyền đơn. Chúng tôi không những chỉ treo vài lá cờ mà là hàng trăm lá cờ chống lại chế độ mà hồi đó chúng tôi cho là thối nát, tham nhũng và tay sai ngoại bang.

    Nhưng cái khác biệt rất lớn giữa hồi đó và bây giờ là: khi rải truyền đơn xong, treo cờ xong (có khi làm những công việc ấy ngay trong sân trường, sau khi tan học), chúng tôi vẫn tiếp tục đi học bình thường vào ngày hôm sau. Không có ai bắt bớ chúng tôi cả, không có công an mật vụ nào theo dõi, chặn đường, hành hung. Và cũng không có chuyện công an xông vào nhà trọ “hốt” đi mất tích như bây giờ, mặc dù căn cứ vào dấu vân tay mà chúng tôi để lại trên truyền đơn và cờ, họ có thể dễ dàng tìm ra chúng tôi.

    Tại sao? Vì đơn giản là chính quyền chế độ cũ coi đó là cái quyền bày tỏ chính kiến, quyền tự do tư tưởng, quyền tự do biểu tình, quyền đối lập.

    Trả lờiXóa

  2. Ngày nay Quyền ấy vẫn được ghi trong điều 69 của hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vậy thì tại sao Phương Uyên phải bị 6 năm tù? Nguyên Kha phải bị 8 năm tù?

    Ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á Châu của HRW đã tuyên bố sau khi tòa Long An tuyên án:

    “Đưa người dân ra tòa xử chỉ vì phát tán tờ rơi chỉ trích chính phủ là một việc làm lố bịch và biểu hiện sự bất an của chính quyền Việt Nam”(4)

    Đọc qua cảm nghĩ sau phiên tòa xét xử Uyên – Kha của nhà văn Đào Hiếu về khác biệt của hai chế độ... “Bé” Tiểu Bối thấy đảng cộng sản Việt Nam có xứng đáng cầm quyền, có đáng đi chết đi như tuổi trẻ yêu nước Uyên – Kha bày tỏ trong tờ truyền đơn “Tàu khựa cút khỏi Biển Đông... Đi chết đi đảng cộng sản bán nước ...” không? Và qua những gì Uyên – Kha thể hiện phong thái hiên ngang đỉnh đạc, ngẩng cao tuyên bố khi đứng trước tòa:

    “ Chúng tôi làm để thức tỉnh mọi người trước hiểm họa Trung Quốc xâm lược đất nước và cuối cùng là chúng tôi làm xuất phát từ tấm lòng yêu nước nhằm chống cái xấu để làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp tươi sáng hơn.”

    Với nhân cách đáng khâm phục mà hai bạn trẻ bằng xương bằng thịt Uyên – Kha biểu hiện trước tòa án của cường quyền và mọi người từ trong đến ngoài nước từ “Ta” đến “Tây” đều nghe thấy trực tiếp lẫn gián tiếp trên nhiều phương tiện truyền thông khác nhau. Như thế, liệu ai có thể có khả năng biến Uyên – Kha, vốn có tư chất hùng biện, một năng khiếu lãnh đạo bẩm sinh thật tuyệt vời, trở thành con chốt thí mạng trên bàn cờ chính trị? Chắc chắn là không, không ai có thể...

    Trả lờiXóa

  3. Re: Tiểu Bối - Hãy cẩn thận, đừng làm con tốt thí mạng trên ...
    Anh Minh (khách viếng thăm) gửi lúc 07:00, 20/05/2013 - mã số 87825
    visitor viết:

    Trích dẫn:

    Bức huyết thư, hay nói theo đúng văn án là mảnh vải truyền đơn viết bằng máu khiến tôi xúc động. Duy tiếc một điều là sự xuất hiện của lá cờ vàng.

    Tôi cũng tiếc cho NK & PU. Một khi đã trương cờ vàng thì có nghĩ là kêu gọi lật đổ CQ hiện nay. Đó lí do chính tại sao NK & PU bị án tù nặng như vậy.

    Tại sao Vistor lại tiếc cho hai cháu NK và PU? Không rõ quí vị có thuộc lịch sử hay chỉ được học lich sử VN XHCN? Một miền nam VN cờ vàng ba sọc đỏ, với chính thể VNCH hợp hiến được liên hiệp quốc công nhận, Hoàng Sa là máu là thịt của VN, Tàu cộng chiếm HS năm 1974 sau một cuộc chiến đẩm máu và cả trăm chiến sĩ VN đã hy sinh, thử hỏi những chiến sĩ anh dũng này lúc đó đã chiến đấu dưới màu cờ sắc áo nào vậy?
    Vậy thì hai cháu dùng hình ảnh biểu tượng cờ vàng ba sọc đỏ để tuyên bố cùng thế giới việc ăn cướp HS của VN từ Tàu cộng là một việc chính nghĩa, phù hợp với lịch sử và pháp lý thế giới. Đây là một hành động khôn ngoan, vận động được cả dư luận thế giới của hai cháu.
    Có tiếc là tiếc cho bọn cầm quyền nhà nước VNXHCN này, thay vì phải biết chân quí lá cờ vàng ba sọc đỏ, như là một hành động hòa giải cũng như giá trị lịch sử pháp lý trong trận chiến để đòi cho bằng được HS, TS từ tàu cộng, nhưng bọn chúng đã hành sử cho quyền lợi của Tàu và yêu Tàu qua việc cầm tù hai cháu.

    Tôi nghĩ LS Hà Huy Sơn có thể trích dẫn các nguồn sách báo nước ngoài, nhưng do ông biết rõ các kiểm sát viên thuộc VKS Long An và chánh án tòa án Long An không rành tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, nên đành trích dẫn nguồn Wiki tiếng Việt. Thật ra, bên nguồn Wiki tiếng Anh, http://en.wikipedia.org/wiki/Flag_of_South_Vietnam#cite_note-VoDang-1, thì có nhiều sách báo nước ngoài viết về lá cờ vàng ba sọc đỏ. Cụ thể ở:

    -Reference, số 7, có website này chứa rất nhiều hình ảnh lá cờ và sự kiện lịch sử VN. http://www.worldstatesmen.org/Vietnam.html

    -Reference, số 1, chứa rất nhiều sách trích dẫn nguồn gốc cờ vàng, bổ sung cho Reference, số 7. Các nguồn này là luận án của một tiến sĩ nên chắc chắn nguồn sách báo trích dẫn nghiêm túc hơn.

    Riêng sách sử ký và báo chí của Miền Nam Việt Nam cũng có viết về nguồn gốc cờ vàng, nhưng tất cả nguồn sách báo này đã bị đảng CSVN ra lệnh tịch thu và đốt sách từ hồi 1975-1976. Nếu L.S. Sơn trích đăng các nguồn này, thì lòi ra LS Sơn đọc và tàng trữ và truyền bá sách quốc cấm. Tội này nặng lắm, ở tù như chơi.

    -------

    Thay đổi quan điểm, thói quen, hay nhận thức của một người nào đó là chuyện rất khó. Đặc biệt khi người này đã từng sống dưới sự tuyên truyền của đảng thì lại càng làm cho họ khó thay đổi hơn bội phần. Thí dụ lá cờ đỏ sao vàng là do đảng tung ra 1940, chưa từng được quốc hội thông qua, và đảng tuyên truyền với dân chúng: đây là cờ quốc gia. Thế rồi từ đó đến nay đã hơn 70 năm, đã có hàng mấy chục triệu người tin theo đây là cờ quốc gia, và hàng triệu người đã chết cho lá cờ đó.

    Trả lờiXóa


  4. Đúng một cái, gần đây, 2006 báo Tuổi Trẻ đi tìm nguồn gốc của lá cờ đỏ sao vàng, với kết luận: "Tác giả quốc kỳ: vẫn là dấu chấm hỏi". Kế đó, năm 2011, website của Hội Nhà Văn Tp HCM trích đăng một bài báo cùng đề tài này và kết luận "Tóm lại, có thể khẳng định được Nguyễn Hữu Tiến không phải là tác giả cờ đỏ sao vàng bởi tư liệu khoa học, nhân chứng, “pháp lý” đều đã có đủ. Vấn đề còn lại, ông Lê Quang Sô có phải là tác giả đích thực của lá cờ đỏ sao vàng mà đồng chí Phan Văn Khỏe – Bí thư Tỉnh ủy Mỹ Tho đã “trình ra” trong Hội nghị Xứ ủy ở Tân Hương tháng 7/1940 hay không thì các cơ quan có trách nhiệm nên làm rõ, tránh để tình trạng “khó hiểu” như hiện nay..."

    Năm 2006, Báo Tuổi Trẻ in hơn 500.000 số/ 1 ngày. Như vậy, đã từng có ít nhất hơn 2 triệu người đã đọc các bài báo này, nhưng có mấy ai tỉnh ngộ!

    [Ngay cả admin của blog/ website nổi tiếng, được nhắc đến trong bài này, mà còn ngộ nhận lá cờ do đảng vẽ ra là cờ quốc gia, và họ vẫn tôn thờ và đi công kích lá cờ vàng! Thôi chết rồi Mẹ Việt Nam ơi. Hàng thật mà không tin, cứ đi tin hàng dõm. Bởi vậy, không trách gì đất nước ta mới tang thương đến nhường này, và con của mẹ mới phải trôi giạt khắp thế giới...]

    _Nhà báo Bùi Thanh, tháng 11-2006 đã viết 5 bài phóng sự đăng trên báo Tuổi Trẻ đi tìm hiểu lịch sử lá cờ đỏ sao vàng...
    "Nền cộng hòa 49 ngày (kỳ 3)"

    Kết luận của bài Nền cộng hòa 49 ngày (kỳ 3): Trong khi nhiều phương tiện truyền thông hiện nay vẫn cho rằng đồng chí Nguyễn Hữu Tiến là tác giả cờ đỏ sao vàng thì Bộ Văn hóa - thông tin đã không xác nhận điều đó. Và mới đây, tại cuộc hội thảo khá lớn về Nam kỳ khởi nghĩa, nhiều đại biểu đã đề cập đến tên một nhân vật khác.

    Trả lờiXóa

  5. Kỳ 4: Nguyễn Hữu Tiến hay Lê Quang Sô?
    Nguyễn Hữu Tiến hay Lê Quang Sô?

    Bài báo số 4 kết luận: Bộ Văn hóa - thông tin khẳng định: “Tất cả các nguồn tài liệu hiện có tại Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, tại Viện Lịch sử Đảng trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đều không có tài liệu nào chứng minh đồng chí Nguyễn Hữu Tiến là người vẽ lá cờ Tổ quốc”. Do không có cơ sở chứng minh. Bộ Văn hóa - thông tin trong văn bản này cũng nói rõ là không thể đề nghị Thủ tướng Chính phủ ghi nhận công trạng này của đồng chí Nguyễn Hữu Tiến.

    Vậy tác giả quốc kỳ là ai? Trong số báo tới, chúng tôi sẽ công bố “tờ khai” của con trai đồng chí Lê Quang Sô.
    Và cuối cùng, lãnh đạo Viện Lịch sử Đảng có ý kiến như thế nào về chuyện này?

    Kỳ 5: Nền cộng hòa 49 ngày - Vậy tác giả lá quốc kỳ là ai
    Tác giả quốc kỳ: vẫn là dấu chấm hỏi
    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/173930/tac-gia-quoc-ky-van-la-dau-cham-hoi.html#ad-image-0

    Tựa đề bài báo là “Tác giả quốc kỳ: vẫn là dấu chấm hỏi”. Và tác giả bài báo kết luận: Như vậy, câu hỏi về tác giả lá cờ đỏ sao vàng cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời cụ thể và chính xác. Nhưng hi vọng các nhà nghiên cứu, các sử gia tiếp tục cuộc kiếm tìm. Những cuộc kiếm tìm đó sẽ càng làm sáng tỏ về ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Nam kỳ trong lịch sử cứu nước, về khát vọng độc lập cho dân tộc, khát vọng tự do và dân chủ của nhân dân.

    _trong website http://nhcm.com.vn/

    Trả lờiXóa
  6. "Tóm lại, có thể khẳng định được Nguyễn Hữu Tiến không phải là tác giả cờ đỏ sao vàng bởi tư liệu khoa học, nhân chứng, “pháp lý” đều đã có đủ. Vấn đề còn lại, ông Lê Quang Sô có phải là tác giả đích thực của lá cờ đỏ sao vàng mà đồng chí Phan Văn Khỏe – Bí thư Tỉnh ủy Mỹ Tho đã “trình ra” trong Hội nghị Xứ ủy ở Tân Hương tháng 7/1940 hay không thì các cơ quan có trách nhiệm nên làm rõ, tránh để tình trạng “khó hiểu” như hiện nay..."

    Đọc các bài báo này, tôi hiểu như sau: mặc dầu đảng chỉ đạo các đảng viên đi tìm hiểu nguồn gốc lá cờ, và bỏ ra nhiều thời gian, công sức, tiền của, viết sách, viết báo, họp hội nghị...từ 1965 cho đến 2011, nhưng đến nay vẫn còn chưa biết rõ ai là tác giả của lá cờ này. Họ đành công nhận một số các điểm chung: đây là cờ do tập thể đảng viên đảng CSVN vẽ, đem ra sử dụng cho mục đích cướp chính quyền của đảng, và lá cờ chưa từng được quốc hội thông qua, nhưng được xem là cờ quốc gia.

    Trả lờiXóa


  7. Có trích đăng bài "Nguyễn Hữu Tiến không phải là tác giả quốc kỳ". Bài này trích dẫn nhiều nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, trích dẫn những nguồn tư liệu mang tính khoa học, có độ tin cậy cao, đã được Hội đồng nghiệm thu nhà nước đánh giá xuất sắc...và kết luận


    BÀI BÀO CHỮA CỦA LUẬT SƯ HÀ HUY SƠN

    Bài bào chữa của LS Hà Huy Son thật là xuất sắc. Bài này educate hai bạn Trương Duy Nhất và Admin Nguyễn Công Huân của Dân Luận về nguồn gốc của lá cờ vàng.

    Những ai chưa biết nguồn gốc lịch sử của lá cớ vàng chỉ cần đọc bài của Luật Sư Hà Huy Sơn là đủ.

    "1. Về lá cờ vàng ba sọc đỏ: Uyên sử dụng giấy trắng A4, dùng bút sáp màu và màu đỏ tô thành lá cờ; phía dưới lá cờ có ghi chú thích bằng bút sáp màu đen dòng chữ: “1890 – 1920: Đại Nam quốc kỳ từ thời vua Thành Thái tới vua Khải Định; 1948 – 1975: Cơ quốc gia Việt Nam”. (trang 03 – Cáo trạng)

    1.1. “Bách khoa toàn thư mở Wikipedia:

    Quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa, còn gọi là cờ vàng ba sọc đỏ được vua Bảo Đại sử dụng năm 1948. Đây là Quốc kỳ của Quốc gia Việt Nam (do Pháp kiểm soát ở cả miền bắc và miền nam Việt Nam) từ năm 1949 đến 1955.

    Năm 1890, lá cờ vàng ba sọc đỏ được tạo ra và sử dụng lần đầu tiên như là lá cờ quốc gia (Đại Nam Quốc kỳ 1890-1920)”.

    Theo lịch sử thì đây là lá cờ của tổ tiên mà sau này Nhà nước Việt Nam Cộng hòa dùng lại và cũng như tên “Việt Nam” là do tổ tiên để lại chứ không phải là biểu tượng của thế lực phản động nào. Phương Uyên không làm ra, không xuyên tạc, không phỉ báng chính quyền nhân dân vì đây là sự thật lịch sử có trước cả Nhà nước CHXHCN Việt Nam (sinh ra năm 1976).

    1.2. Hiện nay chưa có một văn bản pháp luật nào cấm vẽ, dán cờ vàng ba sọc đỏ tại nơi công cộng."

    Qua hai ý kiến trích dẫn ở trên, tôi rất ngạc nhiên hai bạn Nguyễn Công Huân và Trương Duy Nhất tuy sinh hoạt trên mạng đã lâu, nhưng lại không từng tìm hiểu nguồn gốc lịch sử của lá cờ vàng và lá cờ đỏ.

    Có người nói đồng chí Nguyễn Hữu Tiến thuộc xứ ủy Nam Kỳ vẽ lá cờ đỏ sao vàng năm 1940. Vậy nguồn gốc lá cờ này là do đảng viên đảng CS Đông Dương nhận chỉ thị vẽ. Nhưng năm 2006, nhà báo Bùi Thanh của Báo Tuổi Trẻ đi tìm nguồn gốc lá cờ đỏ sao vàng....thì bạn đọc té ngữa.

    http://www.x-cafevn.org/forum/showthread.php?t=20511

    http://www.ubmttq.hochiminhcity.gov.vn/web/vi-vn/print.aspx?cat_id=644&news_id=859

    Trả lờiXóa