Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2012

Bí thư Quảng Đông: « Đảng Cộng sản Trung Quốc không mang lại hạnh phúc cho dân »

16 nhận xét:

  1. "Đảng cộng sản Việt Nam mang lại quá nhiều bất hạnh , đau khổ cho dân ." Huỵch tẹt bà nó dzậy đi, đã nói thì nói trắng phớ ra cho rồi, né chi mệt thêm ?


    ( Vì đảng CSVN toàn làm theo "sách" của đảng CSTQ :)

    Trả lờiXóa
  2. Chứng minh : đảng phạm quá nhiều sai lầm, ai cũng biết, chẳng ai là không biết . Cụ thể là giờ đội ngũ DÂN OAN khắp nước đó chi ? đội quân này ngày càng tăng chứ không giảm .

    - Không sai sao phải sửa? sửa rồi lại sai? sai rồi lại sửa ? sửa hoài sai hoài , chịu gì nổi ?
    - Nói đổi mới (u như kỹ) là nhờ có đảng CSVN nên mới có đổi mới (lời cố vấn / cựu tổng bí ĐM ), là nhờ công của đảng CSVN ...blah ...blah ...là cố tình nói ngược. (hổng lẽ đảng chịu mang tiếng ăn ngược nói ngạo ?)

    VD khác :
    1- Chuyện dài về cái mũ bảo hiểm thì không biết còn phải nói đến bao giờ nửa đây ? Bao nhiêu người đã chết cách phi lý, uất ức rồi . Cụ thể còn mới toỏng và nóng hổi là trường hợp của Ông Trịnh Xuân Tùng - cha của em Trịnh Kim Tiến, chết một cách đau đớn, tức tưởi, oan khuất ... và còn rất nhiều những nạn nhân khác, trên khắp mọi miền đất nước ...

    ( Vụ ông TXT sắp xử phúc thẩm vào giữa tháng 5/2012 , và em KT có nói sẽ tự mình tham gia tố tụng trong vai trò người có liên quan trực tiếp - là con gái ruột của nạn nhân - thay vì mời LS )

    2- Chuyện về Cưỡng chế thu hồi đất chưa có hồi kết, hệ lụy là đánh dân cách dã man tàn độc, bất lương & vô nhân tính, thua cả loài ...chó nghiệp vụ. ( Chó nghiệp vụ còn không dám cắn càn vào người dân)

    ... etc ...

    Trả lờiXóa
  3. Bài nói của TS XHH Nguyễn Minh Hòa là một bài nói hết sức nhẹ nhàng và lịch sự ... ( nghi chả si nhê gì ? )

    ------

    An dân trong khủng hoảng


    TS Nguyễn Minh Hòa (SGTT.VN) - Một quy tắc sơ đẳng nhất và cũng là quan trọng nhất của quản trị quốc gia là trong những khó khăn nhất như khủng hoảng kinh tế, chiến tranh, thiên tai thì chính phủ trung ương và chính quyền địa phương phải làm tất cả những gì có thể làm được để duy trì xã hội và tâm thế con người trong trạng thái bình thường.

    Mọi sáng kiến, đột phá, thử nghiệm, thu hồi, cưỡng chế làm xáo trộn đời sống nhân dân, giảm sút thu nhập, gây tác động xấu đến tâm lý toàn thể xã hội hoặc ở những nhóm xã hội lớn (cư dân đô thị, người làm công ăn lương, người lao động chân tay) thì phải được huỷ bỏ, gác lại, trừ những trường hợp quá ư cần thiết.

    Các chính sách ban hành trong trạng thái xã hội bình thường thì lúc khủng hoảng phải thay đổi theo hướng giảm khó cho dân như miễn giảm các loại thuế, giảm giá lương thực, xăng dầu, chất đốt, nước sạch, giảm giá các loại dịch vụ y tế, giáo dục, đi lại… Chính phủ huy động mọi nguồn lực có thể như mở kho dự trữ lương thực, kho xăng dầu, kho bạc, vay nước ngoài, bán tài nguyên để chu cấp cho dân vượt qua những thời đoạn khó khăn.

    Những hoạt động này không phải là ban ơn hay thương hại mà thực sự là chức năng nhiệm vụ của người quản trị quốc gia, còn nhân dân cũng hàm ơn tổ chức giúp đỡ mình. Chính đó là cơ sở để nuôi dưỡng niềm tin và lòng trung thành với thể chế.

    Trong thời điểm khủng hoảng kinh tế, điều Chính phủ cần làm nhất là giúp đỡ, hỗ trợ dân nghèo hết lòng để nuôi dưỡng niềm tin và lòng trung thành của họ với thể chế. Ảnh: TL Internet

    25.000 tỉ đồng, đất nước này không giàu hơn, nhưng nó sẽ giúp cho người dân, nhất là người nghèo, người dân nông thôn bớt khốn khó hơn, bớt số sinh viên phải bỏ học vì không có tiền đóng học phí.

    Nếu chúng ta làm một trò chơi con trẻ là lấy hai cái lọ, và đề nghị nhân dân bỏ vào lọ thứ nhất những hạt đậu trắng thể hiện những chính sách, thông tư, nghị định, sáng kiến, hoạt động mang lại cho dân sự thuận lợi, yên ổn và những hạt đậu đen thể hiện điều ngược lại, thì người viết bài này chắc chắn số lượng hạt đậu đen nhiều hơn.

    Điểm lại những chính sách ban hành trong ba năm gần đây, những chính sách đậu trắng không có nhiều, có lẽ chỉ là giảm lãi suất (có thể có lợi cho các doanh nghiệp hơn là người dân thường), còn lại đa phần là những chính sách đậu đen, chúng làm cho đời sống người dân rất bất an. Tác giả bài viết này sẽ không đi phân tích tất cả các chính sách đã và sẽ ban hành trong thời gian tới mà chỉ điểm qua ở một vài lĩnh vực.

    Phải thừa nhận là giao thông của Việt Nam có vấn đề nghiêm trọng từ hạ tầng yếu kém, phương tiện cá nhân chiếm ưu thế, đến ý thức của con người sử dụng, nhưng điều đó không có nghĩa là tôi phải “ngay lập tức thay đổi” trong khi nó còn tác dụng (chẳng hạn như xe máy). Không biết vì muốn thể hiện năng lực cá nhân vượt trội, lập thành tích, muốn đột phá ngoạn mục hay chỉ vì lợi ích nhóm mà bộ chủ quản nghĩ ra quá nhiều sáng kiến, trong số đó phải kể đến các loại thuế, phí đánh vào phương tiện giao thông, xăng dầu, đường sá làm cho các doanh nghiệp và người dân hoảng hốt, lo lắng. Hiện nay Việt Nam có khoảng 20 triệu xe gắn máy, như vậy mỗi năm số tiền thu được từ đánh phí là 20.000 tỉ đồng (mỗi xe 1 triệu đồng/năm) là một con số lớn, nhưng không bõ bèn gì khi đầu tư vào giao thông, số tiền này chỉ làm được hơn 100km cao tốc. Và sẽ ngạc nhiên hơn trong khi dân đang khó khăn thì bộ Giao thông vận tải lại định chi ra 12.000 tỉ đồng để xây các trụ sở và dự tính chi 100.000 tỉ đồng chỉ để đầu tư vào một công ty Vinalines.

    Từ 2008 đến nay, tôi đã đến làm việc ở nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines... và nhận thấy một điều là cùng trong hoàn cảnh bị khủng hoảng kinh tế, nhưng trạng thái xã hội của họ rất khác với Việt Nam. Dân tình của họ bình tĩnh hơn và thích ứng nhanh hơn, còn chính phủ của h

    Trả lờiXóa
  4. "NÓI ĐẢNG CỘNG SẢN VÀ CHÍNH QUYỀN PHỤC VỤ NHÂN DÂN LÀ MỘT ĐIỀU SAI QUẤY, CẦN PHẢI DẸP ĐI".  - Uông Dương, bí thư tỉnh Quảng Đông TQ .

    Link:http://anonymouse.org/cgi-bin/anon-www. 

    Trả lờiXóa
  5. Lạ đâu lạ ?
    Đó là chiêu :" Hạ cánh an toàn", hahaha ...

    ( Chuyện lớn làm cho nhỏ đi, chuyện nhỏ làm cho ...không có gì hết )

    Trả lờiXóa
  6. Đây cũng là một bài viết có độ tin cậy cao, dễ thuyết phục lòng người, và mang lại sự đồng cảm lớn lao trong cộng đồng ( đơn giản là vì NÓ RẤT THẬT, ai cũng phải công nhận sự thật, và bài viết đã không có quá nhiều sự giả dối, màu mè hoa lá không cần thiết, nên nó đi ngay vào lòng người đọc ) :

    ----





    Pháp luật là kết tinh trí tuệ và lương tri của cả nhân loại. Một vài cá nhân, lúc này hay lúc khác, có thể sử dụng nó cho các mục đích phi nhân đạo, nhưng chừng nào trí tuệ và lương tri còn tồn tại, thì pháp luật vẫn còn có đầy đủ giá trị của nó, nó vẫn sẽ được bảo vệ.
           Nguyễn Thị Từ Huy


    Có bữa, tôi nghe Anh Ba Sài Gòn bỏ nhỏ: “Đã là dân tất nhiên người ta có thể kể ra hàng ngàn chuyện buộc phải ‘bỏ qua’ nhưng giá như có một lời xin lỗi, chỉ một lời thôi …”
    “Ví dụ như ngư dân đánh cá đã không được bảo vệ trên ‘biển của mình’ và tuyệt vọng khốn cùng vì bị quân giặc bắt giữ đòi tiền chuộc. Ví dụ như 70 người dân Phú Yên bất ngờ thiệt mạng trong một đêm vì mưa lớn kèm thủy điện đồng loạt xả lũ. Ví dụ như hàng triệu người dân đang sống trong những khu quy hoạch treo vài chục năm. Ví dụ như hàng vạn lá đơn khiếu nại chưa được giải quyết thỏa đáng. Ví dụ như những con đường ngốn vài trăm tỷ tiền dân ‘vừa chạy thử đã hỏng’. Ví dụ như hàng trăm lô cốt khiến dân tình hàng ngày kẹt xe dài cổ hít khói bụi… Hay gần đây nhất là chuyện của một người thầy giáo ‘đương thời’ trở thành ‘hết thời’ chỉ vì mong muốn làm một ông thầy thực sự lương thiện. Có thấy ai xin lỗi ai gì đâu?” Nghe rồi, tất nhiên, tôi chỉ cười trừ (và cười buồn) thôi. Cái nước mình nó thế mà. Anh Ba, chả qua, bức xúc quá mà xả bầu tâm sự (chút xíu) vơi bớt nỗi sầu nhân thế, thế thôi. Tưởng thế nhưng không phải thế. Không bao lâu sau, vào hôm 18 tháng 10 năm 2010, BaSG bị tó. Tôi lại chép miệng  thở dài: “Cái nước mình nó thế!” Ở một đất nước mà mọi công dân đều có thể là những tù nhân dự khuyết thì triệu tập hay bắt bớ (lai rai) là chuyện thường ngày vẫn xẩy ra thàng ngày, ở huyện. Chắc cũng chỉ phải “làm việc” độ vài ba hôm, hay nhiều lắm là vài ba tháng  –  “để làm rõ một số vấn đề” – vậy thôi. Tưởng vậy nhưng cũng không phải vậy. Anh Ba bị nhốt luôn gần hai năm trời. Mãi tới ngày  tháng 14 tháng 4 năm 2012, mới thấy báo Người Lao Động loan tin rằng cùng với hai bị can khác – ông <a href="http://www.pagewash.com/nph-ind

    Trả lờiXóa
  7. Một ví dụ khác, vụ việc công an đánh 2 nhà báo dã man : Trong một đất nước tự hào là dân chủ gấp vạn lần hơn bọn tư bản dãy chết (lời PCT. NTD ), mà không có một nền báo chí tự do đúng nghĩa, báo chí chỉ là công cụ cho chính quyền, lại còn bị cường quyền làm lũng đoạn, một nền báo chí hết sức tầm thường giả dối, tránh né không làm tròn chức năng, nhiệm vụ thông tin, phản ánh đúng sự thật khách quan, đi sát nhu cầu của xã hội, là hơi thở của cuộc sống ..v.v.. nhưng lại rất năng nổ, nhanh chóng , tích cực bôi bẩn cá nhân nào mà chính quyền không ưa ( cụ thể chẳng hạn như loạt bài nói xấu ông CHHV và bà BTMH mới nhất gần đây), làm trò cười cho nhân dân trong nước và thế giới ...

    Nhà báo thì bị đánh dã man - mà nói như nhà báo NVT : " Có thấy ẳng tiếng nào đâu ?... Có thấy ẳng tiếng nào đâu ?... Có thấy ẳng tiếng nào đâu ?... " cho đến khi người dân lên tiếng thì các bộ phận liên quan mới vào cuộc ...Hỏi như vậy, có phải người Việt cai trị người Việt còn dã man, khắc nghiệt hơn dưới thời thực dân Pháp - ít ra cũng còn có tự do báo chí, cho đến khi bị hạn chế), hoặc thua kém cả nền báo chí tự do non trẻ ở miền nam, thời kỳ trước 1975 . Nhà báo được tôn trọng đúng mức và nhân dân thì có quyền ra báo chí tư nhân thoải mái ...



    ----

    Lê Hiền Đức Clip về việc công an đánh đập hai nhà báo của VOV ngày 24/4/2012 không có gì phải nghi ngờ. Khi hai nhà báo bị đánh, tôi đang đứng ở một vị trí trên cao, nhìn rất rõ ràng từ đầu đến cuối, phân biệt được người mặc sắc phục công an, người đeo băng đỏ hay là bọn xã hội đen. Chúng trèo, nhảy qua tường vào khu nghĩa trang liệt sĩ túm lấy một thanh niên đang mặc áo trắng đánh túi bụi. Tôi còn nhìn rất rõ kẻ bám vào tường bên kia để với sang đập vào đầu anh thanh niên áo trắng. Hắn đội mũ sắt, màu tím sẫm, khác với những mũ sắt có màu xanh cứt ngựa. Chúng túm vào đánh hội đồng người mặc áo trắng hung hãn như một lũ khát máu, lâu lâu mới được đánh đồng loại. Uất nghẹn và căm phẫn vô cùng, tôi xăm xăm từ tầng cao chạy xuống định xông ra giằng lấy người thanh niên vô tội đó mà nói rằng: “Hãy đánh tôi đây này. Tôi sẵn sàng thế mạng cho người thanh niên kia bởi họ còn trẻ, họ còn cống hiến được nhiều cho đất nước, cho nhân dân. Còn tôi già rồi, tôi sẵn sàng chết thay cho anh ấy”. Thấy tôi quyết liệt quá, các bà, các chị và các cháu thanh niên ôm chặt lấy tôi. Họ muốn bảo vệ tôi, không cho tôi ra nơi nguy hiểm. Không ra được, tôi ngồi khóc vì tôi không bảo vệ được dân tôi. Những gì tôi xem trong đoạn clip hoàn toàn khớp với những gì tôi nhìn thấy hôm ấy, Thế mà khi báo cảo thủ tướng trong hội nghị trực tuyến, ông Nguyễn Khắc Hào, phó chủ tịch thường trực tỉnh Hưng Yên dám nói là video này là do bọn phản động làm giả để vu không, bôi nhọ chính quyền. Xin hỏi ông Hào: “Ông có nhìn thấy cảnh tượng đau lòng đó không? Khi ấy, ông ngồi ở xó xỉnh nào mà dám nói sai sự thật như thế? Chính quyền không tự bôi nhọ mình thì ai bôi nhọ được. <p style="text-align: justify;color: rgb(0, 0

    Trả lờiXóa
  8. Chính quyền không tự bôi nhọ mình, thì ai mà bôi nhọ chính quyền được ?

    ---

    Tui thích lời cụ bà LHĐ nói thẳng toạc móng heo ra như vầy, nó rõ ràng và đơn giản hết sức, chứ hở tí là ép dân đặng gài tội phỉ báng chính quyền, thử hỏi chính quyền làm tốt thì có ai nói xấu nổi đây ???

    VD : Chủ tịch Tô hô hổng làm ba chuyện tô hô, thì sao bung bét chuyện tô hô đây ? Đã vậy còn gài tội cho con nít hỏi ai không phẫn uất ? Gặp con gái của mấy ổng bị vậy, hỏi mấy ổng chịu đời có thấu hôn ?

    Trả lờiXóa
  9. Bí thư Quảng Đông: « Đảng Cộng sản Trung Quốc không mang lại hạnh phúc cho dân »

    « Nói đảng Cộng sản và chính quyền phục vụ nhân dân là một điều sai quấy cần phải dẹp đi ». Lời tuyên bố « lịch sử » này đã được ông Uông Dương, bí thư tỉnh Quảng Đông đưa ra vào ngày 09/05/2012 nhân đại hội đảng bộ địa phương, trong bối cảnh đảng Cộng sản Trung Quốc chuẩn bị thay đổi lãnh đạo.

    Phải chăng một trang sử mới tại Trung Hoa lục địa đang hé mở ? Lần đầu tiên một khẩu hiệu tuyên truyền chính thức của đảng Cộng sản bị một quan chức cao cấp thuộc khuynh hướng cải cách xé bỏ. Trong cuộc họp của đảng bộ tỉnh Quảng Đông cách nay hai hôm, Bí thư Uông Dương tuyên bố: « Chúng ta phải vất bỏ đi ý tưởng sai lầm cho rằng hạnh phúc của nhân dân là do đảng và chính phủ mang lại ».

    Chưa hết, nhân vật được tiếng thuộc phe cải cách bổ túc thêm : Mưu tìm hạnh phúc là quyền lợi của người dân. Còn vai trò của chính phủ là để cho nhân dân được tự do dũng cảm đi tìm hạnh phúc bằng con đường riêng của mình.

    Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông nhấn mạnh chuyện xây dựng hạnh phúc của người dân và vấn đề cá nhân mà đảng Cộng sản và chính quyền không có vai trò gì cả. Nếu có, thì Đảng và Nhà Nước phải phục vụ cho dân chứ không phải ngược lại.

    Quan điểm trên đây thật ra là một ý tưởng bình thường tại các nước dân chủ nhưng nó không bình thường trong chế độ phong kiến « ơn vua lộc nước » và trong chế độ được gọi là cộng sản « nhờ ơn Đảng và nhà nước… »

    Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông đã hơn một lần chứng minh ông là một nhà cải cách. Khi dân làng Ô Khảm biểu tình đuổi chính quyền địa phương thì chính ông đã dàn xếp không dùng biện pháp đàn áp, và để cho dân làng tổ chức bầu cử tự do chọn người mới. Tuy tuyên bố « không theo mô hình Tây phương » ông cũng chống lại chủ trương « tân Mao-ít » của cựu lãnh đạo Trùng Khánh, Bạc Hy Lai.
    Nhận định về sự kiện độc đáo này vừa xảy ra tại Trung Quốc, hãng tin công giáo Á châu Asia News ghi nhận rằng ông Uông Dương đã tách ra khỏi những tín điều truyền thống : nhờ Đảng mà Trung Hoa được độc lập, hạnh phúc, ổn định và thành công.

    Từ khi Mao Trạch Đông cướp được chính quyền tại Hoa lục thì từng thế hệ học sinh được dạy là mang ơn Đảng từ viên kẹo cho đến quyển vở. Mao chủ tịch được tôn vinh như Ngọc Hoàng giáng thế, chăm lo đời sống của nhân dân từ lúc lọt lòng cho đến lúc qua đời. Thế nhưng, từ khi hàng loạt chế độ cộng sản sụp đổ, và Đặng Tiểu Bình phải cải cách kinh tế để tự cứu thì tại Trung Quốc tràn ngập những vụ bê bối, tham ô, những lạm quyền thế, biển thủ công quỹ mà thủ phạm là cán bộ, quan chức. Tệ hại hơn nữa là họ tìm cách đưa con cháu vào các chức vụ quan trọng để tính chuyện thống trị lâu dài.

    Trong khi đó thì người dân Trung Quốc được gì ? Chỉ cần đơn cử một thống kê của Viện Khoa học Xã hội hồi cuối năm ngoái : trong 20 năm trở lại đây, chính sách cưỡng chế trưng thu đất đai đã làm cho 50 triệu người dân mất nhà, mất đất. Hôm qua, tại Vân Nam, một phụ nữ dân oan bị trưng thu nhà đã cho bom nổ tự sát ngay trong văn phòng chính quyền địa phương.Đó chỉ là một trường hợp thương tâm trong muôn ngàn oan khiên trong chế độ mà trung bình mỗi sáu phút có một cuộc biểu tình chống tham ô và nhũng lạm quyền thế.

    Theo Asia News, đối với những cán bộ có suy nghĩ, con đường hạnh phúc của họ là tách dần ra khỏi đảng. Theo thống kê năm 2006, trong số 70 triệu đảng viên, hơn một phần ba chọn theo một tôn giáo. Hơn 20 triệu theo đạo Thiên chúa.

    Những lời phủ nhận tín điều truyền thống trên đây được xem là « lịch sử » vì ông Uông Dương tuyên bố công khai, và ông là một nhân vật lãnh đạo cao cấp, rất có thể sẽ là một trong những ủy viên thường trực Bộ Chính trị nhân đại hội Đảng vào cuối năm nay.

    Mặc dù báo chí chính thức không tường thuật, nhưng trên mạng internet những lời tuyên bố này đã được loan tải rộng rãi và được dự báo sẽ « đi vào lịch sử ».

    Tú Anh

    http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120511-%C2%AB-dang-cong-san-trung-quoc-khong-mang-lai-hanh-phuc-cho-dan-%C2%BB

    Trả lờiXóa
  10. Phóng tay phát động cưỡng chế

    Đại Nghĩa-Góp gió (Danlambao) -

    Việc nhà cầm quyền CSVN đã “phóng tay” (*) phát động “cưỡng chế” (*) đất đai của nông dân ở Văn Giang khiến người viết bài nầy nhớ lại cách nay hơn nửa thế kỷ trước đảng CSVN dưới thời chủ tịch HCM cũng đã “phóng tay” Cải cách ruộng đất một cách “long trời lỡ đất”, giết hơn nửa triệu người dân vô tội trong đó có cả những người từng là ân nhân bảo bọc đảng và bác. Ngày nay, không còn cảnh chôn sống, đập đầu bắn giết như thời CCRĐ nữa, nhưng cảnh đàn áp, đánh đập bắn giết cũng không kém phần man rợ. Cuộc đàn áp lần sau cao hơn lần trước, lần trước cưỡng chế ở Tiên Lãng thì chỉ có khoảng 100 công an, bộ đội… của huyện, còn lần này ở Văn Giang thì có cả ngàn công an huyện, tỉnh và cả của bộ nữa. Cưỡng chiếm ở Tiên Lãng thì thành phố Hải Phòng giải quyết, còn lần nầy ở Văn Giang thì ai giải quyết trong khi đó là lệnh của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và có cả công an cấp bộ tham gia?

    “Chiều 24-4, tại trụ sở UBND huyện Văn Giang, trao đổi nhanh với phóng viên, Chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên, ông Bùi Huy Thanh, thông tin: vụ cưỡng chế hổ trợ thi công bắt đầu từ lúc 7 giờ, và đến 10 giờ 30 đã kết thúc an toàn, không một người dân nào bị thương và không có chuyện nhà bị phá. Trả lời câu hỏi của phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, ông Thanh cho hay, lực lượng tham gia cưỡng chế và hỗ trợ khoảng 1.000 người, trong đó chủ yếu là công an huyện Văn Giang, với sự hỗ trợ của công an tỉnh và bộ cũng như có sự chứng kiến của đại diện viện Kiểm sát nhân dân”. (Bauxite Việt Nam 26-4-2012)

    Khác với vụ Tiên Lãng, báo chí “lề phải” chính thức của Việt Nam không nói nhiều về vụ cưỡng chế đất ở Văn Giang ngay cả có hai phóng viên đài VOV bị đánh mấy ngày sau mới lên tiếng, riêng chỉ có vài bài báo đưa tin như trên trang Tầm Nhìn thuộc tờ báo Kinh tế Doanh nhân Thời đại của tác giả Lê Viết Quân viết sau đó bị gở bỏ ngay. Bài báo viết:

    “Nếu các cuộc khiếu tố đông người gần đây ở Hà Nội, trong tay người dân khiếu kiện chỉ là đơn thư, biểu ngữ và cờ tổ quốc, thì đối mặt với con số hàng ngàn cảnh sát cơ động được huy động một cách ráo tiết và bài bản theo chiến thuật tác chiến một cách kinh ngạc, phần lớn người dân xã Xuân Quan lại mang theo bên mình họ hoặc cuốc xẻng, hoặc gậy gộc, hoặc lưỡi hái…

    “Một lực lượng hùng hậu của cơ quan thi hành pháp luật lại đi bảo vệ cho một dự án tư nhân với nhiều khuất tất chưa được làm rõ?”...và “cả ngàn nông dân ra mặt phản ứng với chính quyền hoàn toàn không phải là một con số đáng coi thường. Nhất là khi những nông dân này lại đang chất chứa trong lòng một nung nấu giành giật cho được công lý và công bằng, cho quyền lợi mưu sinh thiết thân của họ và con cái họ”.

    “Tờ báo Người Cao Tuổi, tờ báo của Hội Người cao tuổi Việt Nam…nhà báo Ngọc Phi… cho rằng “theo luật đất đai, những dự án phục vụ quốc phòng, an ninh…Nhà nước mới thu hồi đất, còn những dự án không thuộc nhóm này, như dự án Ecopark thì nhà nước không thu hồi đất, mà chỉ đứng ra làm trọng tài để nhà đầu tư thỏa thuận với dân. Ở đây UBND huyện lại đứng ra cưỡng chế, lấy đất giao cho chủ đầu tư, hoàn toàn không xem quy định của Luật đất đai có tí giá trị nào”. (RFI online ngày 26-4-2012)

    Chánh quyền thì nói theo chánh quyền, còn báo chí thì nói theo dân:

    “Đêm 23 và ngày 24-4 vừa qua có lẽ sẽ trở thành một ký ức khó quên được đối với nhiều người dân ở xã Xuân Quan. Họ đã phải bấm bụng để bị thu mất phần đất canh tác ít ỏi – nguồn sống duy nhất suốt bao năm qua của gia đình mình.

    “Buổi chiều sau cưỡng chế, trỏ tay ra bãi đất trước mặt còn tanh bành những cây bật gốc, đổ rạp, mẹ vợ anh Tuyền (xóm 3, xã Xuân Quan) chép miệng: “Cây cối nhà tôi đây. Chỗ cây cảnh này gần tết trị giá phải cả tỉ đồng. Vợ chồng nó (anh Tuyền) đêm qua tranh thủ dời được ba xe, còn lại coi như mất sạch…

    “Con nhà bà Nghiêm hôm qua khóc, kêu là mất nhiều hải đường quá, phải tới mấy trăm triệu đồng”. “Anh Thơm bên kia mất tầm trên 200 triệu đồng, toàn cây cảnh giá trị”. “Cả cái vườn lộc vừng 1.000 gốc, mỗi gốc mấy trăm ngàn đồng”…

    “Nhưng đó là thiệt hại trước mắt. Còn về lâu dài, chuyện người dân mất đất canh tác mới là nổ

    Trả lờiXóa
  11. Báo Tuổi Trẻ có đăng là ở một xã gần Hà Nội cả ngàn nông dân người ta đến bao vây trụ sở xã. Họ tố cáo cán bộ xã đã lấy đất của dân chia chác và bồi thường giá trị không thỏa đáng. Bây giờ họ đòi trả đất lại cho họ. Rõ ràng hậu quả dây chuyền rất là lớn, mà xảy ra ở đâu xa? Xảy ra ngay cái nơi mà chúng ta gọi là cái nôi của Chủ nghĩa xã hội! Gần thủ đô Hà Nội. Nếu ở miền Nam thì các vị còn gọi là dân ngụy, dân ảnh hưởng Mỹ thế này thế kia nhưng mà ngay ở Hà Nội thế thì ảnh hưởng ai?” (RFA online ngày 1-5-2012)

    -------

    Còn phải hỏi ? Rõ ràng là ảnh hưởng thằng anh 16 chữ dzàng + 4 tốt quá xá quà xa chứ còn ảnh hưởng ai ?

    Trả lờiXóa
  12. Nói là một chuyện, còn làm là một chuyện khác !!!

    Trả lờiXóa
  13. À quên, đó, mới đó mà em lại quên nửa rồi :)

    ( đừng nghe, hãy nhìn)

    Trả lờiXóa
  14. http://nguoilotgach.blogspot.com/2012/05/van-be-tac-sau-hoi-nghi-trung-uong-5.html

    Vẫn bế tắc sau Hội nghị Trung ương 5

    Thanh Quang, phóng viên RFA

    2012-05-21

    Hôm 15/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 5 dài hơn nửa tiếng.
    Photo courtesy of chinhphu.vn - TBT Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn bế mạc Hội Nghị BCH Trung ương Đảng lần 5 tại Hà Nội hôm 15/5/2012

    Đồng tiền tha hóa đội ngũ đảng

    Theo blogger Trương Duy Nhất, “vẫn giọng đều đều như ông giáo làng, không nhấn nhá, không ấn tượng, vẫn những nội dung, câu chữ quen thuộc đến sáo rỗng, không thấy gì mới”, trong bối cảnh hội nghị “căng thẳng, ngột ngạt, bức bối, bế tắc” với sự tham dự của “200 khuôn mặt lạnh lùng”, “vừa thấy phản cảm vừa… thiếu niềm tin”.

    Blogger Dân Choa thì thấy “Thất vọng về tuyên bố của TBT”.
    Qua bài tựa đề như vừa nói, blogger Dân Choa những tưởng cuộc sống thực tiễn sẽ thôi thúc Nhà nước xúc tiến mạnh mẽ cải cách hành chính vốn là nhu cầu thiết yếu, mà đầu tiên là tu chính hiến pháp, rồi Nhà nước sẽ hướng dần tới việc tam quyền phân lập. Thế nhưng, theo blogger Dân Choa, ông TBT “đã đặt sẵn tiền đề cho việc sửa đổi”, tuyên bố:

    “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua tổ chức nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng…Nhà nước ta không tam quyền phân lập…”

    Blogger Dân Choa nhận thấy tuyên bố như vậy không có nét gì mới và chỉ nhằm củng cố thêm quyền lực cho Nhà nước, hay nói cách khác, quyền lực của đảng.

    Qua bài “ ĐCSVN càng bế tắc sau Hội nghị TW5”, tác giả Nguyễn Ngọc Già lưu ý tới việc đảng CS qua hội nghị này tiếp tục tái khẳng định “đất đai là sở hữu của…họ” cũng như không có dấu hiệu cho thấy đảng chấp nhận chia sẻ quyền lực. Theo tác giả thì đảng đang tiếp tục “dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của…tiền tệ” thay vì cho “vãng tuồng” cái “trí tuệ lai căng, mị dân”. Tác giả Nguyễn Ngọc Già nhận xét tiếp:

    “Ông Dũng và “đồng chí ông ta” đã bỏ mặc “những tấm biển chỉ đường của trí tuệ” trong mưa gió tơi bời, thế nên, hậu bối của Marx, của Lenin, của Hồ Chí Minh đang mờ mịt, quýnh quáng – khó “sáng mắt sáng lòng” để cùng “dắt tay nhau đi”. Thay vào đó là “biển chỉ đường tiền tệ” đang soi lối cho họ. Lý luận Marx, Lenin, Mao hay Hồ chẳng qua chỉ là con bài “Tiến Lên” cho các đồng chí sát phạt lẫn nhau.

    Họ đang mất đoàn kết nghiêm trọng, cũng bởi tiền. Tiền, dưới mọi hình thức. Chắc chắn.…Việc khẳng định lại (một cách dứt khoát) việc không có chuyện “tam quyền phân lập”, rằng “ĐCSVN vẫn lãnh đạo tuyệt đối” đất nước, không cho thấy ĐCSVN mạnh hơn, ngược lại họ đang yếu. Rất yếu.

    Đề cập tới 2 điểm đáng chú ý tại Hội nghị Trung ương 5, đó là “Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng được giao về cho Bộ Chính trị” và tái sinh “Ban Nội chính trung ương”, tác giả cho đó là một chỉ dấu thất bại cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, khiến ông “phen này có cơ ngã ngựa giữa đàng”. Tác giả nêu lên mâu thuẫn trong Đảng phát xuất từ nguyên tắc hồi tố chính đáng của những nông dân mất đất trên 20 năm qua sẽ được giải quyết ra sao, kể cả những vụ “nóng hổi” Tiên Lãng, Văn Giang, Nam Định, Thái Hà…? Và, theo tác giả, Đảng “sẽ ngã sóng soài trên chính cái nguyên tắc hồi tố chính đáng, quan trọng này”.

    Nhắc đến vấn đề liên quan “chuyện dài dân oan”, blog Bauxite VN và nhiều mạng nhật ký khác phổ biến bài “Lại một cuộc cưỡng chế tàn bạo!”, qua đó tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nhấn mạnh rằng xưa nay, đã là nông dân là cần có ruộng đất vốn là sự sống còn của họ. Ông lưu ý rằng dân cày mất ruộng như cá không nước, nhưng bị tước đi ruộng đất thì họ sống bằng gì trong khi tiền đền bù, nếu có, cũng rẻ mạt thì họ và gia đình sống được thêm bao nhiêu ngày? Rồi ở tuổi 40, 50, 60, không chuyên môn, họ có được hãng xưởng nào thu nhận không ?

    Dồn dân vào bước đường cùng

    Trước tình cảnh ngày càng có đông đảo hộ nông dân bị tước đoạt ruộng đất – và chỉ trong vòng vài tháng nay đã di

    Trả lờiXóa