TRĂNG NGHẸN là bài thơ của Hoài Tường Phong vừa đoạt giải Nhất cuộc thi thơ đồng bằng sông Cửu Long do các Hội Văn học - Nghệ thuật trong khu vực nầy liên kết tổ chức, tỉnh Cần Thơ đăng cai. Nhưng một sự cố lạ lùng chưa từng có đã xảy ra: Nhà thơ Phạm Sĩ Sáu, trưởng Ban Giám khảo cho hay, một số cơ quan "có thẩm quyền" ở thành phố Cần Thơ (thực chất là không có thẩm quyền) đã yêu cầu Ban Giám khảo chọn lại bài khác để trao giải Nhất, vì bài nầy u ám quá. "Trăng thì phải sáng, thậm chí rất trong sáng chớ không thể nào nghẹn được". Ban Giám khảo đã quyết định không chấm lại, cuối cùng họ quay sang tác giả. Nhà thơ Hoài Tường Phong cho biết, mấy ngày nay chủ tịch Hội Văn nghệ Cần Thơ yêu cầu ông làm đơn từ chối giải thưởng với lý do "tôi không có gởi dự thi". Ông khẳng định rằng "tôi đã gởi dự thi", sau đó vị chủ tịch Hội Văn nghệ lại yêu cầu ông làm đơn xin từ chối giải thưởng với lý do "Thơ tôi có nhiều câu chữ không phù hợp với tiêu chí cuộc thi". Ông Phong nói "Đó là việc thẩm định của Ban Giám khảo". Xin miễn bình luận về sự kiện nầy.
TIN MỚI NHẬN:
Chiều ngày 3-03-8010, Ban thường vụ Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật thành phố Cần Thơ đã họp và chính thức quyết định loại bỏ giải Nhất của bài thơ Trăng Nghẹn của Hoài Tường Phong.
"Trăng thì phải sáng, thậm chí rất trong sáng chớ không thể nào nghẹn được".....hahaha...một số cơ quan có thẩm quyền, tuy có quyền nhưng không có chức năng thẩm định nghệ thuật nói sao nghe ....thấy nghẹn họng thiệt ! Hic! Chắc quý vị này chưa từng đọc bài thơ " Muà xuân nho nhỏ" cuả Thanh Hải ? (hoặc nhiều bài thơ khác nửa)..
* ( Rất xin lỗi tất cả các bạn , là tớ bị nghẹn họng bởi hơi bất chợt,không biết giải bày ý kiến thế nào, chứ tớ hoàn toàn không dám phê phán ai.Tớ biết là tớ yêu thích thơ chỉ bằng cảm tính thôi, nên chả dám múa rìu với ai cả...)
Ôi ! Thơ ơi thơ ! Trăng cũng nghẹn, mà trời ...cũng nghẹn. Cả đất nước này dài, rộng thế... Vắng những lời tử tế , vô tư....? ? ? Chef không phải nhà thơ mà khiến ...(ban) giám khảo phải CHÙN ... Thơ không phải cơm sườn, mà đọc lên thấy xót ! Chef sẽ đi về đâu ? Nếu không đưa thơ đến... Dù thơ đã làm ...ai ? điên đảo vì ....ĐAU !
hic! hic! ...
(mình bị nhảm nhí như con chí...hị hị ...chắc lây bịnh nhảm roài ....)
** Cụ Nguyễn Du từng xẻ trăng làm đôi ...Nhà thơ họ Hàn còn ...cắn cả trăng nửa !
- “ Hôm nay còn một nửa trăng thôi Một nửa trăng ai cắn mất rồi Ta nhớ mình xa thương đứt ruột Gió làm nên tội buổi chia phôi” ( Một miệng trăng)
“ Trời hỡi nhờ ai cho khỏi đói Gió trăng có sẵn làm sao ăn … Áo ta rách rưới trời không vá Mà bốn mùa trăng mặc áo trăng” ( Lang thang)
“ Cả miệng ta trăng là trăng … Bây giờ tôi dại, tôi điên Chấp tay tôi lạy cả miền không gian ( Một miệng trăng)
(Lúc thì cho trăng nằm sóng xoải trên cành liễu - đợi gió đông về để lã lơi, lúc thì hỏi có ai chở trăng về kịp tối nay, lúc thì hỏi làm sao để ...ăn được trăng, lúc thì đòi ...mặc áo trăng, đòi ...cắn trăng ..v.v..Vậy mà người đời vẫn ca tụng là trăng trong thơ của Hàn Mặc Tử thật có hồn. "Cái hay, cái đẹp" của trăng nó cứ hé mở dần từ ý thơ của tác giả khi viết về trăng - trăng cuả đất trời - hay TRĂNG CUẢ LÒNG NGƯỜI ???
Những mùa trăng rồi sẽ tiếp tục chu kỳ bất tận của mình....cứ đến rằm thì trăng tròn, hết tròn rồi lại khuyết, cứ khi tỏ lại khi mờ, cứ khi trong khi đục... Hàn Mặc Tử và VẦNG TRĂNG ÁM ẢNH ông - vẫn cùng thi sĩ nằm lại ở bên BẾN SÔNG TRĂNG...... Và người yêu thơ - người yêu trăng - vẫn cứ thoả thuê đi tìm những cái mới và rồi lại mới hơn, bởi sự lặp lại nhàm chán sẽ là đất chết cuả nghệ thuật .....
Và dự thi hay không dự thi thơ, thơ được giải hay không được giải, thơ hay hay thơ dở ...còn phải xem cái gọi là thơ đó rồi có còn .....sống mãi với thời gian ....(?)
Hè hè An Thuyên còn cắt nửa vầng trăng tôi làm con đò nhỏ Chặt đôi câu thơ, bẻ đôi câu thơ nữa kia. Copy bài thơ này rồi songthu à, lâu lâu mở ra đọc cho nó thấm!
SỰ NGỤY BIỆN CỦA ÔNG TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC CUỘC THI THƠ ĐBSCL LẦN THỨ 4 – 2009 SAU KHI HỦY GIẢI NHẤT Lê Xuân
TNc: Tôi đang lang thang trên Tuyên, nhận được bài viết của anh Lê Xuân, thư ký cuộc thi thơ ĐBSCL Để thông tin đa chiều TNc đưa bài lên để chúng ta nhìn vụ Trăng nghẹn toàn diện hơn
Cuộc thi Thơ ĐBSCL lần thứ 4- 2009 đã khép lại với chuyện đáng buồn là ông Phan Huy- Trưởng ban Tổ chức cuộc thi, hủy giải Nhất bài thơ “Trăng nghẹn” của tác giả Hoài Tường Phong. Dư luận đã ầm ĩ gần 2 tháng qua. Hàng trăm bài viết trên các báo, trang web và blog của tập thể và cá nhân, khen có, chê có, dung hòa có… Nhưng xét đến cùng, việc làm tốn giấy mực và thời gian, làm đau đầu một số nhà tổ chức, lãnh đạo ban ngành chức năng cũng chỉ tại cái sự thiếu bản lĩnh và tư duy văn nghệ quá xơ cứng của ông. Phan Huy vốn là nhà báo của báo Nhân dân đã nghỉ hưu, nên tư duy của ông là tư duy báo chí, luôn mang tính thời sự, thời vụ. Nay sang chỉ đạo Văn Nghệ ông vẫn áp dụng tư duy ấy để xem xét, đánh giá văn chương thì nhiều điều bất cập là khó tránh khỏi. Nhưng nếu ông chịu khó nghe ý kiến “quần chúng am hiểu văn chương” thì sự việc không đến nỗi… Song, ông lại tin theo những ý kiến “ngoại đạo” văn chương, phi văn chương, nên cố ngụy biện loanh quanh những việc ông làm để đánh lừa thiên hạ, nhưng sự thật đã bị phơi bày.
Thứ nhất là ông bảo bài thơ “Trăng nghẹn” đăng báo thì được còn dự thi thì sai với tiêu chí nên không thể trao giải Nhất.
Ông cho rằng tiêu chí cuộc thi là “Viết về đề tài đổi mới, phát triển và hội nhập của ĐBSCL”, và cho rằng “đó là cái nhìn 50 năm ĐBSCL không thay đổi, không phát triển”. Xin mời bạn đọc xem tiêu chí cuộc thi do ông đã ký, đăng trên Tạp chí văn nghệ Cần Thơ số Tháng 1+2- 2009 và đưa lên website vannghesongcuulong.org.vn ngày 24- 1- 2009, nêu rõ: “Viết về vùng đất và con người ĐBSCL, Cần Thơ hình thành và phát triển qua các thời kỳ mở đất phương Nam, chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cho đến công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, phát triển và hội nhập.”
Ở đây ông không phân biệt được hai phạm trù khác nhau: “… cho đến công cuộc đổi mới…” là chỉ về thời gian không gian mà đề tài hướng tới. Còn như ông nói “viết về đề tài đổi mới” là thuộc phạm trù nội dung rồi. Điều này trong tiêu chí cuộc thi đâu có băt buộc mà ông cứ gán ghép cho “Trăng nghẹn” phải như vậy? Sau nữa là những khái niệm sơ đẳng của Lý luận văn học về “đề tài”, “nội dung”, “tư tưởng” tác phẩm ông cũng chưa thông. “Đề tài” là phạm vi cuộc sống mà nhà văn miêu tả, phản ánh. “Nội dung” là những gì chứa đựng trong cách phản ánh ấy. Còn “Tư tưởng” thì toát ra từ giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm mà mỗi người đọc có cách cảm nhận được riêng cho mình…
TRĂNG NGHẸN ....
Trả lờiXóaMẹ sinh tôi vào một đêm rằm mưa gió ngày xưa,
Lúc chào đời đã lỡ hẹn cùng vầng trăng viên mãn.
Vùng tản cư hồi nầy ruộng hoang nhà trống,
Rước được bà mụ vườn, ngoại cực trần thân.
Tôi lớn trong quê mùa như cây tạp vườn hoang,
Bảy tuổi biết leo lưng trâu, không từng ngồi xe đạp.
Không biết lời bải buôi để mua lòng người khác,
Nên thua thiệt cả đời vì không thể dối lừa ai.
Ngơ ngác buổi ra thành, trước cuộc sống đua chen,
Mười năm sau chưa gội rửa cho mình thành dân chợ.
Lớp phèn hết bám chân, nhưng chất chân quê vẫn còn đó,
Tôi tranh thủ những tháng hè, thích về lại thăm quê.
Bè bạn theo đuôi trâu một thời, mơ ước nhìn tôi,
Tưởng tôi thoát kiếp ngài, nhởn nhơ hóa bướm.
Tôi nhìn vẻ hồn nhiên của đám bạn xưa thèm quá,
Cộng một chút phù hoa đâu thêm lớn tâm hồn.
Mỗi lần về quê bè bạn cũ lại vắng hơn,
Gái mười bảy đã lấy chồng, trai hai mươi đòi vợ.
Cô bạn xưa nách con ngang nhà mua chịu rượu,
Đôi mắt ướt một thời bẽn lẽn ngó bàn chân.
Xóm bên sông nhiều cô gái rời quê,
Về thăm nhà xênh xang lụa là hàng hiệu.
Vài căn nhà xây, đổi đời nhờ những đồng tiền báo hiếu,
Khởi sắc một vùng quê sao nghe có chút bùi ngùi.
Đồng bằng quê hương tôi nhiều cái nhất ngậm ngùi:
Sản lượng lúa nhiều, vùng cá ba sa lớn nhất,
Đầu tư văn hóa thấp và khó nghèo cũng nhất,
Và cũng dẫn đầu, những cô gái lấy chồng xa.
Chập tối buồn ra nhìn bến nước cô đơn,
Vầng trăng vừa lên đã bị mây mưa vần vũ.
Tôi chợt nhớ lần lỗi hẹn đầu đời, trăng cũ,
Vầng trăng nghẹn hoài, chưa tỏa sáng một vùng quê.
TRĂNG NGHẸN là bài thơ của Hoài Tường Phong vừa đoạt giải Nhất cuộc thi thơ đồng bằng sông Cửu Long do các Hội Văn học - Nghệ thuật trong khu vực nầy liên kết tổ chức, tỉnh Cần Thơ đăng cai. Nhưng một sự cố lạ lùng chưa từng có đã xảy ra: Nhà thơ Phạm Sĩ Sáu, trưởng Ban Giám khảo cho hay, một số cơ quan "có thẩm quyền" ở thành phố Cần Thơ (thực chất là không có thẩm quyền) đã yêu cầu Ban Giám khảo chọn lại bài khác để trao giải Nhất, vì bài nầy u ám quá. "Trăng thì phải sáng, thậm chí rất trong sáng chớ không thể nào nghẹn được". Ban Giám khảo đã quyết định không chấm lại, cuối cùng họ quay sang tác giả. Nhà thơ Hoài Tường Phong cho biết, mấy ngày nay chủ tịch Hội Văn nghệ Cần Thơ yêu cầu ông làm đơn từ chối giải thưởng với lý do "tôi không có gởi dự thi". Ông khẳng định rằng "tôi đã gởi dự thi", sau đó vị chủ tịch Hội Văn nghệ lại yêu cầu ông làm đơn xin từ chối giải thưởng với lý do "Thơ tôi có nhiều câu chữ không phù hợp với tiêu chí cuộc thi". Ông Phong nói "Đó là việc thẩm định của Ban Giám khảo".
Trả lờiXóaXin miễn bình luận về sự kiện nầy.
TIN MỚI NHẬN:
Chiều ngày 3-03-8010, Ban thường vụ Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật thành phố Cần Thơ đã họp và chính thức quyết định loại bỏ giải Nhất của bài thơ Trăng Nghẹn của Hoài Tường Phong.
"Trăng thì phải sáng, thậm chí rất trong sáng chớ không thể nào nghẹn được".....hahaha...một số cơ quan có thẩm quyền, tuy có quyền nhưng không có chức năng thẩm định nghệ thuật nói sao nghe ....thấy nghẹn họng thiệt ! Hic! Chắc quý vị này chưa từng đọc bài thơ " Muà xuân nho nhỏ" cuả Thanh Hải ? (hoặc nhiều bài thơ khác nửa)..
Trả lờiXóa* ( Rất xin lỗi tất cả các bạn , là tớ bị nghẹn họng bởi hơi bất chợt,không biết giải bày ý kiến thế nào, chứ tớ hoàn toàn không dám phê phán ai.Tớ biết là tớ yêu thích thơ chỉ bằng cảm tính thôi, nên chả dám múa rìu với ai cả...)
Bài thơ hay quá! ban đầu tưởng của songthu nữa chứ! Đã bớt buồn chưa bạn? Đợt này 8/3 có đi chơi với chị em trong cơ quan không?
Trả lờiXóaNghẹn... họng!
Trả lờiXóaChát ngắt!
Trả lờiXóaDạ, cảm ơn chị, thấy nói nhảm riết cũng ...đỡ đỡ, hi hi ...Về 8/3 thì em cũng chưa biết tính sao...
Trả lờiXóaKệ đi cho khuây khỏa đi. Nghĩ hoài một chuyện đầu muốn nổ. Songthu lò mò khuân về nhiều bài hay thiệt, giỏi lắm!
Trả lờiXóaÔi ! Thơ ơi thơ !
Trả lờiXóaTrăng cũng nghẹn, mà trời ...cũng nghẹn.
Cả đất nước này dài, rộng thế...
Vắng những lời tử tế , vô tư....? ? ?
Chef không phải nhà thơ mà khiến ...(ban) giám khảo phải CHÙN ...
Thơ không phải cơm sườn, mà đọc lên thấy xót !
Chef sẽ đi về đâu ? Nếu không đưa thơ đến...
Dù thơ đã làm ...ai ? điên đảo vì ....ĐAU !
hic! hic! ...
(mình bị nhảm nhí như con chí...hị hị ...chắc lây bịnh nhảm roài ....)
(Tớ copy trăng lẻ cuả bác Hữu Thỉnh)
** Cụ Nguyễn Du từng xẻ trăng làm đôi ...Nhà thơ họ Hàn còn ...cắn cả trăng nửa !
Trả lờiXóa- “ Hôm nay còn một nửa trăng thôi
Một nửa trăng ai cắn mất rồi
Ta nhớ mình xa thương đứt ruột
Gió làm nên tội buổi chia phôi” ( Một miệng trăng)
“ Trời hỡi nhờ ai cho khỏi đói
Gió trăng có sẵn làm sao ăn
… Áo ta rách rưới trời không vá
Mà bốn mùa trăng mặc áo trăng” ( Lang thang)
“ Cả miệng ta trăng là trăng
… Bây giờ tôi dại, tôi điên
Chấp tay tôi lạy cả miền không gian ( Một miệng trăng)
(Lúc thì cho trăng nằm sóng xoải trên cành liễu - đợi gió đông về để lã lơi, lúc thì hỏi có ai chở trăng về kịp tối nay, lúc thì hỏi làm sao để ...ăn được trăng, lúc thì đòi ...mặc áo trăng, đòi ...cắn trăng ..v.v..Vậy mà người đời vẫn ca tụng là trăng trong thơ của Hàn Mặc Tử thật có hồn. "Cái hay, cái đẹp" của trăng nó cứ hé mở dần từ ý thơ của tác giả khi viết về trăng - trăng cuả đất trời - hay TRĂNG CUẢ LÒNG NGƯỜI ???
Những mùa trăng rồi sẽ tiếp tục chu kỳ bất tận của mình....cứ đến rằm thì trăng tròn, hết tròn rồi lại khuyết, cứ khi tỏ lại khi mờ, cứ khi trong khi đục...
Hàn Mặc Tử và VẦNG TRĂNG ÁM ẢNH ông - vẫn cùng thi sĩ nằm lại ở bên BẾN SÔNG TRĂNG......
Và người yêu thơ - người yêu trăng - vẫn cứ thoả thuê đi tìm những cái mới và rồi lại mới hơn, bởi sự lặp lại nhàm chán sẽ là đất chết cuả nghệ thuật .....
Và dự thi hay không dự thi thơ, thơ được giải hay không được giải, thơ hay hay thơ dở ...còn phải xem cái gọi là thơ đó rồi có còn .....sống mãi với thời gian ....(?)
Hè hè An Thuyên còn cắt nửa vầng trăng tôi làm con đò nhỏ
Trả lờiXóaChặt đôi câu thơ, bẻ đôi câu thơ nữa kia. Copy bài thơ này rồi songthu à, lâu lâu mở ra đọc cho nó thấm!
http://trannhuong.com/news_detail/4504/
Trả lờiXóaSỰ NGỤY BIỆN CỦA ÔNG TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC CUỘC THI THƠ ĐBSCL LẦN THỨ 4 – 2009 SAU KHI HỦY GIẢI NHẤT
Lê Xuân
TNc: Tôi đang lang thang trên Tuyên, nhận được bài viết của anh Lê Xuân, thư ký cuộc thi thơ ĐBSCL Để thông tin đa chiều TNc đưa bài lên để chúng ta nhìn vụ Trăng nghẹn toàn diện hơn
Cuộc thi Thơ ĐBSCL lần thứ 4- 2009 đã khép lại với chuyện đáng buồn là ông Phan Huy- Trưởng ban Tổ chức cuộc thi, hủy giải Nhất bài thơ “Trăng nghẹn” của tác giả Hoài Tường Phong. Dư luận đã ầm ĩ gần 2 tháng qua. Hàng trăm bài viết trên các báo, trang web và blog của tập thể và cá nhân, khen có, chê có, dung hòa có… Nhưng xét đến cùng, việc làm tốn giấy mực và thời gian, làm đau đầu một số nhà tổ chức, lãnh đạo ban ngành chức năng cũng chỉ tại cái sự thiếu bản lĩnh và tư duy văn nghệ quá xơ cứng của ông.
Phan Huy vốn là nhà báo của báo Nhân dân đã nghỉ hưu, nên tư duy của ông là tư duy báo chí, luôn mang tính thời sự, thời vụ. Nay sang chỉ đạo Văn Nghệ ông vẫn áp dụng tư duy ấy để xem xét, đánh giá văn chương thì nhiều điều bất cập là khó tránh khỏi. Nhưng nếu ông chịu khó nghe ý kiến “quần chúng am hiểu văn chương” thì sự việc không đến nỗi… Song, ông lại tin theo những ý kiến “ngoại đạo” văn chương, phi văn chương, nên cố ngụy biện loanh quanh những việc ông làm để đánh lừa thiên hạ, nhưng sự thật đã bị phơi bày.
Thứ nhất là ông bảo bài thơ “Trăng nghẹn” đăng báo thì được còn dự thi thì sai với tiêu chí nên không thể trao giải Nhất.
Ông cho rằng tiêu chí cuộc thi là “Viết về đề tài đổi mới, phát triển và hội nhập của ĐBSCL”, và cho rằng “đó là cái nhìn 50 năm ĐBSCL không thay đổi, không phát triển”. Xin mời bạn đọc xem tiêu chí cuộc thi do ông đã ký, đăng trên Tạp chí văn nghệ Cần Thơ số Tháng 1+2- 2009 và đưa lên website vannghesongcuulong.org.vn ngày 24- 1- 2009, nêu rõ: “Viết về vùng đất và con người ĐBSCL, Cần Thơ hình thành và phát triển qua các thời kỳ mở đất phương Nam, chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cho đến công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, phát triển và hội nhập.”
Ở đây ông không phân biệt được hai phạm trù khác nhau: “… cho đến công cuộc đổi mới…” là chỉ về thời gian không gian mà đề tài hướng tới. Còn như ông nói “viết về đề tài đổi mới” là thuộc phạm trù nội dung rồi. Điều này trong tiêu chí cuộc thi đâu có băt buộc mà ông cứ gán ghép cho “Trăng nghẹn” phải như vậy? Sau nữa là những khái niệm sơ đẳng của Lý luận văn học về “đề tài”, “nội dung”, “tư tưởng” tác phẩm ông cũng chưa thông. “Đề tài” là phạm vi cuộc sống mà nhà văn miêu tả, phản ánh. “Nội dung” là những gì chứa đựng trong cách phản ánh ấy. Còn “Tư tưởng” thì toát ra từ giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm mà mỗi người đọc có cách cảm nhận được riêng cho mình…
Vậy thì bài thơ “Trăng nghẹn” viết đúng đề tài trên, nội dung miêu tả, phản ánh đúng hiện thực xã hội và tâm trạng nhà thơ. Còn cái gọi là “tính tư tưởng” mà nhiều người quen gán ghép cho bài thơ theo kiểu “dung tục hóa xã hội” thì nay đã rất lỗi thời. Tính nhân văn nổi lên khá rõ. Đó là nỗi đau về nhân tình thế thái của tác giả về số phận trớ trêu của minh trước cuộc đời.
Nếu bài thơ này xuất hiện thời “nhân văn giai phẩm” hay thời chống Pháp, cống Mỹ thì có thể tác giả bị “án văn chương”. Nhưng nay xã hội đã đổi mới trong cơ chế hội nhập, Đảng và Nhà nước rất tôn trọng tự do sáng tác cá nhân. Hệ thống lý luận văn học cũng như những vấn đề về “thi pháp” đã có nhiều đô