Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012

Ác nhiêu nửa mới đủ ? Hic!

15 nhận xét:

  1. Ủa ủa? Nào giờ tưởng chúng là "Nhơn" ha?

    Trả lờiXóa
  2. Thấy thương mấy ảnh quá đi ... họ đã bị quá nhiều thiệt thòi ... nếu không phải khó khăn vậy, họ đâu cần gì chứ ??? (họ cũng có chế độ đãi ngộ của chính quyền đối với TPB mà, nếu như ...hic! )

    diendanctm.blogspot.com/.../an-ap-tin-nguong-cong-ngan-loi-vao-chua.html

    Trả lờiXóa
  3. Thiệt tình là tui rất ... thương lính, bửa nào rãnh, tui viết kể chuyện lính cho nghe ...hi hi ... :))

    Trả lờiXóa
  4. Đọc bài này mà rất thương những người lính. Dù là người lính bên phe nào, thì họ cũng phải chiến đấu vì Tổ Quốc của họ ...

    Hình tượng người lính hy sinh bảo vệ Tổ Quốc thật đẹp đẽ biết bao, nhất là hy sinh trong hoàn cảnh nghiệt ngã, bao giờ ấn tượng ấy trong tôi cũng quá xúc động và bi tráng ....

    Ai lại có thể nào âm mưu tính toán tối đen trên sinh mạng của người lính ???

    ------



    - Phan Nhật Nam

    BÀI VIẾT VỀ TONLE TCHOMBE
    (TỐNG LÊ CHÂN)


    Kính tặng anh linh
    cố Trung Tá Lê Văn Ngôn và chiến hữu Tiểu Ðoàn 92 Biệt Ðộng Quân Biên Phòng

    Tác Giả: Phan Nhật Nam



    Khi người dân trên toàn thế giới rung chuông, mở rượu, tung giấy ngũ sắc để chào mừng Hòa bình . Việt Nam, trên ngọn đồi cao năm mươi thước giữa ranh giới hai tỉnh Tây Ninh, Bình Long, một cứ điểm quân sự trông xuống hai con suối bắt đầu nổ súng như tia chớp giữa ngày quang.
    Trận đánh Tống Lê Chân bắt đầu nặng độ.
    Lợi dụng ngưng bắn, Cộng sản ra mặt tấn công ngay.
    Không ai trên thế giới biết đến, tất cả muốn xóa đi bỏ qua tai nạn cục bộ của Việt Nam rắm rối.
     Hòa bình, thứ rượu nhạt mà thế giới hẳn lâu không được uống.
    Tống Lê Chân, trận chiến cuối mùa và cô đơn nhất của dòng thời gian binh lửa.
    Tính đến nay, căn cứ bị bao vây đúng 17 tháng, hay 510 ngày. Không ai trong chúng ta nghĩ đến con số nhỏ bé ghê gớm đau đớn này, chúng ta cũng là những kẻ có tội.

    Stalingrad bị người Đức bao vây 76 ngày, người Mỹ giữ cứ điểm Balaam 66 ngày, quân lực Anh và Khối Thịnh Vượng Chung tử thủ Tobruk trong 241 ngày và ở Việt Nam "thiên đường" của chiến tranh, nơi binh đao tung hoành không giới hạn, chúng ta cũng đã có những cứ điểm với tên tuổi để đời như Điện Biên Phủ bị bao vây với số lượng 57 ngày.
    Gần gũi và còn được nhớ hơn hết là những trận đại chiến khởi đầu trong mùa hè '72, những trận đánh vượt quá hẳn chiến sự thế giới tại các địa danh Kontum, An Lộc

    Trả lờiXóa
  5. Hòa hợp hòa giải là vậy đó

    Trả lờiXóa
  6. -Có khoái nào hơn được đánh giặc ( thơ Kiều Anh Hương -TRẬN ĐỐI MẶT ) . Hic!

    Quá dồi dào vũ khí đạn dược của phe XHCN, của LX -TC & lúc nào cũng chơi chiến dịch "Biển nguời" Hic! Ngay cả khi đã có HĐ đình chiến Paris, chính mình ký rồi cũng muối mặt coi như ne pas !!!

    -Nén tiếng hô giữa hai hàm răng xiết chặt
    Đêm chất chưa bao điều bí mật
    Chỉ chực chờ giây phút nổ tung !

    -Sáng nay pháo ta vừa dội nát
    Xác giặc ngổn ngang chưa dọn hết
    Bánh pháo chèn qua từng hố bom !

    ----

    Sự khác biệt giữa người lính VNCH và người CS là tính nhân bản, đầy lý tưởng của người lính Cộng Hoà đối chọi với bản chất phi nhân, dã man của người CS.

    "Người lính miền Nam đi đánh giặc, Ba lô mang theo hồn thơ văn" như lời thơ của NGUYỄN PHÚC SÔNG HƯƠNG, Tiểu Đoàn Trưởng/3/48/18BB dưới quyền chỉ huy của Tướng Lê Minh Đảo.

    Trả lờiXóa
  7. http://youtu.be/XgGZTuZQDfo


    Thiếu-Tướng QL/ VNCH. LÊ-MINH-ĐẢO là Tư-lệnh SĐ18BB, đơn-vị đã anh-dũng trấn giư trận-tuyến Xuân-Lộc vào những ngày cuả tháng 4/1975. Ông đã sát cánh với binh-sỉ cuả Sư-Đoàn cho đến phút chót và bọn giặc Cộng đã giam Ông 17 năm. Đại-Tá ĐỔ-TRỌNG-HUỀ nguyên là giáo-sư trường Đại-Học văn-khoa Sài-Gòn, ở tù CS 12 năm ! Ông mất tại Canada khoảng năm 2000.

    MrTvnguyen

    Trả lờiXóa
  8. HỒ NGỌC CẨN Là ĐẠI TÁ ANH HÙNG CỦA QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA

    Đại tá VNCH Hồ Ngọc Cẩn nói lời cuối cùng trước khi bị Cộng Sản hành hình:

    “Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không làm nhục các anh như các anh làm nhục tôi.
    Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi.
    Tôi chiến đấu cho tự do của người dân.
    Tôi có công mà không có tội.
    Không ai có quyền kết tội tôi.
    Lịch sử sẽ phê phán các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy.
    Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi. Xin đừng bịt mắt.
    Đả đảo Cộng Sản. Việt Nam Cộng Hòa Muôn Năm”.

    ---

    Sự khác biệt giữa người lính VNCH và người CS là tính nhân bản, đầy lý tưởng của người lính Cộng Hoà đối chọi với bản chất phi nhân, dã man của người CS.

    Trả lờiXóa



  9. POST LẠI MỘT BÀI HỌC CŨ (thời học sinh đã xa - THỜI TUI BỊ MỸ NGỤY KỀM KẸP - BỊ HỌC TẬP VĂN HÓA NÔ DỊCH CỦA BỌN THỰC DÂN) . HIC!


    HAI TÂM HỒN
    LAPONIE ! miền tây Bắc xứ Nga . cảnh tiêu sơ buồn thảm dưới tiết trời đông .
    LAPONIE ! Tuyết vẫn rơi... Gió rít lạnh lùng . Cứ đêm đêm, tiếng thần công, đại bác vang dậy chiếu lòe trên vòm trời đen tối . Và cứ như thế, đêm này qua đêm khác, hãi hùng ghê sợ .
    LAPONIE ! Tuyết bao phủ non sông.
    Tấm màn tuyết bao phủ biết bao tâm hồn chiến sĩ đã vì tổ quốc vùi thân nơi chiến địa ....
    LAPONIE ! Tuyết vẫn rơi...Gió vẫn thổi ...Cảnh tiêu sơ buồn thảm! Bỗng đâu tiếng gươm khua nổi dậy rồi im lìm. Nhưng một tiếng thét vang the thé , phá tan cảnh tịch mịch của đêm trường .
    -" Than ôi! Ta đã thua trận rồi". Và một đám người đen đen đã tới : kẻ thù!
    Thời thế tạo anh hùng. Người Pháp thì can đảm, dũng mảnh, đáng khen. Nhưng mà đại tướng người Nga như ta đây không chịu thua ai. Cũng anh dũng và danh tiếng vang lừng.
    Ngày nay, hỗ đã sa cơ . Sa cơ là phải chết, ta phải chết vì lưỡi gươm ta ... " Phập"! Lưỡi dao sáng lòe, xuyên qua bộ ngực nở nang, máu phun ra lênh láng .
    LAPONIE ! Một đêm chót của trận chiến tàn vong.
    Trăng mờ mờ. Tuyết trắng mờ mờ. Giữa mặt trận chỉ còn hai bóng hình cử động trắng trắng mờ mờ .
    - " Ôi! chết, thế nào cũng chết "
    Đó là tiếng nói của một chiến sĩ Nga .
    Gần chàng là một chiến sĩ người Pháp, đã tàn lực, đã mệt mỏi, nghe hiểu tiếng Nga.
    <font

    Trả lờiXóa
  10. TRẬN ĐỐI MẶT
    Tặng đồng đội K18 trong chiến dịch đông nam Huế

    Pháo chưa nguội nòng, lại hối hả hành quân
    Tiệm cận vào đêm
    Đột kích !
    Bí mật, bất ngờ, giáng đòn sấm sét
    Pháo ơi, lại cùng ta lên đường !

    Lũ địch cụm lại mé bên kia đồi
    Ta kéo pháo lên cao đối mặt
    Có khoái nào hơn được đánh giặc
    Đại bác cũng nhằm thẳng…“xiết cò” !

    Ém sát vào đêm, không được nói to
    Hò dô ta nào…
    Nén tiếng hô giữa hai hàm răng xiết chặt
    Đêm chất chưa bao điều bí mật
    Chỉ chực chờ giây phút nổ tung !

    Đường lên cao điểm quá chông chênh
    Sáng nay pháo ta vừa dội nát
    Xác giặc ngổn ngang chưa dọn hết
    Bánh pháo chèn qua từng hố bom !

    Hò dô ta nào…
    Ta lại kéo pháo lên cao
    Bộ binh đã sẵn sàng phía trước
    Chỉ chờ khẩu đội cuối cùng vào chốt
    Đợi hừng đông pháo lệnh sẽ đỏ trời !

    Cả đô thành sẽ thấy rõ phía Truồi*
    Những vầng sáng niềm tin đang bùng cháy !

    Núi Truồi, tháng 4.1974
    Kiều Anh Hương
    ___
    * Truồi là ngọn núi phía đông nam Huế

    Trả lờiXóa
  11. Ba mươi tháng tư - một ngày với nhiều tên gọi:

    - "Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước" !

    - "Ngày quốc hận" !

    - "Sài Gòn sụp đổ ! (Fall of Saigon)"

    - "Ngày có hàng triệu người vui, hàng triệu người buồn" !...

    Nó chỉ là một dấu mốc trên trục thời gian. Cảm nhận ra sao, gọi tên thế nào là tùy thuộc cảm xúc của từng người. Nhìn nhận chính xác nhất, có lẽ phải dựa vào phán xét của lịch sử. Lịch sử thì không thể sản xuất, không thể chế tạo được, mà cần phải có thời gian. 34 năm qua, thời gian đủ dài để nhận rõ bản chất của một biến cố, nhưng chưa đủ lâu để nó được nhìn qua lăng kính sử biên.
    Tháng 4/1975, nền Đệ nhị cộng hoà ở miền Nam sụp đổ, tiền đồn của khối Cộng sản ở Đông dương mở rộng trên toàn cõi Việt Nam. Đất nước thống nhất, vĩ tuyến 17 độ bắc đã không còn chia cắt dân chúng hai miền. Cha gặp con, vợ tìm chồng, anh em đoàn tụ... Nhưng niềm vui sum họp chỉ được phân nửa. Hàng triệu người Việt khác phải chịu cảnh ly tán, đau thương suốt mười năm sau đó.

    Trong suốt một thập kỷ, làn sóng vượt biên lớn nhất trong lịch sử 4000 năm của dân tộc đã diễn ra. Người Việt tị nạn ở khắp nơi trên thế giới, là những chứng nhân hùng hồn và chân thực phản ánh chính sách cai trị hà khắc của cộng sản: Tự do được đánh đổi bằng mạng sống! Chưa có con số chính xác, nhưng người ta ước lượng số người mất tích, vùi thây trên biển phải biểu diễn bằng 7 chữ số!

    - Giá như (lịch sử luôn có những cái "nếu" và "giá như" éo le như vậy) người cộng sản biết vận dụng tinh thần nhân đạo của cha ông ngày xưa đã từng chu cấp lương thảo cho quân xâm lăng về nước, thì sẽ không có thảm trạng người Việt chết mòn trong trại tù "cải tạo" của chính người Việt khi đã hết chiến tranh

    - Giá như người cộng sản đã từng nghe qua bài diễn văn Gettysburg của Abraham Lincoln 112 năm trước đó, thì lòng dân Việt đâu có ly tán suốt mấy chục năm sau.

    Trả lờiXóa


  12. Tổng thống thứ 16 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (1861 -1865) - Abraham Lincoln được mệnh danh là "Người giải phóng vĩ đại".

    Ông chính là một trong những vị Tổng thống tài giỏi và có công nhất trong lịch sử nước Mỹ. Trong thời gian đương nhiệm, ông đã chấm dứt cuộc Nội chiến Mỹ và đặt dấu chấm hết cho chế độ nô lệ ở miền Nam nước Mỹ và thống nhất hai miền đất nước.

    Được đánh giá là người có phong cách diễn thuyết tuyệt vời với những lí lẽ và luận điểm đầy thuyết phục, Tổng thống thứ 16 của Mỹ Abraham Lincoln là tác giả của bài diễn văn nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Mỹ - bài diễn văn Gettysburg.


    Bài diễn văn được viết cách công phu của Lincoln đã được nhìn nhận là một trong những bài diễn văn vĩ đại nhất trong lịch sử nước Mỹ .
    Diễn văn Gettysburg là bài diễn thuyết nổi tiếng nhất của Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ Abraham Lincoln, và là một trong những bài diễn văn được trích dẫn nhiều nhất trong lịch sử Hoa Kỳ được đọc tại Lễ Cung hiến Nghĩa trang Chiến sĩ Quốc gia ở Gettysburg, tiểu bang Pennsylvania ngày 19/ 11/ 1863, trong thời Nội chiến Mỹ, bốn tháng rưỡi sau khi xảy ra mặt trận Gettysburg đẫm máu.

    Ước tính có xấp xỉ 15.000 người đến tham dự buổi lễ, trong đó có các thống đốc đương nhiệm của 6 trong số 24 tiểu bang thuộc Liên bang Hoa Kỳ lúc bấy giờ.

    Gettysburg là tên một thành phố nhỏ của bang Pennsylvania, thuộc về lãnh thổ miền Bắc trong cuộc nội chiến Nam-Bắc cuả Hoa Kỳ. Từ mùa xuân 1863, quân miền Bắc và quân miền Nam quần thảo nhau trên một điạ bàn rộng lớn hai bên bờ sông Potomac. Mặc dầu với một quân số 75 ngàn, đối đầu với 125 ngàn Bắc quân, tướng Robert Lee của miền Nam quyết giữ thế tiến công, đưa quân vượt sông Potomac, dàn trải trên một vòng cung dài 80 km ở miền nam Pennsylvania. Lee bất chấp sức ép lớn lao của quân miền Bắc luôn đè nặng lên cánh phải của quân mình. Vào ngày 1-7-1863, một sư đoàn Nam quân tiến vào thành phố Gettysburg lùng sục tìm giày, rồi đụng độ với hai lữ đoàn kỵ binh của Bắc quân ở phía đông bắc của thành phố. Cả hai địch thủ đều xin quân tiếp viện. Thế là như những mảnh sắt vụn bị thu hút vào một viên nam châm, hai đại quân hội tụ vào chiến địa này. Đánh nhau ba ngày liên tiếp, quân miền Nam thiệt hại rất năng nề sau những đợt tiến công táo bạo nhưng bị đẩy lui, trong khi quân miền Bắc vẫn giữ được phòng tuyến.
    Sáng ngày 4 tháng 7 là ngày Quốc khánh Hoa kỳ, cả hai đội quân đều mệt mõi, binh lính chỉ còn chống lên vũ khí để lấy sức. Nếu quân miền Bắc phản công lúc đó, có thể họ đã gây thiệt hại to lớn cho quân miền Nam, một sự thiệt hại vượt ngoài tầm mức có thể gượng dậy được. Nhưng tướng tư lệnh George G. Meade của Bắc quân đã do dự và để mất cơ hội. Ngày 5-7 Lee rút quân về vùng an toàn. Lần đầu tiên tướng Lee rõ ràng bị đánh bại trên chiến trường. Gettysbur

    Trả lờiXóa
  13. Bài thơ này là một bằng chứng / minh chứng cho tính chất quá HIẾU CHIẾN - HIẾU SÁT của người lính CS bắc việt . Hic!

    VI PHẠM HIỆP ĐỊNH ĐÌNH CHIẾN thì có gì mà hay ho ??? Đó chính là tội ác chiến tranh, bởi khi đã ký HĐ PARIS 1973, mà vẫn tự ý xé bỏ để xâm lược lãnh thổ nước khác, gây biết bao đau thương cho nhân dân vô tội, đó là thái độ quá hèn hạ.

    Trả lờiXóa