Nhà nước gom vào trong mình mọi thứ quyền lực, và đã nói đến “bên trong” thì có “bên ngoài” và “bên trên”. Bên ngoài là xã hội, bên trên là Đảng cộng sản. Biết bao nhiêu điều của Hiến pháp quy định quyền hạn của Quốc Hội, Chính phủ, Tòa án…, chỉ nhằm một mục đích phục vụ cho luận điểm: Đảng cộng sản là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Tới đây ta thấy một sự logic hợp lý của việc sử dụng rộng rãi thuật ngữ nhà nước. Một sự thật trần trụi về nhà nước là: Nằm trên nhà nước là Đảng cộng sản, “nhà nước” đã thỏa mãn khi thể hiện được vai trò công dụng của mình.
Như vậy là từ “nhà nước” thực ra rỗng tuếch, được sử dụng để chỉ một bộ máy bao hàm trong đó các cơ quan riêng biệt, đặt tất cả dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nếu bỏ đi từ “nhà nước” mà vẫn muốn giữ nguyên lý đảng lãnh đạo toàn bộ thì sẽ phải quy định: Đảng lãnh đạo quốc hội, đảng lãnh đạo chính phủ, đảng lãnh đạo tòa án, đảng lãnh đạo công an, đảng lãnh đạo quân đội, đảng lãnh đạo mặt trận tổ quốc, đảng lãnh đạo hội phụ nữ … Quy định như vậy thì không liệt kê hết được và có vẻ thô bạo đi ngược lại với các mô thức chính quyền mang các giá trị dân chủ phổ quát đã được quốc tế thừa nhận.
* Trong một xã hội có giai cấp, mọi lý luận suy cho cùng đều phục vụ cho lợi ích của một giai cấp, một liên minh giai cấp, hay một lực lượng xã hội nhất định .* Lý luận nhà nước và pháp luật dựa trên lập trường của giai cấp công nhân và nhân dân lao động .* Nhà nước XHCN có đặc điểm : --> Của dân--> Do dân--> Vì dân
Đấy là ông Ls NNT bàn đấy thôi . Mình chỉ đưa lên những vấn đề mình quan tâm, nhân dịp các quan bàn việc sửa đổi HP (lại tính sửa đổi nửa, hic!). Không bàn, không tán . Sợ lắm!
Luật sư Ngô Ngọc Trai viết : “ Chiều hướng sửa đổi là tăng cường dân chủ để phù hợp với phát triển nhận thức về hiến pháp”! ( hết trích ). “ Chiều hướng sửa đổi là tăng cường dân chủ …” thì đúng rồi , nhưng nếu chỉ là : “… để phù hợp với phát triển nhận thức về hiến pháp” thì thật là khiếm diện , bởi lẽ mức độ dân chủ phải dựa trên cơ sở trình độ phát triển của dân trí , mà “nhận thức về hiến pháp” chỉ là một biểu hiện của trình độ dân trí . Trong những năm gần đây , ngành công nghệ thông tin có những bước phát triển nhảy vọt, đã giúp cho trình độ dân trí tăng nhanh , vì vậy câu đó cần viết lại là : “Chiều hướng sửa đổi là tăng cường dân chủ để phù hợp với trình độ phát triển của dân trí” mới đúng . Luật sư Ngô Ngọc Trai lập luận : “Con người do nhu cầu tìm kiếm thức ăn, chống chọi lại thú dữ, thiên tai đã từ bỏ cuộc sống tự nhiên nguyên thủy, đơn độc, hoang dại, tụ tập lại cùng sống với nhau hình thành lên xã hội loài người. Từ đó đã làm xuất hiện nhu cầu tổ chức, xắp xếp, duy trì trật tự giữa các thành viên. Chính quyền khi đó xuất hiện với nhiệm vụ đơn giản là điều tiết các mối quan hệ giữa các thành viên trong xã hội.”. ( hết trích ) Lập luận trên của Luật sư Trai thiếu logic, vì Luật sư đã “đánh rơi” mất một “mắt xích” quan trọng ở chỗ : “Con người do nhu cầu tìm kiếm thức ăn, chống chọi lại thú dữ, thiên tai đã từ bỏ cuộc sống tự nhiên nguyên thủy, đơn độc, hoang dại, tụ tập lại cùng sống với nhau hình thành lên xã hội loài người ( sau đó phải nảy sinh ra vấn đề gì đã chứ ? ) . Từ đó đã làm xuất hiện nhu cầu tổ chức, xắp xếp, duy trì trật tự giữa các thành viên…” . Cần phải thêm “mắt xích” đó vào là : ( … do đó đòi hỏi phải cần đến sự phân chia hợp lý thành quả lao động ( tài sản ) , để không xảy ra tranh chấp giữa các thành viên … ) . Vậy phải viết lại đầy đủ là : “Con người do nhu cầu tìm kiếm thức ăn, chống chọi lại thú dữ, thiên tai đã từ bỏ cuộc sống tự nhiên nguyên thủy, đơn độc, hoang dại, tụ tập lại cùng sống với nhau hình thành lên xã hội loài người , do đó đòi hỏi phải cần đến sự phân chia hợp lý thành quả lao động ( tài sản ) , để không xảy ra tranh chấp giữa các thành viên . Từ đó đã làm xuất hiện nhu cầu tổ chức, xắp xếp, duy trì trật tự giữa các thành viên. Chính quyền khi đó xuất hiện với nhiệm vụ đơn giản là điều tiết các mối quan hệ giữa các thành viên trong xã hội.”. Như vậy mới hợp lý ! Chính vì xuất phát từ lập luận thiếu logic đã dẫn đến kết luận : ( trích ) “. - Sự tích tụ tài sản không phải là nguyên nhân đưa đến sự thành lập chính quyền, đó là cái nhìn sai lệch. Ngược lại sự tích tụ tài sản là hệ quả của việc thành lập chính quyền, khi mà một số nhỏ nắm trong tay quyền lực đã sử dụng nó để làm giàu.” ( hết trích ) là sai ! thực ra phải nói rằng : Sự tích tụ tài sản vừa là nguyên nhân , vừa là hệ quả của việc thành lập chính quyền ( ban đầu là nguyên nhân , sau trở thành hệ quả ) mới đúng . Luật sư Ngô Ngọc Trai khẳng định : “ - Không thể nào tồn tại xã hội mà không có chính quyền, điều này xuất phát từ chính bản chất khiếm khuyết của loài người. Con người có trí thông minh nhưng không phải là không thể mắc sai lầm (con người không phải thánh thần), con người lại có bản năng dục vọng thúc giục lôi kéo, không thể nào từ bỏ được. Bởi lẽ đó một người có thể dốt nát, nhầm lẫn (vô ý) hoặc bị dục vọng lôi kéo (cố ý) xâm phạm tới quyền của người khác. Do vậy khi sự vi phạm vẫn có thể xảy ra thì vẫn luôn cần một thực thể trung gian để điều tiết, bảo vệ các quyền con người. Không thể nào trông đợi vào sự tự giác tận cùng của con người.” ( hết trích ) Phải chăng Luật sư Trai đã tuyệt đối hoá vai trò giữ cán cân công lý của chính quyền ? thực ra , ngoài chính quyền còn có những thực thể trung gian khác giữ chức năng điều tiết , bảo vệ quyền con người , ví dụ như kiểu tổ hoà giải chẳng hạn , và các tổ chức xã hội phi chính quyền khác , ngoài ra còn có khế ước ( dạng hương ước ) v.v…để kịp thời ngăn chặn những hành vi vi phạm quyền con người . Luật sư Ngô Ngọc Trai nói rằng : “Người viết chưa từng nghe thấy quan điểm của Lê Nin về hiến pháp.” “Như trên đã phân tíc
Từ những biến chuyển của cuộc sống đã đưa đến nhu cầu sửa đổi hiến pháp ở Việt Nam.
Chiều hướng sửa đổi là tăng cường dân chủ để phù hợp với phát triển nhận thức về hiến pháp.
Nội dung sửa đổi cơ bản vẫn xoay quanh vị trí vai trò của nhà nước trong hiến pháp.Bài viết này soát xét lại căn nguyên của sự hình thành nhà nước và hiến pháp, mối tương quan giữa nhà nước và hiến pháp.
Có thể nào nhà nước không có hiến pháp có được không? Hoặc có hiến pháp mà không có “nhà nước” có được không? Đặc biệt - từ đó minh định lại ý nghĩa của thuật ngữ “nhà nước” trong hiến pháp.Với nội dung đó người viết muốn bạn đọc cùng bình tâm xem lại những vấn đề lâu nay vẫn được coi là hiển nhiên chưa đụng chạm đến. Phân tích làm rõ ra đây với mong muốn giúp cho bạn đọc có được cái nhìn tường minh hơn về hiến pháp.
Chúng ta hiểu rằng: Cần phải hiểu về dân chủ mới biết cách xây dựng xã hội dân chủ. Cần phải hiểu về hiến pháp mới biết cách xây dựng hiến pháp dân chủ.
Dân chúng nào thì chính phủ ấy.
Khi chúng ta than phiền về chính phủ, chính là lúc chúng ta cần nhìn lại chính mình.Quan điểm của Lê Nin về sự hình thành nhà nướcBàn về nhà nước, hay bàn về vị trí của nhà nước trong hiến pháp Việt Nam, không thể nào không nhắc lại một số luận điểm triết học của Lê Nin về nhà nước.
Trong bài giảng đọc “Bàn về nhà nước” tại trường đại học Xvéc-đlốp (ngày 11 tháng bảy 1919). Đăng lần đầu tiên trên báo "Sự thật", số 15, ngày 18 tháng Giêng 1929. Lê Nin nói:- Học thuyết về nhà nước là dùng để bào chữa cho những đặc quyền xã hội, bào chữa ch
Luật sư Ngô Ngọc Trai viết : “ Chiều hướng sửa đổi là tăng cường dân chủ để phù hợp với phát triển nhận thức về hiến pháp”!--> Ls Trai viết vậy là rất đầy đủ và chính xác, tôi không thấy chỗ khiếm diện như bác phân tích . Vì HP cũng như là một bản khế ước giữa những người dân sống trong cộng đồng, với những người đại diện thay mặt cho nhân dân, để quản lý xã hội. Bởi vậy:- HP được hiểu là một đạo luật cơ bản của nhà nước - đạo luật gốc (Luật mẹ) - là cơ sở cho việc xây dựng và ban hành các đạo luật khác.- HP là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất, văn bản duy nhất, quyền lập quyền. Trên cơ sở HP để xây dựng văn bản pháp luật khác .- HP có một cơ chế giám sát đặc biệt. Các văn bản pháp luật khác không được trái với HP, nếu có trái với HP thì phải bị hủy bỏ.-Cơ quan bảo vệ HP : toà án HP, Hội đồng bảo hiến, tòa án tối cao ... --> là các cơ quan độc lập, thoát ra khỏi luật pháp, nên có thể tuyên bố một đạo luật nào đó là vi hiến - không áp dụng được .Mặt khác, HP nước VNDCCH năm 1946 - là bản HP dân chủ và tiến bộ đầu tiên ở Đông Nam Á - đã khẳng định việc xây dựng nhà nước kiểu mới ở VN , theo nguyên tắc :"" Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân VN "" .Do tình hình chiến tranh, cho nên luật HP 1946 chưa được chủ tịch nước công bố cho toàn dân thực hiện, và cũng chưa đưa ra trưng cầu dân ý ...Sau đó, HP nước ta trãi qua nhiều lần sửa đổi, thay đổi... Cụ thể là HP 1959, HP 1980, HP 1992, HP 2001 ...và được cho là có tính kế thừa và phát triển tinh thần dân chủ của HP 1946 . Nhưng trong tình hình thực tế xh hiện nay thì như thế nào ? việc tăng cường dân chủ được coi là tiến hay lùi ? (Mọi người đều có thể tự nhận xét vậy là có phải như bác phân tích : “ Chiều hướng sửa đổi là tăng cường dân chủ để phù hợp với sự phát triển của dân trí" hay không ??? )
Do nhu cầu phải tồn tại, phải phát triển, các cá nhân không sống một cách biệt lập, phải liên kết nhau thành một cộng đồng dân tộc, dưới sự quản lý của một tổ chức nhất định : đó là nhà nước .(Những chuyển biến quan trọng trong đời sống xã hội đã diễn ra một cách mạnh mẽ sau 3 lần phân công lao động lớn trong XH, đòi hỏi phải có 1 tổ chức mới tức là nhà nước - làm nhiệm vụ quản lý bảo đảm lợi ích chung của XH. Mặt khác chủ yếu là bảo vệ quyền lợi cho giai cấp giữ địa vị thống trị trong XH)Như vậy, nhà nước là sản phẩm của xh, là một hiện tượng nảy sinh từ xh. Nó xuất hiện từ 2 nguyên nhân chủ yếu : tiền đề kinh tế (sự xuất hiện tư hữu) --> tiền đề xh (sự phân hóa giai cấp) .Một trong các dấu hiệu đặc trưng nổi bật của nhà nước là : Nhà nước thành lập 1 quyền lực công cộng đặc biệt :- Do nhà nước thiết lập ra- Chủ yếu phục vụ cho giai cấp thống trị- Được thực hiện và đảm bảo bởi bộ máy cưỡng chế của nhà nước .--> Ls Trai không có gì sai khi cho rằng : "Sự tích tụ tài sản không phải là nguyên nhân đưa đến sự thành lập chính quyền, đó là cái nhìn sai lệch. Ngược lại sự tích tụ tài sản là hệ quả của việc thành lập chính quyền, khi mà một số nhỏ nắm trong tay quyền lực đã sử dụng nó để làm giàu.”
- Nhà nước là 1 tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, 1 bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế & thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt, nhằm duy trì trật tự xh (tính xh), thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xh (tính giai cấp) .- Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật. PL là những quy định chung có tính chất bắt buộc bởi những cơ quan cưỡng chế thi hành .Những tổ chức khác chỉ tác động lên các thành viên của nó mà thôi .
Điều này không có gì là vô lý cả . Ở đây đang bàn về sửa đổi HP của VN, trong đó có nêu ra những quan điểm của Lênin về nhà nước .Mời bác hãy đọc kỹ và đầy đủ ở đoạn câu điều kiện dưới đây của Ls Trai, và hãy đọc lại các quan điểm của Lênin về bản chất nhà nước :- Nếu hiến pháp mang ý nghĩa là khế ước của tất cả công dân về việc thiết lập bộ máy chính quyền để bảo vệ các quyền tự do dân chủ cho các công dân thì không có chỗ cho hiến pháp trong nhà nước của Lê Nin.- Hiến pháp - khế ước của toàn thể nhân dân về việc thiết lập chính quyền - không thể nào tồn tại trong một xã hội mà giai cấp này áp bức các giai cấp khác bằng công cụ nhà nước.- Trong nhà nước của Lênin có HP, nhưng HP đó KHÔNG mang ý nghĩa là khế ước của tất cả công dân về việc thiết lập bộ máy chính quyền để bảo vệ các quyền tự do dân chủ cho các công dân " --> Xin hỏi bác : " Vậy toàn thể nhân dân lẽ nào có thể chấp nhận / lẽ nào cần thiết một HP mà trong đó mình bị áp bức, bị phục tùng bởi ý chí của giai cấp thống trị ???""Người viết (Ls Trai) chưa từng nghe thấy quan điểm của Lê Nin về hiến pháp. Tôi cũng vậy. Chỉ thấy Lê Nin cho rằng :"" Các bản HP là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp lâu dài và vất vả giữa một bên là chế độ phong kiến, chế độ chuyên chế, và một bên là giai cấp tư sản, nông dân, công nhân. Các HP thành văn và không thành văn ... đều là bản ghi chép thành qủa đấu tranh thu được sau hằng loạt thắng lợi giành giật được một cách khó khăn của chế độ mới chống lại chế độ cũ, và hằng loạt thất bại mà chế độ cũ chống trả chế độ mới gây nên "" .
“Thực chất từ “nhà nước” rỗng tuếch không có gì cả ----> phải được hiểu trong (ngữ cảnh) luận điểm: "Đảng cộng sản là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội". Không thể tách ra khỏi ngữ cảnh và nói 1 cách chung chung như bác phân tích đâu .Biết bao nhiêu điều của Hiến pháp quy định quyền hạn của Quốc Hội, Chính phủ, Tòa án…, chỉ nhằm một mục đích phục vụ cho luận điểm nói trên :"Đảng cộng sản là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội".
Bản chất của nhà nước có 2 thuộc tính : tính giai cấp và tính xã hội.Đối với giai cấp thống trị, nhà nước chính là công cụ để đảm bảo sự thống trị về chính trị của giai cấp thống trị.Mà chính trị chính là mối quan hệ giữa các giai cấp trong việc GIÀNH - GIỮ - và SỬ DỤNG QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC .( QLNN có 3 ý nghĩa :1- QLNN là quyền của nhà nước để quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước dưới hình thức pháp luật ( thực hiện sự thống trị về chính trị)2 - Nhà nước là công cụ để đảm bảo sự thống trị về kinh tế của giai cấp thống trị đối với các giai cấp khác trong xh.3 - Nhà nước là công cụ để đảm bảo sự thống trị về mặt tư tưởng --> tức là làm cho ý thức hệ của giai cấp thống trị trở thành Ý THỨC CHÍNH THỨC của toàn thể xã hội .)QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ là khả năng của giai cấp này áp đặt ý chí của mình đối với giai cấp khác .Ở VN thường nói : " QLCT = QL nhân dân" --> Trong thực tế xh thì mọi người nhận xét ra sao về điều này ???
Chào songthu ! nghe nói bạn bị đau tay mà , đã đỡ chưa mà gõ được nhiều chữ thế ?. Sự phát triển của dân trí biểu hiện ở sự nhận thức về mọi mặt của người dân ngày càng được nâng cao , trong đó đương nhiên đã chứa đựng nhận thức về hiến pháp , vì vậy nói : “ Chiều hướng sửa đổi là tăng cường dân chủ để phù hợp với sự phát triển của dân trí" đầy đủ hơn , tổng quát hơn ! không bị thiếu mặt nào . ( khiếm : thiếu ; diện : mặt ) . "Như vậy, nhà nước là sản phẩm của xh, là một hiện tượng nảy sinh từ xh. Nó xuất hiện từ 2 nguyên nhân chủ yếu : tiền đề kinh tế (sự xuất hiện tư hữu) --> tiền đề xh (sự phân hóa giai cấp)" ( songthu ) Như vậy nhà nước xuất hiện từ 2 nguyên nhân chủ yếu : 1 - Tiền đề kinh tế ( sự xuất hiện tư hữu ) : nghĩa là xuất hiện sự tích tụ tài sản ! 2 - Tiền đề xh ( sự phân hoá giai cấp ) Vậy tôi nói : "Sự tích tụ tài sản vừa là nguyên nhân , vừa là hệ quả của việc thành lập chính quyền ( ban đầu là nguyên nhân , sau trở thành hệ quả )" là đúng quá rồi , còn gì mà phải bàn cãi ! Tạm vậy thôi đã , thông cảm nhé ! tôi cũng hơi nhiều tuổi rồi , nên gõ chữ chậm và nhanh mỏi tay lắm .
- Nhà nước là 1 tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, 1 bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế & thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt, nhằm duy trì trật tự xh (tính xh), thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xh (tính giai cấp) .
- Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật. PL là những quy định chung có tính chất bắt buộc bởi những cơ quan cưỡng chế thi hành . Những tổ chức khác chỉ tác động lên các thành viên của nó mà thôi .
Điều này thuộc phạm trù lịch sử , chỉ có thể đúng trong một giai đoạn nhất định trong tiến trình phát triển của xã hội loài người . Xét một sự vật bao giờ cũng phải đặt nó ở môi trường mà nó đang tồn tại , xét sự vật trong tương lai chỉ có thể dựa trên cơ sở suy luận logic mà thôi , Marx dự báo sau xã hội Tư bản sẽ xuất hiện xã hội Cộng sản văn minh , là dựa trên cơ sở suy luận logic sau : lực lượng sản xuất là yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội loài người , đó là điều không thể phủ nhận , ai cũng thấy rõ , chỉ cần so sánh với tình trạng cách đây 100 năm thôi , đã thấy trình độ khoa học , kỹ thuật đã vượt xa hẳn , nhất là gần đây ngành công nghệ thông tin đã có những bước phát triển nhảy vọt , làm cho xã hội loài người trở nên văn minh hơn nhiều . Cứ theo đà phát triển như vậy của lực lượng sản xuất , sẽ tới lúc quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa sẽ trở thành lỗi thời giống như các quan hệ sản xuất đã có trước nó , và tất yếu sẽ xuất hiện một xã hội văn minh , tiến bộ hơn nhiều so với xã hội Tư bản , Marx đặt tên cho xã hội đó là : xã hội Cộng sản văn minh ( hoặc có thể đặt cho xã hội đó một cái tên khác , ví dụ : xã hội Hậu Tư bản v.v... chẳng hạn ) và con người sống trong xã hội đó cũng rất văn minh , trình độ hiểu biết các lĩnh vực khoa học của mọi người đều rất cao và đồng đều , mọi người đều có thể sử dụng thành thạo các thiết bị còn tinh vi hơn máy tính nhiều lần , với trình độ dân trí cực kỳ cao mọi người đều có thể tiếp cận chân lý khách quan một cách dễ dàng . Trong môi trường dân trí cao như vậy , việc có những thực thể trung gian có thể thay được chức năng của chinh quyền là khả hữu .
Tôi vẫn đau tay, nhưng vì công việc đang làm ... dùng tay - tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ - nên phải cố thôi :) Vả lại, tôi chỉ là dân đen - thuộc giai cấp không có thực quyền - nên thấy QH bàn sửa đổi HP thì cũng biết vậy thôi chứ mong mỏi gì ? Hiện còn chả biết có sống nổi ...qua con trăng này hay không , nói gì dám mơ tới ...thiên đường cộng sản văn minh đây ?
Mỗi khi muốn coi tin tức, tìm tư liệu thời sự xh ...còn bị tường lửa ì xèo, sao có thể mơ tới 1 ngày "mọi người đều có thể tiếp cận chân lý khách quan một cách dễ dàng" ???
Note:Mọi lý luận về nhà nước XHCN nêu trên, đều là trên quan điểm học thuyết Mác-Lênin. Vì VN hiện theo hệ thống XHCN : CH XHCN VN( Hiện nay , trên thế giới chỉ còn duy nhất 3 nước theo hệ thống XHCN là : VN, TQ, Cuba. Còn Bắc Hàn chỉ là 1/2 của nước Hàn quốc nên chưa tính / không tính vào đây (?). Tuy nhiên, ở mỗi nước hình thái XHCN & tư tưởng của chủ nghĩa M-L có khác nhau :- TQ : Chủ nghĩa Mác + tư tưởng Mao + lý luận Đặng Tiểu Bình.- VN : CN M-L + tư tưởng HCM- Cuba: Cộng Hòa CubaTóm lại: (Lời của Ls Trai)Bộ máy chính quyền với ý nghĩa là thực thể trung gian được hình thành để đảm nhiệm những việc mà từng cá nhân không thể đảm đương được đó, xuất phát từ nhu cầu của toàn thể dân chúng, và được xây dựng dựa trên các chuẩn mực giá trị.Ban đầu chức năng của nó là điều tiết mối quan hệ giữa người với người, sau này chức năng của nó là công cụ phương tiện bảo vệ nhân quyền.Có như thế mới đặt ra vấn đề có hiến pháp và xây dựng hiến pháp sao cho dân chủ để có được đời sống xã hội dân chủ.Còn nếu chiếu theo luận điểm của Lê Nin về nhà nước thì không cần có hiến pháp, hiến pháp không có ý nghĩa gì cả.---> Thay vì quan niệm như từ trước đến giờ : "Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước", nên sửa đổi, thiết kế Hiến pháp như một bản khế ước xã hội.Tuy nhiên, chỉ trong một chế độ thực sự dân chủ, hiến pháp cũng như các đạo luật khác mới trở thành một khế ước xã hội.Hiện nay quyền sửa đổi HP là do đảng, trong tay đảng, nhân dân không được trưng cầu dân ý, không được phúc quyết, vậy đảng có sửa đổi kiểu gì thì kiểu ... đại đa số nhân dân (dân
“Mỗi khi muốn coi tin tức, tìm tư liệu thời sự xh …còn bị tường lửa ì xèo, sao có thể mơ tới 1 ngày “mọi người đều có thể tiếp cận chân lý khách quan một cách dễ dàng” ???( songthu )
“Chân lý” có 2 loại : 1 – Chân lý khách quan : tồn tại là duy nhất và độc lập với nhận thức của con người . 2 – Chân lý chủ quan : có nhiều và phụ thuộc vào nhận thức của mỗi người . Giống như một bài toán , có nhiều lời giải của nhiều người nhưng trong đó chỉ có 1 lời giải cho ra kết quả đúng , kết quả đúng đó chính là chân lý khách quan ta cần tìm . Tiếp cận chân lý khách quan cũng có 2 cách : ( trở lại ví dụ về giải bài toán ) 1 - Thụ động : tham khảo lời giải của nhiều người , xong tìm trong số đó lời giải đúng . Rõ ràng làm theo cách này không dễ dàng , thậm chí còn dễ bị “loạn” thông tin . 2 - Chủ động : vận dụng kiến thức của chính mình để giải bài toán , những người có kiến thức vững vàng , thực hiện cách này rất dễ dàng . Tôi nói “với trình độ dân trí cực kỳ cao mọi người đều có thể tiếp cận chân lý khách quan một cách dễ dàng” là ý nói đến cách tiếp cận thứ 2 này . Qủa thật ( vì hiếu kỳ ) tôi cũng đã từng định “vượt tường lửa” mà không được . Xong , tôi nghĩ lại : với những người đã nặng lòng thù hận , thì cũng không có hy vọng gì tìm được chân lý khách quan từ những bài viết của họ , nên tôi lại thôi không quan tâm đến vấn đề đó nữa .
" Vậy toàn thể nhân dân lẽ nào có thể chấp nhận / lẽ nào cần thiết một HP mà trong đó mình bị áp bức, bị phục tùng bởi ý chí của giai cấp thống trị ???"" ( songthu ) Mời bạn đọc lại giúp tôi đoạn sau : “Có lẽ Luật sư Trai có ác cảm với thuật ngữ “thống trị” ? . Giai cấp “thống trị” xã hội được định nghĩa là : giai cấp nắm giữ chính quyền , cai quản mọi công việc của xã hội . Trong nhà nước của Lê Nin giai cấp thống trị xã hội là giai cấp lao động , trong nhà nước của Stalin giai cấp thống trị xã hội là giai cấp công nông . Ở Việt Nam , trước đây trong nhà nước của Hồ Chí Minh giai cấp thống trị xã hội là giai cấp lao động , một thời gian dài sau đó, do bị ảnh hưởng bởi tư tưởng Stalin , trong nhà nước Việt Nam , giai cấp thống trị xã hội là giai cấp công nông , ngày nay ( sau đại hội X của ĐCSVN ) trong nhà nước Việt Nam giai cấp thống trị xã hội là giai cấp lao động . Vậy nhà nước tạo ra các công cụ bạo lực của giai cấp thống trị dùng để giữ gìn địa vị thống trị xã hội .” ( trucngona4 ) “ - Nếu hiến pháp mang ý nghĩa là khế ước của tất cả công dân về việc thiết lập bộ máy chính quyền để bảo vệ các quyền tự do dân chủ cho các công dân thì không có chỗ cho hiến pháp trong nhà nước của Lê Nin.
- Hiến pháp - khế ước của toàn thể nhân dân về việc thiết lập chính quyền - không thể nào tồn tại trong một xã hội mà giai cấp này áp bức các giai cấp khác bằng công cụ nhà nước.
- Trong nhà nước của Lênin có HP, nhưng HP đó KHÔNG mang ý nghĩa là khế ước của tất cả công dân về việc thiết lập bộ máy chính quyền để bảo vệ các quyền tự do dân chủ cho các công dân "” ( songthu ) Hiến pháp và khế ước là 2 khái niệm riêng biệt , khác hẳn nhau về ý nghĩa , không thể “ - Nếu hiến pháp mang ý nghĩa là khế ước của tất cả công dân …” được . Chỉ khi nào ranh giới phân biệt giai cấp trở nên mờ nhạt hoặc không còn nữa , thì khi đó hiến pháp mới có thể được thay bằng một bản khế ước của tất cả công dân . Còn khi xã hội vẫn còn giai cấp thì hiến pháp vẫn phải mang nội dung bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị . “Chỉ thấy Lê Nin cho rằng :"" Các bản HP là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp lâu dài và vất vả giữa một bên là chế độ phong kiến, chế độ chuyên chế, và một bên là giai cấp tư sản, nông dân, công nhân. Các HP thành văn và không thành văn ... đều là bản ghi chép thành qủa đấu tranh thu được sau hằng loạt thắng lợi giành giật được một cách khó khăn của chế độ mới chống lại chế độ cũ, và hằng loạt thất bại mà chế độ cũ chống trả chế độ mới gây nên "" ( songthu ) Đó chính là quan điểm của Lenine về hiến pháp !
Ngôn ngữ là phương tiện để truyền tải thông tin , vì vậy mỗi từ đều phải được thống nhất quy ước về nghĩa , trong trường hợp bất đồng ngôn ngữ thì phải có từ điển .Cũng có những từ đa nghĩa , nhưng những nghĩa đó đều đã được quy ước cụ thể . Bất cứ đặt trong ngữ cảnh nào cũng không được hiểu theo ý riêng , khác với những nghĩa đã quy ước . Nếu từ ngữ mà cứ gán nghĩa tuỳ tiện , hoặc hiểu nghĩa tuỳ ý thì làm sao trao đổi được thông tin ? hoặc giả mỗi người phải có một cuốn từ điển tự mình biên soạn , để cung cấp cho người mà mình cần trao đổi thông tin ? Trong từ điển Việt – Hoa , từ “nhà nước” chỉ có một nghĩa duy nhất là : quốc gia . Vì vậy tôi mới nói : “quốc gia” = “nhà nước” không “rỗng tuếch”! bởi vì “Nước, đất nước, quốc gia, tổ quốc chỉ thực thể tự nó hiện hữu, nội hàm trong đó bao gồm lãnh thổ địa lý quốc gia và xã hội loài người xây dựng trên đó” ( N N T ) .
Bác ạ, hiện nay giai cấp thống trị ở VN đâu còn phải là giai cấp lao động ? mà có một số trong số đó hiện nay đã trở thành giai cấp tư sản...mại bản (từ ngữ của họ dành quy chụp cho người khác, nhưng nay quả thật đã vận đúng vào bản thân của họ, và vào giai cấp của họ). Bởi nếu giai cấp thống trị là nhân dân lao động, lẽ nào quyền lợi đại đa số giai cấp lao động trong xh VN lại bị rẽ rúng như hiện nay đến thế ??? (Họ không thực hiện quyền mà họ được nhân dân giao phó, không làm đúng theo ý chí của nhân dân, mà quyền lực đó bị tha hóa, mang lại đặc quyền, đặc lợi cho họ, hoặc họ thể hiện quan liêu, cửa quyền, hách dịch, quay lưng lại với nhân dân ...)
--> Dân chủ không là gì xa vời, đó chính là quyền lực nhân dân. Ở đâu nhân dân có quyền tham gia và quyết định những vấn đề của đất nước, thì ở đó có QLND.
Bác ơi, tại sao mình cứ phải nô lệ vào một số những tư tưởng lỗi thời của M-L ? tại sao mình không thể chọn một HP phù hợp với nguyện vọng của toàn thể nhân dân VN ? Tại sao không thể thay đổi tư duy để làm cho cả lý thuyết và thực tiễn của chủ nghĩa lập hiến VN được đẩy lên một bước cao hơn ( chứa những tiền đề nhất định) để HPVN có thể phát huy hết hiệu quả đối với đất nước của mình một cách cao nhất có thể có ?
( Ví dụ : HP Mỹ ra đời từ 1787 và tồn tại đến nay > 200 năm - là một HP thành văn đầu tiên của nhân loại - HP cũ không phải sửa đổi hoàn toàn, và pháp luật của họ cũng rất ổn định. Đối với HP Mỹ, lần đầu tiên HP thành văn này là đạo luật có giá trị cao nhất được thừa nhận mà không một đạo luật nào làm trái được.)
- Bài toán cuộc đời không hề đơn giản như thuật toán toán học . - Khi mình đã đủ khách quan để nhìn nhận mọi sự việc, sự kiện...thì mới có thể lý giải nổi thực tế khách quan này ... ("Cái gì tồn tại là có lý do để tồn tại")
Gần đây nhất là tòa án Đống Đa Hà Nội bác đơn của các trí thức kiện đài truyền hình Hà Nội. Có người đã tóm tắt luật pháp của ta như sau: trên giấy thì “chỗ thừa, chỗ thiếu, chỗ yếu, chỗ sai, chỗ mập mờ, chỗ vô lý” thực thi thì tùy tiện, bịp bợm ít nhiều mang mầu sắc lưu manh (cả tòa án và công an). Dân có tội thì tòa xử, tòa (cơ quan công quyền) có tội thì ai xử? Chính miệng ông bà quan tòa đã phát biểu “muốn xử đúng cũng được, muốn xử sai cũng được”, “có một rừng luật nhưng toàn xử theo luật rừng”.
Đây là thành quả của " đổi mới ... y như cũ" và hậu quả "tệ hơn cũ". Căn nguyên không phải do không có kinh nghiệm mà là ... quá thừa kinh nghiệm (tập đoàn tư bản ... đỏ lũng đoạn nhà nước) --> "Luật là tao" thì một rừng luật, "tao" hô biến thành luật rừng...
Không phải ý so sánh, nhưng thật sự ta phải nhìn vào những cái hay, cái tốt đẹp mà hướng đến ( chứ không phải đã phá "bọn tư bản giãy chết")
Trước đây, trong lịch sử lập hiến VN, nước ta đã từng có được những điều tốt đẹp nhất, như của các nước văn minh trên thế giới :
* Ở Miền Bắc, Hiến pháp 1946 --> là HP DCND của một nhà nước DCND : - Hoàn toàn chưa hề đề cập đến cải tạo XHCN. - Gồm 7 chương , 70 điều : LỜI NÓI ĐẦU --> KHÔNG CÓ CHƯƠNG QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ XÃ HỘI như các HP của các nước XHCN. - Chương I : CHÍNH THỂ --> Từ chính thể quân chủ --> CHUYỂN SANG CHÍNH THỂ CỘNG HÒA, xác định những vấn đề : Bản chất của quyền lực nhà nước :" Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân VN" - Chương cuối : Sửa đổi HP ( toàn dân được quyền phúc quyết)
-Chế định chủ tịch nước : CT nước có quyền hạn vô cùng rộng lớn, nhưng lại không phải chịu trách nhiệm nào, TRỪ TỘI PHẢN BỘI TỔ QUỐC --> Chế định này rất đặc biệt so với các nguyên thủ quốc gia khác ... ( điều này được tuyên truyền là " chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân với SỰ SÁNG TẠO RA MỘT HÌNH THỨC CHÍNH THỂ CỘNG HÒA DÂN CHỦ ĐỘC ĐÁO ..." (?)
...
* Mặt khác, Miền Nam cũng đã từng có HP VNCH rất dân chủ, văn minh và tiến bộ ...
(Trích)
HIẾN PHÁP VIỆT NAM CỘNG HOÀ (năm 1967)
QUỐC HỘI LẬP HIẾN Chung quyết trong phiên họp Ngày 18 tháng 3 năm 1967
-------o0o--------
LỜI MỞ ĐẦU
Tin tưởng rằng lòng ái quốc, chí quật cường, truyền thống đấu tranh của dân tộc bảo đảm tương lai huy hoàng của đất nước.
Ý thức rằng sau bao năm ngoại thuộc, kế đến lãnh thổ qua phân, độc tài và chiến tranh, dân tộc Việt Nam phải lãnh lấy sứ mạng lịch sử, tiếp nối ý chí tự cường, đồng thời đón nhận những tư tưởng tiến bộ để thiết lập một chánh thể Cộng Hòa của dân, do dân và vì dân, nhằm mục đích đoàn kết dân tộc, thống nhất lãnh thổ, bảo đảm Độc Lập Tự Do Dân Chủ trong công bằng, bác ái cho các thế hệ hiện tại và mai sau.
Chúng tôi một trăm mười bảy (117) Dân Biểu Quốc Hội Lập Hiến đại diện nhân dân Việt Nam, sau khi thảo luận, chầp thuận Bản Hiến Pháp sau đây :
CHƯƠNG I: Điều khoản căn bản ĐIỀU 1 1- VIỆT NAM là một nước CỘNG HÒA, độc lập, thống nhất, lãnh thổ bất khả phân 2- Chủ quyền Quốc Gia thuộc về toàn dân ĐIỀU 2 1- Quốc gia công nhận và bảo đảm những quyền căn bản của mọi công dân 2- Quốc Gia chủ trương sự bình đẳng giữa các công dân không phân biệt nam nữ, tôn giáo, sắc tộc, đảng phái. Đồng bào thiểu số được đặc biệt ,nâng đỡ để theo kịp đà tiến hóa chung của dân tộc 3- Mọi công dân có nghĩa vụ góp phần phục vụ quyền lợi quốc gia dân tộc ĐIỀU 3 Ba cơ quan Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp phải được phân nhiệm và phân quyền rõ rệt. Sự hoạt động của ba cơ quan công quyền phải được phối hợp và điều hòa để thực hiện trật tự xã hội và thịnh vượng chung trên căn bản Tự Do, Dân Chủ và Công Bằng Xã Hội.
Giáo sư tiến sĩ Đào Công Tiến, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Tp Sài Gòn viết một bức thư gởi đảng, gởi Nhân dân nhân ngày ông nhận huy hiệu 50 tuổi đảng. Gởi thư mục đích của ông là đóng góp với đảng, với Dân một số vấn đề mà từ nhiều năm ông trăn trở, trong thư có đoạn:
“Không nên tuyệt đối hóa và kiên định một cách máy móc học thuyết Mác-Lênin. Trào lưu cách mạng vô sản và công cuộc xây dựng XHCN ở Liên xô, Trung quốc và một số nước khác, trong đó có Việt nam cho chúng ta những cảm nhận: (1) Học thuyết Mác-Lênin có cái trước đúng nay vẫn đúng; (2) Có cái trước đúng, nay không còn phù hợp vì bối cảnh xã hội đã có quá nhiều thay đổi; (3) Và cũng có cái trước và nay đều không đúng. Do đó, để chọn được cái đúng, cái phù hợp để vận dụng, thì không thể tuyệt đối hóa, không thể cứ kiên định một cách máy móc học thuyết Mác-Lênin là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho mọi tư duy và hành động”. (Bauxite Việt Nam online ngày 28-9-2011)
Qua quá trình vận dụng học thuyết Mác-Lê vào Việt nam, tiến sĩ Hà sĩ Phu đã cho chúng ta thấy cái nhận thức của ông qua bài “Chia tay ý thức hệ” trong Tuyển tập Hà Sĩ Phu do Tạp chí Thế kỷ 21 phát hành tháng 1-1996 như sau:
“Theo điều tôi nhận thức được thì…bản chất của dòng tư tưởng Mác-Lê về xã hội là dòng tư tưởng Phong kiến phục hưng, cộng với ảo tưởng Cộng sản nguyên thuỷ (hoặc ảo tưởng nô lệ) trong cơn khủng hoảng tăng tốc của nền Văn minh Công nghiệp.
“Học thuyết Mác-Lê không phải là cái gì cao xa chưa tới mà chỉ là cái hoài vọng đã bị vượt qua, chỉ là biến tướng mới mang cái mốt công nghiệp của chủ nghĩa phong kiến đã bị lịch sử vượt qua trước đây nhiều thế kỷ. Nó không phải là thứ cẩm nang dẫn đường đầy tính súc tích huyền bí đến mức hàng thế kỷ sau chưa có ai hiểu đúng, mà chỉ là những dự đoán lẩm cẩm không bao giờ có thực trên đời”. (Tuyển tập HSP- trang 117)
--------
Chủ nghĩa Mác-Lê do hai ông Karl Marx và Angels chủ xướng được ông Lenin vận dụng vào cuộc cách mạng giải phóng lớp công nhân thợ thuyền bị bóc lột và các dân tộc nhược tiểu bị áp bức. Chủ thuyết này thoạt đầu được phát triển ở các nước Đông Âu, Á, Phi và Mỹ La Tin. Tuy nhiên chẳng được bao lâu thì nó bị phá sản. Nó bị phá sản vì nó chỉ là một chủ thuyết mơ hồ, ảo tưởng, không đưa được những dân tộc đã tốn nhiều xương máu có được đời sống ấm no, không đến được thiên đàng mà họ từng nghe nói. Trái lại, chủ nghĩa Mác-Lê chỉ đem đến cho họ một đời sống cơ cực, nghèo đói và lạc hậu hơn. Sau cùng chủ nghĩa cộng sản đã giãy chết ngay trên cái nôi nơi sản sinh ra nó: thành trì Liên xô.
Đại Nghĩa (danlambao) sưu tầm -
---------------
Tóm lại : Thực tiễn chính là động lực của nhận thức.
- Bản chất của HP rất phức tạp, không có sự xác định thống nhất giữa các nhà khoa học, các trường phái . - VD : Có trường phái coi HP là một khế ước xã hội. ( Trong khi theo học thuyết Mác - lênin : HP có tính giai cấp, luật or HP --> thể hiện ý chí giai cấp cầm quyền)
Đó chính là cái làm sai rồi sửa, sửa rồi sai, sai lại sửa ...bởi vì đó mới chỉ là phát triển kinh tế tư bản hoang dã ... ( Phá hỏng tất cả để rồi ... đổi mới y như cũ, hậu quả chỉ là ... người bóc lột người - một chế độ nội thực dân)
Vì chính điều này mà giai cấp vô sản đã cố công phá đổ giai cấp tư sản. Vậy mục đích làm cách mạng chỉ để đưa 1 giai cấp lên địa vị thống trị chứ không phải vì mưu cầu lợi ích chung của mọi giai cấp?
" Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa ... MACKENO " ---> Hình như vậy đấy !. Hic! nhưng vẫn phải mặc thêm cái áo khoác MAC-LENIN cho nó lành !
Hiến pháp này về tính chất vẫn là những đạo luật căn bản của một nhà nước, nhưng về nội dung thì nó thể hiện ý chí của toàn thể xã hội, vì vậy nó được coi như là một khế ước xã hội. Ai vi phạm cũng phải bị chế tài như nhau. Không có ai ngồi xổm lên nó được. Sao có thể gọi là giấy biên nhận được ?
Đó là ý kiến của những người đã từng sống trong lòng chế độ và thuộc giới trí thức của chế độ, chứ không phải là ai khác, cũng không phải là ý kiến của các thế lực thù địch ...
Đúng sai trong thực tế chứng minh đã nhiều. Nếu ai đã không muốn thấy thì không thấy.
Bút Lông hỏi: Nợ dân đến bao giờ?Hoàng Dzung Thật ra Bút Lông chỉ dẫn lời của nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã đặt ra hồi 2006 trong một phiên họp QH tại Hội trường Ba Đình mà thôi.
Song câu hỏi đó nói lên rằng: - Chủ tịch QH không có thực quyền mà quyền quyết định lập pháp thuộc về một thế lực đứng trên cả QH; - Thế lực đứng trên QH này đã không nắm được một nghệ thuật chuyên quyền “độc chiêu” mà chuyện dân gian của cha ông ta đã để lại trong truyện “Trạng Quỳnh”, đó là việc Trạng Quỳnh cho phép lính kéo sập nhà và ỉa giữa nhà mình theo lệnh của Chúa Trịnh với điều kiện: Cho kéo nhà mà cấm được reo hò. Cho ỉa giữa nhà mà cấm được đái.
Với điều kiện bắt buộc phải tuân thủ đã ra sẵn như vậy thì có mà 10 Luật Biểu tình, 10 Luật về Hội, 10 Luật Tiếp cận thông tin, 10 Luật Trưng cầu dân ý, 10 Luật Báo chí (sửa đổi), 10 lần sửa đổi Hiến pháp… thì Quỳnh đây cũng không “ngán”, bởi vì đố ai đi chệch được quỹ đạo mà Quỳnh đây đã đề ra, bởi vì ai kéo sập nhà mà reo hò thì Quỳnh đây sẽ cắt lưỡi, ai ỉa giữa nhà mà đái bậy thì Quỳnh đây sẽ cắt dái! Nếu vận dụng đúng “độc chiêu” chuyên quyền này thì cái thế lực đứng trên QH cần gì phải sợ đến nỗi phải “Nợ dân” lâu thế? Bởi vì, giữa điều kiện bị cắt lưỡi cho tuyệt đường ăn nói và cắt dái cho tuyệt giống nòivà nhu cầu sửa đổi Hiến pháp theo ý của nguyên Chủ tịch QH Nguyễn Văn An thì chưa chắc dân chúng sẽ chọn cái mà thế lực đứng trên QH đó đang sợ?
Giữa hai cái ấy thì chưa chắc dân chúng có nhận ra cái nào mới thực sự làm tuyệt giống nòi trong bối cảnh hiện nay?
Có lẽ họ sẽ chọn giải pháp không bị cắt lưỡi và không bị cắt dái, bởi số đông thường chỉ thấy cái gì cụ thể và gần gũi; những nguy cơ xa vời thường bị họ cho là hơi đâu mà lo. Cứ ung dung tự tại như Trạng Quỳnh: Đừng sợ! Chỉ có điều: - Nếu đề cao quyền tự do của công dân để “[…] thuyết phục triệu triệu đồng bào, kéo theo sự ủng hộ, đồng tình của tất cả các đảng phái khi…” đất nước lâm nguy thì liệu có là sự bức xúc của những “đại diện của dân” trong Quốc hội của ta trong bối cảnh của đất nước hiện nay hay không mà thôi? - Nếu đề cao quyền tự do của công dân để “[…] thuyết phục triệu triệu đồng bào, kéo theo sự ủng hộ, đồng tình của tất cả các đảng phái khi…” đất nước lâm nguy thì liệu có là sự bức xúc của một “Nhà nước của dân, do đân và vì dân” như nhà nước ta hay không mà thôi? - Nếu đề cao quyền tự do của công dân để “[…] thuy
Các cao thủ võ lâm hầu như đều có thể rèn luyện và thi triển thành thục võ công của rất nhiều môn phái khác nhau ... Mặt khác, võ thuật là võ thuật. Nhận thức là nhận thức . Phim chưởng là phim chưởng ( hư cấu). Sao có thể so sánh không cùng loại, không cùng chất, không cùng lượng ??? Càng có nhiều kinh nghiệm thực tiễn thì nhận thức càng đúng đắn ( đã trãi qua thực chứng )
(Tuy nhiên, trong film chưởng thường thấy có nhiều nhân vật giang hồ hắc đạo do quá sùng bái đến mức hoang tưởng cho rằng một "bí kíp" nào đó là " vô địch muôn năm", là " bách chiến bách thắng", mà nhờ nó mình sẽ trở thành "bá chủ võ lâm"...Từ đó họ cố sống cố chết tu luyện để chiếm lĩnh đến nỗi tẩu hoả nhập ma (thân tàn ma dại), cuối cùng rồi thì ... tự sinh tự diệt thôi. )
Đây chính là cái lão luyện của những người lọc lõi ( nhưng theo kiểu khôn lõi, khôn quỷ) nhờ sự thiếu minh bạch và sự bưng bít thông tin, họ độc quyền làm chủ thông tin cũng chính là một kiểu họ "đúc rút kinh nghiệm từ thực tế" , nhưng là từ thực tế của người khác, của các nước khác trong thế giới tự do, để họ chỉ biết nghĩ cách vun vén thu lợi ích cho cá nhân, phe nhóm, bỏ mặc lợi ích của số đông dân chúng ...
Ví dụ chứng minh trong thực tế thì nhiều vô số, bác giỏi lý luận như thế tưởng bác dư biết, cần chi nói thêm nhiều ...
( Chẳng hạn : Tại sao lại phải sửa đổi HP năm 1992 ? Tại sao trong HP 1992 từ điều 1 đến điều 14 không có một điều khoản nào định nghĩa về chế độ chính trị theo tính pháp lý , mà chỉ thuần mang tính lý luận ??? Tại sao điều 4 HP 1992 lại quy định đảng CSVN là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xh ??? ..v.v.... & ...v.v... )
Nếu ..." Qủa thật cuộc sống bây giờ là thiên đường của thời bao cấp" --> thì sẽ có nhiều người tiếc nuối một thiên đường đã mất, vì thiên đường ấy người ta đã đạt được từ lâu - từ trước ngày 30/4/75 - thiên đường ấy tốt đẹp hơn rất nhiều so với thiên đường ... của quỷ ...
Ôi! Các nước Đông Âu rồi Liên Xô đem bỏ đi cái kim chỉ nam uổng quá! Còn Đông Đức lại lấy cái kim chỉ nam đập nát bức tường Bá Linh mới ghê chứ! Theo bác thì nước ta đang áp dụng rất linh hoạt chủ nghĩa Mac để có lợi cho ai vậy bác?
“Hiến pháp này về tính chất vẫn là những đạo luật căn bản của một nhà nước, nhưng về nội dung thì nó thể hiện ý chí của toàn thể xã hội, vì vậy nó được coi như là một khế ước xã hội. Ai vi phạm cũng phải bị chế tài như nhau. Không có ai ngồi xổm lên nó được. Sao có thể gọi là giấy biên nhận được ?” ( songthu )
“Khế ước” : nghĩa gốc là : “giấy biên nhận” ! ,
“Chân lý là chân lý. Không có chân lý chủ quan . Đó chỉ là sự ngộ nhận .” ( songthu )
“Chân lý chủ quan” : Chân lý tương đối vốn mang yếu tố chủ quan ( yếu tố nhận thức của con người ) nên còn gọi là chân lý chủ quan . Con người luôn có khát vọng vươn tới tiếp cận chân lý tuyệt đối ( chân lý khách quan ) cho nên theo tiến trình phát triển của nhận thức , chân lý tương đối liên tục được xác lập rồi lại bị phá vỡ , vì vậy nó thuộc phạm trù lịch sử . Chân lý tương đối luôn luôn vượt trước nhận thức của con người . Ví dụ : Thời xa xưa con người nhận thức rằng : mặt đất giống như cái mâm , còn bầu trời thì giống như cái lồng bàn úp lên trên , coi đó là chân lý . Nhưng rồi chân lý đó bị phá vỡ khi con người phát hiện ra trái đất có hình cầu , và thuyết “địa tâm” ra đời , theo thuyết này : trái đất đứng yên và là tâm , mặt trời và các vì sao quay xung quanh trái đất . Nhà thờ đã cho rằng đó là chân lý tuyệt đối , nên coi thuyết “địa tâm” là chân lý bất khả xâm phạm . Nhưng không ngờ sau đó , nhà bác học Cô péc ních đã phát hiện ra trái đất không phải là đứng yên , mà quay xung quang mặt trời với tốc độ 24 giờ / 1 ngày , đêm . Đó là thuyết “nhật tâm” . Thế là chân lý “địa tâm” lại bị phá vỡ . Nhà thờ đã coi đây là sự xúc phạm đến chân lý của nhà thờ , nên quyết định xử Cô péc ních tội bị thiêu sống . Khi bước lên giàn hoả thiêu , Ông vẫn dõng dạc tuyên bố : “ Dù sao trái đất vẫn quay !” .
“…phân nhiệm và phân quyền rõ rệt.” là : quyền Lập pháp là của anh , quyền Hành pháp là của tôi , việc anh “lập” thế nào là tuỳ anh , còn việc tôi “hành” thế nào là việc của tôi . Ta hãy xem chính quyền VNCH hành pháp như thế nào : Tại miền Nam, từ 1954-1955, với cương vị thủ tướng, ông Diệm đã dẹp yên các lực lượng Bình Xuyên, lực lượng vũ trang của các giáo phái Hoà Hảo, Cao Đài vốn là các tổ chức lúc này do Pháp đứng sau hỗ trợ nhằm chống lại ông, Không chỉ loại trừ cộng sản, Tổng thống Ngô Đình Diệm còn bỏ tù một số chính trị gia đối lập. Có tài liệu cho rằng Hoa Kỳ không phản đối việc này với lý do trong một xã hội chia rẽ Nam Việt Nam đứng trước nguy cơ lật đổ của cộng sản nên Tổng thống Ngô Đình Diệm phải có chính đảng riêng của mình, có chính phủ mạnh để đối phó với tình hình và Hoa Kỳ đã ủng hộ Ngô Đình Diệm thiết lập một chế độ cực quyền[11] Chính sách ủng hộ này của Hoa Kỳ tạo mầm mống cho hậu quả nghiêm trọng trong nền chính trị miền Nam. Tướng Edward Lansdale - phụ trách chiến tranh tâm lý ở miền Nam lúc này đã nhìn thấy nguy cơ trong chính sách của Ngô Đình Diệm, ông tìm cách thuyết phục đại sứ Hoa Kỳ Frederick Nolting can ngăn anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm xây dựng một nhà nước cực quyền ở Nam Việt Nam vì chính sách của họ sẽ đưa đến tình trạng chia rẽ giữa những người có tinh thần dân tộc và cùng chung mục tiêu chống Cộng. Có tài liệu cho rằng với việc loại trừ các đối thủ chính trị đã tạo nên một khoảng trống chính trị ở Nam Việt Nam khiến Hoa Kỳ không có sự lựa chọn nào khác là ủng hộ chính quyền hiện hữu[11] Chính sách cai trị đất nước bị coi là thiên vị với thiểu số người Công giáo và tập trung quyền lực vào gia đình đã tạo ra những mầm mống xung đột giữa Công giáo và Phật giáo cũng như sự bất mãn trong đội ngũ tướng lĩnh quan chức. Cùng với việc chống Cộng sản không đạt được kết quả và không ổn định được sự mâu thuẫn tôn giáo được xem là nguyên nhân dẫn tới sự mất uy tín trầm trọng của ông và chính quyền ông trước các lực lượng chính trị hợp pháp khác tại miền Nam và trước chính quyền Hoa Kỳ. Sự kiện Phật Đản, 1963 xảy ra là giọt nước tràn ly dẫn tới hành động đảo chính của một nhóm tướng lĩnh vốn không hài lòng với cách điều hành đất nước của Tổng thống Diệm. Đứng trước tình thế đó, chính phủ Kennedy cũng bỏ rơi Ngô Đình Diệm và khuyến khích đảo chính để lật đổ chế độ độc tài. Cuộc đảo chính diễn ra vào lúc 11h30 ngày 01 tháng 11 năm 1963, lực lượng đảo chính đã chiếm dinh tổng thống, ông và Ngô Đình Nhu trốn ra khỏi dinh và về lánh nạn tại nhà thờ Cha Tam - Chợ Lớn. Đó là kết cục tất yếu của một chế độ cực quyền , độc tài gia đình trị , kỳ thị tôn giáo . Hành động đảo chính đã đưa miền Nam đến tình trạng khủng hoảng lãnh đạo trong thời gian 4 năm , cho đến khi Nguyễn Văn Thiệu trở thành Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Ông Thiệu đã ép Quốc hội thông qua một đạo luật vào ngày 03 tháng 6 năm 1971 nhằm loại bỏ các ứng cử viên đối lập , theo đó thì ứng cử viên buộc phải có tối thiểu 40 chữ ký ủng hộ của dân biểu hay nghị sĩ Quốc hội và 100 chữ ký của các thành viên trong hội đồng tỉnh . Vì điều luật này mà các ứng cử viên nặng ký như Dương Văn Minh và Nguyễn Cao Kỳ buộc phải rút lui , vì vậy ông Thiệu đã tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 2 một cách dễ dàng vì không có đối thủ tranh cử .” ( trucngona4 )
- Một hiến pháp mang các giá trị dân chủ chưa chắc đã đem lại một đời sống dân chủ trên thực tế. ( Ngô Ngọc Trai )
Cái ông tướng này muốn đem quân vào miền Nam, ai cản bước tiến của Mỹ thì ông dẹp bỏ ! Muốn dẹp bỏ thì phải có lý do, không gì hay hơn là " CỦI ĐẬU NẤU ĐẬU"!!
Không phải là chờ lịch sử trả lời - Bác nói lộn hay cố ý vậy ? - Mà là trả lại sự thật cho lịch sử -
Lịch sử đã bị người ta bưng bít, thêm thắt, bịa đặt, bóp méo, bẻ cong, hoặc tô vẽ, xưng tụng, phong thánh .v.v.. tùy theo ý đồ chính trị xấu xa của họ. Nhưng bàn tay che sao nổi mặt trời ??? giấy sao gói được lửa ??? Cũng tới lúc sự thật lịch sử được phơi bày hết, dù ai đó muốn hay không . Thế thôi ...
Còn bây giờ thì người ta đi làm lịch sử, chứ đâu có cần chờ lịch sử sang trang ??? ( Cách mạng hoa lài ở Tunisie - bắc Phi , Mùa xuân Ả rập... mói nhất là Lực lượng nổi dậy ở Libya dẫn đến bác Ga - người hùng trở thành ...chuột cống bên đường đó thôi )
- Bão đã nổi lên khắp cả địa cầu, bão tràn qua lục địa đen, bão quét đến đâu, nhân dân các nước độc tài như có thêm nguồn hưng phấn từ mùi hoa lài tỏa lan thơm nức nở ...
Nhồi sọ là việc mà tuyên huấn các bác đã làm từ ngày này sang ngày khác, năm này sang năm khác trên tất cả các phương tiện đến không biết mỏi miệng, mà còn bảo ghê ? Người bị buộc phải nghe mới "ghê chết" chứ không phải mấy bác đâu ...
Nhưng mà bác đã làm đấy thôi, bác đã lập đi lập lại ít nhất là hai lần ... Nếu như không phải bác bịa thì bác chỉ nói lại lời của người khác bịa đặt. Tôi không bao giờ làm như bác. Có mới nói. Thấy mới nói.
HP 1946 của VNDCCH còn chưa một lần dám đưa ra trưng cầu dân ý , sau đó sửa tới sửa lui toàn dân không được phúc quyết. Toàn do đảng tự biên tự diễn, lấy gì mà có dân chủ ???
ST ơi! Nói với ma làm gì há? Một cái avatar cũng không, qua nhà thì trắng trơn, hốc hoác. Tưởng sao chứ, theo mình thì nên ngủ cho khỏe. Có nói thì nói với đầu gối sướng hơn.
MỌI LÝ THUYẾT ĐỀU LÀ MÀU XÁM NHƯNG CÂY ĐỜI MÃI MÃI XANH TƯƠI :))
CÁI CHUYỆN ÔNG COPECNIC NÓI ĐẾN TRĂM NĂM CŨNG KHÔNG THÔI :))) BÂY GIỜ CÒN CẢ NGÀN CHUYỆN CÒN HƠN CHUYỆN ÔNG COPECNIC NỮA KÌA.
Tại vì em nghe nói là bác Trực Ngôn thì em cũng nễ mặt, nói năng cho lịch sự, cho phải phép chút thôi.
Nhưng "nói qua, nói lại" một hồi thì ...hi hi ...nghi roài :)) ( Sao giống in bác conmacongsan quá ??? nhưng "bác" này tưởng "trực ngôn" mà sao lại có vẻ ..."xiên xẹo mẹo dậu" quá đi mất, hahaha :))
( Làm cho mới lại cái đã cũ xì cũ mốc) & dĩ nhiên là các ngài TS M-L có lợi trước hết, bởi nếu không như vậy thì sẽ có khối ngài bị đào thải, thế giới tự do đâu ai cần họ làm chi ? hic!)
“Chân lý” có 2 loại : 1 – Chân lý khách quan : tồn tại là duy nhất và độc lập với nhận thức của con người . 2 – Chân lý chủ quan : có nhiều và phụ thuộc vào nhận thức của mỗi người . Giống như một bài toán , có nhiều lời giải của nhiều người nhưng trong đó chỉ có 1 lời giải cho ra kết quả đúng , kết quả đúng đó chính là chân lý khách quan ta cần tìm . Tiếp cận chân lý khách quan cũng có 2 cách : ( trở lại ví dụ về giải bài toán ) 1 - Thụ động : tham khảo lời giải của nhiều người , xong tìm trong số đó lời giải đúng . Rõ ràng làm theo cách này không dễ dàng , thậm chí còn dễ bị “loạn” thông tin . 2 - Chủ động : vận dụng kiến thức của chính mình để giải bài toán , những người có kiến thức vững vàng , thực hiện cách này rất dễ dàng . Tôi nói “với trình độ dân trí cực kỳ cao mọi người đều có thể tiếp cận chân lý khách quan một cách dễ dàng” là ý nói đến cách tiếp cận thứ 2 này . Qủa thật ( vì hiếu kỳ ) tôi cũng đã từng định “vượt tường lửa” mà không được . Xong , tôi nghĩ lại : với những người đã nặng lòng thù hận , thì cũng không có hy vọng gì tìm được chân lý khách quan từ những bài viết của họ , nên tôi lại thôi không quan tâm đến vấn đề đó nữa .
-----------------------
Chỗ này có vẻ ...lộn xộn quá (?) Phải tự giải và tham khảo nhiều cách khác, rồi nghiệm coi cách nào là hay nhất chứ .
Ai đâu lại giải toán theo cách 1 như bác nói ? Đó là copier chứ giải cái nổi gì mà giải ? Mà ai mới là người chuyên đi cọp dê nguyên xi của thiên hạ đây ( mà còn nghi su đi cọp dê cái sai mới là chết chứ ) ??? hahaha ... Người có trình độ đâu sợ gì nhiễu loạn thông tin ???
- Chính bác đã có định kiến (ác cảm) sẳn rồi, thì bác không thể nào hiểu được chân lý là gì . ( Ngay cả khi bác thử đặt bản thân vào trường hợp của người khác, có khi vẫn là chưa hiểu hết được)
Hi hi..vấn đề là không thể lớn lên cái gì! Lớn lên lòng vị tha, lòng yêu nước....hay lớn lên sự độc ác, lớn dần tính vị kỷ, bảo thủ, cố chấp, kiêu ngạo.... Có nhiều cái không cần và không muốn nó phát triển và lớn mạnh thêm nữa:)
Chủ nghĩa Marx và thực tiễnPosted on 16/11/2011 - Đỗ Trọng (danlambao) - Đã một thời mỗi lần học chính trị cánh bộ đội, đảng viên chúng tôi thường được nghe kể về “Liên Xô vĩ đại là thành trì vững chắc của phe XHCN, bất khả xâm phạm. Với hàng triệu đảng viên trung kiên, lực lượng quân sự hùng mạnh bách chiến bách thắng, lại có vũ khí tối tân chỉ cần ấn nút tên lửa đạn đạo của Liên Xô có thể chui vào cửa sổ của tòa nhà trắng… Với ba dòng thác cách mạng như vũ bão, phong trào cách mạng trên thế giới đã trở thành xu thế tất yếu không thể đảo ngược”, “tư bản giãy chết” là cái chắc. Rồi “Ai thắng ai” đầy thách thức. Trong lòng cứ thấy lâng lâng khó tả, ngỡ bọn đế quốc và bè lũ sắp tới ngày cáo chung, chẳng mấy nữa chủ nghĩa Marx – Lenin sẽ ngự trị trên toàn thế giới.Qua chiến tranh sang hòa bình, mọi người lại được phổ biến: khó khăn chỉ tạm thời, đế quốc Mỹ hung hãn thế ta còn đánh thắng. Nay độc lập rồi, lịch sử đã sang trang, dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của đảng quyết tâm “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH”, với mấy chục triệu nhân dân cần cù và thông minh, có rừng vàng biển bạc, lại được Liên Xô và các nước XHCN anh em giúp đỡ, v.v... kinh tế nước nhà hồi phục mấy chốc. Tương lai đầy hứa hẹn, trên trái đất này dễ nước nào sánh kịp, Việt Nam sẽ là tấm gương cho cả thế giới noi theo! Ôi sướng thật, các cụ xưa có sống lại chắc không thể tưởng tượng nổi! Ở nông thôn, từ các tổ đổi công hợp nhất lại thành hợp tác xã nông nghiệp. Lúc đầu mỗi thôn một HTX là cấp thấp, một công lao động mười điểm còn được một ki lô gam thóc, đến khi cả xã nhập lại gọi là HTX cấp cao mỗi công vẻn vẹn chỉ còn hai đến ba trăm gam thóc lép. Kẻng đi làm, kẻng nghỉ làm, kẻng chia thóc, kẻng đi họp, kẻng cháy nhà, kẻng hộ đê, v.v... sớm tối tiếng kẻng vang lên khắp hang cùng ngõ hẻm. Mỗi xã có ba ông: Bí thư, Chủ tịch, Chủ nhiệm HTX quyền hành ngang ngửa. Trâu chết đói hoặc chết rét người lo thiếu sức kéo thì ít, người mừng có thịt trâu ăn thì nhiều. Không có trâu mọi người càng có thêm việc đi cuốc ruộng để lấy điểm. Không có phân, lấy bèo tây ủ bón ruộng. Vì nghị quyết, để lấy thành tích cây lúa phải đèo thêm hạt giả, năng suất ảo nhưng thóc đem nộp thuế và phải bán cho nhà nước là thật. Kẻ làm ra lúa mà suốt đời thiếu ăn. Làng xóm tiêu điều, không mấy đứa trẻ không suy dinh dưỡng, người lớn hốc hác, quần áo vá chằng vá đụp. Cán bộ vất va vất vưởng, chạy đôn chạy đáo kiếm việc làm thêm từ cuốn thuốc lá, làm pháo, đan len thuê, nuôi lợn, nuôi gà công nghiệp, v.v... để “tự cứu mình”. Công nhân không tìm cách ăn cắp vật tư bán thì cũng trốn việc hoặc xin nghỉ không lương để đi làm ngoài. Chưa hết, suốt ngày còn phải tính chuyện lo xếp sổ mua hàng. Cha chết không lo bằng mất sổ gạo. Gạo sổ đã mọt lại ẩm, rồi cũng không đủ bán, phải thay bằng ngô, khoai, hạt bo bo. Tiêu chuẩn thịt được thay bằng đậu phụ, mắm tôm hoặc có nơi quy ra phân đạm. Giá cả tăng chóng mặt. Người bệnh không có thuốc bị chết oan là chuyện thường tình. Trong giao dịch người ta đã xem việc phải lo lót là lẽ đương nhiên, dây thần kinh xấu hổ cứ thế bị tê liệt đến giờ. Mấy
Nhà nước gom vào trong mình mọi thứ quyền lực, và đã nói đến “bên trong” thì có “bên ngoài” và “bên trên”. Bên ngoài là xã hội, bên trên là Đảng cộng sản. Biết bao nhiêu điều của Hiến pháp quy định quyền hạn của Quốc Hội, Chính phủ, Tòa án…, chỉ nhằm một mục đích phục vụ cho luận điểm: Đảng cộng sản là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Tới đây ta thấy một sự logic hợp lý của việc sử dụng rộng rãi thuật ngữ nhà nước. Một sự thật trần trụi về nhà nước là: Nằm trên nhà nước là Đảng cộng sản, “nhà nước” đã thỏa mãn khi thể hiện được vai trò công dụng của mình.
Trả lờiXóaNhư vậy là từ “nhà nước” thực ra rỗng tuếch, được sử dụng để chỉ một bộ máy bao hàm trong đó các cơ quan riêng biệt, đặt tất cả dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nếu bỏ đi từ “nhà nước” mà vẫn muốn giữ nguyên lý đảng lãnh đạo toàn bộ thì sẽ phải quy định: Đảng lãnh đạo quốc hội, đảng lãnh đạo chính phủ, đảng lãnh đạo tòa án, đảng lãnh đạo công an, đảng lãnh đạo quân đội, đảng lãnh đạo mặt trận tổ quốc, đảng lãnh đạo hội phụ nữ … Quy định như vậy thì không liệt kê hết được và có vẻ thô bạo đi ngược lại với các mô thức chính quyền mang các giá trị dân chủ phổ quát đã được quốc tế thừa nhận.
Luật sư Ngô Ngọc Trai
Tác giả gửi http://danlambaovn.blogspot.com/
Con Luật Mẹ Hiến
Trả lờiXóaBiếm họa HatKa (danlambao)
Quan nhất thời dân vạn đại ! Không nghĩ gì nhiều cho mệt đầu!
Trả lờiXóaThank you .
Trả lờiXóa* Trong một xã hội có giai cấp, mọi lý luận suy cho cùng đều phục vụ cho lợi ích của một giai cấp, một liên minh giai cấp, hay một lực lượng xã hội nhất định .* Lý luận nhà nước và pháp luật dựa trên lập trường của giai cấp công nhân và nhân dân lao động .* Nhà nước XHCN có đặc điểm :
Trả lờiXóa--> Của dân--> Do dân--> Vì dân
Nhớ thêm cụm từ "VỀ MẶT LÝ THUYẾT," ở đằng trước.
Trả lờiXóaSao lại dám bàn? Coi chừng!
Trả lờiXóaChắc ỉ thế mình là "DÂN" nên bàn P. nhỉ? Hi hi..dân ngu khu đen!
Trả lờiXóaÔi chà,
Miệng kẻ sang có gang có thép
Đồ nhà khó vừa nhọ vừa thâm !!!
Dạ.
Trả lờiXóaVề mặt lý thuyết thì như thế ...
Còn trong thực tế xã hội thì như nào, mọi người đều thấy mà ...
Đấy là ông Ls NNT bàn đấy thôi .
Trả lờiXóaMình chỉ đưa lên những vấn đề mình quan tâm, nhân dịp các quan bàn việc sửa đổi HP (lại tính sửa đổi nửa, hic!). Không bàn, không tán . Sợ lắm!
Luật sư Ngô Ngọc Trai viết : “ Chiều hướng sửa đổi là tăng cường dân chủ để phù hợp với phát triển nhận thức về hiến pháp”! ( hết trích ). “ Chiều hướng sửa đổi là tăng cường dân chủ …” thì đúng rồi , nhưng nếu chỉ là : “… để phù hợp với phát triển nhận thức về hiến pháp” thì thật là khiếm diện , bởi lẽ mức độ dân chủ phải dựa trên cơ sở trình độ phát triển của dân trí , mà “nhận thức về hiến pháp” chỉ là một biểu hiện của trình độ dân trí . Trong những năm gần đây , ngành công nghệ thông tin có những bước phát triển nhảy vọt, đã giúp cho trình độ dân trí tăng nhanh , vì vậy câu đó cần viết lại là : “Chiều hướng sửa đổi là tăng cường dân chủ để phù hợp với trình độ phát triển của dân trí” mới đúng .
Trả lờiXóaLuật sư Ngô Ngọc Trai lập luận : “Con người do nhu cầu tìm kiếm thức ăn, chống chọi lại thú dữ, thiên tai đã từ bỏ cuộc sống tự nhiên nguyên thủy, đơn độc, hoang dại, tụ tập lại cùng sống với nhau hình thành lên xã hội loài người. Từ đó đã làm xuất hiện nhu cầu tổ chức, xắp xếp, duy trì trật tự giữa các thành viên. Chính quyền khi đó xuất hiện với nhiệm vụ đơn giản là điều tiết các mối quan hệ giữa các thành viên trong xã hội.”. ( hết trích )
Lập luận trên của Luật sư Trai thiếu logic, vì Luật sư đã “đánh rơi” mất một “mắt xích” quan trọng ở chỗ : “Con người do nhu cầu tìm kiếm thức ăn, chống chọi lại thú dữ, thiên tai đã từ bỏ cuộc sống tự nhiên nguyên thủy, đơn độc, hoang dại, tụ tập lại cùng sống với nhau hình thành lên xã hội loài người ( sau đó phải nảy sinh ra vấn đề gì đã chứ ? ) . Từ đó đã làm xuất hiện nhu cầu tổ chức, xắp xếp, duy trì trật tự giữa các thành viên…” . Cần phải thêm “mắt xích” đó vào là : ( … do đó đòi hỏi phải cần đến sự phân chia hợp lý thành quả lao động ( tài sản ) , để không xảy ra tranh chấp giữa các thành viên … ) . Vậy phải viết lại đầy đủ là : “Con người do nhu cầu tìm kiếm thức ăn, chống chọi lại thú dữ, thiên tai đã từ bỏ cuộc sống tự nhiên nguyên thủy, đơn độc, hoang dại, tụ tập lại cùng sống với nhau hình thành lên xã hội loài người , do đó đòi hỏi phải cần đến sự phân chia hợp lý thành quả lao động ( tài sản ) , để không xảy ra tranh chấp giữa các thành viên . Từ đó đã làm xuất hiện nhu cầu tổ chức, xắp xếp, duy trì trật tự giữa các thành viên. Chính quyền khi đó xuất hiện với nhiệm vụ đơn giản là điều tiết các mối quan hệ giữa các thành viên trong xã hội.”. Như vậy mới hợp lý !
Chính vì xuất phát từ lập luận thiếu logic đã dẫn đến kết luận : ( trích ) “. - Sự tích tụ tài sản không phải là nguyên nhân đưa đến sự thành lập chính quyền, đó là cái nhìn sai lệch. Ngược lại sự tích tụ tài sản là hệ quả của việc thành lập chính quyền, khi mà một số nhỏ nắm trong tay quyền lực đã sử dụng nó để làm giàu.” ( hết trích ) là sai ! thực ra phải nói rằng : Sự tích tụ tài sản vừa là nguyên nhân , vừa là hệ quả của việc thành lập chính quyền ( ban đầu là nguyên nhân , sau trở thành hệ quả ) mới đúng .
Luật sư Ngô Ngọc Trai khẳng định : “ - Không thể nào tồn tại xã hội mà không có chính quyền, điều này xuất phát từ chính bản chất khiếm khuyết của loài người. Con người có trí thông minh nhưng không phải là không thể mắc sai lầm (con người không phải thánh thần), con người lại có bản năng dục vọng thúc giục lôi kéo, không thể nào từ bỏ được. Bởi lẽ đó một người có thể dốt nát, nhầm lẫn (vô ý) hoặc bị dục vọng lôi kéo (cố ý) xâm phạm tới quyền của người khác. Do vậy khi sự vi phạm vẫn có thể xảy ra thì vẫn luôn cần một thực thể trung gian để điều tiết, bảo vệ các quyền con người. Không thể nào trông đợi vào sự tự giác tận cùng của con người.” ( hết trích )
Phải chăng Luật sư Trai đã tuyệt đối hoá vai trò giữ cán cân công lý của chính quyền ? thực ra , ngoài chính quyền còn có những thực thể trung gian khác giữ chức năng điều tiết , bảo vệ quyền con người , ví dụ như kiểu tổ hoà giải chẳng hạn , và các tổ chức xã hội phi chính quyền khác , ngoài ra còn có khế ước ( dạng hương ước ) v.v…để kịp thời ngăn chặn những hành vi vi phạm quyền con người .
Luật sư Ngô Ngọc Trai nói rằng :
“Người viết chưa từng nghe thấy quan điểm của Lê Nin về hiến pháp.”
“Như trên đã phân tíc
Trả lờiXóaLuật sư Ngô Ngọc Trai bàn về sửa hiến pháp
Từ những biến chuyển của cuộc sống đã đưa đến nhu cầu sửa đổi hiến pháp ở Việt Nam.
Chiều hướng sửa đổi là tăng cường dân chủ để phù hợp với phát triển nhận thức về hiến pháp.
Nội dung sửa đổi cơ bản vẫn xoay quanh vị trí vai trò của nhà nước trong hiến pháp.Bài viết này soát xét lại căn nguyên của sự hình thành nhà nước và hiến pháp, mối tương quan giữa nhà nước và hiến pháp.
Có thể nào nhà nước không có hiến pháp có được không?
Hoặc có hiến pháp mà không có “nhà nước” có được không?
Đặc biệt - từ đó minh định lại ý nghĩa của thuật ngữ “nhà nước” trong hiến pháp.Với nội dung đó người viết muốn bạn đọc cùng bình tâm xem lại những vấn đề lâu nay vẫn được coi là hiển nhiên chưa đụng chạm đến. Phân tích làm rõ ra đây với mong muốn giúp cho bạn đọc có được cái nhìn tường minh hơn về hiến pháp.
Chúng ta hiểu rằng:
Cần phải hiểu về dân chủ mới biết cách xây dựng xã hội dân chủ. Cần phải hiểu về hiến pháp mới biết cách xây dựng hiến pháp dân chủ.
Dân chúng nào thì chính phủ ấy.
Khi chúng ta than phiền về chính phủ, chính là lúc chúng ta cần nhìn lại chính mình.Quan điểm của Lê Nin về sự hình thành nhà nướcBàn về nhà nước, hay bàn về vị trí của nhà nước trong hiến pháp Việt Nam, không thể nào không nhắc lại một số luận điểm triết học của Lê Nin về nhà nước.
Trong bài giảng đọc “Bàn về nhà nước” tại trường đại học Xvéc-đlốp (ngày 11 tháng bảy 1919). Đăng lần đầu tiên trên báo "Sự thật", số 15, ngày 18 tháng Giêng 1929. Lê Nin nói:- Học thuyết về nhà nước là dùng để bào chữa cho những đặc quyền xã hội, bào chữa ch
Chữ nhiều quá, đọc nhức đầu songthu ơi!
Trả lờiXóaVậy để em trình bày lại cho dễ đọc chị nhe ?
Trả lờiXóaChắc là tóm cái ý nào chính của ông Trai mà ghi lại. Ai muốn đọc kỹ thì theo đường link.
Trả lờiXóaLuật sư Ngô Ngọc Trai viết : “ Chiều hướng sửa đổi là tăng cường dân chủ để phù hợp với phát triển nhận thức về hiến pháp”!--> Ls Trai viết vậy là rất đầy đủ và chính xác, tôi không thấy chỗ khiếm diện như bác phân tích . Vì HP cũng như là một bản khế ước giữa những người dân sống trong cộng đồng, với những người đại diện thay mặt cho nhân dân, để quản lý xã hội. Bởi vậy:- HP được hiểu là một đạo luật cơ bản của nhà nước - đạo luật gốc (Luật mẹ) - là cơ sở cho việc xây dựng và ban hành các đạo luật khác.- HP là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất, văn bản duy nhất, quyền lập quyền. Trên cơ sở HP để xây dựng văn bản pháp luật khác .- HP có một cơ chế giám sát đặc biệt. Các văn bản pháp luật khác không được trái với HP, nếu có trái với HP thì phải bị hủy bỏ.-Cơ quan bảo vệ HP : toà án HP, Hội đồng bảo hiến, tòa án tối cao ... --> là các cơ quan độc lập, thoát ra khỏi luật pháp, nên có thể tuyên bố một đạo luật nào đó là vi hiến - không áp dụng được .Mặt khác, HP nước VNDCCH năm 1946 - là bản HP dân chủ và tiến bộ đầu tiên ở Đông Nam Á - đã khẳng định việc xây dựng nhà nước kiểu mới ở VN , theo nguyên tắc :"" Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân VN "" .Do tình hình chiến tranh, cho nên luật HP 1946 chưa được chủ tịch nước công bố cho toàn dân thực hiện, và cũng chưa đưa ra trưng cầu dân ý ...Sau đó, HP nước ta trãi qua nhiều lần sửa đổi, thay đổi... Cụ thể là HP 1959, HP 1980, HP 1992, HP 2001 ...và được cho là có tính kế thừa và phát triển tinh thần dân chủ của HP 1946 . Nhưng trong tình hình thực tế xh hiện nay thì như thế nào ? việc tăng cường dân chủ được coi là tiến hay lùi ? (Mọi người đều có thể tự nhận xét vậy là có phải như bác phân tích : “ Chiều hướng sửa đổi là tăng cường dân chủ để phù hợp với sự phát triển của dân trí" hay không ??? )
Trả lờiXóaDo nhu cầu phải tồn tại, phải phát triển, các cá nhân không sống một cách biệt lập, phải liên kết nhau thành một cộng đồng dân tộc, dưới sự quản lý của một tổ chức nhất định : đó là nhà nước .(Những chuyển biến quan trọng trong đời sống xã hội đã diễn ra một cách mạnh mẽ sau 3 lần phân công lao động lớn trong XH, đòi hỏi phải có 1 tổ chức mới tức là nhà nước - làm nhiệm vụ quản lý bảo đảm lợi ích chung của XH. Mặt khác chủ yếu là bảo vệ quyền lợi cho giai cấp giữ địa vị thống trị trong XH)Như vậy, nhà nước là sản phẩm của xh, là một hiện tượng nảy sinh từ xh. Nó xuất hiện từ 2 nguyên nhân chủ yếu : tiền đề kinh tế (sự xuất hiện tư hữu) --> tiền đề xh (sự phân hóa giai cấp) .Một trong các dấu hiệu đặc trưng nổi bật của nhà nước là : Nhà nước thành lập 1 quyền lực công cộng đặc biệt :- Do nhà nước thiết lập ra- Chủ yếu phục vụ cho giai cấp thống trị- Được thực hiện và đảm bảo bởi bộ máy cưỡng chế của nhà nước .--> Ls Trai không có gì sai khi cho rằng : "Sự tích tụ tài sản không phải là nguyên nhân đưa đến sự thành lập chính quyền, đó là cái nhìn sai lệch. Ngược lại sự tích tụ tài sản là hệ quả của việc thành lập chính quyền, khi mà một số nhỏ nắm trong tay quyền lực đã sử dụng nó để làm giàu.”
Trả lờiXóa- Nhà nước là 1 tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, 1 bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế & thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt, nhằm duy trì trật tự xh (tính xh), thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xh (tính giai cấp) .- Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật. PL là những quy định chung có tính chất bắt buộc bởi những cơ quan cưỡng chế thi hành .Những tổ chức khác chỉ tác động lên các thành viên của nó mà thôi .
Trả lờiXóaĐiều này không có gì là vô lý cả . Ở đây đang bàn về sửa đổi HP của VN, trong đó có nêu ra những quan điểm của Lênin về nhà nước .Mời bác hãy đọc kỹ và đầy đủ ở đoạn câu điều kiện dưới đây của Ls Trai, và hãy đọc lại các quan điểm của Lênin về bản chất nhà nước :- Nếu hiến pháp mang ý nghĩa là khế ước của tất cả công dân về việc thiết lập bộ máy chính quyền để bảo vệ các quyền tự do dân chủ cho các công dân thì không có chỗ cho hiến pháp trong nhà nước của Lê Nin.- Hiến pháp - khế ước của toàn thể nhân dân về việc thiết lập chính quyền - không thể nào tồn tại trong một xã hội mà giai cấp này áp bức các giai cấp khác bằng công cụ nhà nước.- Trong nhà nước của Lênin có HP, nhưng HP đó KHÔNG mang ý nghĩa là khế ước của tất cả công dân về việc thiết lập bộ máy chính quyền để bảo vệ các quyền tự do dân chủ cho các công dân " --> Xin hỏi bác : " Vậy toàn thể nhân dân lẽ nào có thể chấp nhận / lẽ nào cần thiết một HP mà trong đó mình bị áp bức, bị phục tùng bởi ý chí của giai cấp thống trị ???""Người viết (Ls Trai) chưa từng nghe thấy quan điểm của Lê Nin về hiến pháp. Tôi cũng vậy. Chỉ thấy Lê Nin cho rằng :"" Các bản HP là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp lâu dài và vất vả giữa một bên là chế độ phong kiến, chế độ chuyên chế, và một bên là giai cấp tư sản, nông dân, công nhân. Các HP thành văn và không thành văn ... đều là bản ghi chép thành qủa đấu tranh thu được sau hằng loạt thắng lợi giành giật được một cách khó khăn của chế độ mới chống lại chế độ cũ, và hằng loạt thất bại mà chế độ cũ chống trả chế độ mới gây nên "" .
Trả lờiXóa“Thực chất từ “nhà nước” rỗng tuếch không có gì cả ----> phải được hiểu trong (ngữ cảnh) luận điểm: "Đảng cộng sản là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội". Không thể tách ra khỏi ngữ cảnh và nói 1 cách chung chung như bác phân tích đâu .Biết bao nhiêu điều của Hiến pháp quy định quyền hạn của Quốc Hội, Chính phủ, Tòa án…, chỉ nhằm một mục đích phục vụ cho luận điểm nói trên :"Đảng cộng sản là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội".
Trả lờiXóaBản chất của nhà nước có 2 thuộc tính : tính giai cấp và tính xã hội.Đối với giai cấp thống trị, nhà nước chính là công cụ để đảm bảo sự thống trị về chính trị của giai cấp thống trị.Mà chính trị chính là mối quan hệ giữa các giai cấp trong việc GIÀNH - GIỮ - và SỬ DỤNG QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC .( QLNN có 3 ý nghĩa :1- QLNN là quyền của nhà nước để quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước dưới hình thức pháp luật ( thực hiện sự thống trị về chính trị)2 - Nhà nước là công cụ để đảm bảo sự thống trị về kinh tế của giai cấp thống trị đối với các giai cấp khác trong xh.3 - Nhà nước là công cụ để đảm bảo sự thống trị về mặt tư tưởng --> tức là làm cho ý thức hệ của giai cấp thống trị trở thành Ý THỨC CHÍNH THỨC của toàn thể xã hội .)QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ là khả năng của giai cấp này áp đặt ý chí của mình đối với giai cấp khác .Ở VN thường nói : " QLCT = QL nhân dân" --> Trong thực tế xh thì mọi người nhận xét ra sao về điều này ???
Trả lờiXóa" Nhà nước" ở đây tức là KIỂU NHÀ NƯỚC .
Trả lờiXóaNHÀ NƯỚC NÀO --> PHÁP LUẬT ĐÓ .
Chào songthu ! nghe nói bạn bị đau tay mà , đã đỡ chưa mà gõ được nhiều chữ thế ?.
Trả lờiXóaSự phát triển của dân trí biểu hiện ở sự nhận thức về mọi mặt của người dân ngày càng được nâng cao , trong đó đương nhiên đã chứa đựng nhận thức về hiến pháp , vì vậy nói : “ Chiều hướng sửa đổi là tăng cường dân chủ để phù hợp với sự phát triển của dân trí" đầy đủ hơn , tổng quát hơn ! không bị thiếu mặt nào . ( khiếm : thiếu ; diện : mặt ) .
"Như vậy, nhà nước là sản phẩm của xh, là một hiện tượng nảy sinh từ xh. Nó xuất hiện từ 2 nguyên nhân chủ yếu : tiền đề kinh tế (sự xuất hiện tư hữu) --> tiền đề xh (sự phân hóa giai cấp)" ( songthu )
Như vậy nhà nước xuất hiện từ 2 nguyên nhân chủ yếu :
1 - Tiền đề kinh tế ( sự xuất hiện tư hữu ) : nghĩa là xuất hiện sự tích tụ tài sản !
2 - Tiền đề xh ( sự phân hoá giai cấp )
Vậy tôi nói : "Sự tích tụ tài sản vừa là nguyên nhân , vừa là hệ quả của việc thành lập chính quyền ( ban đầu là nguyên nhân , sau trở thành hệ quả )" là đúng quá rồi , còn gì mà phải bàn cãi !
Tạm vậy thôi đã , thông cảm nhé ! tôi cũng hơi nhiều tuổi rồi , nên gõ chữ chậm và nhanh mỏi tay lắm .
- Nhà nước là 1 tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, 1 bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế & thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt, nhằm duy trì trật tự xh (tính xh), thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xh (tính giai cấp) .
Trả lờiXóa- Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật. PL là những quy định chung có tính chất bắt buộc bởi những cơ quan cưỡng chế thi hành .
Những tổ chức khác chỉ tác động lên các thành viên của nó mà thôi .
Điều này thuộc phạm trù lịch sử , chỉ có thể đúng trong một giai đoạn nhất định trong tiến trình phát triển của xã hội loài người . Xét một sự vật bao giờ cũng phải đặt nó ở môi trường mà nó đang tồn tại , xét sự vật trong tương lai chỉ có thể dựa trên cơ sở suy luận logic mà thôi , Marx dự báo sau xã hội Tư bản sẽ xuất hiện xã hội Cộng sản văn minh , là dựa trên cơ sở suy luận logic sau : lực lượng sản xuất là yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội loài người , đó là điều không thể phủ nhận , ai cũng thấy rõ , chỉ cần so sánh với tình trạng cách đây 100 năm thôi , đã thấy trình độ khoa học , kỹ thuật đã vượt xa hẳn , nhất là gần đây ngành công nghệ thông tin đã có những bước phát triển nhảy vọt , làm cho xã hội loài người trở nên văn minh hơn nhiều . Cứ theo đà phát triển như vậy của lực lượng sản xuất , sẽ tới lúc quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa sẽ trở thành lỗi thời giống như các quan hệ sản xuất đã có trước nó , và tất yếu sẽ xuất hiện một xã hội văn minh , tiến bộ hơn nhiều so với xã hội Tư bản , Marx đặt tên cho xã hội đó là : xã hội Cộng sản văn minh ( hoặc có thể đặt cho xã hội đó một cái tên khác , ví dụ : xã hội Hậu Tư bản v.v... chẳng hạn ) và con người sống trong xã hội đó cũng rất văn minh , trình độ hiểu biết các lĩnh vực khoa học của mọi người đều rất cao và đồng đều , mọi người đều có thể sử dụng thành thạo các thiết bị còn tinh vi hơn máy tính nhiều lần , với trình độ dân trí cực kỳ cao mọi người đều có thể tiếp cận chân lý khách quan một cách dễ dàng . Trong môi trường dân trí cao như vậy , việc có những thực thể trung gian có thể thay được chức năng của chinh quyền là khả hữu .
Cảm ơn bác trucngona4.
Trả lờiXóaTôi vẫn đau tay, nhưng vì công việc đang làm ... dùng tay - tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ - nên phải cố thôi :)
Vả lại, tôi chỉ là dân đen - thuộc giai cấp không có thực quyền - nên thấy QH bàn sửa đổi HP thì cũng biết vậy thôi chứ mong mỏi gì ? Hiện còn chả biết có sống nổi ...qua con trăng này hay không , nói gì dám mơ tới ...thiên đường cộng sản văn minh đây ?
Mỗi khi muốn coi tin tức, tìm tư liệu thời sự xh ...còn bị tường lửa ì xèo, sao có thể mơ tới 1 ngày "mọi người đều có thể tiếp cận chân lý khách quan một cách dễ dàng" ???
Note:Mọi lý luận về nhà nước XHCN nêu trên, đều là trên quan điểm học thuyết Mác-Lênin. Vì VN hiện theo hệ thống XHCN : CH XHCN VN( Hiện nay , trên thế giới chỉ còn duy nhất 3 nước theo hệ thống XHCN là : VN, TQ, Cuba. Còn Bắc Hàn chỉ là 1/2 của nước Hàn quốc nên chưa tính / không tính vào đây (?). Tuy nhiên, ở mỗi nước hình thái XHCN & tư tưởng của chủ nghĩa M-L có khác nhau :- TQ : Chủ nghĩa Mác + tư tưởng Mao + lý luận Đặng Tiểu Bình.- VN : CN M-L + tư tưởng HCM- Cuba: Cộng Hòa CubaTóm lại: (Lời của Ls Trai)Bộ máy chính quyền với ý nghĩa là thực thể trung gian được hình thành để đảm nhiệm những việc mà từng cá nhân không thể đảm đương được đó, xuất phát từ nhu cầu của toàn thể dân chúng, và được xây dựng dựa trên các chuẩn mực giá trị.Ban đầu chức năng của nó là điều tiết mối quan hệ giữa người với người, sau này chức năng của nó là công cụ phương tiện bảo vệ nhân quyền.Có như thế mới đặt ra vấn đề có hiến pháp và xây dựng hiến pháp sao cho dân chủ để có được đời sống xã hội dân chủ.Còn nếu chiếu theo luận điểm của Lê Nin về nhà nước thì không cần có hiến pháp, hiến pháp không có ý nghĩa gì cả.---> Thay vì quan niệm như từ trước đến giờ : "Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước", nên sửa đổi, thiết kế Hiến pháp như một bản khế ước xã hội.Tuy nhiên, chỉ trong một chế độ thực sự dân chủ, hiến pháp cũng như các đạo luật khác mới trở thành một khế ước xã hội.Hiện nay quyền sửa đổi HP là do đảng, trong tay đảng, nhân dân không được trưng cầu dân ý, không được phúc quyết, vậy đảng có sửa đổi kiểu gì thì kiểu ... đại đa số nhân dân (dân
Trả lờiXóa“Mỗi khi muốn coi tin tức, tìm tư liệu thời sự xh …còn bị tường lửa ì xèo, sao có thể mơ tới 1 ngày “mọi người đều có thể tiếp cận chân lý khách quan một cách dễ dàng” ???( songthu )
Trả lờiXóa“Chân lý” có 2 loại :
1 – Chân lý khách quan : tồn tại là duy nhất và độc lập với nhận thức của con người .
2 – Chân lý chủ quan : có nhiều và phụ thuộc vào nhận thức của mỗi người .
Giống như một bài toán , có nhiều lời giải của nhiều người nhưng trong đó chỉ có 1 lời giải cho ra kết quả đúng , kết quả đúng đó chính là chân lý khách quan ta cần tìm .
Tiếp cận chân lý khách quan cũng có 2 cách : ( trở lại ví dụ về giải bài toán )
1 - Thụ động : tham khảo lời giải của nhiều người , xong tìm trong số đó lời giải đúng . Rõ ràng làm theo cách này không dễ dàng , thậm chí còn dễ bị “loạn” thông tin .
2 - Chủ động : vận dụng kiến thức của chính mình để giải bài toán , những người có kiến thức vững vàng , thực hiện cách này rất dễ dàng .
Tôi nói “với trình độ dân trí cực kỳ cao mọi người đều có thể tiếp cận chân lý khách quan một cách dễ dàng” là ý nói đến cách tiếp cận thứ 2 này .
Qủa thật ( vì hiếu kỳ ) tôi cũng đã từng định “vượt tường lửa” mà không được . Xong , tôi nghĩ lại : với những người đã nặng lòng thù hận , thì cũng không có hy vọng gì tìm được chân lý khách quan từ những bài viết của họ , nên tôi lại thôi không quan tâm đến vấn đề đó nữa .
" Vậy toàn thể nhân dân lẽ nào có thể chấp nhận / lẽ nào cần thiết một HP mà trong đó mình bị áp bức, bị phục tùng bởi ý chí của giai cấp thống trị ???"" ( songthu )
Trả lờiXóaMời bạn đọc lại giúp tôi đoạn sau :
“Có lẽ Luật sư Trai có ác cảm với thuật ngữ “thống trị” ? . Giai cấp “thống trị” xã hội được định nghĩa là : giai cấp nắm giữ chính quyền , cai quản mọi công việc của xã hội . Trong nhà nước của Lê Nin giai cấp thống trị xã hội là giai cấp lao động , trong nhà nước của Stalin giai cấp thống trị xã hội là giai cấp công nông . Ở Việt Nam , trước đây trong nhà nước của Hồ Chí Minh giai cấp thống trị xã hội là giai cấp lao động , một thời gian dài sau đó, do bị ảnh hưởng bởi tư tưởng Stalin , trong nhà nước Việt Nam , giai cấp thống trị xã hội là giai cấp công nông , ngày nay ( sau đại hội X của ĐCSVN ) trong nhà nước Việt Nam giai cấp thống trị xã hội là giai cấp lao động . Vậy nhà nước tạo ra các công cụ bạo lực của giai cấp thống trị dùng để giữ gìn địa vị thống trị xã hội .” ( trucngona4 )
“ - Nếu hiến pháp mang ý nghĩa là khế ước của tất cả công dân về việc thiết lập bộ máy chính quyền để bảo vệ các quyền tự do dân chủ cho các công dân thì không có chỗ cho hiến pháp trong nhà nước của Lê Nin.
- Hiến pháp - khế ước của toàn thể nhân dân về việc thiết lập chính quyền - không thể nào tồn tại trong một xã hội mà giai cấp này áp bức các giai cấp khác bằng công cụ nhà nước.
- Trong nhà nước của Lênin có HP, nhưng HP đó KHÔNG mang ý nghĩa là khế ước của tất cả công dân về việc thiết lập bộ máy chính quyền để bảo vệ các quyền tự do dân chủ cho các công dân "” ( songthu )
Hiến pháp và khế ước là 2 khái niệm riêng biệt , khác hẳn nhau về ý nghĩa , không thể “ - Nếu hiến pháp mang ý nghĩa là khế ước của tất cả công dân …” được . Chỉ khi nào ranh giới phân biệt giai cấp trở nên mờ nhạt hoặc không còn nữa , thì khi đó hiến pháp mới có thể được thay bằng một bản khế ước của tất cả công dân . Còn khi xã hội vẫn còn giai cấp thì hiến pháp vẫn phải mang nội dung bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị .
“Chỉ thấy Lê Nin cho rằng :"" Các bản HP là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp lâu dài và vất vả giữa một bên là chế độ phong kiến, chế độ chuyên chế, và một bên là giai cấp tư sản, nông dân, công nhân. Các HP thành văn và không thành văn ... đều là bản ghi chép thành qủa đấu tranh thu được sau hằng loạt thắng lợi giành giật được một cách khó khăn của chế độ mới chống lại chế độ cũ, và hằng loạt thất bại mà chế độ cũ chống trả chế độ mới gây nên "" ( songthu )
Đó chính là quan điểm của Lenine về hiến pháp !
Ngôn ngữ là phương tiện để truyền tải thông tin , vì vậy mỗi từ đều phải được thống nhất quy ước về nghĩa , trong trường hợp bất đồng ngôn ngữ thì phải có từ điển .Cũng có những từ đa nghĩa , nhưng những nghĩa đó đều đã được quy ước cụ thể . Bất cứ đặt trong ngữ cảnh nào cũng không được hiểu theo ý riêng , khác với những nghĩa đã quy ước . Nếu từ ngữ mà cứ gán nghĩa tuỳ tiện , hoặc hiểu nghĩa tuỳ ý thì làm sao trao đổi được thông tin ? hoặc giả mỗi người phải có một cuốn từ điển tự mình biên soạn , để cung cấp cho người mà mình cần trao đổi thông tin ?
Trả lờiXóaTrong từ điển Việt – Hoa , từ “nhà nước” chỉ có một nghĩa duy nhất là : quốc gia . Vì vậy tôi mới nói : “quốc gia” = “nhà nước” không “rỗng tuếch”! bởi vì “Nước, đất nước, quốc gia, tổ quốc chỉ thực thể tự nó hiện hữu, nội hàm trong đó bao gồm lãnh thổ địa lý quốc gia và xã hội loài người xây dựng trên đó” ( N N T ) .
Bác ạ, hiện nay giai cấp thống trị ở VN đâu còn phải là giai cấp lao động ? mà có một số trong số đó hiện nay đã trở thành giai cấp tư sản...mại bản (từ ngữ của họ dành quy chụp cho người khác, nhưng nay quả thật đã vận đúng vào bản thân của họ, và vào giai cấp của họ). Bởi nếu giai cấp thống trị là nhân dân lao động, lẽ nào quyền lợi đại đa số giai cấp lao động trong xh VN lại bị rẽ rúng như hiện nay đến thế ??? (Họ không thực hiện quyền mà họ được nhân dân giao phó, không làm đúng theo ý chí của nhân dân, mà quyền lực đó bị tha hóa, mang lại đặc quyền, đặc lợi cho họ, hoặc họ thể hiện quan liêu, cửa quyền, hách dịch, quay lưng lại với nhân dân ...)
Trả lờiXóa--> Dân chủ không là gì xa vời, đó chính là quyền lực nhân dân. Ở đâu nhân dân có quyền tham gia và quyết định những vấn đề của đất nước, thì ở đó có QLND.
Bác ơi, tại sao mình cứ phải nô lệ vào một số những tư tưởng lỗi thời của M-L ? tại sao mình không thể chọn một HP phù hợp với nguyện vọng của toàn thể nhân dân VN ? Tại sao không thể thay đổi tư duy để làm cho cả lý thuyết và thực tiễn của chủ nghĩa lập hiến VN được đẩy lên một bước cao hơn ( chứa những tiền đề nhất định) để HPVN có thể phát huy hết hiệu quả đối với đất nước của mình một cách cao nhất có thể có ?
Trả lờiXóa( Ví dụ : HP Mỹ ra đời từ 1787 và tồn tại đến nay > 200 năm - là một HP thành văn đầu tiên của nhân loại - HP cũ không phải sửa đổi hoàn toàn, và pháp luật của họ cũng rất ổn định. Đối với HP Mỹ, lần đầu tiên HP thành văn này là đạo luật có giá trị cao nhất được thừa nhận mà không một đạo luật nào làm trái được.)
- Bài toán cuộc đời không hề đơn giản như thuật toán toán học .
Trả lờiXóa- Khi mình đã đủ khách quan để nhìn nhận mọi sự việc, sự kiện...thì mới có thể lý giải nổi thực tế khách quan này ... ("Cái gì tồn tại là có lý do để tồn tại")
(trích)
Trả lờiXóaGần đây nhất là tòa án Đống Đa Hà Nội bác đơn của các trí thức kiện đài truyền hình Hà Nội. Có người đã tóm tắt luật pháp của ta như sau: trên giấy thì “chỗ thừa, chỗ thiếu, chỗ yếu, chỗ sai, chỗ mập mờ, chỗ vô lý” thực thi thì tùy tiện, bịp bợm ít nhiều mang mầu sắc lưu manh (cả tòa án và công an). Dân có tội thì tòa xử, tòa (cơ quan công quyền) có tội thì ai xử? Chính miệng ông bà quan tòa đã phát biểu “muốn xử đúng cũng được, muốn xử sai cũng được”, “có một rừng luật nhưng toàn xử theo luật rừng”.
http://danluan.org/node/10348
Đây là thành quả của " đổi mới ... y như cũ" và hậu quả "tệ hơn cũ".
Trả lờiXóaCăn nguyên không phải do không có kinh nghiệm mà là ... quá thừa kinh nghiệm (tập đoàn tư bản ... đỏ lũng đoạn nhà nước)
--> "Luật là tao" thì một rừng luật, "tao" hô biến thành luật rừng...
Không phải ý so sánh, nhưng thật sự ta phải nhìn vào những cái hay, cái tốt đẹp mà hướng đến ( chứ không phải đã phá "bọn tư bản giãy chết")
Trả lờiXóaTrước đây, trong lịch sử lập hiến VN, nước ta đã từng có được những điều tốt đẹp nhất, như của các nước văn minh trên thế giới :
* Ở Miền Bắc, Hiến pháp 1946 --> là HP DCND của một nhà nước DCND :
- Hoàn toàn chưa hề đề cập đến cải tạo XHCN.
- Gồm 7 chương , 70 điều : LỜI NÓI ĐẦU --> KHÔNG CÓ CHƯƠNG QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ XÃ HỘI như các HP của các nước XHCN.
- Chương I : CHÍNH THỂ --> Từ chính thể quân chủ --> CHUYỂN SANG CHÍNH THỂ CỘNG HÒA, xác định những vấn đề : Bản chất của quyền lực nhà nước :" Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân VN"
- Chương cuối : Sửa đổi HP ( toàn dân được quyền phúc quyết)
-Chế định chủ tịch nước : CT nước có quyền hạn vô cùng rộng lớn, nhưng lại không phải chịu trách nhiệm nào, TRỪ TỘI PHẢN BỘI TỔ QUỐC --> Chế định này rất đặc biệt so với các nguyên thủ quốc gia khác ... ( điều này được tuyên truyền là " chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân với SỰ SÁNG TẠO RA MỘT HÌNH THỨC CHÍNH THỂ CỘNG HÒA DÂN CHỦ ĐỘC ĐÁO ..." (?)
...
* Mặt khác, Miền Nam cũng đã từng có HP VNCH rất dân chủ, văn minh và tiến bộ ...
(Trích)
HIẾN PHÁP VIỆT NAM CỘNG HOÀ
(năm 1967)
QUỐC HỘI LẬP HIẾN Chung quyết trong phiên họp Ngày 18 tháng 3 năm 1967
-------o0o--------
LỜI MỞ ĐẦU
Tin tưởng rằng lòng ái quốc, chí quật cường, truyền thống đấu tranh của dân tộc bảo đảm tương lai huy hoàng của đất nước.
Ý thức rằng sau bao năm ngoại thuộc, kế đến lãnh thổ qua phân, độc tài và chiến tranh, dân tộc Việt Nam phải lãnh lấy sứ mạng lịch sử, tiếp nối ý chí tự cường, đồng thời đón nhận những tư tưởng tiến bộ để thiết lập một chánh thể Cộng Hòa của dân, do dân và vì dân, nhằm mục đích đoàn kết dân tộc, thống nhất lãnh thổ, bảo đảm Độc Lập Tự Do Dân Chủ trong công bằng, bác ái cho các thế hệ hiện tại và mai sau.
Chúng tôi một trăm mười bảy (117) Dân Biểu Quốc Hội Lập Hiến đại diện nhân dân Việt Nam, sau khi thảo luận, chầp thuận Bản Hiến Pháp sau đây :
CHƯƠNG I: Điều khoản căn bản
ĐIỀU 1
1- VIỆT NAM là một nước CỘNG HÒA, độc lập, thống nhất, lãnh thổ bất khả phân
2- Chủ quyền Quốc Gia thuộc về toàn dân
ĐIỀU 2
1- Quốc gia công nhận và bảo đảm những quyền căn bản của mọi công dân
2- Quốc Gia chủ trương sự bình đẳng giữa các công dân không phân biệt nam nữ, tôn giáo, sắc tộc, đảng phái. Đồng bào thiểu số được đặc biệt ,nâng đỡ để theo kịp đà tiến hóa chung của dân tộc
3- Mọi công dân có nghĩa vụ góp phần phục vụ quyền lợi quốc gia dân tộc
ĐIỀU 3
Ba cơ quan Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp phải được phân nhiệm và phân quyền rõ rệt. Sự hoạt động của ba cơ quan công quyền phải được phối hợp và điều hòa để thực hiện trật tự xã hội và thịnh vượng chung trên căn bản Tự Do, Dân Chủ và Công Bằng Xã Hội.
......
etc
Giáo sư tiến sĩ Đào Công Tiến, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Tp Sài Gòn viết một bức thư gởi đảng, gởi Nhân dân nhân ngày ông nhận huy hiệu 50 tuổi đảng. Gởi thư mục đích của ông là đóng góp với đảng, với Dân một số vấn đề mà từ nhiều năm ông trăn trở, trong thư có đoạn:
Trả lờiXóa“Không nên tuyệt đối hóa và kiên định một cách máy móc học thuyết Mác-Lênin. Trào lưu cách mạng vô sản và công cuộc xây dựng XHCN ở Liên xô, Trung quốc và một số nước khác, trong đó có Việt nam cho chúng ta những cảm nhận: (1) Học thuyết Mác-Lênin có cái trước đúng nay vẫn đúng; (2) Có cái trước đúng, nay không còn phù hợp vì bối cảnh xã hội đã có quá nhiều thay đổi; (3) Và cũng có cái trước và nay đều không đúng. Do đó, để chọn được cái đúng, cái phù hợp để vận dụng, thì không thể tuyệt đối hóa, không thể cứ kiên định một cách máy móc học thuyết Mác-Lênin là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho mọi tư duy và hành động”. (Bauxite Việt Nam online ngày 28-9-2011)
Qua quá trình vận dụng học thuyết Mác-Lê vào Việt nam, tiến sĩ Hà sĩ Phu đã cho chúng ta thấy cái nhận thức của ông qua bài “Chia tay ý thức hệ” trong Tuyển tập Hà Sĩ Phu do Tạp chí Thế kỷ 21 phát hành tháng 1-1996 như sau:
“Theo điều tôi nhận thức được thì…bản chất của dòng tư tưởng Mác-Lê về xã hội là dòng tư tưởng Phong kiến phục hưng, cộng với ảo tưởng Cộng sản nguyên thuỷ (hoặc ảo tưởng nô lệ) trong cơn khủng hoảng tăng tốc của nền Văn minh Công nghiệp.
“Học thuyết Mác-Lê không phải là cái gì cao xa chưa tới mà chỉ là cái hoài vọng đã bị vượt qua, chỉ là biến tướng mới mang cái mốt công nghiệp của chủ nghĩa phong kiến đã bị lịch sử vượt qua trước đây nhiều thế kỷ. Nó không phải là thứ cẩm nang dẫn đường đầy tính súc tích huyền bí đến mức hàng thế kỷ sau chưa có ai hiểu đúng, mà chỉ là những dự đoán lẩm cẩm không bao giờ có thực trên đời”. (Tuyển tập HSP- trang 117)
--------
Chủ nghĩa Mác-Lê do hai ông Karl Marx và Angels chủ xướng được ông Lenin vận dụng vào cuộc cách mạng giải phóng lớp công nhân thợ thuyền bị bóc lột và các dân tộc nhược tiểu bị áp bức. Chủ thuyết này thoạt đầu được phát triển ở các nước Đông Âu, Á, Phi và Mỹ La Tin. Tuy nhiên chẳng được bao lâu thì nó bị phá sản. Nó bị phá sản vì nó chỉ là một chủ thuyết mơ hồ, ảo tưởng, không đưa được những dân tộc đã tốn nhiều xương máu có được đời sống ấm no, không đến được thiên đàng mà họ từng nghe nói. Trái lại, chủ nghĩa Mác-Lê chỉ đem đến cho họ một đời sống cơ cực, nghèo đói và lạc hậu hơn. Sau cùng chủ nghĩa cộng sản đã giãy chết ngay trên cái nôi nơi sản sinh ra nó: thành trì Liên xô.
Đại Nghĩa (danlambao) sưu tầm -
---------------
Tóm lại : Thực tiễn chính là động lực của nhận thức.
Cảm ơn bác.
Trả lờiXóaTôi thì nghĩ rằng : Những cái gần gần giống như chân lý thì có thể có rất nhiều - nhưng chân lý thì chỉ có một.
- Không có gì là ... không có thể .
Trả lờiXóa- Bản chất của HP rất phức tạp, không có sự xác định thống nhất giữa các nhà khoa học, các trường phái .
- VD : Có trường phái coi HP là một khế ước xã hội.
( Trong khi theo học thuyết Mác - lênin : HP có tính giai cấp, luật or HP --> thể hiện ý chí giai cấp cầm quyền)
Đó chính là cái làm sai rồi sửa, sửa rồi sai, sai lại sửa ...bởi vì đó mới chỉ là phát triển kinh tế tư bản hoang dã ...
Trả lờiXóa( Phá hỏng tất cả để rồi ... đổi mới y như cũ, hậu quả chỉ là ... người bóc lột người - một chế độ nội thực dân)
Ôi sao mỏi mắt quá, toàn chữ là chữ, chịu không đọc được!
Trả lờiXóaChỉ là những chiêu bài mỵ dân , phá hoại và tuyên truyền của CS.
Trả lờiXóaAi sống ở MN đều biết rõ sự thật . Đâu cần nhồi sọ ?
- Rồi sẽ tới lúc lịch sử được trả về với tất cả sự thật như nó vốn thế, sau khi bức màn mây hôn ám dần dần được xóa tan đi...
Vì chính điều này mà giai cấp vô sản đã cố công phá đổ giai cấp tư sản.
Trả lờiXóaVậy mục đích làm cách mạng chỉ để đưa 1 giai cấp lên địa vị thống trị chứ không phải vì mưu cầu lợi ích chung của mọi giai cấp?
Hi hi..bác có nuôi lòng thù hận với họ không? Vậy thì những điều mà bác cho là chân lý liệu có chủ quan không?
Trả lờiXóaVậy bác có bị " định kiến" không a?
Người dân đã mệt mỏi quá rồi ...
Trả lờiXóaAi thích coi nó là kim chỉ nam thì cứ việc...miễn đừng coi thiên hạ đều là chuột bạch cả ...
http://caulongbachai.multiply.com/journal/item/17380/17380?replies_read=1
" Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa ... MACKENO " ---> Hình như vậy đấy !. Hic! nhưng vẫn phải mặc thêm cái áo khoác MAC-LENIN cho nó lành !
( "Sống chết mặc bay, tiền "tao" bỏ túi")
Hiến pháp này về tính chất vẫn là những đạo luật căn bản của một nhà nước, nhưng về nội dung thì nó thể hiện ý chí của toàn thể xã hội, vì vậy nó được coi như là một khế ước xã hội. Ai vi phạm cũng phải bị chế tài như nhau. Không có ai ngồi xổm lên nó được. Sao có thể gọi là giấy biên nhận được ?
Trả lờiXóaChân lý là chân lý.
Trả lờiXóaKhông có chân lý chủ quan . Đó chỉ là sự ngộ nhận .
Những điều này thì người dân MN hiểu hơn bác nhiều.
Trả lờiXóaÔng Thiệu vẫn là một TT tốt trong lòng dân chúng MN, trừ ra một số người ...xanh vỏ đỏ lòng.
Đó là ý kiến của những người đã từng sống trong lòng chế độ và thuộc giới trí thức của chế độ, chứ không phải là ai khác, cũng không phải là ý kiến của các thế lực thù địch ...
Trả lờiXóaĐúng sai trong thực tế chứng minh đã nhiều. Nếu ai đã không muốn thấy thì không thấy.
Vậy chị đọc tạm cái này cho vui ...hehehe...
Trả lờiXóa-------
http://boxitvn.blogspot.com/2011/11/but-long-hoi-no-dan-en-bao-gio.html#more
Bút Lông hỏi: Nợ dân đến bao giờ?Hoàng Dzung
Thật ra Bút Lông chỉ dẫn lời của nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã đặt ra hồi 2006 trong một phiên họp QH tại Hội trường Ba Đình mà thôi.
Song câu hỏi đó nói lên rằng:
- Chủ tịch QH không có thực quyền mà quyền quyết định lập pháp thuộc về một thế lực đứng trên cả QH;
- Thế lực đứng trên QH này đã không nắm được một nghệ thuật chuyên quyền “độc chiêu” mà chuyện dân gian của cha ông ta đã để lại trong truyện “Trạng Quỳnh”, đó là việc Trạng Quỳnh cho phép lính kéo sập nhà và ỉa giữa nhà mình theo lệnh của Chúa Trịnh với điều kiện: Cho kéo nhà mà cấm được reo hò. Cho ỉa giữa nhà mà cấm được đái.
Với điều kiện bắt buộc phải tuân thủ đã ra sẵn như vậy thì có mà 10 Luật Biểu tình, 10 Luật về Hội, 10 Luật Tiếp cận thông tin, 10 Luật Trưng cầu dân ý, 10 Luật Báo chí (sửa đổi), 10 lần sửa đổi Hiến pháp… thì Quỳnh đây cũng không “ngán”, bởi vì đố ai đi chệch được quỹ đạo mà Quỳnh đây đã đề ra, bởi vì ai kéo sập nhà mà reo hò thì Quỳnh đây sẽ cắt lưỡi, ai ỉa giữa nhà mà đái bậy thì Quỳnh đây sẽ cắt dái!
Nếu vận dụng đúng “độc chiêu” chuyên quyền này thì cái thế lực đứng trên QH cần gì phải sợ đến nỗi phải “Nợ dân” lâu thế?
Bởi vì, giữa điều kiện bị cắt lưỡi cho tuyệt đường ăn nói và cắt dái cho tuyệt giống nòivà nhu cầu sửa đổi Hiến pháp theo ý của nguyên Chủ tịch QH Nguyễn Văn An thì chưa chắc dân chúng sẽ chọn cái mà thế lực đứng trên QH đó đang sợ?
Giữa hai cái ấy thì chưa chắc dân chúng có nhận ra cái nào mới thực sự làm tuyệt giống nòi trong bối cảnh hiện nay?
Có lẽ họ sẽ chọn giải pháp không bị cắt lưỡi và không bị cắt dái, bởi số đông thường chỉ thấy cái gì cụ thể và gần gũi; những nguy cơ xa vời thường bị họ cho là hơi đâu mà lo. Cứ ung dung tự tại như Trạng Quỳnh: Đừng sợ!
Chỉ có điều:
- Nếu đề cao quyền tự do của công dân để “[…] thuyết phục triệu triệu đồng bào, kéo theo sự ủng hộ, đồng tình của tất cả các đảng phái khi…” đất nước lâm nguy thì liệu có là sự bức xúc của những “đại diện của dân” trong Quốc hội của ta trong bối cảnh của đất nước hiện nay hay không mà thôi?
- Nếu đề cao quyền tự do của công dân để “[…] thuyết phục triệu triệu đồng bào, kéo theo sự ủng hộ, đồng tình của tất cả các đảng phái khi…” đất nước lâm nguy thì liệu có là sự bức xúc của một “Nhà nước của dân, do đân và vì dân” như nhà nước ta hay không mà thôi?
- Nếu đề cao quyền tự do của công dân để “[…] thuy
Đừng sợ sao được ? tác giả HDz quá chủ quan , bởi vì ...DÂN NÓ LÀ GIAN MÀ, hê hê ... (Dân theo định nghĩa của đại tá Q :)
Trả lờiXóaLàm gì có chuyện đó ?
Trả lờiXóaCác cao thủ võ lâm hầu như đều có thể rèn luyện và thi triển thành thục võ công của rất nhiều môn phái khác nhau ...
Mặt khác, võ thuật là võ thuật. Nhận thức là nhận thức . Phim chưởng là phim chưởng ( hư cấu). Sao có thể so sánh không cùng loại, không cùng chất, không cùng lượng ???
Càng có nhiều kinh nghiệm thực tiễn thì nhận thức càng đúng đắn ( đã trãi qua thực chứng )
(Tuy nhiên, trong film chưởng thường thấy có nhiều nhân vật giang hồ hắc đạo do quá sùng bái đến mức hoang tưởng cho rằng một "bí kíp" nào đó là " vô địch muôn năm", là " bách chiến bách thắng", mà nhờ nó mình sẽ trở thành "bá chủ võ lâm"...Từ đó họ cố sống cố chết tu luyện để chiếm lĩnh đến nỗi tẩu hoả nhập ma (thân tàn ma dại), cuối cùng rồi thì ... tự sinh tự diệt thôi. )
Như là Nhạc Bất Quần chẳng hạn hả :))
Trả lờiXóaSao bác biết ? hi hi ...Tui hổng dám nhận 2 chữ "cả tin" đâu ! Hic!
Trả lờiXóa( Nếu tui là vậy, tui đâu phải "nói qua nói lại" với bác làm chi đây nè ?)
" Nói người hãy nghĩ đến "ta" , thử xem lại đi ..."
Trả lờiXóaĐây chính là cái lão luyện của những người lọc lõi ( nhưng theo kiểu khôn lõi, khôn quỷ) nhờ sự thiếu minh bạch và sự bưng bít thông tin, họ độc quyền làm chủ thông tin cũng chính là một kiểu họ "đúc rút kinh nghiệm từ thực tế" , nhưng là từ thực tế của người khác, của các nước khác trong thế giới tự do, để họ chỉ biết nghĩ cách vun vén thu lợi ích cho cá nhân, phe nhóm, bỏ mặc lợi ích của số đông dân chúng ...
Trả lờiXóaVí dụ chứng minh trong thực tế thì nhiều vô số, bác giỏi lý luận như thế tưởng bác dư biết, cần chi nói thêm nhiều ...
( Chẳng hạn : Tại sao lại phải sửa đổi HP năm 1992 ? Tại sao trong HP 1992 từ điều 1 đến điều 14 không có một điều khoản nào định nghĩa về chế độ chính trị theo tính pháp lý , mà chỉ thuần mang tính lý luận ??? Tại sao điều 4 HP 1992 lại quy định đảng CSVN là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xh ??? ..v.v.... & ...v.v... )
Nếu ..." Qủa thật cuộc sống bây giờ là thiên đường của thời bao cấp" --> thì sẽ có nhiều người tiếc nuối một thiên đường đã mất, vì thiên đường ấy người ta đã đạt được từ lâu - từ trước ngày 30/4/75 - thiên đường ấy tốt đẹp hơn rất nhiều so với thiên đường ... của quỷ ...
Trả lờiXóaAi còn nợ ai ?
Trả lờiXóahttp://boxitvn.blogspot.com/2011/09/viet-nhan-ngay-quoc-khanh-trung-cong.html
”Cầm vàng mà lội qua sông,Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng!!!””May thay chút nữa em lầmKhoai lang khô xắt lát, Em tưởng Cao-ly sâm bên ...Tầu!”
Trả lờiXóaÔi! Các nước Đông Âu rồi Liên Xô đem bỏ đi cái kim chỉ nam uổng quá! Còn Đông Đức lại lấy cái kim chỉ nam đập nát bức tường Bá Linh mới ghê chứ!
Trả lờiXóaTheo bác thì nước ta đang áp dụng rất linh hoạt chủ nghĩa Mac để có lợi cho ai vậy bác?
“Hiến pháp này về tính chất vẫn là những đạo luật căn bản của một nhà nước, nhưng về nội dung thì nó thể hiện ý chí của toàn thể xã hội, vì vậy nó được coi như là một khế ước xã hội. Ai vi phạm cũng phải bị chế tài như nhau. Không có ai ngồi xổm lên nó được. Sao có thể gọi là giấy biên nhận được ?” ( songthu )
Trả lờiXóa“Khế ước” : nghĩa gốc là : “giấy biên nhận” ! ,
“Chân lý là chân lý.
Không có chân lý chủ quan . Đó chỉ là sự ngộ nhận .” ( songthu )
“Chân lý chủ quan” : Chân lý tương đối vốn mang yếu tố chủ quan ( yếu tố nhận thức của con người ) nên còn gọi là chân lý chủ quan . Con người luôn có khát vọng vươn tới tiếp cận chân lý tuyệt đối ( chân lý khách quan ) cho nên theo tiến trình phát triển của nhận thức , chân lý tương đối liên tục được xác lập rồi lại bị phá vỡ , vì vậy nó thuộc phạm trù lịch sử . Chân lý tương đối luôn luôn vượt trước nhận thức của con người .
Ví dụ : Thời xa xưa con người nhận thức rằng : mặt đất giống như cái mâm , còn bầu trời thì giống như cái lồng bàn úp lên trên , coi đó là chân lý . Nhưng rồi chân lý đó bị phá vỡ khi con người phát hiện ra trái đất có hình cầu , và thuyết “địa tâm” ra đời , theo thuyết này : trái đất đứng yên và là tâm , mặt trời và các vì sao quay xung quanh trái đất . Nhà thờ đã cho rằng đó là chân lý tuyệt đối , nên coi thuyết “địa tâm” là chân lý bất khả xâm phạm . Nhưng không ngờ sau đó , nhà bác học Cô péc ních đã phát hiện ra trái đất không phải là đứng yên , mà quay xung quang mặt trời với tốc độ 24 giờ / 1 ngày , đêm . Đó là thuyết “nhật tâm” . Thế là chân lý “địa tâm” lại bị phá vỡ . Nhà thờ đã coi đây là sự xúc phạm đến chân lý của nhà thờ , nên quyết định xử Cô péc ních tội bị thiêu sống . Khi bước lên giàn hoả thiêu , Ông vẫn dõng dạc tuyên bố : “ Dù sao trái đất vẫn quay !” .
“…phân nhiệm và phân quyền rõ rệt.” là : quyền Lập pháp là của anh , quyền Hành pháp là của tôi , việc anh “lập” thế nào là tuỳ anh , còn việc tôi “hành” thế nào là việc của tôi . Ta hãy xem chính quyền VNCH hành pháp như thế nào :
Trả lờiXóaTại miền Nam, từ 1954-1955, với cương vị thủ tướng, ông Diệm đã dẹp yên các lực lượng Bình Xuyên, lực lượng vũ trang của các giáo phái Hoà Hảo, Cao Đài vốn là các tổ chức lúc này do Pháp đứng sau hỗ trợ nhằm chống lại ông,
Không chỉ loại trừ cộng sản, Tổng thống Ngô Đình Diệm còn bỏ tù một số chính trị gia đối lập. Có tài liệu cho rằng Hoa Kỳ không phản đối việc này với lý do trong một xã hội chia rẽ Nam Việt Nam đứng trước nguy cơ lật đổ của cộng sản nên Tổng thống Ngô Đình Diệm phải có chính đảng riêng của mình, có chính phủ mạnh để đối phó với tình hình và Hoa Kỳ đã ủng hộ Ngô Đình Diệm thiết lập một chế độ cực quyền[11]
Chính sách ủng hộ này của Hoa Kỳ tạo mầm mống cho hậu quả nghiêm trọng trong nền chính trị miền Nam. Tướng Edward Lansdale - phụ trách chiến tranh tâm lý ở miền Nam lúc này đã nhìn thấy nguy cơ trong chính sách của Ngô Đình Diệm, ông tìm cách thuyết phục đại sứ Hoa Kỳ Frederick Nolting can ngăn anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm xây dựng một nhà nước cực quyền ở Nam Việt Nam vì chính sách của họ sẽ đưa đến tình trạng chia rẽ giữa những người có tinh thần dân tộc và cùng chung mục tiêu chống Cộng. Có tài liệu cho rằng với việc loại trừ các đối thủ chính trị đã tạo nên một khoảng trống chính trị ở Nam Việt Nam khiến Hoa Kỳ không có sự lựa chọn nào khác là ủng hộ chính quyền hiện hữu[11]
Chính sách cai trị đất nước bị coi là thiên vị với thiểu số người Công giáo và tập trung quyền lực vào gia đình đã tạo ra những mầm mống xung đột giữa Công giáo và Phật giáo cũng như sự bất mãn trong đội ngũ tướng lĩnh quan chức.
Cùng với việc chống Cộng sản không đạt được kết quả và không ổn định được sự mâu thuẫn tôn giáo được xem là nguyên nhân dẫn tới sự mất uy tín trầm trọng của ông và chính quyền ông trước các lực lượng chính trị hợp pháp khác tại miền Nam và trước chính quyền Hoa Kỳ. Sự kiện Phật Đản, 1963 xảy ra là giọt nước tràn ly dẫn tới hành động đảo chính của một nhóm tướng lĩnh vốn không hài lòng với cách điều hành đất nước của Tổng thống Diệm. Đứng trước tình thế đó, chính phủ Kennedy cũng bỏ rơi Ngô Đình Diệm và khuyến khích đảo chính để lật đổ chế độ độc tài. Cuộc đảo chính diễn ra vào lúc 11h30 ngày 01 tháng 11 năm 1963, lực lượng đảo chính đã chiếm dinh tổng thống, ông và Ngô Đình Nhu trốn ra khỏi dinh và về lánh nạn tại nhà thờ Cha Tam - Chợ Lớn. Đó là kết cục tất yếu của một chế độ cực quyền , độc tài gia đình trị , kỳ thị tôn giáo . Hành động đảo chính đã đưa miền Nam đến tình trạng khủng hoảng lãnh đạo trong thời gian 4 năm , cho đến khi Nguyễn Văn Thiệu trở thành Tổng thống Việt Nam Cộng hòa.
Ông Thiệu đã ép Quốc hội thông qua một đạo luật vào ngày 03 tháng 6 năm 1971 nhằm loại bỏ các ứng cử viên đối lập , theo đó thì ứng cử viên buộc phải có tối thiểu 40 chữ ký ủng hộ của dân biểu hay nghị sĩ Quốc hội và 100 chữ ký của các thành viên trong hội đồng tỉnh . Vì điều luật này mà các ứng cử viên nặng ký như Dương Văn Minh và Nguyễn Cao Kỳ buộc phải rút lui , vì vậy ông Thiệu đã tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 2 một cách dễ dàng vì không có đối thủ tranh cử .” ( trucngona4 )
- Một hiến pháp mang các giá trị dân chủ chưa chắc đã đem lại một đời sống dân chủ trên thực tế. ( Ngô Ngọc Trai )
Đến giai đoạn này, khi nói điều gì cần có chứng minh và dẫn chứng cụ thể bác nhỉ? Không phải cứ nói và buộc người khác phải tin là được bác nhỉ? :))
Trả lờiXóa“Chỉ là những chiêu bài mỵ dân , phá hoại và tuyên truyền của CS.” ( songthu )
Trả lờiXóaKhông lẽ Tướng Edward Lansdale - phụ trách chiến tranh tâm lý ở miền Nam và cả Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) cũng tuyên truyền cho Cộng sản !?
Ai sống ở MN đều biết rõ sự thật . Đâu cần nhồi sọ ? ( songthu )
Bạn dùng từ mạnh quá : “nhồi sọ” nghe ghê chết , tôi chẳng giám đâu ! vả lại tôi cũng không có khả năng bịa ra sự thật .
- Rồi sẽ tới lúc lịch sử được trả về với tất cả sự thật như nó vốn thế, sau khi bức màn mây hôn ám dần dần được xóa tan đi...” ( songthu )
Nếu cứ chờ lịch sử trả lời thì bây giờ có gì để mà nói ?
Cái ông tướng này muốn đem quân vào miền Nam, ai cản bước tiến của Mỹ thì ông dẹp bỏ ! Muốn dẹp bỏ thì phải có lý do, không gì hay hơn là " CỦI ĐẬU NẤU ĐẬU"!!
Trả lờiXóaKhông phải là chờ lịch sử trả lời - Bác nói lộn hay cố ý vậy ? - Mà là trả lại sự thật cho lịch sử -
Trả lờiXóaLịch sử đã bị người ta bưng bít, thêm thắt, bịa đặt, bóp méo, bẻ cong, hoặc tô vẽ, xưng tụng, phong thánh .v.v.. tùy theo ý đồ chính trị xấu xa của họ. Nhưng bàn tay che sao nổi mặt trời ??? giấy sao gói được lửa ??? Cũng tới lúc sự thật lịch sử được phơi bày hết, dù ai đó muốn hay không . Thế thôi ...
Còn bây giờ thì người ta đi làm lịch sử, chứ đâu có cần chờ lịch sử sang trang ??? ( Cách mạng hoa lài ở Tunisie - bắc Phi , Mùa xuân Ả rập... mói nhất là Lực lượng nổi dậy ở Libya dẫn đến bác Ga - người hùng trở thành ...chuột cống bên đường đó thôi )
- Bão đã nổi lên khắp cả địa cầu, bão tràn qua lục địa đen, bão quét đến đâu, nhân dân các nước độc tài như có thêm nguồn hưng phấn từ mùi hoa lài tỏa lan thơm nức nở ...
Nhồi sọ là việc mà tuyên huấn các bác đã làm từ ngày này sang ngày khác, năm này sang năm khác trên tất cả các phương tiện đến không biết mỏi miệng, mà còn bảo ghê ? Người bị buộc phải nghe mới "ghê chết" chứ không phải mấy bác đâu ...
Trả lờiXóaNhưng mà bác đã làm đấy thôi, bác đã lập đi lập lại ít nhất là hai lần ...
Nếu như không phải bác bịa thì bác chỉ nói lại lời của người khác bịa đặt.
Tôi không bao giờ làm như bác. Có mới nói. Thấy mới nói.
Điều này thì rõ rồi.
Trả lờiXóaHP 1946 của VNDCCH còn chưa một lần dám đưa ra trưng cầu dân ý , sau đó sửa tới sửa lui toàn dân không được phúc quyết. Toàn do đảng tự biên tự diễn, lấy gì mà có dân chủ ???
ST ơi! Nói với ma làm gì há? Một cái avatar cũng không, qua nhà thì trắng trơn, hốc hoác.
Trả lờiXóaTưởng sao chứ, theo mình thì nên ngủ cho khỏe. Có nói thì nói với đầu gối sướng hơn.
MỌI LÝ THUYẾT ĐỀU LÀ MÀU XÁM
NHƯNG CÂY ĐỜI MÃI MÃI XANH TƯƠI :))
CÁI CHUYỆN ÔNG COPECNIC NÓI ĐẾN TRĂM NĂM CŨNG KHÔNG THÔI :))) BÂY GIỜ CÒN CẢ NGÀN CHUYỆN CÒN HƠN CHUYỆN ÔNG COPECNIC NỮA KÌA.
Dạ vâng.
Trả lờiXóaCảm ơn chị.
Em ... stop here.
Tại vì em nghe nói là bác Trực Ngôn thì em cũng nễ mặt, nói năng cho lịch sự, cho phải phép chút thôi.
Trả lờiXóaNhưng "nói qua, nói lại" một hồi thì ...hi hi ...nghi roài :))
( Sao giống in bác conmacongsan quá ??? nhưng "bác" này tưởng "trực ngôn" mà sao lại có vẻ ..."xiên xẹo mẹo dậu" quá đi mất, hahaha :))
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaNgười ta yêu mến một lãnh đạo, phần lớn đều vì đức vì tài.
Chuyện yêu / ghét : đâu thể cưỡng cầu ?
Trả lờiXóa
"Ai đó có thể sai chứ đồng chí Sít-ta-lin và Mao Chủ Tịch thì không bao giờ sai !"
Trả lờiXóaRất tiếc ! không thể lớn được .
Trả lờiXóađó chính là ... đột phá về lý luận ... :)
Trả lờiXóa( Làm cho mới lại cái đã cũ xì cũ mốc) & dĩ nhiên là các ngài TS M-L có lợi trước hết, bởi nếu không như vậy thì sẽ có khối ngài bị đào thải, thế giới tự do đâu ai cần họ làm chi ? hic!)
(trích)
Trả lờiXóa(trucngon)
“Chân lý” có 2 loại :
1 – Chân lý khách quan : tồn tại là duy nhất và độc lập với nhận thức của con người .
2 – Chân lý chủ quan : có nhiều và phụ thuộc vào nhận thức của mỗi người .
Giống như một bài toán , có nhiều lời giải của nhiều người nhưng trong đó chỉ có 1 lời giải cho ra kết quả đúng , kết quả đúng đó chính là chân lý khách quan ta cần tìm .
Tiếp cận chân lý khách quan cũng có 2 cách : ( trở lại ví dụ về giải bài toán )
1 - Thụ động : tham khảo lời giải của nhiều người , xong tìm trong số đó lời giải đúng . Rõ ràng làm theo cách này không dễ dàng , thậm chí còn dễ bị “loạn” thông tin .
2 - Chủ động : vận dụng kiến thức của chính mình để giải bài toán , những người có kiến thức vững vàng , thực hiện cách này rất dễ dàng .
Tôi nói “với trình độ dân trí cực kỳ cao mọi người đều có thể tiếp cận chân lý khách quan một cách dễ dàng” là ý nói đến cách tiếp cận thứ 2 này .
Qủa thật ( vì hiếu kỳ ) tôi cũng đã từng định “vượt tường lửa” mà không được . Xong , tôi nghĩ lại : với những người đã nặng lòng thù hận , thì cũng không có hy vọng gì tìm được chân lý khách quan từ những bài viết của họ , nên tôi lại thôi không quan tâm đến vấn đề đó nữa .
-----------------------
Chỗ này có vẻ ...lộn xộn quá (?) Phải tự giải và tham khảo nhiều cách khác, rồi nghiệm coi cách nào là hay nhất chứ .
Ai đâu lại giải toán theo cách 1 như bác nói ? Đó là copier chứ giải cái nổi gì mà giải ? Mà ai mới là người chuyên đi cọp dê nguyên xi của thiên hạ đây ( mà còn nghi su đi cọp dê cái sai mới là chết chứ ) ??? hahaha ... Người có trình độ đâu sợ gì nhiễu loạn thông tin ???
- Chính bác đã có định kiến (ác cảm) sẳn rồi, thì bác không thể nào hiểu được chân lý là gì .
( Ngay cả khi bác thử đặt bản thân vào trường hợp của người khác, có khi vẫn là chưa hiểu hết được)
Cảm ơn bác đã chỉ giáo .
Trả lờiXóa( Cả đời gặp toàn mác với lê thì còn lớn sao nổi mà mong? hu hu ...)
Trên đời vẫn còn nhiều tay trùm đạo đức giả (ngụy quân tử) lắm :)
Trả lờiXóa- Luật được làm ra là để ngăn chận những kẻ mạnh lạm dụng quyền lực để làm mọi việc .
Trả lờiXóa(Laws are made to prevent the stronger from having the power to do everything. )
Hi hi..vấn đề là không thể lớn lên cái gì! Lớn lên lòng vị tha, lòng yêu nước....hay lớn lên sự độc ác, lớn dần tính vị kỷ, bảo thủ, cố chấp, kiêu ngạo....
Trả lờiXóaCó nhiều cái không cần và không muốn nó phát triển và lớn mạnh thêm nữa:)
À, hay quá. Thì là vậy thôi mà ...
Trả lờiXóaCảm ơn chị . Chị nhận xét thật sắc xảo.
Em đã không để ý vấn đề này.
Cuối tuần vui và thư giãn chị nhé.
Chủ nghĩa Marx và thực tiễnPosted on 16/11/2011 - Đỗ Trọng (danlambao) -
Trả lờiXóaĐã một thời mỗi lần học chính trị cánh bộ đội, đảng viên chúng tôi thường được nghe kể về “Liên Xô vĩ đại là thành trì vững chắc của phe XHCN, bất khả xâm phạm. Với hàng triệu đảng viên trung kiên, lực lượng quân sự hùng mạnh bách chiến bách thắng, lại có vũ khí tối tân chỉ cần ấn nút tên lửa đạn đạo của Liên Xô có thể chui vào cửa sổ của tòa nhà trắng… Với ba dòng thác cách mạng như vũ bão, phong trào cách mạng trên thế giới đã trở thành xu thế tất yếu không thể đảo ngược”, “tư bản giãy chết” là cái chắc. Rồi “Ai thắng ai” đầy thách thức. Trong lòng cứ thấy lâng lâng khó tả, ngỡ bọn đế quốc và bè lũ sắp tới ngày cáo chung, chẳng mấy nữa chủ nghĩa Marx – Lenin sẽ ngự trị trên toàn thế giới.Qua chiến tranh sang hòa bình, mọi người lại được phổ biến: khó khăn chỉ tạm thời, đế quốc Mỹ hung hãn thế ta còn đánh thắng. Nay độc lập rồi, lịch sử đã sang trang, dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của đảng quyết tâm “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH”, với mấy chục triệu nhân dân cần cù và thông minh, có rừng vàng biển bạc, lại được Liên Xô và các nước XHCN anh em giúp đỡ, v.v... kinh tế nước nhà hồi phục mấy chốc. Tương lai đầy hứa hẹn, trên trái đất này dễ nước nào sánh kịp, Việt Nam sẽ là tấm gương cho cả thế giới noi theo! Ôi sướng thật, các cụ xưa có sống lại chắc không thể tưởng tượng nổi! Ở nông thôn, từ các tổ đổi công hợp nhất lại thành hợp tác xã nông nghiệp. Lúc đầu mỗi thôn một HTX là cấp thấp, một công lao động mười điểm còn được một ki lô gam thóc, đến khi cả xã nhập lại gọi là HTX cấp cao mỗi công vẻn vẹn chỉ còn hai đến ba trăm gam thóc lép. Kẻng đi làm, kẻng nghỉ làm, kẻng chia thóc, kẻng đi họp, kẻng cháy nhà, kẻng hộ đê, v.v... sớm tối tiếng kẻng vang lên khắp hang cùng ngõ hẻm. Mỗi xã có ba ông: Bí thư, Chủ tịch, Chủ nhiệm HTX quyền hành ngang ngửa. Trâu chết đói hoặc chết rét người lo thiếu sức kéo thì ít, người mừng có thịt trâu ăn thì nhiều. Không có trâu mọi người càng có thêm việc đi cuốc ruộng để lấy điểm. Không có phân, lấy bèo tây ủ bón ruộng. Vì nghị quyết, để lấy thành tích cây lúa phải đèo thêm hạt giả, năng suất ảo nhưng thóc đem nộp thuế và phải bán cho nhà nước là thật. Kẻ làm ra lúa mà suốt đời thiếu ăn. Làng xóm tiêu điều, không mấy đứa trẻ không suy dinh dưỡng, người lớn hốc hác, quần áo vá chằng vá đụp. Cán bộ vất va vất vưởng, chạy đôn chạy đáo kiếm việc làm thêm từ cuốn thuốc lá, làm pháo, đan len thuê, nuôi lợn, nuôi gà công nghiệp, v.v... để “tự cứu mình”. Công nhân không tìm cách ăn cắp vật tư bán thì cũng trốn việc hoặc xin nghỉ không lương để đi làm ngoài. Chưa hết, suốt ngày còn phải tính chuyện lo xếp sổ mua hàng. Cha chết không lo bằng mất sổ gạo. Gạo sổ đã mọt lại ẩm, rồi cũng không đủ bán, phải thay bằng ngô, khoai, hạt bo bo. Tiêu chuẩn thịt được thay bằng đậu phụ, mắm tôm hoặc có nơi quy ra phân đạm. Giá cả tăng chóng mặt. Người bệnh không có thuốc bị chết oan là chuyện thường tình. Trong giao dịch người ta đã xem việc phải lo lót là lẽ đương nhiên, dây thần kinh xấu hổ cứ thế bị tê liệt đến giờ. Mấy