Thứ Tư, 14 tháng 9, 2011

Trời ? Thần tượng Chân quê cuả tui đây sao ? Thiệt hôn ? (Trước con cơ cực nhọc nhằn - Nhờ Cha nay mới nên thân nên người..). Hỡi ôi! " Thơ người * ? Hay hổng phải thơ người ? Cách nhau một vực - trời ơi hổng ngờ" ------ * Người : là nhà thơ tui thích nhứt (NB)

13 nhận xét:

  1. Lãnh đạo: nghề làm thuê
    Nguyễn Hưng Quốc -
    -----------------


    Giới lãnh đạo Việt Nam bao giờ cũng cho những chức vụ mình đang nắm giữ như những sứ mệnh vĩ đại từ trên trời rơi xuống. Một thứ thiên mệnh. Ngay cả khi họ giả vờ nói khiêm và nói nịnh họ là “đầy tớ” của dân chúng thì người ta, tự trong vô thức, vẫn xem cái chức “đầy tớ” ấy là một thiên mệnh. Là thiên mệnh vì, thật ra, không có ai thực sự bầu cho họ cả (hiểu bầu theo nghĩa tổng tuyển cử chứ không phải bầu bán trong nội bộ đảng với nhau). Là thiên mệnh vì họ không thực sự chịu trách nhiệm trước ai cả. Đất nước lạc hậu, dân chúng nghèo khổ ư? Đó là trách nhiệm của “thằng” lịch sử hay “thằng” khách quan nào đó. Đất nước phát triển ư? Thì đó là công của họ, bất kể mồ hôi và nước mắt của mấy chục triệu người lao động quần quật trong cả nước...

    *

    Quyền và bổn phận

    Xã hội nào cũng được xây dựng trên hai trụ cột chính: quyền và bổn phận. Tuy nhiên, sự phân phối giữa hai yếu tố này hầu như chưa bao giờ thực sự quân bình và hợp lý. Lúc nào chúng cũng ở trạng thái tranh chấp. Chính những sự tranh chấp ấy đã vẽ nên tấm bản đồ và cũng là lịch sử của các nền chính trị trên thế giới.

    Nói một cách tóm tắt, đặc điểm nổi bật nhất của các chế độ chuyên chế là giành phần quyền về phía giới thống trị và đổ hết phần bổn phận xuống cho những người bị trị. Ví dụ, ngày xưa, vua chúa, nhất là vua, hầu như nắm trong tay mọi thứ quyền. Quyền được coi tài sản của cả nước là tài sản của mình. Quyền được hưởng thụ, kể cả hưởng thụ một cách trụy lạc, bất chấp mọi nguyên tắc luân lý được chính họ truyền dạy. Quyền được ra lệnh, dù là những mệnh lệnh cực kỳ ngu dốt. Quyền sinh sát đối với mọi người. Không ai dám đòi hỏi bổn phận gì từ vua cả. Bổn phận được xem là chuyện của dân chúng. Bổn phận phải đóng thuế, phải phục dịch và phải vâng lời. Vâng lời trong mọi trường hợp, kể cả lúc nhà vua, trong một cơn say rượu nào đó, ra lệnh mình…tự thắt cổ chết: “Quân sử thần tử, thần bất tử bất trung”.

    Chế độ dân chủ, ngược lại, nhấn mạnh vào quyền. Không phải quyền của những người cai trị mà là của những người bị trị. Không phải ngẫu nhiên mà các chế độ dân chủ đầu tiên trên thế giới hầu như ra đời cùng lúc với các bản tuyên ngôn về nhân quyền, trong đó, những quyền được xem là căn bản nhất là: quyền sống một cách tự do và bình đẳng. Những quyền căn bản này cũng là những quyền tối thượng: chúng thuộc về con người trước khi là công dân, do đó, chúng có tính chất phổ quát và bất khả xâm phạm. Chúng được áp dụng cho mọi người bất kể màu da, tôn giáo, đẳng cấp và phái tính. Chúng trở thành nền tảng của mọi thứ quyền khác và cũng là nền tảng để xây dựng một chế độ thực sự dân chủ. Càng ngày các thứ quyền ấy càng được cụ thể hóa và thiết chế hóa, bao gồm nhiều lãnh vực khác nhau, từ chính trị đến kinh tế, văn hóa và xã hội. Nhìn vào các thứ quyền ấy, điều nổi bật và dễ thấy nhất là phần lớn chúng đều gắn liền với ý niệm tự do: tự do phát biểu, tự do tụ tập, tự do hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại, tự do ứng cử, tự do làm ăn buôn bán, v.v…

    Dĩ nhiên, quyền đi liền với bổn phận. Các bổn phận thường được nhắc nhở nhất là bổn phận đối với đất nước, với xã hội, với gia đình, bao gồm cả bổn phận nuôi dạy con cái ở tuổi vị thành niên (độ tuổi thay đổi theo từng nước). Bao trùm lên tất cả là bổn phận tuân thủ luật pháp: Có thu nhập thì phải đóng thuế; đi ra đường (kể cả đi bộ!) thì phải giữ đúng luật đi đường; đến ngã tư, thấy đèn đỏ thì phải dừng xe lại cho dù có cảnh sát hay không, v.v…

    Điều cần chú ý là, ở Tây phương, hai khái niệm quyền và bổn phận thường có quan hệ mật thiết với nhau. Không có quyền nào lại không gắn liền với một bổn phận nhất định. Ví dụ: quyền tự do tụ tập. Ở Tây phương, ai cũng có thể rủ bà con, anh em, bạn bè về nhà mình ăn nhậu, hát hò thoải mái thâu đêm suốt sáng. Chẳng cần phải xin phép công an khu vực như ở Việt Nam ngày trước. Tuy nhiên, ở đây, người ta phải có bổn phận với người khác: sau 10 giờ tối thì mọi âm thanh đều phải điều chỉnh lại cho… vừa đủ nghe để không làm phiền đến giấc ngủ của hàng xóm. Ồn quá, người ta có thể gọi cảnh sát. Ngay cả việc biểu tình cũng vậy.

    Trả lờiXóa
  2. Đó là những chuyện trên lý thuyết và đặc biệt ở Tây phương. Còn ở Việt Nam thì sao?

    Trả lờiXóa
  3. Xưa lệ sa, ta oán hận đất trời
    Nay lệ hoà, ta lại thấy đời tươi!



    Xưa lệ sa, ta tưởng tại ông trời
    Nay đời tươi, ta thấy tới hơn mười ông trời ... ơi

    Trả lờiXóa
  4. hi hihi.. ghé thăm xem thần tượng của ST chả thấy chân dung... đi zìa cà phê thôi..hehhee.

    Trả lờiXóa
  5. Nguyễn Bính à. Hay là Nguyễn Bình Trung Tướng.

    Trả lờiXóa
  6. Dạ, Nguyễn Bính ạ, là nhà thơ lãng mạn của những " Hoa với rượu", "Cô ... háng xòm" :), "Cô lái đò", "Cô hái mơ", "Tương tư" , "Dòng dư lệ " ..v.v.. mà nhiều người thích lắm ạ ...

    Nguyễn Bính

    Trả lờiXóa
  7. Đó, em để chân dung thần tượng rồi đó, theo ý kiến của chị, hi hi ...
    Café dzui mà ngon nhe chị :D

    Trả lờiXóa
  8. Người giữ được tư cách dưới chế độ XHCN thì ít lắm.

    Tôi chỉ tìm được con người có tư cách trong số những người ngoài luồng.

    Và, bạn biết hôm nay tôi nhận được gì từ cháu ngoại một gia đình địa chủ bị đấu tố không, một thanh niên U30 đang theo học trường kỹ thuật gì đó ở Nam Định: Cháu nó viết:

    "Là một người con Việt Nam yêu nước, cháu đề nghị bác không gửi cho cháu những bức thư mang nội dung kích động chống phá nhà nước Việt Nam thân yêu của chúng cháu nữa, là của riêng những con người Việt Nam chứ không phải của bọn chó săn, phản bội quay lưng lại với dân tộc. Và đừng bao giờ reply lại nữa. Đừng nói thêm hay giải thích bất cứ điều gì nữa. Chính quyền nào cũng vậy cũng có những sai sót. Nhưng đừng có cố bám vào để làm cái gọi là quyền tự do dân tộc nữa.
    Chào bác"

    Nó có vẻ tức giận, nhỉ. Chứ xưa nay thư từ rất lễ phép.

    Mà đó chỉ là sau khi nó nhận được bài viết của BS Phạm Hồng Sơn mới đây thôi đó. Nặng hơn nữa chắc nó chửi cha tôi lên.

    Trả lờiXóa
  9. Tại vì nó không hiểu, sẽ đến một lúc nào đó nó sẽ hết ngu lâu.
    ( Bác đừng trách nó nhé, nó phải tự "đào sâu", phải tự "kinh qua" thì nó mới có ...kinh nghiệm xương máu !)

    Trả lờiXóa
  10. Đó. Đó chính là cái mà cha chú của chúng ta đã mắc vào. Cái bệnh của những con đà điểu rúc đầu xuống cát. Cái thái độ từ chối thông tin có vẻ xa lạ với những gì đã xác tín. Thái độ đó, lối sống đó xuất hiện ở một thiểu số nào đó thì nó làm cho sự phát triển không trở nên vũ bão và đi vào sai lạc. Nhưng một khi toàn xã hội đều mang thái độ đó thì đưa tới tình trạng hiện nay của nước Việt ta.

    Tôi phải nói ra cái lý lịch của thằng bé ấy để bạn thấy rằng ở những gia đình không ân oán gì với "cách mạng" hay những gia đình chịu nhiều mưa móc của chế độ, hay ở những cá nhân đang làm việc và ăn lương của chế độ họ bám víu lấy cách nghĩ đó triệt để đến thế nào.

    Và đó cũng là những gì tôi linh cảm từ khi mới có phong trào blog ở Y360, để mà nói rằng tương lai dân chủ ở nước ta còn lâu lắm. Giờ thì tôi nói thêm: cứ cái đà này, chắc phải đến đời cháu cố của tôi thì mới có được cái phôi thai dân chủ ngang với thời 1960 ở miền Nam.

    Cứ suy luận dựa trên ảnh hưởng mạnh mẽ của truyền thông và giáo dục gia đình. Cha mình bị đấu tố chết, mà cháu nội mình không biết gì: tức là mình không nhắc nhở con mình, và con mình thì thần phục kẻ hủy hoại gia đình ông nội nó và dạy cháu mình kính yêu "kẻ thù" (mượn chữ kẻ thù, có vẻ nặng nhưng hợp ngữ cảnh hơn chữ khác.)

    Và những kẻ mang tội nặng nhất chính là những kẻ giống như chủ blog nêu lên ở cái note này: Lũ văn nô.

    Trả lờiXóa
  11. Chữ sau đừng có nói lái như chữ trước nghe ST! Chắc hổng có đâu!

    Trả lờiXóa
  12. Thế hệ 6X, 7X, 8X đều thế cả!

    Trả lờiXóa
  13. Ah! cái dzụ cô háng xòm là em nghe mấy ông đạo diễn gọi thế đấy ... :)
    Cô lái đò thì chưa nghe , hi hi ...

    Trả lờiXóa