Hằng năm, vào mùa nước nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long, những cây điên điển trổ bông vàng rực, tô điểm thêm cho vùng sông nước. Tại An Giang, không trông chờ vào con lũ, người dân tự trồng để hái bông điên điển đem bán. Những ngày này, dọc hai bên đường từ ngã ba Lộ tẻ Châu Thành đến thị trấn Tri Tôn (tỉnh lộ 941), bông điên điển được bày bán rất nhiều. Một kg bông điên điển có giá 20.000 đồng, hộp dưa bông điên điển ½ kg giá: 30.000 đồng.
Cô Trần Thị Liên cho biết: “Dọc đường tỉnh lộ này có gần 30 hộ trồng bông điên điển bán. Nhà tôi trồng được 20 cây. Mỗi ngày hái bán 2 kg”. Bông điên điển được dùng làm nhiều món ăn ngon: nấu canh chua với cá linh hay cá rô đồng, lẩu mắm ăn với bông điên điển…
Bông điên điển vàng rượm Trời đổ cơn mưa ướt áo em Mưa thưa thớt nhưng phơn phớt chiều lạnh Hái chùm bông điên điển Chợt nghe thiếu vắng anh Bông điên điển có nhiều kỷ niệm Để mình nói yêu thương tấc đất ngọn rau Khi điên điển hết mùa tàn rụng Chuyện dòng sông con nước có nhau Chuyện trầu cau mơ ước có nhau
Sao anh để em vẫn chờ đợi? Anh nói anh về khi điên điển trổ bông Sao anh để nắng phai màu xanh Cho vàng lá rụng chiều hôm Hay điên điển bông nở hèn mọn ngàn năm không biết chuyện tình duyên
Bông điên điển hèn mọn vẫn còn Trời đổ cơn mưa cho lá mướt xanh Chung quanh vắng nghe trái tim thầm lặng Nói gì chưa dang dở Đừng để dở dang Bông điên điển mãi còn vàng rượm Để mình nói yêu anh Thương một nắng hai sương Quê ta đó có mùa lũ lụt Luột chùm bông điên điên thay cơm Vậy mà không ai muốn ly hương
Sao lâu quá không ghé thăm nhà Sao lâu quá không nhớ quê nhà? Sợ chiều hôm tắt nắng, sợ buổi sáng mưa dầm, phai lợt em, phai lợt em .
Sao lâu quá không ghé thăm nhà Sao lâu quá không nhớ quê nhà? Sợ rồi phai sắc thắm, sợ rồi khói sương nhòa, mờ mịt em, mờ mịt em!
Ở miền đồng bằng song Cửu Long, mỗi năm vào độ tháng 7, tháng 8 âm lịch, bắt đầu nước lên, mà người dân ở đây gọi là mùa nước nổi, cũng là lúc điên điển trổ đầy cành những đóa hoa vàng rực màu nắng phương Nam.
Dù chỉ là thứ hoa dại mọc lên theo những con nước nổi nhưng hoa điên điển là “bông cứu đói” của bà con nghèo. Trong những ngày mưa gió bão bùng, món bông điên điển luộc giúp cho bữa ăn miền sông nước trở nên ấm cũng hơn.
Nhưng để trở thành món ngon, cách giản dị nhất là người ta dùng bông điên điển làm dưa. Chỉ cần rửa sạch bông điên điển cùng giá sống, để cho ráo nước. Chuẩn bị sẵn một cái vịm hay khạp nhỏ, bên trong có nước vo gạo đã được lắng trong pha với một ít muối, cho hỗn hợp bông điên điển và giá vào khạp, đậy bằng lá chuối hoặc lá môn, ủ kín chừng ba ngày sau là đã có một dĩa dưa điên điển vừa mang vị chua chua, đăng đắng lại rất giòn giòn. Món dưa này chấm với nước tương giằm ớt ăn đã ngon mà chấm với cá hoặc thịt kho lại càng ngon hơn bội phần. Nếu cầu kì một chút, cho thêm bông súng, ngó sen, xác dừa nạo vào trộn chung với dưa, nêm nếm thêm tỏi, đường, muối, ớt cay… sẽ tạo nên một món gỏi thật dân dã nhưng rất thơm ngon, hấp dẫn.
Ngoài cách dùng để làm dưa muối như trên, bông điên điển còn là loại rau ăn kèm không thể thiếu trong nhiều món ăn đặc sản của người dân Nam bộ. Với người dân nơi đây, các món canh chua, bún mắm, lẩu, kho… sẽ không thực sự ngon nếu thiếu những bông điên điển vàng ươm.
Đặc biệt, món cá linh kho mía, một đặc sản vùng sông nước, thì bông điên điển là loại rau ăn kèm không thể thiếu. Đây là món khoái khẩu cho những người bạn "tâm đầu" lai rai với ly rượu đế, nói chuyện mùa màng, chuyện làm ăn, chuyện thời sự rôm rả trong những buổi chiều tà lặng bóng hoàng hôn…Tình làng, nghĩa xóm đậm đà là thế đấy!
Cứ mỗi độ vào mùa nước nổi, tôi lại nhớ về loài hoa bình dị ấy, loài hoa đã vươn lên cùng con nước để đem lại những điều tốt đẹp cho bà con đồng hương… Ở phương xa này, tìm khắp chợ lớn chợ nhỏ chẳng đâu thấy bông điên điển thân thương ấy… nên những người xa quê lại càng nhớ quê da diết.
------------
Bông điên điển, món ngon mùa nước nổi.
Bông điên điển không chỉ gắn bó với đời sống, tình cảm của người dân vùng sông nước Tây Nam Bộ mà còn trở thành đặc sản, được chế biến thành nhiều món ăn ngon mà ai đã từng thưởng thức đều nhớ mãi.
Ai đã từng đến miền Tây Nam Bộ trong mùa nước nổi hẳn không thể quên hương vị của nồi canh chua bông điên điển. Khi con nước tràn bờ ruộng cũng là lúc điên điển trổ hoa vàng rực.
Cách chế biến bông điên điển đơn giản nhất là nấu một nồi mắm kho, nhúng bông điên điển vào là có ngay món ăn khoái khẩu. Hoặc dùng nó làm dưa, bông điên điển rửa sạch với giá sống, để ráo nước rồi ngâm vào nước vo gạo trong, pha chút muối và bỏ vào cái khạp nhỏ. Tiếp đó, đậy lá chuối hoặc lá môn, ủ kín chừng ba ngày sau là có món dưa chua giòn, hơi ngăm ngăm đắng, chấm với nước tương (miền Bắc gọi là xì dầu) dầm ớt hay nước cá, thịt kho đều ngon.
Nhưng quen thuộc với người dân miền sông nước này hơn cả chính là nồi canh chua bông điên điển nấu với cá linh hoặc cá rô đồng. Bông điên điển vừa hái còn tươi, rửa thật sạch để bên nồi lẩu sôi sùng sục. Món canh chua đã nấu sẵn từ bếp, bên trong là cá rô, bạc hà (dọc mùng), cà chua... Những chú cá rô nguyên con, gắp bỏ vào đĩa, khi nào ăn người ta nhúng bông điên điển, giá vào nước canh đang sôi.
Đôi khi, dân địa phương chỉ cần nấu lẩu cá với me chua, rồi nhúng loại hoa vàng rực này vào, thế là đã có bữa ăn hấp dẫn. Ở nhiều nơi, bông điên điển còn được dùng để ăn với bún nước lèo bên cạnh những loại rau khác như bông súng, bắp chuối thái rối. Nếu đã một lần thưởng thức, chắc hẳn bạn sẽ không thể nào quên vị bùi bùi, rất đặc trưng của nó.
Bông điên điển còn được dùng để xào tép, làm nhân bánh xèo, đây là món ăn vừa lạ miệng mà không phải nhà hàng, quán ăn nào cũng có. Bánh được làm rất đơn giản nhưng hương vị lại đậm đà khó quên. Dùng bột gạo pha với nước cốt dừa loãng, thêm chút bột nghệ để bánh vàng và thơm. Bông điên điển hái về, rửa sạch, để ráo nước. Thịt lợn xắt miếng nhỏ, ướp muối, tiêu, tỏi, đường, bột ngọt... để khoảng nửa giờ cho ngấm gia vị, sau đó cho vào xào, thịt gần chín mới cho bông điên điển, làm thành nhân bánh.
Để có chiếc bánh giòn, thơm, khâu quan trọng nhất là cách chiên, bắc chảo gang lên bếp, để lửa riu riu. Dùng cọng lá chuối cắt tựa một đầu, rồi chấm mỡ hay dầu thoa đều lên mặt chảo, đổ bột vào tráng cho tròn và mỏng, rắc thêm vài con tép lên mặt bánh. Khi bánh chín, cho nhân vào, để chừng hai phút rồi gập đôi chiếc bánh lại, xúc ra đĩa. Bánh xèo có vị thơm của nước cốt dừa, vị béo của thịt, tép, vị ngọt của bông điên điển. Bánh được ăn với các loại rau như đọt bằng lăng, xoài, điều, đọt cách, lá mơ...
Lấy một miếng bánh xèo cuốn với các loại rau chấm nước mắm làm sẵn, bạn sẽ cảm nhận được hương vị tuyệt vời lan toả nơi đầu lưỡi. Với tất cả những lợi ích của nó (cây điên điển còn có tên cây điền thanh thân tía loài cây thuộc họ Đậu, có tác dụng cải tạo đất, làm phân xanh), bông điên điển đã trở thành phần hồn rất quen thuộc của miền Tây Nam Bộ.
Theo Kinh Tế Nông Thôn.
---------
Bông điên điển - hương vị mùa nước nổi
Nước nổi là con nước lớn vào đầu tháng 9, 10 Âm lịch từ Campuchia tràn qua những cánh đồng miền Tây Nam bộ. Nước âm thầm dâng lên, từ từ tràn qua các bờ bao. Lúc đó không biết từ đâu cây điên điển trồi lên, chỉ vài mươi ngày sau là cây đã phổng phao, bắt đầu đơm bông vàng rực.
Món bông điên điển xào tép rong dân dã
Điên điển là loại cây thân thảo, thân xốp, nhẹ, có khả năng vươn lên theo con nước, mọc hoang ở ven các bờ ruộng, bờ kênh nước ngọt. Đây là loài cây đặc trưng của miền Tây, chỉ xuất hiện vào mùa nước nổi, lại mỏng manh, chóng tàn, khó mang đi xa, vì vậy nhiều người chưa hề thấy cây điên điển bao giờ.
Bông điên điển mọc thành chùm, màu vàng nõn nà, hao hao hoa so đũa nhưng nhỏ hơn nhiều lần, mùi hăng hăng. Sau vài đợt gió chướng mang hơi lạnh, bông điên điển sẽ nở rộ, vàng tươi, mênh mông rập rờn theo sóng nước. Ngồi trên chiếc xuồng ba lá, chèo vào giữa đám điên điển, cô gái chỉ cần dùng cây dầm đập nhẹ vào cành, vào thân cây thì sẽ có vô số bông rớt xuống lòng xuồng. Dùng tay rung nhẹ những cành thấp cũng tha hồ hứng bông. Ngày trước, bông điên điển là món độn để bà con nông dân nấu cháo cầm hơi qua những ngày giáp hạt. Ngày nay, với những người nghèo, bông điên điển giúp họ có thêm thu nhập trong những ngày nước ngập mênh mông.
Bông điên điển là món dân dã, có thể ăn sống, luộc, nấu canh chua, đổ bánh xèo, xào tép, trộn gỏi... mà món nào cũng ngon. Bông điên điển đem về, chỉ mất công tuốt nhẹ để t
Vào những ngày mưa gió, rảnh rỗi các bà các chị hay bày món bánh xèo điên điển để đổi bữa. Bánh được làm rất đơn giản nhưng hương vị lại đậm đà khó quên. Dùng gạo cũ ngâm nước một đêm, hôm sau cho vào cối xay mịn với lượng nước vừa phải, pha với nước cốt dừa, thêm chút bột nghệ vào cho bánh vàng và thơm. Nhân bánh là một ít tép rong trộn chút muối tiêu.
Bắc chảo gang lên bếp, để lửa riu riu. Dùng cọng lá chuối cắt tưa một đầu, rồi chấm mỡ hay dầu thoa đều trên mặt chảo. Đổ bột vào tráng cho tròn và mỏng, sau đó rắc vài con tép lên mặt bánh.
Khi bánh vừa chín thì cho bông điên điển vào, để chừng hai phút cho bánh thật chín và vàng, gập đôi chiếc bánh lại thành hình bán nguyệt rồi xúc ra đĩa. Bánh có mùi thơm lừng của bột, nghệ, nước cốt dừa, tép và mùi hăng hăng đặc trưng của bông điên điển. Cuốn một ít bánh với các loại rau hái vội quanh nhà - nào những đọt cóc, đọt bằng lăng, đọt xoài, đọt điều, đọt cách hay lá mơ, lá chiếc, lá vông nem… là cả nhà sẽ có một bữa tiệc linh đình, ăn no căng bụng mà không thấy ngán.
Bông điên điển vào mùa nếu ăn không hết, thì làm dưa chua. Chỉ cần ngâm bông đã lặt rửa sạch trong nước vo gạo pha muối, cho vào thạp nhỏ hay vịm, đậy kín bằng lá môn hoặc lá chuối xiêm tươi. Chỉ vài ba ngày sau là đã có một món dưa vừa chua, vừa giòn. Bông điên điển làm dưa chấm với nước cá kho, tôm kho, thịt kho ngon vô cùng, vừa chua chua, mằn mặn, hơi nhân nhẫn, giòn giòn.
Về miền Tây vào mùa nước nổi, quả là hạnh phúc cho những ai được nếm vài món ăn dân dã, mộc mạc bằng bông điên điển để cảm được câu hát “Ăn bông điển điển, nghiêng mình nhớ đất quê…”.
..
Trả lờiXóaHằng năm, vào mùa nước nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long, những cây điên điển trổ bông vàng rực, tô điểm thêm cho vùng sông nước. Tại An Giang, không trông chờ vào con lũ, người dân tự trồng để hái bông điên điển đem bán.
Trả lờiXóaNhững ngày này, dọc hai bên đường từ ngã ba Lộ tẻ Châu Thành đến thị trấn Tri Tôn (tỉnh lộ 941), bông điên điển được bày bán rất nhiều. Một kg bông điên điển có giá 20.000 đồng, hộp dưa bông điên điển ½ kg giá: 30.000 đồng.
Cô Trần Thị Liên cho biết: “Dọc đường tỉnh lộ này có gần 30 hộ trồng bông điên điển bán. Nhà tôi trồng được 20 cây. Mỗi ngày hái bán 2 kg”. Bông điên điển được dùng làm nhiều món ăn ngon: nấu canh chua với cá linh hay cá rô đồng, lẩu mắm ăn với bông điên điển…
MÙA BÔNG ĐIÊN ĐIỂN .
Trả lờiXóaBông điên điển vàng rượm
Trời đổ cơn mưa ướt áo em
Mưa thưa thớt nhưng phơn phớt chiều lạnh
Hái chùm bông điên điển
Chợt nghe thiếu vắng anh
Bông điên điển có nhiều kỷ niệm
Để mình nói yêu thương tấc đất ngọn rau
Khi điên điển hết mùa tàn rụng
Chuyện dòng sông con nước có nhau
Chuyện trầu cau mơ ước có nhau
Sao anh để em vẫn chờ đợi?
Anh nói anh về khi điên điển trổ bông
Sao anh để nắng phai màu xanh
Cho vàng lá rụng chiều hôm
Hay điên điển bông nở hèn mọn
ngàn năm không biết chuyện tình duyên
Bông điên điển hèn mọn vẫn còn
Trời đổ cơn mưa cho lá mướt xanh
Chung quanh vắng nghe trái tim thầm lặng
Nói gì chưa dang dở
Đừng để dở dang
Bông điên điển mãi còn vàng rượm
Để mình nói yêu anh
Thương một nắng hai sương
Quê ta đó có mùa lũ lụt
Luột chùm bông điên điên thay cơm
Vậy mà không ai muốn ly hương
Sao lâu quá không ghé thăm nhà
Sao lâu quá không nhớ quê nhà?
Sợ chiều hôm tắt nắng, sợ buổi sáng mưa dầm, phai lợt em, phai lợt em .
Sao lâu quá không ghé thăm nhà
Sao lâu quá không nhớ quê nhà?
Sợ rồi phai sắc thắm, sợ rồi khói sương nhòa, mờ mịt em, mờ mịt em!
Ở miền đồng bằng song Cửu Long, mỗi năm vào độ tháng 7, tháng 8 âm lịch, bắt đầu nước lên, mà người dân ở đây gọi là mùa nước nổi, cũng là lúc điên điển trổ đầy cành những đóa hoa vàng rực màu nắng phương Nam.
Trả lờiXóaDù chỉ là thứ hoa dại mọc lên theo những con nước nổi nhưng hoa điên điển là “bông cứu đói” của bà con nghèo. Trong những ngày mưa gió bão bùng, món bông điên điển luộc giúp cho bữa ăn miền sông nước trở nên ấm cũng hơn.
Nhưng để trở thành món ngon, cách giản dị nhất là người ta dùng bông điên điển làm dưa. Chỉ cần rửa sạch bông điên điển cùng giá sống, để cho ráo nước. Chuẩn bị sẵn một cái vịm hay khạp nhỏ, bên trong có nước vo gạo đã được lắng trong pha với một ít muối, cho hỗn hợp bông điên điển và giá vào khạp, đậy bằng lá chuối hoặc lá môn, ủ kín chừng ba ngày sau là đã có một dĩa dưa điên điển vừa mang vị chua chua, đăng đắng lại rất giòn giòn. Món dưa này chấm với nước tương giằm ớt ăn đã ngon mà chấm với cá hoặc thịt kho lại càng ngon hơn bội phần. Nếu cầu kì một chút, cho thêm bông súng, ngó sen, xác dừa nạo vào trộn chung với dưa, nêm nếm thêm tỏi, đường, muối, ớt cay… sẽ tạo nên một món gỏi thật dân dã nhưng rất thơm ngon, hấp dẫn.
Ngoài cách dùng để làm dưa muối như trên, bông điên điển còn là loại rau ăn kèm không thể thiếu trong nhiều món ăn đặc sản của người dân Nam bộ. Với người dân nơi đây, các món canh chua, bún mắm, lẩu, kho… sẽ không thực sự ngon nếu thiếu những bông điên điển vàng ươm.
Đặc biệt, món cá linh kho mía, một đặc sản vùng sông nước, thì bông điên điển là loại rau ăn kèm không thể thiếu. Đây là món khoái khẩu cho những người bạn "tâm đầu" lai rai với ly rượu đế, nói chuyện mùa màng, chuyện làm ăn, chuyện thời sự rôm rả trong những buổi chiều tà lặng bóng hoàng hôn…Tình làng, nghĩa xóm đậm đà là thế đấy!
Cứ mỗi độ vào mùa nước nổi, tôi lại nhớ về loài hoa bình dị ấy, loài hoa đã vươn lên cùng con nước để đem lại những điều tốt đẹp cho bà con đồng hương… Ở phương xa này, tìm khắp chợ lớn chợ nhỏ chẳng đâu thấy bông điên điển thân thương ấy… nên những người xa quê lại càng nhớ quê da diết.
------------
Bông điên điển, món ngon mùa nước nổi.
Bông điên điển không chỉ gắn bó với đời sống, tình cảm của người dân vùng sông nước Tây Nam Bộ mà còn trở thành đặc sản, được chế biến thành nhiều món ăn ngon mà ai đã từng thưởng thức đều nhớ mãi.
Ai đã từng đến miền Tây Nam Bộ trong mùa nước nổi hẳn không thể quên hương vị của nồi canh chua bông điên điển. Khi con nước tràn bờ ruộng cũng là lúc điên điển trổ hoa vàng rực.
Bông điên điển.
Trả lờiXóaCách chế biến bông điên điển đơn giản nhất là nấu một nồi mắm kho, nhúng bông điên điển vào là có ngay món ăn khoái khẩu. Hoặc dùng nó làm dưa, bông điên điển rửa sạch với giá sống, để ráo nước rồi ngâm vào nước vo gạo trong, pha chút muối và bỏ vào cái khạp nhỏ. Tiếp đó, đậy lá chuối hoặc lá môn, ủ kín chừng ba ngày sau là có món dưa chua giòn, hơi ngăm ngăm đắng, chấm với nước tương (miền Bắc gọi là xì dầu) dầm ớt hay nước cá, thịt kho đều ngon.
Nhưng quen thuộc với người dân miền sông nước này hơn cả chính là nồi canh chua bông điên điển nấu với cá linh hoặc cá rô đồng. Bông điên điển vừa hái còn tươi, rửa thật sạch để bên nồi lẩu sôi sùng sục. Món canh chua đã nấu sẵn từ bếp, bên trong là cá rô, bạc hà (dọc mùng), cà chua... Những chú cá rô nguyên con, gắp bỏ vào đĩa, khi nào ăn người ta nhúng bông điên điển, giá vào nước canh đang sôi.
Đôi khi, dân địa phương chỉ cần nấu lẩu cá với me chua, rồi nhúng loại hoa vàng rực này vào, thế là đã có bữa ăn hấp dẫn. Ở nhiều nơi, bông điên điển còn được dùng để ăn với bún nước lèo bên cạnh những loại rau khác như bông súng, bắp chuối thái rối. Nếu đã một lần thưởng thức, chắc hẳn bạn sẽ không thể nào quên vị bùi bùi, rất đặc trưng của nó.
Bông điên điển còn được dùng để xào tép, làm nhân bánh xèo, đây là món ăn vừa lạ miệng mà không phải nhà hàng, quán ăn nào cũng có. Bánh được làm rất đơn giản nhưng hương vị lại đậm đà khó quên. Dùng bột gạo pha với nước cốt dừa loãng, thêm chút bột nghệ để bánh vàng và thơm. Bông điên điển hái về, rửa sạch, để ráo nước. Thịt lợn xắt miếng nhỏ, ướp muối, tiêu, tỏi, đường, bột ngọt... để khoảng nửa giờ cho ngấm gia vị, sau đó cho vào xào, thịt gần chín mới cho bông điên điển, làm thành nhân bánh.
Để có chiếc bánh giòn, thơm, khâu quan trọng nhất là cách chiên, bắc chảo gang lên bếp, để lửa riu riu. Dùng cọng lá chuối cắt tựa một đầu, rồi chấm mỡ hay dầu thoa đều lên mặt chảo, đổ bột vào tráng cho tròn và mỏng, rắc thêm vài con tép lên mặt bánh. Khi bánh chín, cho nhân vào, để chừng hai phút rồi gập đôi chiếc bánh lại, xúc ra đĩa. Bánh xèo có vị thơm của nước cốt dừa, vị béo của thịt, tép, vị ngọt của bông điên điển. Bánh được ăn với các loại rau như đọt bằng lăng, xoài, điều, đọt cách, lá mơ...
Lấy một miếng bánh xèo cuốn với các loại rau chấm nước mắm làm sẵn, bạn sẽ cảm nhận được hương vị tuyệt vời lan toả nơi đầu lưỡi. Với tất cả những lợi ích của nó (cây điên điển còn có tên cây điền thanh thân tía loài cây thuộc họ Đậu, có tác dụng cải tạo đất, làm phân xanh), bông điên điển đã trở thành phần hồn rất quen thuộc của miền Tây Nam Bộ.
Theo Kinh Tế Nông Thôn.
---------
Bông điên điển - hương vị mùa nước nổi
Nước nổi là con nước lớn vào đầu tháng 9, 10 Âm lịch từ Campuchia tràn qua những cánh đồng miền Tây Nam bộ. Nước âm thầm dâng lên, từ từ tràn qua các bờ bao. Lúc đó không biết từ đâu cây điên điển trồi lên, chỉ vài mươi ngày sau là cây đã phổng phao, bắt đầu đơm bông vàng rực.
Món bông điên điển xào tép rong dân dã
Điên điển là loại cây thân thảo, thân xốp, nhẹ, có khả năng vươn lên theo con nước, mọc hoang ở ven các bờ ruộng, bờ kênh nước ngọt. Đây là loài cây đặc trưng của miền Tây, chỉ xuất hiện vào mùa nước nổi, lại mỏng manh, chóng tàn, khó mang đi xa, vì vậy nhiều người chưa hề thấy cây điên điển bao giờ.
Bông điên điển mọc thành chùm, màu vàng nõn nà, hao hao hoa so đũa nhưng nhỏ hơn nhiều lần, mùi hăng hăng. Sau vài đợt gió chướng mang hơi lạnh, bông điên điển sẽ nở rộ, vàng tươi, mênh mông rập rờn theo sóng nước. Ngồi trên chiếc xuồng ba lá, chèo vào giữa đám điên điển, cô gái chỉ cần dùng cây dầm đập nhẹ vào cành, vào thân cây thì sẽ có vô số bông rớt xuống lòng xuồng. Dùng tay rung nhẹ những cành thấp cũng tha hồ hứng bông. Ngày trước, bông điên điển là món độn để bà con nông dân nấu cháo cầm hơi qua những ngày giáp hạt. Ngày nay, với những người nghèo, bông điên điển giúp họ có thêm thu nhập trong những ngày nước ngập mênh mông.
Bông điên điển là món dân dã, có thể ăn sống, luộc, nấu canh chua, đổ bánh xèo, xào tép, trộn gỏi... mà món nào cũng ngon. Bông điên điển đem về, chỉ mất công tuốt nhẹ để t
Bông điên điển
Trả lờiXóaVào những ngày mưa gió, rảnh rỗi các bà các chị hay bày món bánh xèo điên điển để đổi bữa. Bánh được làm rất đơn giản nhưng hương vị lại đậm đà khó quên. Dùng gạo cũ ngâm nước một đêm, hôm sau cho vào cối xay mịn với lượng nước vừa phải, pha với nước cốt dừa, thêm chút bột nghệ vào cho bánh vàng và thơm. Nhân bánh là một ít tép rong trộn chút muối tiêu.
Bắc chảo gang lên bếp, để lửa riu riu. Dùng cọng lá chuối cắt tưa một đầu, rồi chấm mỡ hay dầu thoa đều trên mặt chảo. Đổ bột vào tráng cho tròn và mỏng, sau đó rắc vài con tép lên mặt bánh.
Khi bánh vừa chín thì cho bông điên điển vào, để chừng hai phút cho bánh thật chín và vàng, gập đôi chiếc bánh lại thành hình bán nguyệt rồi xúc ra đĩa. Bánh có mùi thơm lừng của bột, nghệ, nước cốt dừa, tép và mùi hăng hăng đặc trưng của bông điên điển. Cuốn một ít bánh với các loại rau hái vội quanh nhà - nào những đọt cóc, đọt bằng lăng, đọt xoài, đọt điều, đọt cách hay lá mơ, lá chiếc, lá vông nem… là cả nhà sẽ có một bữa tiệc linh đình, ăn no căng bụng mà không thấy ngán.
Bông điên điển vào mùa nếu ăn không hết, thì làm dưa chua. Chỉ cần ngâm bông đã lặt rửa sạch trong nước vo gạo pha muối, cho vào thạp nhỏ hay vịm, đậy kín bằng lá môn hoặc lá chuối xiêm tươi. Chỉ vài ba ngày sau là đã có một món dưa vừa chua, vừa giòn. Bông điên điển làm dưa chấm với nước cá kho, tôm kho, thịt kho ngon vô cùng, vừa chua chua, mằn mặn, hơi nhân nhẫn, giòn giòn.
Về miền Tây vào mùa nước nổi, quả là hạnh phúc cho những ai được nếm vài món ăn dân dã, mộc mạc bằng bông điên điển để cảm được câu hát “Ăn bông điển điển, nghiêng mình nhớ đất quê…”.
BACSI.com (Theo Doanh Nhan Sai Gon Cuoi Tuan)
http://hoangkimvietnam.wordpress.com va http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkim
Trả lờiXóahttp://hoangkimvietnam.wordpress.com/