Người mẹ và 6 cái bánh cam
Nguyễn Ngọc
Duy Hân
Bánh cam người miền Bắc gọi là bánh rán, tròn như trái cam, trong có nhân đậu xanh, bên ngoài làm bằng bột nếp chiên vàng, tẩm qua vài hạt vừng rang là món quà vặt tuy rẻ tiền nhưng ngọt ngào ngon miệng. Bánh thường chỉ to bằng trái quít hay lớn hơn trái chanh, nhưng được gọi là bánh cam nghĩ cũng lạ. Nhưng điều mà tôi muốn nói với bạn hôm nay không phải là bánh cam làm như thế nào, ai đặt tên như vậy, mời bạn lắng lòng để cùng tôi chia sẻ nhé.
Đinh Nguyên Kha -
qua nét vẽ Họa sĩ Trần Thúc Lân
Nguyễn Phương Uyên
- qua nét vẽ Họa sĩ Trần Thúc Lân
Gần đây người trong và ngoài nước hết sức phẫn nộ, đồng loạt lên tiếng
qua việc nhà cầm quyền Cộng Sản bỏ tù thêm hai thanh niên trẻ Nguyễn Phương
Uyên và Đinh Nguyên Kha, chỉ vì lòng yêu nước của các cháu. Tuổi đôi mươi nhưng
cương trực đầy hào khí, các cháu là niềm hãnh diện cho mọi người. Tôi tin trong
tương lai tinh thần Phương Uyên và Nguyên Kha còn phát triển hơn nữa để góp phần
nói lên sự thật, giành lại công lý cho quê hương.
Cách đây không lâu, nhạc
sĩ Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình và nhiều người yêu nước khác cũng đã bị bắt bớ,
cầm tù nhiều năm. Các buổi biểu tình chống Tàu Cộng đã bị trù dập, công an đánh
đập dã man những người dám lên tiếng. Tôi biết được một người đầy nhiệt huyết bị
kết án 15 năm tù, anh không nổi tiếng và được truyền thông nhắc tới như các trường
hợp khác, chỉ
là một trong rất nhiều tù nhân âm thầm tại Việt Nam. Anh đã khẳng khái lên án
chế độ, mạnh mẽ chống đối bọn công an cướp đất hại dân, dâng đất của cha ông
cho Tàu.
Vào tù anh vẫn cương quyết
giữ vững lập trường yêu nước nên luôn bị đòn thù của đám quản giáo và bị cùm cả
hai chân, bị biệt giam đói khát rất khổ. Từ một thanh niên cao lớn khỏe mạnh,
nay anh chỉ còn da bọc xương. Mẹ anh rất nghèo, con đi tù không còn ai làm việc
cáng đáng gia đình nên cuộc sống lại càng khó khăn hơn.
Tình mẹ bao la, bà ráng lặn
lội đường xa xin vào tù thăm con, món quà bà mang theo chỉ có vỏn vẹn 6 chiếc
bánh cam. Bà biết con đói khát nhưng tiền đâu? Cái bánh nhỏ ngọt ngào như tình
mẹ, đơn sơ nghèo nàn như đất nước Việt Nam, tôi nghe chuyện mà lòng xót xa
thương cảm.
Ngày xưa anh tôi là sĩ
quan đi tù “cải tạo”, khi được thăm nuôi gia đình tôi dù nghèo vẫn lủ khủ nào
là thuốc men, nào là thịt kho mặn, thịt chà bông, đường sữa... để đi thăm. Mấy cái bánh
cam giúp được bao nhiêu trước cái đói khổ, đau đớn của 15 năm dài tù đày? Bà mẹ
chắc cũng đau lòng lắm vì khả năng không có trong khi con bị hành hạ.
Cầm túi quà thăm tù với mấy
cái bánh trong tay, có lẽ bà thấm thía hơn hết thế nào là nỗi uất hận của người
dân đen thấp cổ bé miệng trước sức đàn áp của bạo quyền. Dù biết rằng cuộc viếng
thăm của mình không đem lại được bao nhiêu trợ giúp về thể chất, nhưng tình
thương của người mẹ vẫn vượt lên trên tất cả. Bà kiên trì góp nhặt để đi “thăm
nuôi” con, dù ý nghĩa “thăm” nhiều hơn “nuôi”.
Bà vất vả lắm mới lo được
tiền xe, còn quà tiếp tế thì chỉ vậy, có chăng là chút an ủi về tinh thần để tiếp
sức cho đứa con khốn khổ. Nay bà đã xấp xỉ 70, lưng còng sức yếu, chẳng biết rồi
bà sẽ tiếp tục đi “thăm nuôi” được bao nhiêu lần nữa, hay sẽ kiệt quệ và gục
ngã trước khi được đón con về. Con về được thì mừng, nhưng thật ra cũng
chỉ là từ một nhà tù nhỏ ra tới nhà tù lớn hơn thôi!
Tôi cũng nhớ tới một
Trương Văn Sương đã chết gục dưới song sắt sau hơn 30 năm lao tù, đã và sẽ còn
bao nhiêu người nữa, công cuộc đấu tranh cho Dân chủ tại Việt Nam rồi sẽ ra
sao? Tôi là người may mắn vượt thoát và có được cuộc sống tự do nơi hải ngoại,
xót xa trước thân phận những người yêu nước, tôi phải làm gì để chia sẻ phần nào
nỗi thống khổ của những người này? Họ đã can đảm hy sinh bản thân mình để mong
một ngày mai tươi sáng hơn cho người dân Việt, với tôi, họ là những anh hùng.
Không hiểu sao cứ nghĩ tới
mẹ con anh thanh niên và mấy cái bánh là tôi không cầm được xúc động, đang làm
việc trong công ty tôi phải lén vào nhà vệ sinh khóc thút thít, trở ra mắt đỏ
hoe. Người bạn Canada kế bên nhìn tôi thắc mắc, tôi ấp úng giải thích mùa
này allergy, bị dị ứng dữ quá. Tôi không dám nói thật mình bị dị ứng với Cộng Sản,
với bất công, dị ứng trước những cảnh tù nhưng không có tội.
Trước đây tôi thấy mình
mang nợ những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã can đảm chiến đấu bảo vệ an ninh
cho mình, giờ đây tôi cũng thấy mình thiếu món nợ ân tình những nhà đối kháng
này. Họ đã dám lên tiếng vì công lý, vì người dân, là ngọn lửa dù leo lét trong
canh tù nhưng vẫn rọi sáng con tim để tinh thần đấu tranh được khơi động và tiếp
diễn.
Rồi còn biết bao cảnh đói
khổ trên quê hương tôi, những nàng Kiều thời đại phải làm cô dâu Đài Loan, Đại
Hàn với bao tủi nhục. Đài truyền hình Pháp đã làm phóng sự về tệ nạn này, chưng
ra quảng cáo của con buôn Tàu hứa sẽ tạo dễ dàng cho người nào mua phụ nữ Việt,
không hài lòng với cô này sẽ đổi cho cô mới, nếu bỏ trốn sẽ đền người khác
ngay, nhân phẩm của con người trước chế độ Cộng Sản là như vậy đó. Đàn ông thì
phải bán sức lao động, bị bóc lột khi chịu “xuất cảng” làm việc nơi xứ người.
Trẻ em không được đến trường, một số phải đi bán hàng rong, lang thang bán vé số
kiếm sống, có khi còn bị lừa bán làm nô lệ tình dục dù chỉ là một em bé gầy
còm.
Người già thay vì an nhàn
với con cháu vẫn phải mò cua bắt ốc hay buôn thúng bán bưng. Xã hội đảo điên,
tình người và lương tâm im tiếng. Trước đây nếu quá nghèo có người phải bán máu
nuôi con, bây giờ dân nghèo còn phải bán cả nội tạng - bán trái thận hay một phần
cơ thể để kiếm sống. Cướp bóc, tội ác khắp nơi, người ta sẵn sàng lừa dối miễn
sao có tiền, vô tâm vô cảm trước đau khổ của người khác, trước vận mệnh đất nước
- Chủ trương của cấp lãnh đạo Cộng Sản là vậy mà. Nhà nước thì tham nhũng hối lộ
giàu khủng khiếp, trong khi dân đen bị kềm kẹp, cướp đất, khổ sở không biết kêu
cùng ai. Công an còn có khi hống hách đánh chết người dân vì lý do hết sức nhỏ
nhoi vô lý.
Tại hải ngoại điều kiện tốt
hơn, tự do và nhân quyền được tôn trọng hơn, nhưng hành động thiết thực để ủng
hộ những nhà đối kháng tại Việt Nam, hỗ trợ việc phá vỡ xiềng xích Cộng Sản được
thể hiện như thế nào? Tôi biết rất nhiều người có lòng, thiết tha với quê
hương, nhưng ngược lại cũng không thiếu những người hờ hững, thậm chí phá hoại
tinh thần đoàn kết đấu tranh của người khác. Nhiều khi tôi nản lòng muốn buông
xuôi, mệt quá, xuống tinh thần quá! Tôi thật sự không ngại cực khổ, nếu phải thức
khuya làm thêm chút việc thiện nguyện cho Cộng Đồng, góp chút công của, lên tiếng
dùm người bị đàn áp tôi sẵn lòng, nhưng trong khi làm việc thì gặp nhiều khó
khăn, vừa anh em cùng nhóm bất đồng trong phương cách làm việc, vừa đụng chạm với
suy nghĩ hành động của người ngoài cuộc. Có lẽ họ không có cơ hội tìm hiểu nên
không biết, hơn nữa ai cũng đã quá bận rộn trước cuộc sống, còn tinh thần đâu để
lo thêm việc “vác ngà voi”.
Chính tôi cũng rất ngại
ngùng khi phải kêu gọi người khác đóng góp cho việc chung, nhiều trách nhiệm
quá ai chẳng mỏi mệt tránh né! Nhiều đêm trăn trở khó ngủ tôi thấy mình rất cô
đơn, phân vân muốn trốn tránh để được yên thân. Thế nhưng hôm nay nghĩ tới mấy
cái bánh cam, nghĩ tới bao nhiêu người yêu nước đang trong tù, tôi thấy mình chẳng
là cái gì và những va chạm gặp phải không thấm thía gì với hy sinh của họ. Tôi
không được quyền nản lòng trước thử thách. Có lẽ những nhà đối kháng này cũng
đã từng thấm thía cái cô đơn, tuyệt vọng vì không biết hy sinh của mình có ý
nghĩa gì, đem lại được kết quả ra sao. Thân nhân của họ cũng bị liên lụy cả về
vật chất lẫn tinh thần. Họ cũng bị người chung quanh dè bỉu, chê cười - Ai biểu
bày đặt chính trị chính em làm gì cho khổ!
Tôi cũng nhớ chuyện của
Paulus Lê Sơn. Anh là một thanh niên Công Giáo trẻ ở Vinh, cũng vì yêu nước mà
bị cầm tù, vợ con cô đơn cực nhục. Mẹ của Lê Sơn thương con, không muốn con bị
tù nhưng cũng rất can đảm không chấp nhận Sơn nhận tội để mong được “khoan hồng”,
bà đã an ủi khuyến khích Lê Sơn rất nhiều, rồi bà qua đời rất sớm trong héo hắt
xót xa. Ngày tang lễ, dù gia đình đã làm nhiều đơn xin, nhưng bọn cầm quyền cũng
không cho Sơn về thọ tang mẹ. Trong tù, chắc Sơn cảm thấy cô đơn đau khổ biết
bao nhiêu.
Tôi cũng nhớ chuyện hai mẹ
con cùng đường phải cởi quần áo ra như vũ khí cuối cùng để chống đối bọn công
an tới cướp đất, nhưng nào có được tha. Ôi quê hương Việt Nam, ôi những đắng
cay của cuộc đời...
Nếu giỏi nhạc, tôi sẽ viết
một ca khúc về người mẹ và mấy cái bánh cam, đem 7 nốt nhạc ra chia cho 6 cái
bánh, cộng thêm một nốt tròn như viên nước mắt để khóc cho thân phận người mẹ
Việt Nam.
Nếu giỏi làm thơ, tôi sẽ
dùng một bài lục bát hay ngũ ngôn để ca ngợi tinh thần dũng cảm của người yêu
nước bị tù đày.
Nếu giỏi văn, tôi sẽ viết
một bài hịch kêu gọi mọi người tỉnh thức để nhận được bộ mặt thật của cộng sản,
cùng nắm tay đòi quyền sống.
Nếu có tài ăn nói, tôi sẽ
đọc một bài diễn văn hùng hồn để khuyến khích tinh thần mọi người, cổ động cho
ngày quê hương vinh sáng. Nếu có nhiều tiền, tôi sẽ đóng góp để giúp các thân
nhân người tù để ít nhất họ đủ sống mà chờ đợi người thân trở về, hoặc yểm trợ
phương tiện cho các nhóm đang ráo riết tranh đấu cho Dân chủ tại Việt Nam. Tiếc
thay tôi quá nhỏ nhoi yếu đuối nên chẳng làm được gì – có chăng là một chút
lòng thành.
Chân thành ước mong đồng
bào Việt Nam trong và ngoài nước cùng đoàn kết góp phần vào việc tranh đấu cho
quê hương, để người dân Việt được thở chút không khí của độc lập tự do thật sự,
và nguy cơ đất nước bị Tàu xâm chiếm không còn nữa. Ước gì mọi người cùng thông
cảm bỏ qua các khác biệt để cùng nhau dốc lòng góp sức cho mục tiêu tối thượng,
là TỰ DO DÂN CHỦ cho quê hương Việt Nam, và TOÀN VẸN LÃNH THỔ đối với ngoại
bang.
Khi ấy dân ta sẽ cùng xây
dựng cuộc sống mới tốt đẹp, nhất là trau dồi giá trị tinh thần. Khi ấy trẻ em
có thể hát bài đồng dao thanh bình tới trường, người già có thể ăn một cái bánh
cam với mùi vị ngọt ngào của tình người, với cái dẻo của bột nếp làm từ lúa gạo
thơm hương đồng nội. Khi ấy tôi sẽ bùi ngùi kể lại cho con cháu nghe về sự tích
của người mẹ và 6 cái bánh cam đau khổ hôm nay...
Nguyễn Ngọc Duy Hân
http://duyhantrinhtayninh.blogspot.ca/
Lê Diễn Đức – Những người luyến tiếc Chế độ VNCH vì họ có cái đầu tỉnh táo./.
Trả lờiXóaTôi không hứng thú lắm khi viết về ngày 30/4 vì đã nhiều năm nay, năm nào cũng viết, nhưng những bài viết thường chỉ mang đến cho tôi những nỗi buồn hơn là những ký ức khó quên.
Cái buổi hôm ấy, lúc mọi người trong nhà tù Hoả Lò khấp khởi vui mừng “chiến thắng” khi được giám thị thông báo, thì tôi đau xót, im lặng và hụt hẫng. Tôi vẫn hy vọng sau khi ra tù, sẽ tìm cách trốn vào Nam để sống. Với cái lý lịch ở tù, sự tồn tại vươn lên của tôi trong chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) chắc chắn sẽ vô cùng nan giải.
Tôi đã từng kín đáo hỏi thăm, tìm hiểu cách “chạy” vào Nam từ một người bạn tù. Khó khăn nhất là đoạn từ sông Bến Hải vào đến sông Hàn, Đà nẵng. Còn qua được sông Hàn thì mọi việc êm xuôi. Lúc này tôi vẫn hy vọng bộ đội miền Bắc không tiến được vào sâu hơn nữa. Tôi không nghĩ đến một cái “chiến thắng” nhanh chóng như vậy!
Thật chua xót. Tôi từng là anh chàng học sinh, biết được đi nước ngoài du học nhưng vẫn rủ đám bạn bè trong lớp lấy máu viết thư xin đi bộ đội. Ra chiến trường, dù có chết, với chúng tôi thật vô cùng ý nghĩa. Tôi đã tận mắt trông thấy và tham gia cứu thương trong những trận dội bom của máy bay Mỹ xuống làng mạc miền Bắc làm chết nhiều người. Chỉ với lòng căm thù đế quốc Mỹ. Sôi sục ý chí trả nợ nước thù nhà.
Trả lờiXóaNhưng rồi dần dà tôi đã hiểu. Đây là chiến tranh. Một cuộc chiến tranh khốc liệt, tắm máu, huynh đệ tương tàn, cho việc nhuộm đỏ toàn đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), một cuộc chiến ý thức hệ, rõ ràng và nhất quán. Mỹ và miền Nam đã phải nỗ lực ngăn chặn và bảo vệ tự do.
Năm 1954, Việt Nam chia hai. Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) là một quốc gia độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, là quan sát viên tại Liên Hiệp Quốc. Miền Nam sẽ thanh bình, phát triển và đi lên nếu như miền Bắc không gây chiến và phá rối. Người ta có thể thống nhất đất nước bằng nhiều cách, không cần đổ máu, không cần đến “bạo lực cách mạng”, mà nước Đức là một ví dụ.
Nhưng để đánh chiếm miền Nam, miền Bắc có thể “đốt cả dãy Trường Sơn”, dồn cả dân tộc vào máu lửa, quyết tâm trở thành “tiền đồn” của cả phe XHCN.
Hồ Chí Minh từng nói: “Từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập, nhân dân Việt Nam luôn hướng về Liên Xô, đất nước của Lênin vĩ đại, và coi Liên Xô là Tổ quốc Cách Mạng, Tổ quốc thứ hai của mình”- (1959, HCM toàn tập, tập 11, trang 166).
Còn Lê Duẩn, trả lời phỏng vấn BBC Việt Ngữ, Nguyễn Mạnh Cầm, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam đã nói: ”Chính sách này dựa trên nền tảng “một lý do quan trọng mà cố Tổng bí thư Lê Duẩn có lần đã giải thích một cách đơn giản: Ta đánh là đánh cả cho Trung Quốc, cho Liên Xô!”.
Vâng, hầu như tất cả mọi phương tiện cho cuộc chiến, sản xuất, cũng như mọi nhu yếu phẩm cho đời sống, từ hạt gạo đến cây kim, sợi chỉ, đều do Liên Xô, Trung Quốc và các nước khác trong hệ thống cộng sản đổ tiền vào cung cấp. Nhưng vì “tất cả cho chiến trường”, dân miền Bắc đã phải cam chịu cuộc sống đói nghèo, thiếu thốn, dồn hết tinh thần và vật chất cho công cuộc “giải phóng miền Nam”.
Và miền Bắc đã “giải phóng” miền Nam. Ngày 30/4/1975.
Trong bài “Phản nhân văn”, nói về cuốn sách “Bên Thắng Cuộc” của nhà báo Huy Đức, tờ Công an Nhân dân (CAND) viết:
Trả lờiXóa“Đáng kinh ngạc nhất là Huy Đức “nhai lại” ý kiến sai trái, xạo xược của Dương Thu Hương. Trước khi sang châu Âu sống lưu vong, bà ta phun ra hàng loạt phát ngôn điên loạn, trong mớ hổ lốn, hồ đồ đó, có đoạn nói rằng, ngày mới đặt chân đến Sài Gòn, bà ta đã choáng ngợp trước cuộc sống tiện nghi ở miền Nam, khác rất xa với cuộc sống khó khăn ở miền Bắc: “Tôi đã ngồi phệt xuống vỉa hè Sài Gòn khóc, tôi biết miền Nam đã giải phóng miền Bắc chứ không phải ngược lại…”.
Giờ đây, Huy Đức lại bắt câu đó với hàm ý khen miền Nam nhiều hàng hóa và đời sống sung túc hơn miền Bắc, tự do dân chủ hơn miền Bắc nên đã “giải phóng” ngược lại miền Bắc! Về đoạn này, trên mạng có bài viết ký tên “nhà văn Đông La” phân tích: “Cái nền văn minh mà Huy Đức thấy qua “mấy chiếc xe đạp bóng lộn”, “cặp nhẫn vàng chóe”, “những chiếc máy Akai, radio cassette” rồi “rạp chiếu bóng, nhạc viện và sân khấu ca nhạc”… đều có từ “925 tỷ USD” mà Mỹ đã chi cho cuộc chiến ở Việt Nam kèm theo 58.000 nhân mạng nữa để rồi mất trắng trở về…”.
Không chỉ nhà văn Dương Thu Hương khóc mà sau ngày “giải phóng”, nhiều người khác đã vỡ mộng! Phải có tấm lòng thật nhân văn mới hiểu rằng, tiếng khóc của Dương Thu Hương là thành thật và là sự cảnh báo. Những thứ mà họ “giải phóng” và huỷ hoại thì chính họ chứ không ai khác lại đã quay lại một thập niên sau đó.
925 tỷ USD đã Mỹ chi cho cuộc chiến ở Việt Nam. Vâng, nhưng thử hỏi bao nhiêu tỷ USD mà Liên Xô, Trung Quốc và phe XHCN đã rót cho miền Bắc kèm theo hàng triệu nhân mạng cũng ra đi không trở về?
Người miền Nam không chỉ có “những chiếc xe đạp bóng lộn”, “cặp nhẫn vàng choé”… Việt Nam Cộng hoà (VNCH), trong 20 năm, tuy chưa có một nền dân chủ hoàn toàn, phải đối mặt với tình trạng chiến tranh, nhưng đã có một nền kinh tế đa dạng, một xã hội văn minh, một nền giáo dục kỷ cương đáng tự hào, một tập quán sinh hoạt công cộng lịch lãm và tiến bộ. Những người gắn bó với VNCH có lý do chính đáng để tiếc nuối. Những thứ này sau 1975 đã dần dần bị băng hoại.
Trả lờiXóaCòn “mấy chiếc xe đạp bóng lộn”, “cặp nhẫn vàng chóe”, “những chiếc máy Akai, radio cassette”, tất tật mọi thứ của miền Nam sau ngày 30/04/1975, muốn hay không muốn, chúng vẫn trùng trùng nối nhau ra Bắc. Tôi vẫn nhớ cuối năm 1975, hình ảnh ở khu tập thể quân đội số 3B đường Ông Ích Khiêm, Hà Nội. Cứ tối đến, hàng xóm quây quần, xúm xít ngồi xem phim qua chiếc Motorola của gia đình mang từ trong Nam ra. Máy truyền hình ở miền Bắc lúc đó là cả một tài sản lớn.
Bài báo CAND viết tiếp:
“Cũng cần phải nhắc lại rằng: từ số tiền khổng lồ đó, Mỹ đã đổi ra 7,5 triệu lít chất độc da cam/dioxin; 7,85 triệu tấn bom đạn để rải xuống Việt Nam, giết chết khoảng 4 triệu người, gây thương tật cho hàng triệu người khác, nhất là những đứa trẻ nạn nhân của chất độc da cam/dioxin; tàn phá hàng ngàn thành phố, thị xã, làng mạc, trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo…
Thế nhưng Huy Đức, Dương Thu Hương và một vài “nhà dân chủ” mới được “bơm”, cố tình không hiểu điều đó, họ tôn thờ tiện nghi vật chất hơn phẩm giá và lòng tự trọng của một dân tộc, sùng bái “bơ”, “sữa”… hơn xương máu của những người con dân đất Việt đã ngã xuống để có độc lập, tự do hôm nay!”.
Tôi không nghĩ rằng, “số tiền khổng lồ đó, Mỹ đổi ra 7,85 triệu tấn bom đạn, để giết chết khoảng 4 triệu người và thương tật cho hàng triệu người khác”. Cái chết của khoảng 4 triệu người và thương tật của hàng triệu người khác có sự can dự của cả hàng triệu tấn đạn dược của Liên Xô, Trung Quốc. Cuộc tổng tấn công của Việt Cộng trong Tết Mậu Thân 1968, những cuộc pháo kích, đánh mìn, nổ bom vào các chợ, trường học, rạp hát… Cuối cùng, đây là con số của cả cuộc chiến. Chiến tranh, bên nào cũng đều phải sử dụng đến súng đạn.
Còn ”7,5 triệu lít chất độc da cam/dioxin” diệt cỏ, phát quang của Mỹ không nhắm vào dân thường mà nhắm vào nơi ẩn trú của Việt Cộng. Có thể nó để lại di hại cho môi trường nhưng không quá bị thổi phồng như bộ máy tuyên truyền của cộng sản. Tôi đã vào sống trong Nam và đi nhiều nơi, ở đâu cũng thấy màu xanh cây lá. Những đám rừng bị chất độc da cam xa lắc lơ đâu đó tôi không có cơ hội nhìn thấy. Còn nạn phá rừng giờ đây khủng khiếp hơn nhiều. Bọn cơ hội bắt tay với các quan chức cộng sản phá rừng, lấy gỗ làm giàu, mà Trầm Bê hay Cường Đô La là những ví dụ. Thực phẩm độc hại mà dân Việt dùng hôm nay, chủ yếu từ Trung Quốc, công khai huỷ diệt nòi giống Việt, làm cho bệnh ung thư của Việt Nam ở vị trí cao nhất thế giới và mỗi năm chết khoảng 75 ngàn người, man rợ và bi thảm hơn nhiều. Người ta cứ thích nhớ mãi cái đã qua đi gần 40 năm mà cho phép mình “quên” hiện tại trước mặt!
Trả lờiXóaSùng bái “bơ”, “sữa” không ai hơn những quan chức cộng sản, những “đại gia” đỏ phè phỡn với ô tô siêu sang trọng, nhà lầu, người hầu kẻ hạ, con cái đi du học nước ngoài. XHCN không thấy đâu, nhưng tư bản chủ nghĩa ngấm sâu vào từng sinh hoạt nhỏ nhất của giới chức có quyền, của những ông “vua tập thể” trong triều đại phong kiến-cộng sản quái thai này.
Tôi quen thân với ông Nguyễn Lương Thuật, một cựu sĩ quan hải quân VNCH, cư ngụ ở Seattle, tiểu bang Washington. Chiều 29/4/1975 ông chỉ huy một chiến hạm và đã tiếp nhận hàng trăm người leo lên tàu di tản khỏi Sài Gòn., Ông đã đứng ngẩn ngơ nhìn con tàu xa dần bến bờ quê hương và thầm nghĩ, thôi, dù sao cũng đã chấm dứt một cuộc chiến, những người cộng sản đã thắng, đất nước thống nhất, mong rằng họ sẽ đưa đất nước phát triển, bình yên và dân chúng được hạnh phúc. Ông đã chết năm 2007 vì ung thư và mang theo giấc mơ vô cùng vị tha của mình xuống mồ.
Máu xương của những người con đất Việt đã ngã xuống, nước nhà thống nhất, độc lập, nhưng hoàn toàn không có tự do. Người Việt phải bỏ nước ra đi, tha phương cầu thực, sự chia rẽ vẫn nhức nhối. Đất nước nằm trong tay một tập đoàn bao gồm các băng nhóm trục lợi. Quyền tự do của công dân bị bóp nghẹt và đàn áp. Không có bầu cử tự do, không có báo chí tự do, cả một hệ thống chính trị là một nhà tù vĩ đại giam cầm, khống chế dân tộc.
Những người đã từng dấn thân, bị tù đày cho chính thể hôm nay đã phải thất vọng. Có lẽ câu nói của ông Huỳnh Nhật Tấn, cựu Phó giám đốc Trường Đảng tỉnh Lâm Đồng, mang tính đại diện nhất: “Tôi có lỗi với dân tộc. Chính cái hăng hái, nhiệt huyết của tôi đã góp phần dựng nên chế độ độc tài hiện nay, đã vô tình đem lại sự đau khổ hiện nay“.
Trả lờiXóaCầm quyền 38 năm, và còn tiếp tục 39, rồi 40 năm và có thể sẽ lâu hơn, ĐCSVN đã chứng tỏ là một tập đoàn phản động, phản bội, chạy theo đồng tiền bất chấp lợi ích và chủ quyền lãnh thổ của đất nước. Nhân dân, những người đã bỏ xương máu để có nhà nước hôm nay, trở thành kẻ nô lệ, bị lừa gạt và sống trong sợ hãi của sự đàn áp, bị u mê bởi những trò mị dân “mua thần bán thánh”, hoặc bị lên đồng điên khùng bằng những chất kích hoạt khác. Đất nước là tổng thể của một bức tranh ô hợp, lạc loạn, kẻ có địa vị giàu có cứ tiếp tục giàu có thêm, kẻ bần cùng vật lộn với miếng ăn hàng ngày, phó mặc sự đời, kỷ cương phép nước và các giá trị đạo đức của xã hội đảo lộn.
38 năm “giải phóng” thực sự trở thành 38 năm kinh hoàng của thời kỳ phong kiến-tư bản man sơ, hoang dã với mỹ từ “kinh tế thị trường định hướng XHCN”. Vâng, chỉ mới “định hướng” thôi, còn tiến về đâu không biết. 38 năm đi hoài, đi loanh quanh, đi mãi về một nơi mà chẳng bao giờ biết nó là cái gì cả, có tồn tại hay không.
© 2013 Lê Diễn Đức – RFA Blog