Một Cơn Gió Bụi (Hồi ký của Lệ Thần Trần Trọng Kim) Xuất bản lần đầu tại NXB Vĩnh Sơn, Sài Gòn 1969
Chương 1 Cuộc đời yên lặng và vô vị
Sau 31 năm làm việc trong giáo giới, trải làm giáo sư ở trường Trung Học Bảo Hộ và trường Sĩ Hoạn, kế lại sung chức Bắc Kỳ Tiểu Học Thanh Tra, rồi về giữ chức giám đốc trường Nam Tiểu Học ở Hà Nội, đến năm 1942 mới được về hưu. Tưởng thế là được nghỉ ngơi cho trọn tuổi già. Bởi vì trong một đời có nhiều nỗi uất ức sầu khổ về tình thế nước nhà, về lòng hèn hạ đê mạt của người đời, thành ra không có gì là vui thú. Một mình chỉ cặm cụi ở mấy quyển sách để tiêu khiển. Ðó là tâm tình và thân thế của một người ngậm ngùi ở trong cái hoàn cảnh éo le, và trong một bầu không khí lúc cũng khó thở. Ðược cái rằng trời cho người ta có sẵn cái tính tùy cảnh mà an, cho nên bất cứ ở cảnh nào lâu ngày cũng quen, thành ra thế nào cũng chịu được.Năm Quý Mùi (1943) là năm trăng mờ gió thảm, tiếng chiến tranh inh ỏi khắp hoàn cầu, toàn xứ Ðông Dương bị quân Nhật Bản tràn vào, họa chiến tranh mỗi ngày một lan rộng. Dân Việt Nam bị đói kém đau khổ đủ mọi đường, lại căm tức về nỗi nước nhà suy nhược phải bị đè nén dưới cuộc bảo hộ trong sáu bẩy mươi năm, cho nên ai cũng muốn nhân cơ hội ấy mà gây lại nền độc lập đã mong mỏi từ bao lâu.Tôi là một người nước Việt Nam, lẽ nào lòng tôi lại không rung động theo với dịp rung động của những người ái quốc trong nước? Nhưng vì hoàn cảnh khó khăn, lòng người ly tán, nhiều người lại muốn lợi dụng cái tiếng ái quốc để làm cái mối tư lợi cho mình, vì vậy mà tôi chán nản không dự vào đảng phái nào cả, mà cũng không hành động về phương diện chính trị. Ngoài những lúc làm những công việc hàng ngày phải làm, khi rỗi rãi gặp những bạn thân, nói đến chuyện thiên hạ sự và việc nước nhà, thì tôi cũng nói chuyện phiếm và mong cho nước nhà chóng được giải phóng.Thường tôi gặp người Pháp, tôi cũng nói thẳng rằng: nếu trong cái hoàn cảnh này, người Pháp hiểu rõ tình thế mà buông tha chúng tôi ra thì không những là nước Pháp không thiệt thòi gì mấy về đường kinh tế, mà về đường văn hóa và thực tế lại có phần lợi vì đã làm một cái ơn lớn cho cả một dân tộc. Mà thực tế nếu được như vậy thì dân Việt Nam không bao giờ quên được cái ơn ấy, mà vui lòng hợp tác với nước Pháp. Song đó là một cái mộng tưởng không thê có ở trong đời này, là đời đầy những sự tham, sân, si, cho nên nhân loại đã phải chịu bao nhiêu nỗi đau buồn khổ não. Mà còn phải chịu không biết đến bao giờ mới thôi!Trong khi nước Pháp đang bị cái nạn chiến tranh, người Pháp đối với người Việt Nam không đổi thái độ chút nào, mà người Nhật thì lại muốn lợi dụng lòng ái quốc của người Việt Nam để quyến dụ người ta theo mình. Người Việt Nam không phải là không hiểu cái tâm địa người Nhật, song có nhiều người muốn thừa cái cơ hội hiện tại mà phá vỡ cái khuôn khổ bé hẹp nó ràng buộc mình đã bao lâu để gây ra cái không khí mới, rồi sau thế nào cũng tìm cách đối phó. Phần nhiều người trí thức trong nước đều có cái quan niệm ấy, nhưng vì thế lực không đủ, cho nên không ai hành động gì cả, trừ một bọn người hoặc vì lòng nóng nảy, hoặc vì lòng ham danh lợi chạy theo người Nhật.Nước Nhật Bản trước vốn là một nước đồng văn đồng hóa ở Á Ðông, nhưng về sau đã theo Âu Hóa, dùng những phương pháp quỉ quyệt để mở rộng chủ nghĩa đế quốc của họ, trước đã thôn tính Cao Ly và Mãn Châu, sau lại muốn xâm lược nước Tàu và các nước khác ở Á Ðông đã bị người Âu Châu chiếm giữ. Người Nhật tuy dùng khẩu hiệu "đồng minh cộng nhục" và lấy danh nghĩa "giải phóng các dân tộc bị hà hiếp", nhưng thâm ý là muốn thu hết quyền lợi về mình. Bởi vậy chính sách của họ thấy đầy những sự trái ngượ
Vào khoảng cuối năm Canh Thìn (1940) sau khi quân Nhật đã vào đóng ở Ðông Dương rồi, có những người Nhật nói là giáo sư ở những trường cao đẳng bên Ðông Kinh sang khảo cứu về văn hóa thường đến tìm tôi hỏi về lịch sử và tôn giáo v...v... Tuy những người ấy không nói gì đến việc chính trị, nhưng ai cũng biết là họ đi dò xét tình ý những nhân sĩ trong nước. Vậy nên tôi cũng chỉ nói về mặt văn hóa mà thôi. Sau đó có những người Nhật khác cũng hay đến nói chuyện, một đôi khi có nói đến việc chính trị, tôi chối ngay rằng tôi không làm chính trị.Sự đi lại của những người Nhật làm cho người Pháp để ý đến tôi. Có khi thấy có người rất ám muội đến bàn làm những việc bất chánh để giử tôi vào chòng pháp luật, và thường lại thấy các thám tử đứng rình luôn luôn ở trước cửa.Trong những người Việt Nam thỉnh thoảng đi lại nhà tôi, có ông Nguyễn Trác ở Thanh Hóa, vì ông có người con rể là ông Ðặng Phúc Thông ở bên cạnh nhà tôi và lại là người vẫn quen tôi. Bởi vậy mà ông Trác quen tôi và đi lại nhà tôi, một đôi khi cũng nói đến hành động của người Nhật ở Ðông Dương. Tôi thấy ông Trác có nhiệt tâm yêu nước thì cũng vui lòng trò chuyện và dặn ông phải cẩn thận, đừng có hấp tấp mà mắc mưu gian. Song ông tin người Nhật có thể giúp được mình. Việc nhì nhằng như thế một độ rồi ông đi Sài gòn và ở trong ấy độ chừng hai tháng mới ra.Ðã từ mấy tháng trước, có nhiều người bị bắt vì sự giao thông với người Nhật, như Trương Kế An khai với người Pháp rằng y ra Hà Nội có gặp tôi và ngủ ở nhà tôi một đêm. Ðó thật là một việc bịa đặt, vì tôi không quen biết người ấy bao giờ và cũng không bao giờ gặp y.Hà Nội thường cũng có sự bắt bớ như thế, nhất là vào khoảng tháng mười năm 1943 có mấy người đi làm với phái bộ Nhật Bản bị bắt, người trong thành thị nôn nao cả lên. Lúc ấy người con gái ông Trác là bạn con tôi ra Hà Nội để chữa mắt, có đến ở nhà tôi. Chợt đến ngày 25 tháng mười, ông Nguyễn Trác ở Sài gòn ra, có đến thăm con tôi và gặp tôi trong một chốc lát, nói chuyện qua loa vài câu, rồi ông nói vài hôm ông sẽ về Thanh Hóa.Ðộ ấy, cứ chiều chiều tôi đi đến phố Hàng Bông vào nhà in Bắc Thành của ông Lê Thăng, chữa những sách in lại. Chữa xong những bản đập, ngồi nói chuyện phiếm đến bẩy giờ, thì tôi lại đi bộ từ phố Hàng Bông về đến Nhà Rượu với vài người bạn cùng đi một đường.Chiều ngày 27 tháng mười, cũng như mọi ngày, tôi về đến đầu phố Nhà Rượu thì thấy người nhà chạy tất tả đến nói rằng: "Không biết có việc gì mà có mấy người Nhật bảo tôi đi tìm ông". Tôi nghĩ bụng: lại mấy người mọi khi đến quấy rối chứ còn việc gì nữa. Tôi về đến nhà thì thấy mấy người hiến binh Nhật với một người Nhật quen từ trước ngồi chờ. Họ thấy tôi liền hỏi ngay rằng:„Ông có biết ông Nguyễn Trác và ông Trần Văn Lai đã bị bắt từ lúc bốn giờ rưỡi rồi không?"„Tôi không biết."„Người Pháp sắp bắt ông đấy."„Bắt thì bắt, làm thế nào được."„Ông nên vào hiến binh Nhật mà lánh đi mấy ngày."„Tôi có làm gì với người Nhật mà chạy vào hiến binh Nhật?"„Ông không thấy lính mật thám rình chung quanh nhà ông hay sao?"„Tôi vẫn biết, nhưng tôi không làm điều gì đáng lo sợ."„Ông nên nghĩ đến tương lai nước ông mà tạm lánh đi mấy ngày."„Tôi chẳng đi đâu cả!"Mấy người Nhật thấy tôi nói thế tỏ vẻ tức giận, đứng dậy ra về. Còn người Nhật quen ở lại, nói rằng:„Ông không vào hiến binh thì thôi, nhưng tôi sợ đêm nay người Pháp sẽ đến bắt ông. Chi bằng ông hãy sang ở tạm bên nhà tôi gần đây. Nếu mai không có việc gì, thì ông lại về."Lúc ấy tôi nhìn ra cửa thấy hai người giống như mật thám
Việc ông Dương xong rồi tôi nghĩ ở lại Chiêu Nam Ðảo càng đau đớn thêm, tôi bèn viết thư về tư lệnh bộ Nhật ở Sài gòn xin cho tôi và ông Ðặng Văn Ký đi về Băng Cốc còn để ông Trần Văn Ân ở lại Chiêu Nam Ðảo.Chúng tôi chờ mất 15 ngày mới được tin bên Ðông Dương sang cho chúng tôi đi Băng Cốc. Trước định chờ có tàu bay thì đi ngay. Sau nói tàu bay không có phải đi xe lửa. Chúng tôi nghĩ đi lối nào cũng được, cứ đi cho xong. Ngày khởi hành đã định là mùng 5 tháng giêng năm 1945, rồi lại lần lữa đến ngày 16 mới đi được.Trưa ngày 16, cơm xong thì xe hơi đến đưa ra nhà trạm xe lửa, chờ đến 3 giờ chiều xe mới chạy. Thảm cảnh của tôi là phải mang cái hộp đựng hài cốt của ông Dương đi theo. Tôi đau phải nằm trên những thùng hàng xếp trong những toa bọc sắt, nóng như cái lò đốt lửa. Khổ thì khổ thật, nhưng nghĩ được ra khỏi cái địa ngục Chiêu Nam Ðảo là mừng rồi. Vả lại chúng tôi thấy những tướng hiệu của Nhật cũng đi như thế cả, thì mình cũng an ủi mà vui lòng.Một người hạ sĩ quan và ba người lính Nhật đưa chúng tôi đi, đều hết lòng trông nom, đi đến đâu họ lo cơm nước không thiếu thốn gì. Dọc đường lại hay có báo động, mỗi khi như vậy phải chạy nấp vào trong rừng dừa thành ra dự định trước chỉ độ 4 ngày đến nơi, mà chuyến chúng tôi đi phải đến 10 ngày.Ðất Mã Lai từ Tân Gia Ba đến biên giới nước Xiêm, thấy những thành thị ở dọc đường xe lửa khi xưa rất phồn thịnh, còn ở thôn quê thấy dân cư rất lưa thưa, trông bộ nghèo khổ lắm. Ðất Mã Lai phần nhiều là rừng hoang ít đồng ruộng, chỉ thấy có nhiều khu trồng cao su và dừa. Có một điều lạ, là ở bên ta thấy nói khi quân Nhật đánh lấy đất Mã Lai có nhiều chỗ bị tàn phá, thế mà dọc đường chúng tôi không trông thấy vết chiến tranh đâu cả, chỉ trừ những chỗ bị tàu bay Mỹ mới sang ném bom mà thôi. Thì ra quân Anh lúc đầu không chống giữ gì mấy, chỉ đánh qua loa rồi rút lui.Xe lửa đi đến chỗ cách Băng Cốc độ 200 cây số, có cái cầu lớn bị tàu bay Mỹ bắn vỡ tan, xe lửa phải dừng lại rồi dỡ hàng hóa xuống để xe cam-nhong chở về Băng Cốc. Ði đến chỗ ấy, người đội và mấy người Nhật ở lại, để một trung úy đưa chúng tôi đi. Ðến trưa ngày 24 tháng giêng thì đến. Xe cam nhong đưa chúng tôi đến tư lệnh bộ Nhật ở Xiêm. Chúng tôi vào đấy, ngồi uống chén nước, rồi có người Nhật đi xe hơi khác đưa chúng tôi đến nhà riêng ở ngoại ô kinh thành. Cái nhà riêng ấy rộng rãi, mát mẻ, và đã có hai người con của ông Cường Ðể là Tráng Liệt và Tráng Cử ở bên Ðông Dương sang ở đấy từ trước với một sĩ quan Nhật. Từ khi chúng tôi về ở đấy, ăn uống đầy đủ, khác hẳn với cảnh ở Chiêu Nam Ðảo. Sau lại có ông Nguyễn Văn Sâm là một chính khách Việt Nam cũng chạy sang ở Băng Cốc, ngày ngày đi lại chơi với chúng tôi. Cái hộp đựng di hài của ông Dương Bá Trạc thì để trong phòng ngày đêm hương đèn thờ phụng. Song được độ chừng mươi ngày, người trung úy ở với chúng tôi về Sài gòn. Tôi nghĩ mình ở đây chưa biết ra thế nào, chi bằng nhờ người Nhật ấy đem hài cốt của ông Dương về Sài gòn, rồi sẽ giao lại cho con ông ấy ở Chợ Quán để chôn tạm chỗ nào đó, sau này sẽ hay.
Sự đi từ Sài gòn ra Huế, tư lệnh bộ Nhật nói rằng tôi đau đầu và nhiều tuổi, đi tàu bay không được, vì phải bay cao, để đi xe lửa tiện hơn. Tôi bảo đi cách nào cũng được, miễn là đi được mà thôi. Xe lửa lúc bấy giờ chỉ có những toa hạng ba và hạng tư, chứ không có những toa hạng nhất và hạng nhì nữa. Song người Nhật lấy một toa hạng nhất cũ để hai cái ghế dài cho tôi đi với viên thiếu úy và một người Nhật làm thông ngôn tiếng Việt Nam.Khi xe lửa nghỉ ở Nha Trang, tôi ghé vào nhà ông Ðặng Phúc Thông coi xe lửa vùng ấy, và ăn cơm ở đấy. Tôi vào đấy là cốt hỏi tin tức nhà vì bà Thông là bạn với nhà tôi. Ðến sáng ngày mùng 5 tháng tư, vào hồi 10 giờ rưỡi thì tới Huế. Xe lửa vừa đậu xong, thấy một người Nhật ra đón, xưng tên là Urabé, làm lãnh sự Nhật ở Huế, rồi về cả nhà ông Yokohama, tối cao cố vấn Nhật. Ðến tối gặp ông Hoàng Xuân Hãn mừng quá, ngồi uống chén nước và nói vài câu chuyện hàn huyên. Rồi tôi xin về nhà ông Hãn nghỉ. Vừa về đến nhà chưa được năm phút, thấy ông Urabé trở lại báo tin cho tôi biết là vợ con tôi ở Hà Nội đã vào đến Huế rồi. Tính ông Urabé rất vui vẻ, ông nói rằng: "Kỳ quá, khi tôi trở về, đi qua sở hiến binh Nhật, nhân có tí việc ghé vào đấy thấy có một người con gái biết nói tiếng Nhật, nói định qua Xiêm tìm cha. Tôi hỏi thì chính là con cụ. Tôi liền đến khách sạn đón bà cụ về nhà tôi".Ngay lúc ấy con và rể tôi ở ngoài chạy vào, mừng rỡ khóc lóc.Hỏi ra mới biết vợ và con tôi ở Hà Nội, nghe tin tôi ở Băng Cốc, thấy Nhật Bản đảo chính rồi mà mãi không thấy tôi, mới mầy mò xin phép đi sang Xiêm tìm. Ði đến Huế nghe người ta nói mang máng là tôi đã về Huế, nhân khi xe lửa nghỉ ở đấy đến tối mới chạy, bèn vào hiến binh Nhật hỏi xem tin ấy có đúng không. Ấy là cùng một ngày không hẹn mà tôi và vợ con tôi gặp nhau ở Huế.Vua Bảo Ðại biết tin ấy, cho dọn cái nhà của viên đại úy Bon ở trước trong thành cho chúng tôi ngụ tạm. Lúc ấy tôi cũng chưa biết rõ tình thế ra sao, chỉ đinh ninh chờ sau khi vào yết kiến vua Bảo Ðại rồi xin về Hà Nội dưỡng bệnh. Từ trước tôi không biết vua Bảo Ðại là người như thế nào. Vì trong thời bảo hộ của nước Pháp, hình như ngài chán nản không làm gì cả, chỉ săn bắn và tập thể thao. Hôm mùng 7 tháng tư tôi vào yết kiến thấy có vẻ trang nghiêm và nói những điều rất đúng đắn.Ngài nói:„Trước kia nước Pháp giữ quyền bảo hộ nước ta, nay đã không giữ được nước cho ta, để quân Nhật đánh đổ, vậy những điều trong hiệp ước năm 1884 không có hiệu quả nữa, nên bộ thượng thư đã tuyên hủy hiệp ước ấy. Trẫm phải đứng vai chủ trương việc nước và lập chính phủ để đối phó với mọi việc."Tôi tâu rằng:„Việc lập chính phủ, ngài nên dùng những người đã dự định từ trước, như Ngô Ðình Diệm chẳng hạn, để có tổ chức sẵn sàng. Tôi nay thì phần già yếu bệnh tật, phần thì không có đảng phái và không hoạt động về chính trị, tôi xin ngài cho tôi về nghỉ."Ngài nói:„Trẫm có điện thoại gọi cả Ngô Ðình Diệm về, sao không thấy về."Tôi tâu:„Khi tôi qua Sài gòn, có gặp Ngô Ðình Diệm và ông ấy bảo không thấy người Nhật nói gì cả. Vậy hoặc có sự gì sai lạc chăng. Ngài cho điện lần nữa gọi ông ấy về. Còn tôi thì xin ngài cho ra Bắc."Ngài nói:„Vậy ông hãy ở đây nghỉ ít lâu, xem thế nào rồi hãy r
Cuối tháng một dương lịch, chiều bảy giờ lên xe hơi chạy ra nghỉ ở Ðông Hà. Sáng hôm sau ra đến Nghệ, vào nghỉ nhà người cháu, trưa hôm sau xe mới ra Thanh Hóa, rồi hôm sau nữa mới đến Hà Nội. Dọc đường nhờ trời được bình an. Khi xe đến bến đò sông Gianh, sông rộng, gió to, sóng lớn, tôi thấy gần đó có chiếc tàu con kéo phà chở xe hơi sang sông, tôi hỏi: "Tàu có chạy không?". Người ta nói: "Tàu hết dầu xăng". Tôi hỏi: "Có đò nào có mui cho thuê một chiếc để đưa chúng tôi sang trước". Người ta nói chỉ có chiếc đò không mui thôi. Chúng tôi đang lo nghĩ không biết tính sao, thì thấy người tài xế chạy đi nói thì thầm gì với mấy người chở phà, rồi một lát thấy chiếc đò có mui đến mời chúng tôi xuống. Khi chiếc đò chở chúng tôi ra ngoài, thấy chiếc tàu đốt máy kéo phà đi. Sang bên kia hỏi người lái đò lấy bao nhiêu, người ấy nói: "Cụ cho bao nhiêu cũng được". Sau tôi mới biết người tài xế biết chúng tôi, đi nói với mấy người chở đò nên họ mới đi lấy đò và cho tàu chạy. Ðây là một việc tỏ ra nhân dân trung bộ đối với tôi vẫn có chút cảm tình, không ai ta oán gì trong khi chúng tôi vẫn làm việc. Chỉ có khi đến Thanh Hóa bị lính Tàu và Lính Việt Minh khám xe đâm thủng nát cái bồ đựng sách của tôi. Tôi về đến Hà Nội, mừng quá, định bụng mình già yếu rồi, không có gì làm nữa và cũng chẳng đi đâu cả, chỉ vui với mấy quyển sách cổ và mấy người bạn cũ, trò chuyện tiêu khiển. Tưởng thế là yên, ngờ đâu tình thế phải phiêu lưu lần nữa.
Chương 6 Chính phủ Việt Nam và tình thế trong nước
Lúc bấy giờ tình thế trong nước bối rối lắm, quân Anh và quân Pháp lên chiếm giữ nam bộ và các thành thị phía Nam Trung Bộ từ vĩ tuyến 16, tức là Quảng Nam trở vào. Còn từ vĩ tuyến 16 trở ra quân Tàu đóng giữ các thành thị. Việt Minh lên cầm quyền trước hết lập ủy ban giải phóng, rồi cho người lên Bắc Giang đón ông Hồ Chí Minh về lập lâm thời chính phủ gồm có những người này: Hồ Chí Minh, chủ tịch kiêm bộ ngoại giao Võ Nguyên Giáp, bộ trưởng bộ nội vụ, kiêm chức phó bộ trưởng bộ quốc phòng Chu Văn Tấn, bộ trưởng bộ quốc phòng Trần Huy Liệu, bộ trưởng bộ thông tin tuyên truyền Dương Ðức Hiền, bộ trưởng bộ thanh niên quốc dân Nguyễn Mạnh Hà, bộ trưởng bộ quốc dân kinh tế Vũ Ðình Hòa, bộ trưởng bộ giáo dục Vũ Ngọc Khánh, bộ trưởng bộ tư pháp Phạm Ngọc Thạch, bộ trưởng bộ y tế Ðào Trọng Kim, bộ trưởng bộ giao thông Lê Văn Hiến, bộ trưởng bộ lao động Phạm Văn Ðồng, bộ trưởng bộ tài chánhNguyễn Văn Tố, bộ trưởng bộ cứu tế xã hội Cù Huy Cận, ủy viên không giữ bộ nào Nguyễn Văn Xuân, ủy viên không giữ bộ nàoVõ Nguyên Giáp người Quảng Bình, rất lanh lợi và táo tợn, một tay trọng yếu trong đảng Việt Nam Cộng Sản. Trước đã sang ở bên Côn Minh, thường viết báo ký tên là Lâm Bá Kiệt, bấy giờ giữ chức bộ trưởng bộ nội vụ và kiêm chức phó bộ trưởng bộ quốc phòng. Nói là kiêm chức phó bộ trưởng bộ quốc phòng, nhưng kỳ thực là kiêm cả bộ quốc phòng, vì Chu Văn Tấn là người Thổ ở mạn thượng du, trước đã làm châu đoàn coi lính dõng, sau theo cộng sản, nên đảng Việt Minh đưa vào giữ địa vị ở bộ quốc phòng để khuyến khích những người Thổ đã theo mình. Việt Minh đem một số người ở ngoài đảng của họ vào trong chính phủ như Nguyễn Mạnh Hà, Nguyễn Văn Tố, Ðào Trọng Kim v...v... để tỏ ra là một chính phủ liên hiệp có cả các hạng người. Song những cơ quan trọng yếu như quốc phòng, nội vụ, tài chính, tuyên truyền đều ở tay những người chính thức Việt Minh, tức là cộng sản như Võ Nguyên Giáp, Trần Huy Liệu, Lê Văn Hiến, Phạm Văn Ðồng v..v... Ngày 11 tháng một năm 1945 chính phủ lâm thời lại xuống lệnh giải tán đảng cộng sản Ðông Dương, đó là một việc lý thú, cộng sản giải tán cộng sản. Sở dĩ chủ ý họ làm như vậy là vì lúc đó có các ủy viên của các nước Ðồng Minh đi lại trong nước, Việt Minh muốn tỏ cho những người ngoại quốc biết Việt Minh không phải là cộng sản. Chính phủ lâm thời tổ chức cuộc tổng tuyển cử để triệu tập quốc hội. Cuộc tuyển cử được ấn định vào ngày 23 thán chạp, sau hoãn đến ngày mồng 6 tháng giêng năm 1946. Khi ấy tôi đã về ở Hà Nội rồi, thấy cuộc tuyển cử rất kỳ cục. Mỗi chỗ để bỏ phiếu, có một người của Việt Minh trông coi, họ gọi hết cả đàn ông đàn bà đến bỏ phiếu, ai không biết chữ thì họ viết thay cho.</em
Chương 7 Tôn chỉ và sự hành động của Cộng Sản đảng Cộng sản đảng, theo cách tổ chức và hành động của họ, là một thứ tôn giáo mới, giống như các tôn giáo cũ cốt lấy sự mê tín mà tin, chứ không hoài nghi hay đi trệch ra ngoài. Song các tôn giáo cũ nói có cõi trời, có thiên đường là nơi cực lạc. Cộng sản giáo ngày nay thì hoàn toàn duy vật, nghĩa là ngoài vật chất ra, không có sự tin tưởng nào khác nữa, cho thiên đường không phải ở cõi trời mà chính ở cõi trần gian này. Ai tin theo đạo ấy là phải tin lý thuyết của Các Mác và Lê Nin là tuyệt đối chân chính, đem áp dụng là được sung sướng đủ mọi đường, tức thực hiện được cảnh thiên đường ở cõi đời. Còn về đường tín ngưỡng, thì đạo Cộng sản là đạo hoàn toàn duy vật, tất không ai thờ phụng thần thánh nào khác nữa, nhất thiết phải nghĩ sùng bái những người như Các Mác, Lê Nin, S-Ta -Lin để thay những bậc thần thánh cũ đã bị truất bỏ. Ðã tin mê cái đạo ấy và đã coi lý thuyết ấy là chân lý tuyệt đối, thì ngoài cái lý thuyết ấy ra, là tà giáo, là tả đạo. Ai không tin theo và phản đối những người đứng đầu đảng, tức là những bậc giáo chủ, thì là người phản đạo, tất phải trừng trị rất nghiêm. Vì vậy mới có sự tàn sát những người trong đảng cộng sản theo Trotsky, chủ Cộng sản Ðệ Tứ Quốc tế, là một chi cộng sản phản đối Sử Ta Lin, chủ Cộng sản Ðệ Tam Quốc tế. Vậy những tín đồ cộng sản phải là những người cuồng tín và chỉ biết có đời sống vật chất mà thôi, ngoài ra không có gì nữa. Sống có một đời rồi hết, nên ai nấy chỉ lo làm cho mình được mọi điều thắng lợi, sá chi những điều phúc họa thiện ác. Về đường thực tế, các đặc sắc của cộng sản là không nhận có luân thường đạo lý, không biết có nhân nghĩa đạo đức như người ta vẫn tin tưởng. Người cộng sản cho cái điều đó là hủ tục của xã hội phong kiến thời xưa, đặt ra để lừa dối dân chúng, nên họ tìm cách xóa bỏ hết. Ai tin chỗ ấy là người sáng suốt, là người giác ngộ, ai không tin là người mờ tối, là người mê muội. Vì có tư tưởng như thế, cho nên cha con, anh em, bè bạn không có tình nghĩa gì cả, chỉ biết tôn trọng chủ nghĩa của cộng sản và phục tòng những người cầm quyền của đảng, ngoại giả, giết hại l
Chương 8 Sự giao thiệp của chính phủ Việt Nam với nước Pháp Việc khó khăn lúc bấy giờ là việc đối phó với nước Pháp, mà tôi cho là cách ngoại giao của chính phủ có nhiều chỗ hớ hênh. Lúc đầu mới có lâm thời chính phủ, có người phái viên Mỹ đến bảo ông Bảo Ðại rằng: "Chính phủ Việt Nam có cần tiền để kiến thiết thì người Mỹ sẵn sàng cho vay". Ông liền đến bảo ông bộ trưởng tài chính thì ông ấy chối phắt đi, nói rằng: "Chính phủ Việt Nam không cần tiền người Mỹ". Trước khi nước Pháp đem quân vào bắc bộ, chính phủ Pháp mở cuộc điều đình với chính phủ Trung Hoa ở Trùng Khánh để nước Tàu rút hết quân về và để nước Pháp thu lại chính quyền. Lúc ấy người ta nói rằng chính phủ Trung Hoa có điện sang cho chính phủ Việt Minh cho đại biểu sang dự thính trong khi đàm phán. Chính phủ Việt Minh làm thinh không trả lời. Khi chính phủ Pháp ký kết hiệp ước với chính phủ Trung Hoa rồi, mới trù tính đem quân ra bắc bộ, Cao cấp ủy viên nước Pháp lúc bấy giờ là hải quân trung tướng D'Argenlieu có ra vịnh Hạ Long mời ông Hồ Chí Minh xuống nói chuyện. Ông đi với ông Nguyễn Tường Tam, bộ trưởng bộ ngoại giao và mấy người khác nữa. Xuống đến tàu, chỉ có mình ông Hồ được mời vào buồng nói chuyện, còn mọi người đứng ở ngoài. Xong việc nói chuyện với chiếc tàu chiến rồi, cao cấp ủy viên ông Sainteny thay mặt để lên Hà Nội cùng với ông Hồ Chí Minh và Vũ Hồng Khanh, đại biểu chính phủ Việt Nam ký tờ hòa ước ngày mùng 6 tháng ba năm 1946. Bản hiệp ước sơ bộ có ba khoản: Khoản thứ nhất: "Chính phủ nước Pháp nhận nước Việt Nam Cộng Hòa là một nước tự do có chính phủ có quốc hội, có quân đội và có tài chính, dự vào liên bang Ðông Dương và Liên Hiệp Pháp. Về việc hợp nhất ba kỳ thì chính phủ Pháp cam đoan thừa nhận sự quyết định của dân chúng sau cuộc trưng cầu ý kiến". Khoản thứ hai: "Chính phủ Việt Nam phải lấy tình thân thiện mà đón tiếp quân đội Pháp chiếu theo những thỏa hiệp quốc tế, vào thay những quân Pháp đã đóng trong nước. Có bản phụ ước đính theo hiệp ước này định rõ cái thể cách về việc luân c
Chương 9 Đi sang Tàu Hà Nội, tôi trông thấy cách hành động của người Pháp và của Việt Minh, biết là thế nào cũng có xung đột lớn. Tôi nghĩ: ở đây rồi trong cuộc binh lửa, ngọc đá đều tan thì ở sao được. Một bên Việt Minh, một bên quân Pháp, trong cuộc chiến tranh, ai biết là ai. Mà đi thì đi đâu? Bấy giờ tôi có biết mấy người Quốc dân đảng, họ nói rằng: "Chúng tôi có đủ các cơ quan làm việc bên Tàu, nay nhân có ông Bảo Ðại ở bên ấy và nghe nói ông đang vận động với các nước đồng minh để củng cố địa vị nước Việt Nam. Cụ nên sang bên ấy rồi cùng ông Bảo Ðại làm việc, may ra có ích lợi cho nước. Nếu cụ bằng lòng đi, thì chúng tôi có thể thu xếp mọi việc cho cụ đi". Tôi nói: "Bây giờ tôi già rồi và lại có bệnh tật chẳng làm gì được nữa, nhưng tôi cũng muốn đi, để tránh cái họa binh lửa sắp đến đây. Vậy để tôi nghĩ xem thế nào, rồi tôi trả lời". Tôi thấy những người bên Tàu về nói lại là họ có các cơ quan tổ chức chu đáo ở bên ấy và họ muốn giúp đỡ tôi, nên tôi đã có cái hứng thú muốn đi. Tôi đem chuyện ấy nói với mấy người bạn thân, người thì bảo nên đi, người lại bảo đi chẳng ích gì, dù sao Việt Minh cũng phải nhượng bộ, chắc không đến nỗi có chiến tranh. Song tôi thấy cái không khí không sao tránh khỏi sự chiến tranh được, và muốn ra ngoài xem những công việc của các nhà cách mạng xưa nay tuyên truyền rầm rĩ, nếu có thật mà làm được việc gì càng hay, nếu không cũng là một dịp cho ta ra khỏi cái hoàn cảnh nguy hiểm này. Tôi bèn quyết định đi và nhờ mấy người Quốc dân đảng thu xếp mọi việc cho tôi đi.Trước tôi còn muốn đem mấy người bạn thân cùng đi với tôi. Việc đi như thế là phải giữ kín, nhưng không ngờ mấy người lo liệu việc ấy làm lộ chuyện, thành ra không đi được. Vì vậy mà Việt Minh để ý đến tôi và cho người rình mò ở gần nhà tôi. Lúc ấy ông Hồ Chí Minh sửa soạn sang Pháp và cử một phái đoàn có ông Nguyễn Tường Tam, bộ trưởng bộ ngoại giao, cũng sang Pháp dự hội nghị Fontainebleau để giải quyết vấn đề Việt Nam. <p
Chương 10 Cuộc Pháp Việt chiến tranh Trong lúc chúng tôi còn ở Hương Cảng, thì ông Hồ Chí Minh và phái đoàn Việt Nam đang hội nghị ở bên Pháp. Cuộc hội nghị ở Fontainebleau khởi đầu vào khoảng giữa tháng năm, mãi đến tháng chín mà không xong được việc gì cả. Khi người Pháp và người Việt đang bàn cãi ở bên Pháp, thì ở Ðông Dương, cao cấp ủy viên là Hải quân trung tướng D'Argenlieu họp hội nghị kinh tế ở Ðà Lạt có đại biểu Nam kỳ Cộng Hòa quốc, đại biểu Cao Miên, và đại biểu Ai Lao bàn định mọi việc, coi như không có nước Việt Nam. Vì vậy mà cuộc hội nghị bên Pháp lại càng gay go thêm, rút cuộc hội nghị ấy không thành kết quả gì cả. Ðến cuối thượng tuần tháng chín các phái viên Việt Nam xuống tàu thủy về nước. Ông Hồ Chí Minh ở lại đến ngày 14 tháng chín năm 1946, ký thỏa hiệp án (Modus vivendi) với ông Marius Moutet, bộ trưởng bộ hải ngoại Pháp.Thỏa hiệp án ấy, đại ý nói theo những điều trong hiệp ước sơ bộ trước mà giữ thái độ thân thiện cho đến thánh giêng năm 1947, là kỳ hạn cuối cùng, hai bên phải họp hội nghị để giải quyết các vấn đề cho thành bản điều ước nhất định. Ông Hồ Chí Minh ký bản thỏa hiệp ấy rồi chính phủ Pháp cho chiếc tàu binh đưa ông về nước. Thế là sau hai kỳ hội nghị ở Ðà Lạt và ở Fontainebleau, việc nước Việt Nam không sao giải quyết được. Ông Hồ Chí Minh về đến Hải Phòng vào quãng tháng giêng, Việt Minh tổ chức việc đón tiếp rầm rĩ, nhưng thực tình thì nhiều người ngậm ngùi vì tình thế mỗi ngày một nguy ngập. Dân khí tức giận, thà chết còn hơn quay trở lại làm nô lệ như trước. Quân Pháp ở Bắc Bộ thì sẵn sàng tấn công cho nên mới có sự xung đột ở Hải Phòng vào quãng cuối tháng một. Vì thế lực không đủ, lẽ tất nhiên là quân Việt Minh thất bại phải lui ra ngoài Hải Phòng. Hai bên đều xuống lệnh đình chiến, nhưng quân hai bên vẫn cứ đánh nhau. Việc dai dẳng như thế đến mấy ngày, trước ngày 19 tháng chạp dương lịch, thì người Pháp gửi tối hậu thư cho chính phủ Việt Minh bắt phải giao sở công an cho họ, hẹn đến ngày 20 là hết hạn. Chính phủ Việt Minh biết là không sao tránh khỏi sự tấn công của quân Pháp bèn mưu sự đánh trước một ngày để mong được thắng lợi trong khi bất ngờ. Xem như vậy thì người Pháp cũng có một phần khá lớn trong cái lỗi đã gây ra cuộc Pháp Việt chiến tranh kéo dài cho đến ngà
Chương 11 Về Sài Gòn Sau cuộc nói chuyện với ông Cousseau, ông Bảo Ðại bảo tôi rằng: "Trong cái tình thế này, cụ nên về tận nơi, trực tiếp với mấy người cầm quyền của Pháp xem tình ý của họ như thế nào. Nếu thật làm được, thì cụ lại trở ra, ta sẽ trù tính mọi việc". Tôi nói: "Ðây là mới gặp ông Cousseau, ta đã tin gì mà về. Một mình tôi về, có bị sao cũng không ngại mấy, nhưng công việc chưa ra gì mà đã mắc lừa thì dại quá". Ông nói: "Nước mình đang lâm vào cảnh khổ vì chiến tranh, nay có cơ hội may ra có thể cứu được nước mà mình do dự không làm gì thì sao cho phải, cụ nên nghĩ kỹ". Khi ấy ông Cousseau ở lại Hương Cảng để chờ tin bên Ðông Dương, tôi về ăn tết nguyên đán ở Quảng Châu. Trước khi về, ông Bảo Ðại biết tôi không tiền, có đưa giúp tôi 500 dollars, nhưng hôm sau ra nhà trạm xe lửa bị kẻ cắp lấy mất. Rõ là vận đen, làm việc gì cũng đen.Sau tết nguyên đán được dăm hôm, ông Bảo Ðại cho người bảo tôi đem cả gia quyến ra Hương Cảng. Chúng tôi đi tàu thủy ra tới nơi, đến gặp ông Bảo Ðại. Ông nói rằng: "Cụ về rồi, tôi có nói chuyện thêm với ông Cousseau, tôi tưởng cụ nên về Sài gòn và nhân tiện đem cả gia quyến về, chứ để nheo nhóc ở bên này chẳng có ích gì". Tôi nghĩ: một mình tôi ở ngoài này đã vậy, lại có vợ con chạy ra đây, thiếu thốn đủ mọi đường. Nay đã có cơ hội đem cả về cho yên chỗ là phải. Còn về việc nước, thì người Pháp đã muốn điều đình và có ý nhận cho nước Việt Nam thống nhất tự chủ, người mình có đánh nhau đến cùng cũng không thể đòi hơn được. Chi bằng ta cứ về cho biết rõ tình thực. Nếu thuận tiện làm được gì thì làm mà không thì thôi, cũng không sao. Sau tôi gặp ông Cousseau, ông cũng nói: "Nếu cụ bằng lòng về thì tôi thu x
Chương 12 Lên Nam Vang Khi tôi về Sài gòn, trong lưng chỉ còn có 20 đồng bạc Ðông Dương. Ông Cousseau thấy vậy có đưa tiền, nhưng tôi không lấy. Sau tôi gặp những người quen biết có giúp đỡ ít nhiều để mua thuốc thang và may vá lặt vặt. Tôi đến nhờ ông cử Bùi Khải, ông vì tình anh em, tiếp đãi một cách thành thực và tử tế, các cháu đều hết lòng kính mến. Nhưng vì cả gia quyến bốn năm người đến ở đấy lâu ngày, ăn không ngồi rồi, nghĩ cũng khó coi. Con gái tôi biết tiếng Anh, có nhiều người muốn học, định đi thuê nhà để dạy học, nhưng không thuê được nhà. Sài gòn cũng như ở bên Tàu, cái nạn khan nhà thật là điêu đứng. Muốn thuê một cái nhà nhỏ, ít ra cũng phải trả tiền trà mất một vài vạn bạc, thì lấy tiền đâủ Sau hai vợ chồng con tôi gặp những người quen nói ở trên Nam Vang, bên Cao Miên, cơm gạo rẻ và dễ thuê nhà, chúng nó mới xin giấy lên Nam Vang. Lên ở nhà khách sạn được mấy ngày chẳng may con tôi bị bỏng suýt chết. Nhờ có những người quen biết trông nom giúp đỡ nên không việc gì. Nhà ở Nam Vang lại có phần khó thuê hơn ở Sài gòn, thành ra nhà vẫn chưa thuê được, con tôi phải về ở nhà ông Phạm Chí Tùng trong khi chờ đợi có nhà ở. Ông Phạm Chí Tùng là người rất hiền hậu, thấy con tôi lên ở nơi xa lạ, hết lòng giúp đỡ, coi như anh em trong nhà vậy. Con tôi đi Nam Vang chờ đến ba tháng, nhờ ông Pignon can thiệp mấy lần, hội đồng coi việc nhà cửa mới thuê cho được một căn nhà, mở lớp dạy học tiếng Anh, lần hồi cũng đủ ăn tiêu. Tôi ở Sài gòn, có cóp nhặt những sách của tôi, định tìm nhà xuất bản cho in lại. Lúc ấy tôi gặp ông Trần Văn Văn đến thăm tôi. Khi tôi ở Huế, ông có ra làm việc ở bộ kinh tế với ông Hồ Tá Khanh, cho nên đã quen từ trước. Ông thấy tôi ở trong cái hoàn cảnh rất eo hẹp, ông liền cho tôi vay một món tiền khá lớn và
Một Cơn Gió Bụi (Hồi ký của Lệ Thần Trần Trọng Kim)
Trả lờiXóaXuất bản lần đầu tại NXB Vĩnh Sơn, Sài Gòn 1969
Chương 1 Cuộc đời yên lặng và vô vị
Sau 31 năm làm việc trong giáo giới, trải làm giáo sư ở trường Trung Học Bảo Hộ và trường Sĩ Hoạn, kế lại sung chức Bắc Kỳ Tiểu Học Thanh Tra, rồi về giữ chức giám đốc trường Nam Tiểu Học ở Hà Nội, đến năm 1942 mới được về hưu. Tưởng thế là được nghỉ ngơi cho trọn tuổi già. Bởi vì trong một đời có nhiều nỗi uất ức sầu khổ về tình thế nước nhà, về lòng hèn hạ đê mạt của người đời, thành ra không có gì là vui thú. Một mình chỉ cặm cụi ở mấy quyển sách để tiêu khiển. Ðó là tâm tình và thân thế của một người ngậm ngùi ở trong cái hoàn cảnh éo le, và trong một bầu không khí lúc cũng khó thở. Ðược cái rằng trời cho người ta có sẵn cái tính tùy cảnh mà an, cho nên bất cứ ở cảnh nào lâu ngày cũng quen, thành ra thế nào cũng chịu được.Năm Quý Mùi (1943) là năm trăng mờ gió thảm, tiếng chiến tranh inh ỏi khắp hoàn cầu, toàn xứ Ðông Dương bị quân Nhật Bản tràn vào, họa chiến tranh mỗi ngày một lan rộng. Dân Việt Nam bị đói kém đau khổ đủ mọi đường, lại căm tức về nỗi nước nhà suy nhược phải bị đè nén dưới cuộc bảo hộ trong sáu bẩy mươi năm, cho nên ai cũng muốn nhân cơ hội ấy mà gây lại nền độc lập đã mong mỏi từ bao lâu.Tôi là một người nước Việt Nam, lẽ nào lòng tôi lại không rung động theo với dịp rung động của những người ái quốc trong nước? Nhưng vì hoàn cảnh khó khăn, lòng người ly tán, nhiều người lại muốn lợi dụng cái tiếng ái quốc để làm cái mối tư lợi cho mình, vì vậy mà tôi chán nản không dự vào đảng phái nào cả, mà cũng không hành động về phương diện chính trị. Ngoài những lúc làm những công việc hàng ngày phải làm, khi rỗi rãi gặp những bạn thân, nói đến chuyện thiên hạ sự và việc nước nhà, thì tôi cũng nói chuyện phiếm và mong cho nước nhà chóng được giải phóng.Thường tôi gặp người Pháp, tôi cũng nói thẳng rằng: nếu trong cái hoàn cảnh này, người Pháp hiểu rõ tình thế mà buông tha chúng tôi ra thì không những là nước Pháp không thiệt thòi gì mấy về đường kinh tế, mà về đường văn hóa và thực tế lại có phần lợi vì đã làm một cái ơn lớn cho cả một dân tộc. Mà thực tế nếu được như vậy thì dân Việt Nam không bao giờ quên được cái ơn ấy, mà vui lòng hợp tác với nước Pháp. Song đó là một cái mộng tưởng không thê có ở trong đời này, là đời đầy những sự tham, sân, si, cho nên nhân loại đã phải chịu bao nhiêu nỗi đau buồn khổ não. Mà còn phải chịu không biết đến bao giờ mới thôi!Trong khi nước Pháp đang bị cái nạn chiến tranh, người Pháp đối với người Việt Nam không đổi thái độ chút nào, mà người Nhật thì lại muốn lợi dụng lòng ái quốc của người Việt Nam để quyến dụ người ta theo mình. Người Việt Nam không phải là không hiểu cái tâm địa người Nhật, song có nhiều người muốn thừa cái cơ hội hiện tại mà phá vỡ cái khuôn khổ bé hẹp nó ràng buộc mình đã bao lâu để gây ra cái không khí mới, rồi sau thế nào cũng tìm cách đối phó. Phần nhiều người trí thức trong nước đều có cái quan niệm ấy, nhưng vì thế lực không đủ, cho nên không ai hành động gì cả, trừ một bọn người hoặc vì lòng nóng nảy, hoặc vì lòng ham danh lợi chạy theo người Nhật.Nước Nhật Bản trước vốn là một nước đồng văn đồng hóa ở Á Ðông, nhưng về sau đã theo Âu Hóa, dùng những phương pháp quỉ quyệt để mở rộng chủ nghĩa đế quốc của họ, trước đã thôn tính Cao Ly và Mãn Châu, sau lại muốn xâm lược nước Tàu và các nước khác ở Á Ðông đã bị người Âu Châu chiếm giữ. Người Nhật tuy dùng khẩu hiệu "đồng minh cộng nhục" và lấy danh nghĩa "giải phóng các dân tộc bị hà hiếp", nhưng thâm ý là muốn thu hết quyền lợi về mình. Bởi vậy chính sách của họ thấy đầy những sự trái ngượ
Chương 2 Đi Chiêu Nam Đảo (Singapour)
Trả lờiXóaVào khoảng cuối năm Canh Thìn (1940) sau khi quân Nhật đã vào đóng ở Ðông Dương rồi, có những người Nhật nói là giáo sư ở những trường cao đẳng bên Ðông Kinh sang khảo cứu về văn hóa thường đến tìm tôi hỏi về lịch sử và tôn giáo v...v... Tuy những người ấy không nói gì đến việc chính trị, nhưng ai cũng biết là họ đi dò xét tình ý những nhân sĩ trong nước. Vậy nên tôi cũng chỉ nói về mặt văn hóa mà thôi. Sau đó có những người Nhật khác cũng hay đến nói chuyện, một đôi khi có nói đến việc chính trị, tôi chối ngay rằng tôi không làm chính trị.Sự đi lại của những người Nhật làm cho người Pháp để ý đến tôi. Có khi thấy có người rất ám muội đến bàn làm những việc bất chánh để giử tôi vào chòng pháp luật, và thường lại thấy các thám tử đứng rình luôn luôn ở trước cửa.Trong những người Việt Nam thỉnh thoảng đi lại nhà tôi, có ông Nguyễn Trác ở Thanh Hóa, vì ông có người con rể là ông Ðặng Phúc Thông ở bên cạnh nhà tôi và lại là người vẫn quen tôi. Bởi vậy mà ông Trác quen tôi và đi lại nhà tôi, một đôi khi cũng nói đến hành động của người Nhật ở Ðông Dương.
Tôi thấy ông Trác có nhiệt tâm yêu nước thì cũng vui lòng trò chuyện và dặn ông phải cẩn thận, đừng có hấp tấp mà mắc mưu gian. Song ông tin người Nhật có thể giúp được mình. Việc nhì nhằng như thế một độ rồi ông đi Sài gòn và ở trong ấy độ chừng hai tháng mới ra.Ðã từ mấy tháng trước, có nhiều người bị bắt vì sự giao thông với người Nhật, như Trương Kế An khai với người Pháp rằng y ra Hà Nội có gặp tôi và ngủ ở nhà tôi một đêm. Ðó thật là một việc bịa đặt, vì tôi không quen biết người ấy bao giờ và cũng không bao giờ gặp y.Hà Nội thường cũng có sự bắt bớ như thế, nhất là vào khoảng tháng mười năm 1943 có mấy người đi làm với phái bộ Nhật Bản bị bắt, người trong thành thị nôn nao cả lên. Lúc ấy người con gái ông Trác là bạn con tôi ra Hà Nội để chữa mắt, có đến ở nhà tôi. Chợt đến ngày 25 tháng mười, ông Nguyễn Trác ở Sài gòn ra, có đến thăm con tôi và gặp tôi trong một chốc lát, nói chuyện qua loa vài câu, rồi ông nói vài hôm ông sẽ về Thanh Hóa.Ðộ ấy, cứ chiều chiều tôi đi đến phố Hàng Bông vào nhà in Bắc Thành của ông Lê Thăng, chữa những sách in lại.
Chữa xong những bản đập, ngồi nói chuyện phiếm đến bẩy giờ, thì tôi lại đi bộ từ phố Hàng Bông về đến Nhà Rượu với vài người bạn cùng đi một đường.Chiều ngày 27 tháng mười, cũng như mọi ngày, tôi về đến đầu phố Nhà Rượu thì thấy người nhà chạy tất tả đến nói rằng: "Không biết có việc gì mà có mấy người Nhật bảo tôi đi tìm ông". Tôi nghĩ bụng: lại mấy người mọi khi đến quấy rối chứ còn việc gì nữa. Tôi về đến nhà thì thấy mấy người hiến binh Nhật với một người Nhật quen từ trước ngồi chờ. Họ thấy tôi liền hỏi ngay rằng:„Ông có biết ông Nguyễn Trác và ông Trần Văn Lai đã bị bắt từ lúc bốn giờ rưỡi rồi không?"„Tôi không biết."„Người Pháp sắp bắt ông đấy."„Bắt thì bắt, làm thế nào được."„Ông nên vào hiến binh Nhật mà lánh đi mấy ngày."„Tôi có làm gì với người Nhật mà chạy vào hiến binh Nhật?"„Ông không thấy lính mật thám rình chung quanh nhà ông hay sao?"„Tôi vẫn biết, nhưng tôi không làm điều gì đáng lo sợ."„Ông nên nghĩ đến tương lai nước ông mà tạm lánh đi mấy ngày."„Tôi chẳng đi đâu cả!"Mấy người Nhật thấy tôi nói thế tỏ vẻ tức giận, đứng dậy ra về.
Còn người Nhật quen ở lại, nói rằng:„Ông không vào hiến binh thì thôi, nhưng tôi sợ đêm nay người Pháp sẽ đến bắt ông. Chi bằng ông hãy sang ở tạm bên nhà tôi gần đây. Nếu mai không có việc gì, thì ông lại về."Lúc ấy tôi nhìn ra cửa thấy hai người giống như mật thám
Chương 3 Đi Băng Cốc và về Sài Gòn
Trả lờiXóaViệc ông Dương xong rồi tôi nghĩ ở lại Chiêu Nam Ðảo càng đau đớn thêm, tôi bèn viết thư về tư lệnh bộ Nhật ở Sài gòn xin cho tôi và ông Ðặng Văn Ký đi về Băng Cốc còn để ông Trần Văn Ân ở lại Chiêu Nam Ðảo.Chúng tôi chờ mất 15 ngày mới được tin bên Ðông Dương sang cho chúng tôi đi Băng Cốc. Trước định chờ có tàu bay thì đi ngay.
Sau nói tàu bay không có phải đi xe lửa. Chúng tôi nghĩ đi lối nào cũng được, cứ đi cho xong. Ngày khởi hành đã định là mùng 5 tháng giêng năm 1945, rồi lại lần lữa đến ngày 16 mới đi được.Trưa ngày 16, cơm xong thì xe hơi đến đưa ra nhà trạm xe lửa, chờ đến 3 giờ chiều xe mới chạy.
Thảm cảnh của tôi là phải mang cái hộp đựng hài cốt của ông Dương đi theo. Tôi đau phải nằm trên những thùng hàng xếp trong những toa bọc sắt, nóng như cái lò đốt lửa. Khổ thì khổ thật, nhưng nghĩ được ra khỏi cái địa ngục Chiêu Nam Ðảo là mừng rồi. Vả lại chúng tôi thấy những tướng hiệu của Nhật cũng đi như thế cả, thì mình cũng an ủi mà vui lòng.Một người hạ sĩ quan và ba người lính Nhật đưa chúng tôi đi, đều hết lòng trông nom, đi đến đâu họ lo cơm nước không thiếu thốn gì.
Dọc đường lại hay có báo động, mỗi khi như vậy phải chạy nấp vào trong rừng dừa thành ra dự định trước chỉ độ 4 ngày đến nơi, mà chuyến chúng tôi đi phải đến 10 ngày.Ðất Mã Lai từ Tân Gia Ba đến biên giới nước Xiêm, thấy những thành thị ở dọc đường xe lửa khi xưa rất phồn thịnh, còn ở thôn quê thấy dân cư rất lưa thưa, trông bộ nghèo khổ lắm. Ðất Mã Lai phần nhiều là rừng hoang ít đồng ruộng, chỉ thấy có nhiều khu trồng cao su và dừa.
Có một điều lạ, là ở bên ta thấy nói khi quân Nhật đánh lấy đất Mã Lai có nhiều chỗ bị tàn phá, thế mà dọc đường chúng tôi không trông thấy vết chiến tranh đâu cả, chỉ trừ những chỗ bị tàu bay Mỹ mới sang ném bom mà thôi.
Thì ra quân Anh lúc đầu không chống giữ gì mấy, chỉ đánh qua loa rồi rút lui.Xe lửa đi đến chỗ cách Băng Cốc độ 200 cây số, có cái cầu lớn bị tàu bay Mỹ bắn vỡ tan, xe lửa phải dừng lại rồi dỡ hàng hóa xuống để xe cam-nhong chở về Băng Cốc. Ði đến chỗ ấy, người đội và mấy người Nhật ở lại, để một trung úy đưa chúng tôi đi. Ðến trưa ngày 24 tháng giêng thì đến. Xe cam nhong đưa chúng tôi đến tư lệnh bộ Nhật ở Xiêm. Chúng tôi vào đấy, ngồi uống chén nước, rồi có người Nhật đi xe hơi khác đưa chúng tôi đến nhà riêng ở ngoại ô kinh thành.
Cái nhà riêng ấy rộng rãi, mát mẻ, và đã có hai người con của ông Cường Ðể là Tráng Liệt và Tráng Cử ở bên Ðông Dương sang ở đấy từ trước với một sĩ quan Nhật. Từ khi chúng tôi về ở đấy, ăn uống đầy đủ, khác hẳn với cảnh ở Chiêu Nam Ðảo. Sau lại có ông Nguyễn Văn Sâm là một chính khách Việt Nam cũng chạy sang ở Băng Cốc, ngày ngày đi lại chơi với chúng tôi.
Cái hộp đựng di hài của ông Dương Bá Trạc thì để trong phòng ngày đêm hương đèn thờ phụng. Song được độ chừng mươi ngày, người trung úy ở với chúng tôi về Sài gòn. Tôi nghĩ mình ở đây chưa biết ra thế nào, chi bằng nhờ người Nhật ấy đem hài cốt của ông Dương về Sài gòn, rồi sẽ giao lại cho con ông ấy ở Chợ Quán để chôn tạm chỗ nào đó, sau này sẽ hay.
Chương 4 Ra Huế lập chính phủ
Trả lờiXóaSự đi từ Sài gòn ra Huế, tư lệnh bộ Nhật nói rằng tôi đau đầu và nhiều tuổi, đi tàu bay không được, vì phải bay cao, để đi xe lửa tiện hơn. Tôi bảo đi cách nào cũng được, miễn là đi được mà thôi. Xe lửa lúc bấy giờ chỉ có những toa hạng ba và hạng tư, chứ không có những toa hạng nhất và hạng nhì nữa. Song người Nhật lấy một toa hạng nhất cũ để hai cái ghế dài cho tôi đi với viên thiếu úy và một người Nhật làm thông ngôn tiếng Việt Nam.Khi xe lửa nghỉ ở Nha Trang, tôi ghé vào nhà ông Ðặng Phúc Thông coi xe lửa vùng ấy, và ăn cơm ở đấy. Tôi vào đấy là cốt hỏi tin tức nhà vì bà Thông là bạn với nhà tôi. Ðến sáng ngày mùng 5 tháng tư, vào hồi 10 giờ rưỡi thì tới Huế.
Xe lửa vừa đậu xong, thấy một người Nhật ra đón, xưng tên là Urabé, làm lãnh sự Nhật ở Huế, rồi về cả nhà ông Yokohama, tối cao cố vấn Nhật. Ðến tối gặp ông Hoàng Xuân Hãn mừng quá, ngồi uống chén nước và nói vài câu chuyện hàn huyên. Rồi tôi xin về nhà ông Hãn nghỉ. Vừa về đến nhà chưa được năm phút, thấy ông Urabé trở lại báo tin cho tôi biết là vợ con tôi ở Hà Nội đã vào đến Huế rồi.
Tính ông Urabé rất vui vẻ, ông nói rằng: "Kỳ quá, khi tôi trở về, đi qua sở hiến binh Nhật, nhân có tí việc ghé vào đấy thấy có một người con gái biết nói tiếng Nhật, nói định qua Xiêm tìm cha. Tôi hỏi thì chính là con cụ. Tôi liền đến khách sạn đón bà cụ về nhà tôi".Ngay lúc ấy con và rể tôi ở ngoài chạy vào, mừng rỡ khóc lóc.Hỏi ra mới biết vợ và con tôi ở Hà Nội, nghe tin tôi ở Băng Cốc, thấy Nhật Bản đảo chính rồi mà mãi không thấy tôi, mới mầy mò xin phép đi sang Xiêm tìm.
Ði đến Huế nghe người ta nói mang máng là tôi đã về Huế, nhân khi xe lửa nghỉ ở đấy đến tối mới chạy, bèn vào hiến binh Nhật hỏi xem tin ấy có đúng không. Ấy là cùng một ngày không hẹn mà tôi và vợ con tôi gặp nhau ở Huế.Vua Bảo Ðại biết tin ấy, cho dọn cái nhà của viên đại úy Bon ở trước trong thành cho chúng tôi ngụ tạm. Lúc ấy tôi cũng chưa biết rõ tình thế ra sao, chỉ đinh ninh chờ sau khi vào yết kiến vua Bảo Ðại rồi xin về Hà Nội dưỡng bệnh.
Từ trước tôi không biết vua Bảo Ðại là người như thế nào. Vì trong thời bảo hộ của nước Pháp, hình như ngài chán nản không làm gì cả, chỉ săn bắn và tập thể thao. Hôm mùng 7 tháng tư tôi vào yết kiến thấy có vẻ trang nghiêm và nói những điều rất đúng đắn.Ngài nói:„Trước kia nước Pháp giữ quyền bảo hộ nước ta, nay đã không giữ được nước cho ta, để quân Nhật đánh đổ, vậy những điều trong hiệp ước năm 1884 không có hiệu quả nữa, nên bộ thượng thư đã tuyên hủy hiệp ước ấy. Trẫm phải đứng vai chủ trương việc nước và lập chính phủ để đối phó với mọi việc."Tôi tâu rằng:„Việc lập chính phủ, ngài nên dùng những người đã dự định từ trước, như Ngô Ðình Diệm chẳng hạn, để có tổ chức sẵn sàng.
Tôi nay thì phần già yếu bệnh tật, phần thì không có đảng phái và không hoạt động về chính trị, tôi xin ngài cho tôi về nghỉ."Ngài nói:„Trẫm có điện thoại gọi cả Ngô Ðình Diệm về, sao không thấy về."Tôi tâu:„Khi tôi qua Sài gòn, có gặp Ngô Ðình Diệm và ông ấy bảo không thấy người Nhật nói gì cả. Vậy hoặc có sự gì sai lạc chăng.
Ngài cho điện lần nữa gọi ông ấy về. Còn tôi thì xin ngài cho ra Bắc."Ngài nói:„Vậy ông hãy ở đây nghỉ ít lâu, xem thế nào rồi hãy r
Chương 5 Về Hà Nội
Trả lờiXóaCuối tháng một dương lịch, chiều bảy giờ lên xe hơi chạy ra nghỉ ở Ðông Hà. Sáng hôm sau ra đến Nghệ, vào nghỉ nhà người cháu, trưa hôm sau xe mới ra Thanh Hóa, rồi hôm sau nữa mới đến Hà Nội. Dọc đường nhờ trời được bình an.
Khi xe đến bến đò sông Gianh, sông rộng, gió to, sóng lớn, tôi thấy gần đó có chiếc tàu con kéo phà chở xe hơi sang sông, tôi hỏi: "Tàu có chạy không?". Người ta nói: "Tàu hết dầu xăng".
Tôi hỏi: "Có đò nào có mui cho thuê một chiếc để đưa chúng tôi sang trước".
Người ta nói chỉ có chiếc đò không mui thôi. Chúng tôi đang lo nghĩ không biết tính sao, thì thấy người tài xế chạy đi nói thì thầm gì với mấy người chở phà, rồi một lát thấy chiếc đò có mui đến mời chúng tôi xuống.
Khi chiếc đò chở chúng tôi ra ngoài, thấy chiếc tàu đốt máy kéo phà đi. Sang bên kia hỏi người lái đò lấy bao nhiêu, người ấy nói: "Cụ cho bao nhiêu cũng được".
Sau tôi mới biết người tài xế biết chúng tôi, đi nói với mấy người chở đò nên họ mới đi lấy đò và cho tàu chạy.
Ðây là một việc tỏ ra nhân dân trung bộ đối với tôi vẫn có chút cảm tình, không ai ta oán gì trong khi chúng tôi vẫn làm việc.
Chỉ có khi đến Thanh Hóa bị lính Tàu và Lính Việt Minh khám xe đâm thủng nát cái bồ đựng sách của tôi.
Tôi về đến Hà Nội, mừng quá, định bụng mình già yếu rồi, không có gì làm nữa và cũng chẳng đi đâu cả, chỉ vui với mấy quyển sách cổ và mấy người bạn cũ, trò chuyện tiêu khiển.
Tưởng thế là yên, ngờ đâu tình thế phải phiêu lưu lần nữa.
Chương 6 Chính phủ Việt Nam và tình thế trong nước
Trả lờiXóaLúc bấy giờ tình thế trong nước bối rối lắm, quân Anh và quân Pháp lên chiếm giữ nam bộ và các thành thị phía Nam Trung Bộ từ vĩ tuyến 16, tức là Quảng Nam trở vào. Còn từ vĩ tuyến 16 trở ra quân Tàu đóng giữ các thành thị.
Việt Minh lên cầm quyền trước hết lập ủy ban giải phóng, rồi cho người lên Bắc Giang đón ông Hồ Chí Minh về lập lâm thời chính phủ gồm có những người này: Hồ Chí Minh, chủ tịch kiêm bộ ngoại giao Võ Nguyên Giáp, bộ trưởng bộ nội vụ, kiêm chức phó bộ trưởng bộ quốc phòng Chu Văn Tấn, bộ trưởng bộ quốc phòng Trần Huy Liệu, bộ trưởng bộ thông tin tuyên truyền Dương Ðức Hiền, bộ trưởng bộ thanh niên quốc dân Nguyễn Mạnh Hà, bộ trưởng bộ quốc dân kinh tế Vũ Ðình Hòa, bộ trưởng bộ giáo dục Vũ Ngọc Khánh, bộ trưởng bộ tư pháp Phạm Ngọc Thạch, bộ trưởng bộ y tế Ðào Trọng Kim, bộ trưởng bộ giao thông Lê Văn Hiến, bộ trưởng bộ lao động Phạm Văn Ðồng, bộ trưởng bộ tài chánhNguyễn Văn Tố, bộ trưởng bộ cứu tế xã hội Cù Huy Cận, ủy viên không giữ bộ nào Nguyễn Văn Xuân, ủy viên không giữ bộ nàoVõ Nguyên Giáp người Quảng Bình, rất lanh lợi và táo tợn, một tay trọng yếu trong đảng Việt Nam Cộng Sản.
Trước đã sang ở bên Côn Minh, thường viết báo ký tên là Lâm Bá Kiệt, bấy giờ giữ chức bộ trưởng bộ nội vụ và kiêm chức phó bộ trưởng bộ quốc phòng. Nói là kiêm chức phó bộ trưởng bộ quốc phòng, nhưng kỳ thực là kiêm cả bộ quốc phòng, vì Chu Văn Tấn là người Thổ ở mạn thượng du, trước đã làm châu đoàn coi lính dõng, sau theo cộng sản, nên đảng Việt Minh đưa vào giữ địa vị ở bộ quốc phòng để khuyến khích những người Thổ đã theo mình.
Việt Minh đem một số người ở ngoài đảng của họ vào trong chính phủ như Nguyễn Mạnh Hà, Nguyễn Văn Tố, Ðào Trọng Kim v...v... để tỏ ra là một chính phủ liên hiệp có cả các hạng người.
Song những cơ quan trọng yếu như quốc phòng, nội vụ, tài chính, tuyên truyền đều ở tay những người chính thức Việt Minh, tức là cộng sản như Võ Nguyên Giáp, Trần Huy Liệu, Lê Văn Hiến, Phạm Văn Ðồng v..v...
Ngày 11 tháng một năm 1945 chính phủ lâm thời lại xuống lệnh giải tán đảng cộng sản Ðông Dương, đó là một việc lý thú, cộng sản giải tán cộng sản.
Sở dĩ chủ ý họ làm như vậy là vì lúc đó có các ủy viên của các nước Ðồng Minh đi lại trong nước, Việt Minh muốn tỏ cho những người ngoại quốc biết Việt Minh không phải là cộng sản.
Chính phủ lâm thời tổ chức cuộc tổng tuyển cử để triệu tập quốc hội.
Cuộc tuyển cử được ấn định vào ngày 23 thán chạp, sau hoãn đến ngày mồng 6 tháng giêng năm 1946. Khi ấy tôi đã về ở Hà Nội rồi, thấy cuộc tuyển cử rất kỳ cục.
Mỗi chỗ để bỏ phiếu, có một người của Việt Minh trông coi, họ gọi hết cả đàn ông đàn bà đến bỏ phiếu, ai không biết chữ thì họ viết thay cho.</em
Chương 7 Tôn chỉ và sự hành động của Cộng Sản đảng
Trả lờiXóaCộng sản đảng, theo cách tổ chức và hành động của họ, là một thứ tôn giáo mới, giống như các tôn giáo cũ cốt lấy sự mê tín mà tin, chứ không hoài nghi hay đi trệch ra ngoài.
Song các tôn giáo cũ nói có cõi trời, có thiên đường là nơi cực lạc.
Cộng sản giáo ngày nay thì hoàn toàn duy vật, nghĩa là ngoài vật chất ra, không có sự tin tưởng nào khác nữa, cho thiên đường không phải ở cõi trời mà chính ở cõi trần gian này.
Ai tin theo đạo ấy là phải tin lý thuyết của Các Mác và Lê Nin là tuyệt đối chân chính, đem áp dụng là được sung sướng đủ mọi đường, tức thực hiện được cảnh thiên đường ở cõi đời.
Còn về đường tín ngưỡng, thì đạo Cộng sản là đạo hoàn toàn duy vật, tất không ai thờ phụng thần thánh nào khác nữa, nhất thiết phải nghĩ sùng bái những người như Các Mác, Lê Nin, S-Ta -Lin để thay những bậc thần thánh cũ đã bị truất bỏ.
Ðã tin mê cái đạo ấy và đã coi lý thuyết ấy là chân lý tuyệt đối, thì ngoài cái lý thuyết ấy ra, là tà giáo, là tả đạo.
Ai không tin theo và phản đối những người đứng đầu đảng, tức là những bậc giáo chủ, thì là người phản đạo, tất phải trừng trị rất nghiêm.
Vì vậy mới có sự tàn sát những người trong đảng cộng sản theo Trotsky, chủ Cộng sản Ðệ Tứ Quốc tế, là một chi cộng sản phản đối Sử Ta Lin, chủ Cộng sản Ðệ Tam Quốc tế.
Vậy những tín đồ cộng sản phải là những người cuồng tín và chỉ biết có đời sống vật chất mà thôi, ngoài ra không có gì nữa.
Sống có một đời rồi hết, nên ai nấy chỉ lo làm cho mình được mọi điều thắng lợi, sá chi những điều phúc họa thiện ác.
Về đường thực tế, các đặc sắc của cộng sản là không nhận có luân thường đạo lý, không biết có nhân nghĩa đạo đức như người ta vẫn tin tưởng.
Người cộng sản cho cái điều đó là hủ tục của xã hội phong kiến thời xưa, đặt ra để lừa dối dân chúng, nên họ tìm cách xóa bỏ hết.
Ai tin chỗ ấy là người sáng suốt, là người giác ngộ, ai không tin là người mờ tối, là người mê muội.
Vì có tư tưởng như thế, cho nên cha con, anh em, bè bạn không có tình nghĩa gì cả, chỉ biết tôn trọng chủ nghĩa của cộng sản và phục tòng những người cầm quyền của đảng, ngoại giả, giết hại l
Chương 8 Sự giao thiệp của chính phủ Việt Nam với nước Pháp
Trả lờiXóaViệc khó khăn lúc bấy giờ là việc đối phó với nước Pháp, mà tôi cho là cách ngoại giao của chính phủ có nhiều chỗ hớ hênh. Lúc đầu mới có lâm thời chính phủ, có người phái viên Mỹ đến bảo ông Bảo Ðại rằng:
"Chính phủ Việt Nam có cần tiền để kiến thiết thì người Mỹ sẵn sàng cho vay".
Ông liền đến bảo ông bộ trưởng tài chính thì ông ấy chối phắt đi, nói rằng:
"Chính phủ Việt Nam không cần tiền người Mỹ".
Trước khi nước Pháp đem quân vào bắc bộ, chính phủ Pháp mở cuộc điều đình với chính phủ Trung Hoa ở Trùng Khánh để nước Tàu rút hết quân về và để nước Pháp thu lại chính quyền.
Lúc ấy người ta nói rằng chính phủ Trung Hoa có điện sang cho chính phủ Việt Minh cho đại biểu sang dự thính trong khi đàm phán. Chính phủ Việt Minh làm thinh không trả lời.
Khi chính phủ Pháp ký kết hiệp ước với chính phủ Trung Hoa rồi, mới trù tính đem quân ra bắc bộ, Cao cấp ủy viên nước Pháp lúc bấy giờ là hải quân trung tướng D'Argenlieu có ra vịnh Hạ Long mời ông Hồ Chí Minh xuống nói chuyện.
Ông đi với ông Nguyễn Tường Tam, bộ trưởng bộ ngoại giao và mấy người khác nữa. Xuống đến tàu, chỉ có mình ông Hồ được mời vào buồng nói chuyện, còn mọi người đứng ở ngoài.
Xong việc nói chuyện với chiếc tàu chiến rồi, cao cấp ủy viên ông Sainteny thay mặt để lên Hà Nội cùng với ông Hồ Chí Minh và Vũ Hồng Khanh, đại biểu chính phủ Việt Nam ký tờ hòa ước ngày mùng 6 tháng ba năm 1946.
Bản hiệp ước sơ bộ có ba khoản:
Khoản thứ nhất:
"Chính phủ nước Pháp nhận nước Việt Nam Cộng Hòa là một nước tự do có chính phủ có quốc hội, có quân đội và có tài chính, dự vào liên bang Ðông Dương và Liên Hiệp Pháp.
Về việc hợp nhất ba kỳ thì chính phủ Pháp cam đoan thừa nhận sự quyết định của dân chúng sau cuộc trưng cầu ý kiến".
Khoản thứ hai:
"Chính phủ Việt Nam phải lấy tình thân thiện mà đón tiếp quân đội Pháp chiếu theo những thỏa hiệp quốc tế, vào thay những quân Pháp đã đóng trong nước. Có bản phụ ước đính theo hiệp ước này định rõ cái thể cách về việc luân c
Chương 9 Đi sang Tàu
Trả lờiXóaHà Nội, tôi trông thấy cách hành động của người Pháp và của Việt Minh, biết là thế nào cũng có xung đột lớn.
Tôi nghĩ: ở đây rồi trong cuộc binh lửa, ngọc đá đều tan thì ở sao được.
Một bên Việt Minh, một bên quân Pháp, trong cuộc chiến tranh, ai biết là ai.
Mà đi thì đi đâu? Bấy giờ tôi có biết mấy người Quốc dân đảng, họ nói rằng:
"Chúng tôi có đủ các cơ quan làm việc bên Tàu, nay nhân có ông Bảo Ðại ở bên ấy và nghe nói ông đang vận động với các nước đồng minh để củng cố địa vị nước Việt Nam.
Cụ nên sang bên ấy rồi cùng ông Bảo Ðại làm việc, may ra có ích lợi cho nước.
Nếu cụ bằng lòng đi, thì chúng tôi có thể thu xếp mọi việc cho cụ đi".
Tôi nói:
"Bây giờ tôi già rồi và lại có bệnh tật chẳng làm gì được nữa, nhưng tôi cũng muốn đi, để tránh cái họa binh lửa sắp đến đây. Vậy để tôi nghĩ xem thế nào, rồi tôi trả lời".
Tôi thấy những người bên Tàu về nói lại là họ có các cơ quan tổ chức chu đáo ở bên ấy và họ muốn giúp đỡ tôi, nên tôi đã có cái hứng thú muốn đi.
Tôi đem chuyện ấy nói với mấy người bạn thân, người thì bảo nên đi, người lại bảo đi chẳng ích gì, dù sao Việt Minh cũng phải nhượng bộ, chắc không đến nỗi có chiến tranh.
Song tôi thấy cái không khí không sao tránh khỏi sự chiến tranh được, và muốn ra ngoài xem những công việc của các nhà cách mạng xưa nay tuyên truyền rầm rĩ, nếu có thật mà làm được việc gì càng hay, nếu không cũng là một dịp cho ta ra khỏi cái hoàn cảnh nguy hiểm này.
Tôi bèn quyết định đi và nhờ mấy người Quốc dân đảng thu xếp mọi việc cho tôi đi.Trước tôi còn muốn đem mấy người bạn thân cùng đi với tôi.
Việc đi như thế là phải giữ kín, nhưng không ngờ mấy người lo liệu việc ấy làm lộ chuyện, thành ra không đi được.
Vì vậy mà Việt Minh để ý đến tôi và cho người rình mò ở gần nhà tôi.
Lúc ấy ông Hồ Chí Minh sửa soạn sang Pháp và cử một phái đoàn có ông Nguyễn Tường Tam, bộ trưởng bộ ngoại giao, cũng sang Pháp dự hội nghị Fontainebleau để giải quyết vấn đề Việt Nam.
<p
Chương 10
Trả lờiXóaCuộc Pháp Việt chiến tranh
Trong lúc chúng tôi còn ở Hương Cảng, thì ông Hồ Chí Minh và phái đoàn Việt Nam đang hội nghị ở bên Pháp.
Cuộc hội nghị ở Fontainebleau khởi đầu vào khoảng giữa tháng năm, mãi đến tháng chín mà không xong được việc gì cả.
Khi người Pháp và người Việt đang bàn cãi ở bên Pháp, thì ở Ðông Dương, cao cấp ủy viên là Hải quân trung tướng D'Argenlieu họp hội nghị kinh tế ở Ðà Lạt có đại biểu Nam kỳ Cộng Hòa quốc, đại biểu Cao Miên, và đại biểu Ai Lao bàn định mọi việc, coi như không có nước Việt Nam.
Vì vậy mà cuộc hội nghị bên Pháp lại càng gay go thêm, rút cuộc hội nghị ấy không thành kết quả gì cả. Ðến cuối thượng tuần tháng chín các phái viên Việt Nam xuống tàu thủy về nước.
Ông Hồ Chí Minh ở lại đến ngày 14 tháng chín năm 1946, ký thỏa hiệp án (Modus vivendi) với ông Marius Moutet, bộ trưởng bộ hải ngoại Pháp.Thỏa hiệp án ấy, đại ý nói theo những điều trong hiệp ước sơ bộ trước mà giữ thái độ thân thiện cho đến thánh giêng năm 1947, là kỳ hạn cuối cùng, hai bên phải họp hội nghị để giải quyết các vấn đề cho thành bản điều ước nhất định.
Ông Hồ Chí Minh ký bản thỏa hiệp ấy rồi chính phủ Pháp cho chiếc tàu binh đưa ông về nước. Thế là sau hai kỳ hội nghị ở Ðà Lạt và ở Fontainebleau, việc nước Việt Nam không sao giải quyết được.
Ông Hồ Chí Minh về đến Hải Phòng vào quãng tháng giêng, Việt Minh tổ chức việc đón tiếp rầm rĩ, nhưng thực tình thì nhiều người ngậm ngùi vì tình thế mỗi ngày một nguy ngập.
Dân khí tức giận, thà chết còn hơn quay trở lại làm nô lệ như trước.
Quân Pháp ở Bắc Bộ thì sẵn sàng tấn công cho nên mới có sự xung đột ở Hải Phòng vào quãng cuối tháng một.
Vì thế lực không đủ, lẽ tất nhiên là quân Việt Minh thất bại phải lui ra ngoài Hải Phòng. Hai bên đều xuống lệnh đình chiến, nhưng quân hai bên vẫn cứ đánh nhau.
Việc dai dẳng như thế đến mấy ngày, trước ngày 19 tháng chạp dương lịch, thì người Pháp gửi tối hậu thư cho chính phủ Việt Minh bắt phải giao sở công an cho họ, hẹn đến ngày 20 là hết hạn.
Chính phủ Việt Minh biết là không sao tránh khỏi sự tấn công của quân Pháp bèn mưu sự đánh trước một ngày để mong được thắng lợi trong khi bất ngờ.
Xem như vậy thì người Pháp cũng có một phần khá lớn trong cái lỗi đã gây ra cuộc Pháp Việt chiến tranh kéo dài cho đến ngà
Chương 11 Về Sài Gòn
Trả lờiXóaSau cuộc nói chuyện với ông Cousseau, ông Bảo Ðại bảo tôi rằng:
"Trong cái tình thế này, cụ nên về tận nơi, trực tiếp với mấy người cầm quyền của Pháp xem tình ý của họ như thế nào. Nếu thật làm được, thì cụ lại trở ra, ta sẽ trù tính mọi việc".
Tôi nói:
"Ðây là mới gặp ông Cousseau, ta đã tin gì mà về. Một mình tôi về, có bị sao cũng không ngại mấy, nhưng công việc chưa ra gì mà đã mắc lừa thì dại quá".
Ông nói:
"Nước mình đang lâm vào cảnh khổ vì chiến tranh, nay có cơ hội may ra có thể cứu được nước mà mình do dự không làm gì thì sao cho phải, cụ nên nghĩ kỹ".
Khi ấy ông Cousseau ở lại Hương Cảng để chờ tin bên Ðông Dương, tôi về ăn tết nguyên đán ở Quảng Châu.
Trước khi về, ông Bảo Ðại biết tôi không tiền, có đưa giúp tôi 500 dollars, nhưng hôm sau ra nhà trạm xe lửa bị kẻ cắp lấy mất.
Rõ là vận đen, làm việc gì cũng đen.Sau tết nguyên đán được dăm hôm, ông Bảo Ðại cho người bảo tôi đem cả gia quyến ra Hương Cảng.
Chúng tôi đi tàu thủy ra tới nơi, đến gặp ông Bảo Ðại. Ông nói rằng:
"Cụ về rồi, tôi có nói chuyện thêm với ông Cousseau, tôi tưởng cụ nên về Sài gòn và nhân tiện đem cả gia quyến về, chứ để nheo nhóc ở bên này chẳng có ích gì".
Tôi nghĩ:
một mình tôi ở ngoài này đã vậy, lại có vợ con chạy ra đây, thiếu thốn đủ mọi đường. Nay đã có cơ hội đem cả về cho yên chỗ là phải.
Còn về việc nước, thì người Pháp đã muốn điều đình và có ý nhận cho nước Việt Nam thống nhất tự chủ, người mình có đánh nhau đến cùng cũng không thể đòi hơn được.
Chi bằng ta cứ về cho biết rõ tình thực.
Nếu thuận tiện làm được gì thì làm mà không thì thôi, cũng không sao.
Sau tôi gặp ông Cousseau, ông cũng nói:
"Nếu cụ bằng lòng về thì tôi thu x
Chương 12
Trả lờiXóaLên Nam Vang
Khi tôi về Sài gòn, trong lưng chỉ còn có 20 đồng bạc Ðông Dương.
Ông Cousseau thấy vậy có đưa tiền, nhưng tôi không lấy.
Sau tôi gặp những người quen biết có giúp đỡ ít nhiều để mua thuốc thang và may vá lặt vặt.
Tôi đến nhờ ông cử Bùi Khải, ông vì tình anh em, tiếp đãi một cách thành thực và tử tế, các cháu đều hết lòng kính mến.
Nhưng vì cả gia quyến bốn năm người đến ở đấy lâu ngày, ăn không ngồi rồi, nghĩ cũng khó coi.
Con gái tôi biết tiếng Anh, có nhiều người muốn học, định đi thuê nhà để dạy học, nhưng không thuê được nhà.
Sài gòn cũng như ở bên Tàu, cái nạn khan nhà thật là điêu đứng.
Muốn thuê một cái nhà nhỏ, ít ra cũng phải trả tiền trà mất một vài vạn bạc, thì lấy tiền đâủ Sau hai vợ chồng con tôi gặp những người quen nói ở trên Nam Vang, bên Cao Miên, cơm gạo rẻ và dễ thuê nhà, chúng nó mới xin giấy lên Nam Vang.
Lên ở nhà khách sạn được mấy ngày chẳng may con tôi bị bỏng suýt chết.
Nhờ có những người quen biết trông nom giúp đỡ nên không việc gì.
Nhà ở Nam Vang lại có phần khó thuê hơn ở Sài gòn, thành ra nhà vẫn chưa thuê được, con tôi phải về ở nhà ông Phạm Chí Tùng trong khi chờ đợi có nhà ở.
Ông Phạm Chí Tùng là người rất hiền hậu, thấy con tôi lên ở nơi xa lạ, hết lòng giúp đỡ, coi như anh em trong nhà vậy.
Con tôi đi Nam Vang chờ đến ba tháng, nhờ ông Pignon can thiệp mấy lần, hội đồng coi việc nhà cửa mới thuê cho được một căn nhà, mở lớp dạy học tiếng Anh, lần hồi cũng đủ ăn tiêu.
Tôi ở Sài gòn, có cóp nhặt những sách của tôi, định tìm nhà xuất bản cho in lại. Lúc ấy tôi gặp ông Trần Văn Văn đến thăm tôi.
Khi tôi ở Huế, ông có ra làm việc ở bộ kinh tế với ông Hồ Tá Khanh, cho nên đã quen từ trước.
Ông thấy tôi ở trong cái hoàn cảnh rất eo hẹp, ông liền cho tôi vay một món tiền khá lớn và
Một cơn gió bụi!
Trả lờiXóaĐọc xong tự nhiên liên hệ đến phim BỐ GIÀ.