Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

Có những phút .... cũng làm nên lịch sử (?) Hic!

19 nhận xét:

  1. CÁI GIÂY PHÚT ẤY LÊ HOÀI NGUYÊNĐại tá cA, nhà thơ Lê Hoài NguyênCái giây phút Anh nhà báo đàng hoàng bấm ảnh cuộc cưỡng chế Có thể anh vẫn còn tin <strong style="font-size: 11px;margin-top: 0px;margin-right: 0px;margin-bottom: 0px;margin-left: 0px;padding-top: 0px;padding-right: 0px;padding-bottom: 0px;pa

    Trả lờiXóa
  2. Cảm ơn ông, đã cho mọi người thưởng thức những bài thơ hay .
    ( Khi CA viết về CA thì không thể có ai viết hay hơn, chính xác hơn (?)

    Trả lờiXóa
  3. Ông Lê Hoàn Nguyên đã về hưu chưa ST?

    Trả lờiXóa
  4. Cái giây phút ấy là gì ?Mà sao có thể đóng băng mọi cảm giác ?Bắt đứng cả thời gian để ghi vào lịch sử Dân Việt khắp nơi không ai khỏi sững sờ !Vì rồi nó sẽ hóa thành bất tửTrong ký ức nhân dânCái giây phút đi vào lịch sử của báo chí nhân loại
    Hình tượng người công an nhân dân Việt Nam ...Từ lúc nào ...?Hóa chó * .


    ---

    * Có thể chúng đang được giáo dục chó hóa dần (Thơ LHN)

    - Công an nào cũng lăm lăm cây gậy dài trên tay, sẳn sàng vụt tới tấp vào người nông dân, có công an thì lôi xềnh xệch người phụ nữ nằm dưới đất do té ngã - đang thất thế - và đã bị họ bắt, có công an còn bẻ tay phụ nữ nông dân, có công an còn đạp một cú đá trực diện ác liệt vào người phụ nữ đã bị khống chế, bẻ tay, đang trong vòng vây kín của cả đám công an ... ! Hic!

    Trả lờiXóa
  5. Chắc về hưu rồi chị ạ

    Nhà thơ Lê Hoài Nguyên tên thật là Phan Kế Toại, đại tá an ninh, nguyên là cục trưởng A25, sau làm giám đốc Hãng phim công an.

    http://xuandienhannom.blogspot.com/2012/05/bui-cong-tu-may-bai-bao-va-tho-hay-viet.html

    Tìm thấy tư liệu nói về ông : Ông là một cựu đại tá Công an, cũng là một nhà báo đã từng quay phim, viết bài ca ngợi những đồng đội Công an hi sinh vì đất nước, vì nhân dân.

    Còn ngày hôm nay với mái tóc bạc trắng ông Lê Hoài Nguyên viết rằng ông đang chịu đựng “một nỗi đau nhục nhã”.

    Cũng được biết nhà thơ Lê Hoài Nguyên là người đã có nhiều bài nghiên cứu giá trị làm sáng tỏ vụ Nhân văn – Giai phẩm. Hiện ông đang là Ủy viên BCH chi hội nhà văn Công an khóa IV (2010-2015).

    Trả lờiXóa
  6. Nhà thơ Lê Hoài Nguyên tên thật là Phan Kế Toại, đại tá an ninh, nguyên là cục trưởng A25, sau làm giám đốc Hãng phim công an.

    http://xuandienhannom.blogspot.com/2012/05/bui-cong-tu-may-bai-bao-va-tho-hay-viet.html

    Thứ hai, ngày 14 tháng năm năm 2012
    Bùi Công Tự: MẤY BÀI BÁO VÀ THƠ HAY, VIẾT VỀ LỰC LƯỢNG CAND


    Mấy bài báo và thơ hay
    viết về lực lượng công an nhân dân
    Bùi Công Tự

    Ngành Công An nước ta có một đội ngũ báo chí và văn học nghệ thuật hùng hậu, ăn nên làm ra, nhiều ông phát quan lớn. Có hai nhà văn Công an mang hàm cấp Tướng là ngài Trung tướng nhà văn Hữu Ước và ngài Thiếu tướng nhà thơ Khổng Minh Dụ. Còn các vị hàm đại tá, thượng tá là nhà văn, nhà báo mặc sắc phục công an như các ông Nguyễn Như Phong, Hồng Thanh Quang, … thì nhiều không đếm xuể. Cho nên văn chương, báo chí viết về ngành Công an rất “phong phú” và có nhiều độc giả.

    Mấy ngày gần đây chỉ kể riêng những bài viết phản ánh hoạt động của ngành công an trong vụ cưỡng chế giải tỏa đất đai ở Văn Giang (24/04/2012) tôi đã thống kê được khoảng 100 bài (chủ yếu trên báo mạng).

    Dưới đây tôi xin điểm vài bài về đề tài trên mà tôi tâm đắc của các tác giả Minh Đoàn, Mai Thanh Hải và Lê Hoài Nguyên.

    Trong bài “Nghĩ về ngành Công an từ vụ hai nhà báo bị đánh ở Văn Giang” tác giả Minh Đoàn nêu vấn đề “thái độ của các Công an viên trong việc đánh người”. Theo tác giả họ đã xuống tay một cách tàn bạo trong khi nạn nhân không có biểu hiện gì sai trái, không hề chống cự. Tác giả phân tích: Họ đánh không vì quyền lợi cá nhân của họ, cũng không phải nhiệm vụ cụ thể được giao, vả lại cho dù có phong bao thì cũng không đến lượt những anh lính này. Thế thì những hành động côn đồ ấy do đâu mà ra? Tác giả Minh Đoàn đặt câu hỏi và cũng là câu trả lời thật đáng sợ:

    “Phải chăng thói quen bạo hành, trấn áp, đánh người đã trở nên quen tay, trở thành nhu cầu, trở thành thành tích của không ít Công an viên khiến họ không còn phân biệt được đâu là dân (phải kính trọng lễ phép) và đâu là kẻ địch (phải kiên quyết khôn khéo) như lời Cụ Hồ từng căn dặn.

    Nhà báo Mai Thanh Hải có bài “Công an ở Hưng Yên” rất hay thì cho rằng chuyện Công an Hưng Yên “đánh dân, ném quả nổ nghiệp vụ rầm rầm và ào ào vào đập phá, đẩy đuổi dân” chắc chắn được quán triệt, chỉ đạo rất kỹ và “bật đèn xanh sáng quắc” kiểu như “thoải mái đánh, thoải mái bắt”. Nếu không, “bố thằng nào dám mạnh tay như thế?”

    Ngòi bút Mai Thanh Hải với bản lĩnh cứng cỏi, thẳng thắn, pha chút châm biếm đã không cần rào đón: “Cái gọi là biện pháp nghiệp vụ của ngành Công an nói thẳng ra là … đánh người. Nhiều chú giỏi nghiệp vụ này đến mức có thể nói là đã “ăn vào trong máu”, lâu lâu không được đánh người là … nhơ nhớ” (!).

    Về thái độ của những người ở cương vị chỉ đạo, tác giả nhận xét: “những việc làm sai lè, có khi phạm pháp của Công an khi bị phát hiện thì thường xử sự theo kiểu lấp liếm, chối bỏ, bưng bít, bao che.” Họ không biết rằng họ đã “tạo hận thù cho bao người, làm mất uy tín của cả một lực lượng và bêu xấu hình ảnh của cả một chế độ”.

    Ngòi bút của Mai Thanh Hải không chỉ “đâm mấy thằng gian” như thế, anh còn khái quát những dòng xác đáng sau đây:

    “Một ngành mà cứ nói đến là có chuyện xấu. Một ngành không thể bảo vệ được mình trước những luồng dư luận ngoài xã hội. Một ngành mà khi nói đến, người dân ác cảm trong từng lời nói, hành động”.

    Những lời này chính là thuốc đắng giã tật cho ngành công an.

    Nói đến thuốc đắng lại nhớ ngày còn bé mẹ tôi cho tôi uống những viên thuốc đắng bằng cách nhét nó vào miếng chuối ngọt. Hôm nay đọc Quê Choa blog tôi thấy cựu đại tá Công an nhà văn Lê Hoài Nguyên lại nhét những viên thuốc đắng (dành cho ngành Công an) vào trong một bài thơ không ngọt chút nào. Đó là bài “Cái giây phút ấy”.

    Cái giây phút ấy chính là lúc các chiến sĩ Công an nhân dân hành xử với dân:

    “Xông vào đánh hội đồng
    Như một bầy chó dữ”

    Vì sao những người đáng lẽ phải “vì nước quên thân, vì dân phục vụ” lại có hành động ngu ngốc như thế?

    Nhà thơ lý giải những nguyên nhân:

    Trả lờiXóa
  7. NHỮNG VIÊN ĐẠN CỦA NHÂN DÂN
    Lê Hoài Nguyên



    Những viên đạn của nhân dân
    Đã thiêu cháy mọi nỗi sợ hãi, mọi đống rác lịch sử.
    Những viên đạn của nhân dân
    Đổi hàng vạn, hàng triệu cái chết lấy một cái chết.
    Những viên đạn của nhân dân
    Đổi hàng triệu nỗi ô nhục lấy một hạt giống tự do.
    Những viên đạn của nhân dân cuối cùng cũng kết liễu
    Các số phận độc tài.

    Những viên đạn của nhân dân cuối cùng cũng đến đích…
    Những viên đạn của nhân dân thế nào rồi cuối cùng cũng đến đích
    Gaddafi…

    20-10-2011

    Trả lờiXóa
  8. Đánh nhà báo thì nhục nhả, thế đánh phụ nữ nông dân vì muốn cứu nhà báo mà biến thành cái bao cát cho các chiến sĩ "biểu diễn võ thuật" thì sao? Nó không gây ra cảm xúc nào à?

    Trả lờiXóa
  9. ST đọc nhiều nhỉ? Chị suốt ngày loay hoay với chợ búa, cơm nước và nghiên cứu chẳng biết gì nhiều !

    Trả lờiXóa
  10. Em cũng phải làm những việc không tên như chị thế thôi mà.
    ( Em làm sao mà dám so với chị của em, hehehe...có điều cái gì em đọc rồi mà nó có chút ý nghĩa thì em khó quên được, khổ thế đấy !)

    Trả lờiXóa
  11. VIDEO CLIP: CÔNG AN HƯNG YÊN ĐÁNH NGƯỜI VÔ CÙNG TÀN ÁC

    Chị Ngô Thị Ánh là người xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Ngày 24/4/2012 chị là người đã đứng ngay khu vực nhà văn hóa xã Xuân Quan và chứng kiến cảnh công an hành hung hai nhà báo của VOV. Khi đó chị đã hô lên để bà con xông ra cứu, nhưng đã bị lực lượng cưỡng chế bao gồm cả công an đánh đập rất dã man…

    Trả lờiXóa
  12. Đoạn clip trên đã được xử lý cho chạy chậm, làm rõ thêm các hành động:

    Trả lờiXóa
  13. Dĩ nhiên có chớ !
    Đánh nhà báo thì nhà báo lên tiếng rồi đó thôi .

    Đánh nhân dân - mà nhà báo không lên tiếng - thì nhân dân lên tiếng , lên tiếng bằng ... những viên đạn của nhân dân ( ý thơ LHN)

    * Xin lỗi mọi người, tôi đau xót thay cho chị Ánh, tôi rất thương những người nông dân bắc, họ hiền lành quá mà ...

    Trả lờiXóa
  14. Ý mình hiểu P. muốn hỏi là có vị nào đó đã đề nghị làm rõ vụ đánh nhà báo nhưng chả đề cập gì đến chuyện đánh nông dân!!!!!

    Trả lờiXóa
  15. Vâng. Em cũng hiểu ý P .

    Chị hãy quan sát thêm sẽ thấy, từ báo chí nhân dân - sau khi nhà báo VVT phải kêu lên đau xót : ... " Có ẳng tiếng nào đâu ?" , thì nhiều nhà báo tiếp theo đó đã từ từ lên tiếng. Đủ hiểu về cái nền báo chí nước nhà của mình nó ra sao rồi !

    Trả lờiXóa
  16. Vâng.

    Và nhất là những người làm văn học nghệ thuật, họ luôn sở hữu một tâm hồn nhạy cảm ...

    Trả lờiXóa