Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2012

Trăng sao tin yêu ai dối trá ? Đất trời hiền hòa ai đốt phá ? Và đem thê lương che kín núi sông nầy ... ???

36 nhận xét:

  1. Mới chụp mớ ảnh trăng chưa kịp post, đã nghe bậu hỏi câu dễ ẹc!
    :(((

    Trả lờiXóa
  2. "... giờ đây Việt Nam còn hay đã mất ? mà giặc Tàu ngang tàng trên quê hương ta ? Hoàng -Trường Sa, đã bao người dân vô tội, chết ngậm ngùi vì tay súng giặc Tàu ..."

    Trả lờiXóa
  3. Trăng sao tin yêu ai dối trá ???
    Đất trời hiền hòa ai đốt phá ???
    Và đem thê lương che kín núi sông này ???

    Trả lờiXóa

  4. Nhớ Mẹ


    Nhạc phẩm Nhớ Mẹ do Thiếu Tướng Lê Minh Đảo và Đại Tá Đỗ Trọng Huề đồng soạn trong thời gian hai vị ở tại Khu F (là khu biệt giam – tù trong tù) ngoài Hà Tây-Bắc Việt. Đại tá Đỗ Trọng Huề, ngoài là một sĩ quan cao cấp ông còn là nhà văn và cựu giáo sư của đại học văn khoa Sài Gòn.

    Theo lời kể của Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, khi cửa sắt khóa lại sau một ngày… Thiếu Tướng Lê Minh Đảo "nhìn lên vòm trời những hoàng hôn và nhớ nhất là mẹ mình…" nên ông viết: "giờ này hoàng hôn đã tắt, con nghĩ gì đây con nhớ mẹ nhiều…" Mặc dù bị nhốt trong khu biệt giam nhưng khác phòng với Đại tá Đỗ Trọng Huề. Mỗi khi viết nhạc xong thì chiều chiều ông đánh đàn cho Đại Tá Đỗ Trọng Huề nghe và nhớ melody… Sau đó mỗi vị viết một lời. Đại tá Đỗ Trọng Huề ở tù hơn 12 năm thì được thả. Thiếu Tướng Lê Minh Đảo bị tù thêm 5 năm nữa. Hai tác giả của nhạc phẩm lịch sử này gặp nhau được một lần ở hải ngoại trước khi Đại Tá Đỗ Trọng Huề qua đời ở Canada vào khoảng năm 2000.
    (
    NguoiVietBoston biên soạn)

    Nhớ Mẹ
    Tác giả: Lê Minh Đảo


    Những chiều buồn trên đất Bắc, con hướng về Nam con nhớ mẹ nhiều
    Mẹ ơi bao nhiêu năm tháng cứ trôi, cứ trôi, cho bạc mái đầu
    Không gian rưng rưng như sắp đứt ...
    Gió về nghẹn ngào như tiếng nấc ...
    Còn đâu quê hương hoa gấm thơm làn tóc ... ???
    Giã từ miền Nam tang tóc, con sống trầm luân, kiếp sống lưu đày
    Hằng đêm con nghe thương tiếc, xót xa đắng cay dâng ngạt tháng ngày
    Trăng sao tin yêu ai dối trá ???
    Đất trời hiền hòa ai đốt phá ???
    Và đem thê lương che kín núi sông này !!!


    Mẹ ơi, mẹ biết không !
    Còn cháy mãi trong con những lời mẹ cầm tay nói :
    Nắng sẽ về đẩy lùi bóng tối ,
    Và yêu thương, và tự do sẽ còn mãi mãi, nhé con !


    Giờ này hoàng hôn sắp tắt, con nghĩ gì đây, con nhớ mẹ nhiều !
    Mẹ ơi bao nhiêu năm tháng cứ trôi, cứ trôi phiêu dạt mái đầu ...
    Quê hương điêu linh con vẫn khóc !
    Trông chờ ngày về con vẫn thắp
    Từng ngôi sao đêm như ánh mắt mẹ hiền
    Trời mây lung linh soi ánh mắt mẹ hiền
    Hồn con rưng rưng con nhớ mắt mẹ hiền
    Mẹ mến yêu con thương nhớ nhiều


     

    Trả lờiXóa
  5. NHỚ ƠN GIẢI PHÓNG .
     

    ĐƯỢC ĐỔI (NGƯỢC) ĐỜI ...

    Ngày xưa đất nước có minh quân
    Cây cỏ ngàn lau cũng hóa thần
    Ngày nay rặt lũ quân hôn ám
    Đất nước ngày đêm nhỏ lệ thầm



    Ngày xưa khuôn phép, dân lành hiền
    Cành cây ngọn cỏ cũng bình yên
    Nay : tham, hèn, ngu, cơ hội, ác ...
    Luật rừng, đất nước chịu đảo điên


    Ngày xưa đất nước có quan hiền
    Thương dân, yêu nước, kính tổ tiên
    Ngày nay quan mãi lo vơ vét
    Đạo đức suy đồi, vận nước ngửa nghiêng



    Ngày xưa đất nước đẹp vô ngần
    Biển bạc rừng vàng nuôi sức dân
    Tài nguyên, biển, đảo ... nay bán tất
    Đất nước nghèo hèn, hận lũ bất nhân


     

    Trả lờiXóa
  6. Ngày xưa đất nước có minh quân
    Cây cỏ ngàn lau cũng hóa thần
    Ngày nay chỉ có lũ hôn quân
    Đất nước ngày đêm nhỏ lệ thầm

    ( Tui mượn ý 4 câu thơ trên của một bạn blog)

    Trả lờiXóa
  7. http://vov.vn/Home/Dai-Tieng-noi-Viet-Nam-voi-bai-tho-Xuan-1968-cua-Bac-Ho/20081/76920.vov
    Mùa đông năm 1967 trời khá lạnh, Trung ương Đảng giao cho Giáo sư đầu ngành tai-mũi-họng Trần Hữu Tước chăm lo giọng nói của Bác Hồ, ông Tổng Biên tập Đài TNVN Trần Lâm chuẩn bị ghi âm bài thơ Xuân Mậu Thân 1968 của Bác ...

    Trở về Đài TNVN, ông Trần Lâm giao nhiệm vụ cho Ban Biên tập Văn nghệ khẩn trương tổ chức thu thanh bài thơ Xuân của Bác bằng nhiều làn điệu và giọng ca đẹp. Thế là về thơ có thêm giọng ngâm của Linh Nhâm, ca Huế Châu Loan, dân ca Khu Năm có Lệ Thi, cải lương Nam Bộ có Trang Nhung, chèo Bắc Bộ có Kim Liên. Thơ Xuân còn được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc… Giáp Tết Mậu Thân, tất cả đã sẵn sàng đợi giờ lên sóng.

    Ở Miền Nam những binh đoàn chủ lực, theo kế hoạch đang bí mật áp sát các bàn đạp tiến công. Chỉ thị cụ thể của Bác cho các chiến trường là:

    Kế hoạch phải thật tỉ mỉ
    Hợp đồng phải thật ăn khớp
    Bí mật phải thật tuyệt đối
    Hành động phải thật kiên quyết
    Cán bộ phải thật gương mẫu

    Có tiếng pháo nổ ran tiễn Đinh Mùi đón Mậu Thân. Cùng lúc, từ chiếc đài bán dẫn, lời chúc Tết của Bác Hồ vang lên sang sảng:

    Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
    Thắng lợi tin vui khắp mọi nhà
    Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ
    Tiến lên!
    Toàn thắng ắt về ta!

     
    Xuân này thê thảm chết muôn dân
    Trí trá, mê cuồng kẻ bất nhân

    Phát động lũ điên thi (đua) chém giết
    Đất trời ghi tội kẻ vong thân!

    Trả lờiXóa
  8. http://www.viet-studies.info/kinhte/VuKy_HoChiMinh.htm

    Trong căn phòng vắng chỉ có hai người. Tiếng Bác Hồ ngân vang. Lời Bác Hồ chúc mừng năm mới trong Đài được truyền đi khắp mọi miền đất nước và cả thế giới nữa. Khi Đài đọc xong câu cuối của bài thơ “Tiến lên toàn thắng ắt về ta” tôi bỗng nghe Bác nói khẽ: “Giờ này miền Nam đang nổ súng…”.
    Phải đến gần hết sáng mồng Một Tết Mậu thân, mới có tin chiến thắng báo cáo Bác Hồ: “Đánh khắp miền Nam” .

    Ánh mắt Bác rực sáng niềm vui.

    Ngày 3 tháng 2 năm 1968, mồng Bốn Tết, cũng là ngày thành lập Đảng. Mới 6 giờ Bác bảo tôi chuẩn bị giấy bút, làm việc sớm hơn mọi ngày.

    Bác ngồi nhìn ra cửa sổ và đọc:


    Đã lâu không làm bài thơ nào
    Nay lại thử làm thơ xem sao?
    Lục khắp giấy tờ vẫn chẳng thấy
    Bỗng nghe vần "thắng vút" lên cao!
     
    Bài thơ của qủy chúa vô minh  !
    "Thắng vút" lên cao? thật tởm kinh
    Bí mật cũng có ngày bật mí
    Vô tiền khoáng hậu , muôn đời khinh !

    Trả lờiXóa
  9. "" MIỀN NAM TRONG TRÁI TIM TÔI "" (HCM)


    LĂNG NHỮNG NẠN NHÂN CỦA CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN VIỆT NAM.

    Lăng những nạn nhân của CNCS Việt Nam

    Trả lờiXóa
  10. http://tohai01.multiply.com/journal/item/116/116?replies_read=4


    -Và "Cuộc Nói Dối Vĩ Đại" nhất - là cuộc chiến tranh giải phóng Miền Nam khỏi tay Đế Quốc Mỹ Xâm Lược !

    Sự Thật đã bị đánh tráo quá trắng trợn !


    Hàng triệu con người đã mất xác đến nay đa số vẫn chưa thể tìm ra, hàng vạn thương phế binh của cả hai miền , hàng triệu gia đình mẹ mất con, vợ mất chồng ,con mất cha chỉ vì ..."đánh đây là đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc"(Lê Duẩn) …
     
    Cuộc nhuộm đỏ miền Nam đã được công khai tuyên bố khi người ta đổi tên nước là nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và đàng hoàng đổi tên Đảng Lao Động thành Đảng Cộng Sản Việt Nam !
     
    Lần nói thật đầu tiên nhưng ngắn ngủi vì phải... tiếp tục nói dối, nói dối nữa, nói dối mãi vi… không có cách nào khác để tồn tại…

    Trả lờiXóa
  11. Lừa gạt, giam con người ta 17 năm, mà đâu tội mẹ gì chớ ? Quân dã man ghê hok ...

    Rất nhiều người đã không còn mạng để mà trở về, đã bị chúng hành hạ chết bỏ thây nơi rừng núi ma thiêng nước độc .

    Hic! bọn quỷ đói nó chỉ giỏi ba cái mánh mung lừa đảo, hèn hạ với những người dân hiền lành, ngay thật.

    Trả lờiXóa
  12. Mong sao ba cái kiếp nạn này của đất nước VN mình sẽ sớm qua hết đi ...

    Lạy hồn thiêng đất nước, lạy ông bà tổ tiên phù hộ độ trì cho con cháu, con xin cầu nguyện cho tất cả mọi người dân Việt từ nay luôn được sống trong an lành, hạnh phúc ... vĩnh viễn chấm dứt chiến tranh, bất kỳ dù là chiến tranh nóng, hay chiến tranh lạnh trong lòng người ...

    Trả lờiXóa
  13. Phạm Đức Nhì




    (Tặng bạn thơ Trịnh Anh Đạt và cô vợ người Hoa.Trịnh Anh Đạt, một nhà thơ chưa vào Đảng, chưa vào Hội Nhà Văn nhưng đã đoạt nhiều giải thưởng thơ giá trị ở Việt Nam, lúc sang Mỹ dự đám cưới con gái có điện thoại hỏi tôi “Chiến tranh đã khép lại hơn 30 năm mà sao người Việt hải ngoại vẫn còn nhiều ác cảm, vẫn đối đầu với những người Cộng Sản ?”)    Bờ Vẫn Quá Xa Tôi, người lính Lữ Đoàn 1 Nhảy Dùnăm 75, 29 tháng tưkhi đoàn tàu chở đơn vị tôichuẩn bị rời Vũng Tàu hướng ra Đông Hảithương cha mẹ già, đàn em dạitôi bước lên bờở lại quê hương
    nhưng cha mẹ già chưa được gặpcũng chưa thấy mặt đàn emcác anh, những người chiến thắngsúng dí sau lưngđẩy tôi vào trại tập trung
    rồi bằng những lời dối trátrái tim vô tìnhtia nhìn thù hậncác anh cướp mất của tôi<br style="COL

    Trả lờiXóa
  14. “Chiến tranh đã khép lại hơn 30 năm mà sao người Việt hải ngoại vẫn còn nhiều ác cảm, vẫn đối đầu với những người Cộng Sản ?”

    Tôi không đi tù CS ngày nào, không bị CS trực tiếp lấy mất cái gì, không bị ai đánh đập bao giờ. Tôi không có lý do gì để thù óan hay ác cảm gì người CS cả. Nhưng tôi ghét. GHÉT. GHÉT. Ghét như ghét ung thư, ghét tội lỗi, ghét chiến tranh, ghét lăng loàn, ghét dối trá, ghét sự hèn hạ, ghét sự dã man tàn nhẫn, vô luân, vô nhân.

    CHÍNH VÌ CỘNG SẢN LÀ TẬP HỢP NHỮNG CÁI TÔI GHÉT. NÊN ĐƯƠNG NHIÊN TÔI PHẢI GHÉT NÓ.

    Trả lờiXóa
  15. Yes.

    Không để phụ công lao khó nhọc & những hy sinh to lớn của lớp tinh hoa thế hệ cha ông tôi, những mất mát đau đớn của các anh chị em tôi ...

    Tôi sẽ dụng ngòi bút của tôi, lương tâm của tôi, ý chí của tôi ... tôi tình nguyện làm mềm lại trái tim sắt máu của những người CSVN ... để tất cả biết trở về với cội nguồn tổ tiên tôi, trở về với tình tự dân tộc Việt ...

    Trả lờiXóa
  16. Chân Dung Người Lính Việt-Nam Cộng-Hoà


    Không biết bắt đầu từ thưở nào có một quy-luật hình thành là ở một thể-chế chính-trị, đều thành lập một lực-lượng để bảo-vệ mình, lực-lượng đó được gọi là quân-đội.

    Quân-đội sinh ra từ chế-độ và nó cũng vẽ nên những chân-dung của chế-độ. Chế-độ tốt sẽ xây-dựng nên một quân-đội tốt. Quân-đội tốt sẽ không dung dưỡng một chế độ xấu. Từ hơn hai nghìn năm về trước, người lính Việt-Nam với chiếc áo trấn-thủ, mang gươm giáo ngàn xưa để gồng gánh trên vai những nhiệm vụ giết thù diệt loạn, bảo quốc an dân, giữ gìn cơ-nghiệp của tiền-nhân.

    Trải qua bao thăng trầm của đất nước, hình ảnh của người lính thay đổi qua bao thời-thế, nhưng trách nhiệm không hề thay đổi.

    Người thanh niên tuổi trẻ Việt-Nam từ khi bước vào quân trường, khoác vội bộ đồ trận, lưng mang vác ba lô cho tới khi anh đứng nghiêm với lời tuyên-thệ Vị Quốc Vong Thân. Người tuổi trẻ đã trở thành người lính. Anh trưởng thành hơn bóng dáng của quê hương..

    Người lính với chiếc nón sắt xanh đậm tròn tròn như nửa vầng trăng in rõ bóng trên nền trời xanh lơ. Anh đã bước ra, tay ôm súng và chân mang giày trận, anh giẫm mòn nửa vòng đất nước đi canh giữ cho quê hương. Bắt đầu từ thập niên 60, khi kẻ thù phương Bắc, với xe tăng súng cối, với những chủ-thuyết ngoại lai, với những xích cồng nô-lệ, đã toan tính nhuộm đỏ quê-hương. Thì từ đó, người lính đã hiện diện trong tuyến đầu lửa đạn. Anh mang vác hành trang, chiếc ba lô nặng cồng kềnh để chận bước quân thù, để bảo vệ miền Nam

    Từ Ấp Bắc, Đồng Xoài, Bình-Giã...cho tới Tống Lê Chân, An-Lộc, Bình Long, người lính đã căng rộng tấm poncho để che kín bầu trời Miền Nam được yên ấm tự do. Nối gót tiền-nhân, người lính, mỗi người lính đã đem 3.8 lít máu tươi, tưới cho thắm tươi hoa lá ruộng đồng, đã đem mỗi một 206 lóng xương khổ nạn của mình cắm trăm nẻo đường quê hương muôn ngã, để cho chính nghĩa quốc gia tự do được tồn tại. Để cho người dân quốc gia được sống no ấm ở hậu phương.

    Những người dân quốc gia, những người dân quốc gia không hề muốn trở thành dân Cộng Sản, những người quốc gia luôn muốn bỏ chạy khi Cộng-Sản tới và núp bóng người lính để được sống an nhàn ở chốn hậu-phương.

    Họ hoàn toàn trao trọng trách bảo vệ quốc gia, ngăn thù dẹp loạn như một thứ công việc và trách nhiệm của người làm nghề lính, như thể không liên quan gì tới họ. Và họ tự trấn an lương tâm rằng người lính sẽ không bao giờ buông súng và sẽ mãi mãi bảo vệ họ tới cùng. Vì thế, họ luôn yên tâm sống ở hậu phương, yên tâm kiếm tiền và tranh đua đời sống xa hoa phè phỡn trên máu xương của người lính.

    Và ở hậu phương, người lính đồng nghĩa với nghèo, đời lính tức là đời gian khổ, và tương lai người lính đếm được trên từng ngón tay. Thế nên, người lính về hậu phương, anh ngỡ ngàng và lạc lỏng. Bỗng hình như anh cảm thấy mình như người Thượng về Kinh.

    Như vậy thì người ta tội nghiệp người lính và yêu người lính để thể hiện tình quân nhân cá nước trong sách vở, báo chí và truyền hình. Người lính bị bắt cóc vào văn chương tiểu thuyết là những người lính giấy, vào văn chương để tự phản bội chính mình, để thoả mãn cho những kẻ trông con bò để vẽ con nai, và ngồi phòng khách để diễn tả chiến trường đỏ lửa.

    Người lính trên trang giấy ngang tàng và hung bạo, chửi rủa chính phủ, chống chính quyền và ghét cấp chỉ huy, lính la cà trong quán rượu, uống rượu chẳng thấy say, và càng say càng đập phá.

    Người lính xuất hiện trên sân khấu thì phong lưu và đỏm dáng hay trắng trẻo no tròn.

    Anh mặc đồ trận mới toanh còn nguyên nếp gấp, ngọt ngào chót lưỡi đầu môi anh ca bài ca mời gọi ái tình. Và người yêu của anh lính là những cô mắt ướt môi hồng, áo quần xa hoa lộng lẫy, thề non hẹn biển yêu lính trọn kiếp trong ti vi.

    Như vậy thì quá mỉa mai cho cái gọi là Anh trai tiền tuyến, Em gái hậu phương. Trong khi đó, ở ngoài đời những người vợ lính là những người chống giữ thầm lặng ở xã hội hậu phương. Hạnh phúc ở trong chén trà thơm uống vội, hay ở lúc nhìn đứa con bé nhỏ chào

    Trả lờiXóa
  17. hahaha ... bởi họ sợ lịch sử đấu tranh giai cấp sẽ lập lại thôi ... hahaha ...

    Trả lờiXóa
  18. Vẫn còn rất nhiều ... rất nhiều ... những người dân / những người lính khác, còn bất hạnh hơn cả anh nửa . Hic!

    Trả lờiXóa