Thứ Năm, 19 tháng 7, 2012

Hủ mắm bể cũng bị ... passer . Hic!

11 nhận xét:

  1. Hũ mắm mà bể rồi thì còn chi hè? Thúi cả nhà hỉ?

    Trả lờiXóa
  2. đá qua cho kẻ khác, heee (chiêu rất quen thuộc của mấy ổng, hic!)

    Trả lờiXóa
  3. Ời, nghe thì rổn rảng chứ về lý thì thấy ngụy biện phi lý.

    Trả lờiXóa
  4. Ngụy biện vốn là nghề ruột của chàng :)

    Trả lờiXóa
  5. Rinh để đây cho khách quan thưởng lãm ngôn phong của tác giả hoài ký rất kỳ quái :D

    ---



    Trò chuyện với nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Phan về những “hũ mắm thúi” của cựu thiếu tá cảnh sát Liên Thành ở Mỹ




    Đông Hà
    Trước khi trở thành nhà văn, anh từng là sinh viên tích cực hoạt động trong các phong trào tranh đấu ở Huế từ năm 1963 đến 1966. Từ sau Tết Mậu Thân 1968 đến nay anh bị một số tờ báo và những trang web chống Cộng cực đoan (CCCĐ) ở nước ngoài không ngừng cáo buộc anh và hai nhân vật nổi tiếng khác là nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và nhà văn Nguyễn Đắc Xuân - cả ba thường bị đối phương gọi là “ba tên đồ tể khát máu Tết Mậu Thân”. Tất nhiên các anh đều đã có lên tiếng phản bác những cáo buộc này nhưng chủ yếu là qua các phương tiện truyền thông ở nước ngoài.
    Đây là lần đầu tiên, chúng tôi muốn cùng anh trở lại vấn đề này để giải đáp những thắc mắc còn ít nhiều vướng vít trong tâm tư, tình cảm của anh em bạn bè và của bạn đọc - nhất là bạn đọc của SÔNG HƯƠNG.

    Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Phan và nhà thơ Đông Hà



    ĐÔNG HÀ (ĐH): Việc các anh Hoàng Phủ Ngọc Tường - Hoàng Phủ Ngọc Phan - Nguyễn Đắc Xuân không ngừng bị đối phương cáo buộc là “ba tên đồ tể khát máu” có thực sự gây cho các anh những khó khăn, phiền phức nào không?
    ĐÔNG HÀ (ĐH): Việc các anh Hoàng Phủ Ngọc Tường - Hoàng Phủ Ngọc Phan - Nguyễn Đắc Xuân không ngừng bị đối phương cáo buộc là “ba tên đồ tể khát máu” có thực sự gây cho các anh những khó khăn, phiền phức nào không?

    HOÀNG PHỦ NGỌC PHAN (HPNP)
    : Tất nhiên là có và nhiều khi còn khó chịu và nguy hiểm hơn tôi tưởng. Bởi vì lời nói dối nếu được lặp đi lặp lại cả ngàn lần thì sẽ thành sự thật. Tôi nhớ có lần ba tôi nghiêm giọng hỏi tôi: “Người ta nói Tết Mậu Thân, con và thằng Tường về Huế giết người nhiều lắm. Có thật vậy không?”. Tôi trả lời rất rõ ràng: “Đó là luận điệu tuyên tru

    Trả lờiXóa
  6. Note:

    Đại úy đặc công Nguyễn văn Lém bị Cảnh Sát Dã Chiến bắt tại trại gia binh Thiết Giáp Phù Đổng Thiên Vương, Gò Vấp, sau khi hắn đã tàn sát dã man tòan thể gia đình Trung tá Tuấn, gồm cha mẹ và vợ con ông (trong đó có đứa 6 tuổi). Tuấn là bạn đồng khóa, rất thân với tướng Loan. Khi bị bắt, trong mình Lém vẫn còn dấu khẩu súng lục K-54 bị áo che khuất. Lém không được coi là tù binh chiến tranh theo Công Ước Geneva.

    Trả lờiXóa
  7.  Trả lại Sự thật cho Lịch sử
    Chu Viet
    www.vietthuc.

    Cho đến nay các sử gia đều tin rằng tấm hình nổi tiếng một thời của Eddie Adams đã kết liễu cuộc đời binh nghiệp của tướng Nguyễn Ngọc Loan.
     Không sai, nhưng chỉ đúng một nửa.
    Chính nhiếp ảnh gia đoạt giải Pulitzer của AP này đã viết trong tuần báo TIME (1): "Ông tướng giết thằng Việt Cộng; tôi giết ông tướng bằng máy chụp hình của tôi".
     Đó là tấm hình chụp tướng Loan thản nhiên hành quyết một tù binh cộng sản bị còng tay sau lưng, mặt mếu máo.
    Một hành vi sát nhân ghê tởm gây chấn động toàn thế giới.
     
    Mặc dù sau đó Adams đã thú nhận: "Người ta tin vào hình ảnh, nhưng hình ảnh cũng nói dối, cho dù không có sửa đổi gì.
    Chúng chỉ là những nửa sự thật".
    Dẫu vậy nhưng nó cũng đã đánh dấu khúc ngoặt quan trọng của cuộc chiến: Dư luận phản chiến nở rộ tại Hoa kỳ đã khiến Tổng thống Johnson mất niềm tin vào một chiến thắng quân sự tại miền Nam Việt Nam. Và cuộc thương thảo với Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng Việt Nam (MTGPMN) đã diễn ra sau đó dưới triều đại Nixon như giải pháp duy nhất đem lại hòa bình.

    Đằng sau tất cả những sự kiện lịch sử ấy là chuyển động âm thầm nhưng có ảnh hưởng quyết định của tình báo chiến lược. Cơ quan CIA (Tình Báo Trung Ương) Hoa kỳ và đối tác VNCH ở cấp cao đã phải đối mặt với những tình huống gây ra mâu thuẫn trầm trọng giữa một bên là MACV (Bộ Tư Lệnh Quân Sự Mỹ), CIA, Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ và bên kia là Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH và Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia khi ấy do Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan nắm giữ.
    Bối cảnh chung là cuộc tấn công bất ngờ của Việt Cộng – khi ấy vẫn được báo chí Mỹ coi là MTGPMN, tách biệt với Cộng Sản Bắc Việt (CSBV), một huyền tích chỉ được giải ảo sau 1975 – trong dịp hưu chiến Tết Mậu Thân (tháng 1, 1968).

    Nguyễn Ngọc Loan: Ông là Ai?

    Tướng Nguyễn Ngọc Loan, hỗn danh Sáu Lèo, sinh năm 1930 tại Huế. Chị cả của ông, bà Bích Hồng, là phu nhân Đại tá Bác sĩ Văn Văn Của, nguyên Đô trưởng thành phố Sài Gòn (1965-68) (2).
    Ông học trường Trung học Albert Sarraut và đậu Tú tài Toán toàn phần rồi bị động viên Khóa 1 Sĩ quan Trừ bị (Nam Định). Thiếu úy Loan theo học Trường Sĩ quan Không quân Pháp Salon de Provence năm 1953 rồi thực tập hoa tiêu khu trục phản lực tại căn cứ Meknes, Maroc, trở thành phi công khu trục phản lực đầu tiên của Không lực VNCH.
    Về nước, ông được bổ nhiệm Phi đoàn trưởng Phi đoàn 2 Quan sát. Được thuộc cấp nể trọng nhưng ông không được các sĩ quan Cố vấn Hoa kỳ ưa thích vì ông hay đả kích lề lối làm việc máy móc

    Trả lờiXóa
  8. Buồn hỉ? Cái kiểu giống như chuyện đang rùm beng chuyện giết con vọc. Hãy mở mắt to mà quan sát, chớ nên chỉ tin vào điều thì thầm bên tai:))

    Trả lờiXóa
  9. Chỗ này là ngụy biện nhất . hahaha...hahaha...


    Ổng thử nói dối & lặp đi lặp lại cả ngàn lần coi có ai tin hôn ???? hahaha... hahaha... Chiêu ni diễm xưa quá xưa ...Thế kỷ 21 rồi mà ! .

    Ex 1 : VTV làm tin nói dối, vu khống người biểu tình yêu nước lặp đi lặp lại cả bao nhiêu lần , đâu có ai tin đâu ??? Dân chúng tẩy chay VTV luôn thì có , hẹ hẹ ... :))

    Ex 2 : Quan chức hay nói dóc tổ trên ti vi - lặp đi lặp lại cả bao nhiêu lần --> Dân chúng ngán ngẩm : THẤY MẶT TẮT TI VI luôn, ngu sao tin ???? hahaha...hahaha...

    Trả lờiXóa
  10. VD :

    HPNP :
    Cách nói và cách làm của hai ông cựu chỉ huy cao cấp của ngành Cảnh sát Quốc gia mặc nhiên đã phủ nhận những cáo buộc của Liên Thành đối với Trịnh Công Sơn. Dường như hai ông có ý muốn nói: “Cảnh sát Quốc gia chúng tôi không phải ai cũng như Liên Thành”. Vậy liệu tôi có thể xem đó là dấu hiệu một sự đồng cảm của bạn đọc từ phía bên kia được chăng?
    ----

    Đánh tráo luận đề quá thô thiển .

    Trả lờiXóa