Nếu đã hiểu rõ anh
Thì rãnh hơi đâu tức tối
Khinh ghét và tẩy chay
Nghĩa là ... xin chạy dài!
Thì rãnh hơi đâu tức tối
Khinh ghét và tẩy chay
Nghĩa là ... xin chạy dài!
Anh đang lừa dối dân
Đời ngu sao không biết ?
Những lời nói xảo ngôn
Với dân, kinh tởm quá!
Chớ nên xạo nữa chi
Hài thôi, cười đâu nổi ?
Nói láo và láo to
Sẳn tên anh : VẸM mà !
Khi dân buộc phải nghe
Là nghe cho qua trong chốc lát
Chỉ nói láo và láo to
Nhớ chi ? thêm stress !
Chớ ba xạo nửa chi
Đùa dai sao quá đáng ?
Căm ghét và khinh khi
Phẫn nộ đang dập dồn
Tội nghiệp ai ?
Ai mới cần tội nghiệp ?
Hoang tưởng và ngu si
Ngỡ mình ngon lành hoài...
Bỉ ổi quá!
Xây những lâu đài ác ma
Toàn máu xương và xác dân
Đời phủ muôn nghìn tối tăm, mịt mù
Điều cần nhớ :
Xin chớ nên lừa dối ai
Còn nói những chuyện dối gian
Thì cũng như ... tự sát * thôi !
Nếu đã hiểu rõ anh
Thì rãnh hơi đâu tức tối
Tin hả ? Làm sao tin ?
Nghĩa là ... nghe bịp hoài!
Anh đang lừa dối dân
Đời ai ai dư biết
Những lời nói vì dân
Với dân, kinh tởm quá!
Chớ hứa hẹn nữa chi
Xin lỗi, tin hổng nổi !
Chỉ láo và láo to
Chết tên anh : VẸM mà !
Chỉ láo và láo to
Chết tên anh : VẸM mà !
* Câu chuyện " Thằng bé chăn cừu "
BVB
Trả lờiXóaĐỪNG NHƯ NHỮNG CON VẸT
http://bongbvt.blogspot.com/2013/01/ung-nhu-nhung-con-vet.html
* Bùi Văn Bồng
Trong chuyện kể ở nước Nga, có câu chuyện “Con vẹt quý”. Một nhà kia nuôi con vẹt, chỉ dạy cho nó nói rất thạo hai từ конечно, tạm dịch ra La tinh ngữ: “ka'nhets'ner” (nghĩa Việt là tất nhiên). Con vẹt suốt ngày chỉ nói được hai từ “tất nhiên” (конечно), khá rõ ràng, nghe rất hóm hỉnh và có khí chất như là cũng thông minh.
Thấy khách đến nhà, nó vội hót lên: “Tất nhiên”. Khách chửi nó là đồ ngu, nó cũng gật cái đầu có lông ngũ sắc rất sặc sỡ: “Tất nhiên”. Khách bảo: “Vặt lông mày bây giờ”, nó cũng: “Tất nhiên”. Ông chủ có lúc bí tiền, đem con vẹt ra chợ bán. Có một ông khách sộp đến mua. Chủ hàng giới thiệu: “Ông mua đi, hơi đắt một chút, nhưng con vẹt của tôi khôn lắm, hỏi cái gì nó cũng biết”. Khách hàng nhìn như xoáy vào con vẹt, hỏi: “Đúng không mày, cái gì mày cũng biết hả?”. Con vẹt phát âm: “Tất nhiên”. Ông khách mừng quá, đồng ý mua với giá cao. Ông chủ khoái chí nhét tiền vào túi.
Đó là câu chuyện ngụ ngôn con vẹt ở nước Nga xa xôi. Chuyện ở xứ Việt ta, lại thế này: Ông Bảy Nhị giật mình vì hiện tượng con vẹt. Tôi được nghe câu chuyện do Ts. Tô Văn Trường kể lại: Ông Bảy Nhị, nguyên Chủ tịch kỳ cựu của UBND tỉnh An Giang kể lại rằng, một đoàn cán bộ Trung ương về An Giang, rất sâu sát cơ sở, làm việc có trách nhiệm và hăng hái. Sau khi làm việc ở tỉnh, về huyện, rồi về xã, lại gặp cả đảng viên thường ở xóm, ấp. Hỏi về chuyện gì, thấy các cán bộ, đảng viên từ tỉnh xuống tận cơ sở đều nói rất giống nhau. Không thấy ai nói khác.
Trước khi rời An Giang, ông trưởng đoàn cán bộ Trung ương khen: “Công nhận ở Đảng bộ An Giang có tính thống nhất rất cao, hỏi từ trên xuống dưới, thấy vấn đề gì cũng thấu đáo, thống nhất từ dưới lên trên”. Lúc đó, ông Bảy Nhị cũng mừng thầm. Nhưng đoàn đi rồi, nghĩ lại lời khen đó, ông Bảy Nhị mới chợt giật mình: “Thôi chết, không khéo mình đang chỉ đạo, điều hành cả một “lũ vẹt”. Cán bộ, đảng viên đã rất “ngoan Đảng” nói không sai với những phổ biến của trên. Trên đã nói sao, đi học tập, bối dưỡng, tập huấn về, cứ y nguyên thế mà phát ra, không ai dám nói khác. Dù họ có nghĩ thật đến mấy, thực tế có khác đến mấy, nhưng khi phát ngôn, họ đều nhất nhất nói đúng với ý chỉ đạo của cấp trên, đặc biệt là với các đoàn kiểm tra xuống, với nhà báo, phải phát ngôn đúng như hướng dẫn. Thế thì nguy, ai mà nắm được thực trạng, thực tế, nắm đúng bản chất thực tế, thực trạng để giải quyết”. Khi đó, với cương vị đang là Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh, ông Bảy Nhị đã biết giật mình đúng cái việc, cái chuyện phải giật mình, Vậy cũng mừng.
Mừng bởi vì có những người lãnh đạo như anh Bảy Nhị, rất cần và tôn trọng sự chân thực, cần cái vốn có trong tâm tư, nguyện vọng, suy nghĩ của mỗi người. Cuộc sống trong mỗi chúng ta, làm gì có ai giống ai. Từ nhìn nhận, xem xét, đánh gia một vần đề gì đó, bên cạnh sự thống nhất chung, nhận diện chung, còn có cái riêng, mỗi người có cách ghi nhận tầm mức, đặc tả, phân tích vấn đề khác nhau. Vậy mới là xã hội. Ngay trong gia đình cũng vậy, ruột thịt đấy, nhưng đâu phải ai cũng như ai, kể cả anh chị em sinh đôi. Và ngay trong mỗi con người cũng vậy, luôn luôn có diễn biến tự mâu thuẫn thực thể. Tức là mọi sự, kể cả nhận thức, đâu phải lúc nào cũng y hệt nhau. Đó là quy luật của phép biện chứng, đứng im chỉ là tạm thời, vận động là liên tục. Tư tưởng con người là đồ thị biến thiên không ngừng, luôn luôn mở theo hình xoáy trôn ốc. Tư duy con người là hình nón, đâu phải hình que? Cái duy lý, duy ý chí, rập khuôn, khô cứng cũng là do nếp quen không mang tính cách mạng, là trên nói sao, dưới phải nghe vậy, rồi nói cho dưới nữa cùng phải như vậy. Thế nên, đi đâu, đến đâu, gặp ai, tình huống, bối cảnh nào cũng nói một kiểu không đổi, thì là con vẹt chứ còn gì (?!). Tuy là xã hội đã tiến tới thời đại văn minh, hiện đại, nhưng cái lối ngu trung từ thời phong kiến xa xưa cũng từ đó xuất hiện trở lại và tồn tại. Thật là tai hại, kìm hãm sự phát triển tự nhiên, hạn chế năng động, khó đổi mới.
Tháng trước, ngồi uống cà phê với một vị đương chức là Phó Ban tuyên giáo thành ủy. Tôi hỏi: “Cái vấn đề (này, kia) hôm trước ngồi mấy anh em thân thiết, ông nói khác, tại sao trong hội nghị không thấy ông nói ra được những cái hay như thế?”. Nhà Tuyên giáo nói: “Anh ơi, đó là chuyện nói ở bàn trà, nó thật lòng như thế, nhưng nói ở Hội nghị, với bàn dân thiên hạ phải nói theo chỉ đạo của trên. Nếu như nói trật, có mà gay”.
Trả lờiXóaTôi hỏi: “Gay, là sao?” Vị cán bộ nọ nhìn quanh quất trước, sau, rồi mới nói: “Nói phải đúng như chỉ đạo, nói sai bị phê bình đấy, mà còn dọa cách chức hoặc điều chuyển việc khác”…
Lần này, lại đến tôi giật minh. Ô, hóa ra Đảng ta vẫn đặt ra đường hướng là làm cách mạng phải sâu sát thực tế, đi sát cơ sở, nắm bắt kịp thời mọi diễn biến và những phát sinh mới từ trong thực tiến. Qua đó cần biết tự chủ phát huy nội lực, tự thân vận động, nỗ lực chủ quan của mỗi người là rất cần thiết, khuyến khích và đề cao sáng tạo ở mỗi con người, mỗi cơ sở. Nghị quyết, chủ trương là vạch đường, chỉ lối, còn đi thế nào, làm cách nào cho có hiệu quả, đạt chất lượng cao thì mọi người (mỗi thực thể cá nhân, mỗi ngành, địa phương, cơ sở) phải biết phát huy sảng kiến, mạnh dạn sáng tạo, lấy hiệu quả, chất lượng cuối cùng làm trọng. Đó cũng là Nghị quyết, là đường lối của Đảng, chứ có khác gì đâu?
Tại sao tư duy và phát ngôn của cán bộ, đảng viên ta lại bị rơi vào sự “khung kín”, bị rập khuôn, máy móc như thế? Đi họp, dự các hội nghị lại ít tập trung theo dõi, không vận hóa tư duy, lười suy nghĩ đóng góp ý kiến (nhiều vị thậm chí cũng không bết nên góp ý kiến thế nào). Họ cứ ngồi, hỏi thì nói mỗi hai từ quen thuộc: “Nhất trí”, cần thì giơ tay biểu quyết, cho xong việc. Họp xong, về không lắng đọng được bao nhiêu, không cần suy nghĩ nhiều, lo việc khác cần hơn, mọi việc đã có bộ máy cơ quan, có các trợ lý, có văn phòng. Nếu có cán bộ nào hỏi: “Làm như thế liệu có được không anh?” - “Tât nhiên, cứ thế mà làm”. Đi họp như thế quả là việc nhẹ nhàng. Xem ra, con vẹt, dạy sao, chỉ biết phát ngôn như vậy, khó mà hơn được. Chẳng lẽ miệng con người mà lại không hơn được mỏ vẹt?
Có ông cán bộ cấp Trung ương, trong các cuộc đi thăm, đi dự hội nghị, dự các lễ lạt ở các tỉnh, thành, đến các Bộ, ngành, ở đâu cũng phát biểu rất chuẩn, không cần chính: “Chúng ta phải luôn nhớ lời Bác dạy: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Đúng như vậy, nhưng có gì mới đâu. Các cháu học sinh tiểu học đã thuộc lòng câu nói quý báu đó, cũng như chân lý rồi. Mọi người dân ai cũng thuộc nhằm lòng. Thế mà từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau, ở đâu ông ta cũng nói vậy. Suốt nhiện kỳ vị quan khách ấy giữ chức, đài truyền hình cũng tường thuật y nguyên vậy hàng trăm lần, bạn xem đài cũng phát phì cười: “Biết ngay mà, thể nào ông ta cũng nói câu ấy, không khác được”. Thấy ở dưới nhiều người cười, ông ta tưởng hay, cứ cái đà đó nói hoài.
Trả lờiXóaLẽ ra, cũng nói về đoàn kết, rất cần, nhưng khi đến mỗi nơi có hoàn cảnh, đặc điểm riêng, phải chỉ ra cần đoàn kết ở chỗ nào, thống nhất về vấn đề gì, làm thế nào để đoàn kết tốt hơn và từ đoàn kết phat huy sức mạnh. Có những địa phương nội bộ đang đoàn kết, đâu cần phải nói điều đó. Nhưng cái “chất vẹt” trong ông ta cũng còn di chứng đâu đó, nên ông ta không nói thế, cho là điều trọng yếu không thể thiếu khi phổ truyền nghị quyết Đảng, thể hiện tiếng nói lãnh đạo, chắc ngoài ra không biết nên nói gì. Mà thậm chí có hiểu cơ sở đượcmấy mà biết nói gì để đi vào cuộc sống, đi vào lòng người?
Lại có những nhà giáo suốt đời dạy ở trường chính trị, giáo án soạn cả mấy chục năm trước, thuộc lòng, nói không cần nhìn sách vở mà cứ vanh vách. Ngay như những câu kinh điển của các triết gia, của các lãnh tụ, nhà cách mạng nổi tiếng ông ta nói không sai một chữ. Học viên nghe mà phục thầy, giỏi thế, những câu mình học trần thân khó thuộc mà ông ta nói giỏi thật. Nhưng lớp nào, khoa nào, ở đâu cũng vậy, giảng và thuyết có mở ra được gì mới đâu. Lớp trước tiếp thu sao, lớp sau học lại đúng bài như thế. Nếu cần minh chứng từ thực tế, và nếu hỏi trong thực tế có chuyện như thế, khác lý luận như thê, ông giải thích sao? Thầy giáo giỏi kia đành bó tay, không biết giải thích, phân tích thế nào.
Thế mà năm nào ông ta cũng là giáo viên dạy giỏi, còn được nhân vinh danh Nhà giáo ưu tú, cứ thế theo thời hạn được tăng lương ngon lành. Hết việc về nhà lo việc riêng, nghỉ ngơi, đi chơi, không cần đọc báo, ít nghe đài, ti vi mở ra thì phim hay mới xem. Nhàn hạ lắm. Đời được thế là lên hương. Ôi, thật tai hại cái bệnh giáo điều, sách vở. Thế nên, bài bản lý luận trở thành thứ lương khô, lúc nào, ở đâu cũng đem ra xài được.
Trả lờiXóaNhắc lại, ông Bảy Nhị nói đúng quá, chuyện gì mà cán bộ, đảng viên từ trên xuống dưới đều đồng loạt nói giống nhau thì báo động sự đứng im trơn lì của một khung hệ thống chính trị kém vận động, thiếu năng động, ít sáng tạo. Mà đó lại chính là nguyên nhân tạo ra động thái gò ép, bắt buộc kiểu “dậm chân tại chỗ” như tập điều lệnh đội ngũ của anh lính binh nhì, trái ngược hoàn toàn với nhu cầu của động lực phát triển xã hội. Tự do tư tưởng, nói thẳng nói thật, quyền bộc lộ chính kiến của mỗi con người trong nền tảng xã hội đã mang bản chất tốt đẹp tự do, dân chủ, mà vẫn khó như vậy sao?
BVB
Thùy Linh - Cuối tuần mình phóng tác bài phát biểu của thủ tướng NTD ở Đối thoại Shangri-La 2013. Hehe...
Trả lờiXóaTrước hết, các blogger chúng tôi có niềm tin sâu sắc vào tương lai tươi sáng trong sự hợp tác phát triển của Việt nam với các nước trong khu vực và thế giới. Nhưng với xu thế tăng cường cạnh tranh và can dự, nhất là từ nước láng giềng lớn như Trung Quốc, thì bên cạnh sự hợp tác là tiềm ẩn những rủi ro tiêu cực vô cùng lớn mà chúng ta cần phải cùng nhau chủ động ngăn ngừa...
*
Thưa Ngài Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng,
Thưa Ngài Chủ tịch nước Trương Tấn Sang,
Thưa Ngài Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Thưa Quý vị và các bạn,
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn ngài Internet, vị hoàng đế của toàn thể thế giới, cám ơn blog đã giúp tôi có điều kiện đến với các quý vị.
Kể từ năm 1991 Tim Berners Lee ở trung tâm nghiên cứu nguyên tử châu Âu CERN phát minh ra Word Wide Web (WWW) dựa theo ý tưởng về siêu văn bản được Ted Nelson đưa ra từ năm 1985. Có thể nói đây là một cuộc cách mạng vĩ đại vì người ta có thể truy cập, trao đổi thông tin một cách dễ dàng, nhanh chóng.
Sau đó cũng vào cuối thập niên 1990, hình thức blog ra đời và phát triển thì cuộc đối thoại của các blogger với các vị đã được đẩy lên tầm cao mới. Cuộc đối thoại trên mạng giữa chúng ta thực sự đã trở thành một trong những diễn đàn đối thoại về mọi mặt trong xã hội Việt Nam hôm nay. Cá nhân tôi tin rằng, sự có mặt của đông đảo các blogger trên các diễn đàn mạng thể hiện sự quan tâm, nỗ lực cùng nhau gìn giữ hòa bình và an ninh cho đất nước trong một thế giới đầy biến động.
Thưa Quý vị và các bạn,
Trả lờiXóaNgôn ngữ và cách thể hiện dù có khác nhau, nhưng chắc chúng ta đều đồng ý với nhau: nếu không có lòng tin thì không thể thành công, việc càng khó càng cần có niềm tin. Việt Nam chúng ta có câu thành ngữ “mất lòng tin là mất tất cả”. Lòng tin là khởi nguồn của mọi quan hệ hữu nghị, hợp tác; là liều thuốc hiệu nghiệm để ngăn ngừa những toan tính có thể gây ra nguy cơ xung đột trong xã hội. Lòng tin cần được nâng niu, vun đắp không ngừng bằng những hành động cụ thể, nhất quán, phù hợp với chuẩn mực chung của nhân loại và phải được thể hiện bằng thái độ chân thành.
Trong thế kỷ 20, Việt Nam vốn là chiến trường ác liệt, bị chia rẽ sâu sắc trong nhiều thập kỷ giữa người Việt với người nước ngoài, giữa người Việt với nhau. Có thể nói đất nước ta luôn cháy bỏng khát vọng hòa bình. Muốn có hòa bình, phát triển, thịnh vượng thì phải tăng cường xây dựng và củng cố lòng tin giữa người dân với chính quyền. Nói cách khác, chúng ta cần cùng nhau chung tay xây dựng lòng tin vì sự thịnh vượng của đất nước. Đó cũng là chủ đề mà tôi muốn chia sẻ với quý vị và các bạn tại blog hôm nay.
Trước hết, các blogger chúng tôi có niềm tin sâu sắc vào tương lai tươi sáng trong sự hợp tác phát triển của Việt nam với các nước trong khu vực và thế giới. Nhưng với xu thế tăng cường cạnh tranh và can dự, nhất là từ nước láng giềng lớn như Trung Quốc, thì bên cạnh sự hợp tác là tiềm ẩn những rủi ro tiêu cực vô cùng lớn mà chúng ta cần phải cùng nhau chủ động ngăn ngừa.
Việt Nam đang ở trung tâm của ba nền kinh tế lớn nhất thế giới và nhiều nền kinh tế mới nổi. Việc hợp tác, liên kết đa tầng nấc, đa lĩnh vực đang diễn ra hết sức sôi động và ngày càng thể hiện là xu thế chủ đạo. Điều này là cơ hội hết sức lạc quan cho đất nước chúng ta.
Tuy nhiên, nhìn lại những gì mà Việt nam đã làm thì có nhiều quan ngại sâu sắc. Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng bị lệ thuộc vào Trung Quốc, trong khi những kẻ bành trướng đang xâm chiếm biển Đông và áp đặt hết sức ngang ngược tham vọng của họ lên Việt nam và các nước khác, bất chấp luật pháp quốc tế và cách hành xử văn minh. Các blogger không khỏi quan ngại trước những nguy cơ và thách thức ngày càng lớn đối với hòa bình và an ninh không chỉ riêng với Việt Nam từ phía Trung Quốc.
Cạnh tranh và can dự vốn là điều bình thường trong quá trình hợp tác và phát triển. Các blogger luôn hiểu rõ điều đó và chấp nhận cạnh tranh với gần 1000 tờ báo của đảng, nhà nước và chỉnh phủ. Nhưng nếu sự cạnh tranh và can dự từ phía chính quyền mang những toan tính áp đặt, bảo thủ, vì lợi ích nhóm, vì quyền lợi của riêng mình, bất chấp sự bất bình đẳng, trái với luật pháp, thiếu minh bạch thì không thể củng cố lòng tin giữa người với người, giữa người dân với chính quyền. Chính sự mất lòng tin dễ dẫn tới chia rẽ, nghi kỵ và nguy cơ kiềm chế lẫn nhau, ảnh hưởng tiêu cực tới hòa bình, hợp tác và phát triển. Việt Nam đang tụt hậu chính vì chính quyền đã đánh mất lòng tin vào người dân, mất khả năng lắng nghe, đối thoại, mất khả năng đổi mới.
Trả lờiXóaNhững diễn biến khó lường về sự khủng hoảng toàn diện, sâu sắc, triệt để trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế, văn hóa... trên cả nước đã kéo theo sự mất lòng tin nghiêm trọng vào cách điều hành của chính phủ. Hơn nữa, trên biển Đông, Trung Quốc đang cố tình biến biển Đông thành vùng biển có tranh chấp, đánh đuổi ngư dân Việt Nam, ngang nhiên tuyên bố chúng ta đang xâm phạm lãnh thổ của họ đã gây nên tình hình an ninh hết sức nghiêm trọng. Chính Trung Quốc đang có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền. Điều này gây nên sự phẫn nộ cao độ với mọi tầng lớp nhân dân.
Người dân cũng biết rất rõ rằng, trong tương lai, sẽ có trên 3/4 khối lượng hàng hóa thương mại toàn cầu được vận chuyển bằng đường biển và 2/3 số đó đi qua Biển Đông. Chỉ cần một hành động hiếu chiến của Trung Quốc sẽ gây nên xung đột, làm gián đoạn dòng hàng hóa khổng lồ này và nhiều nền kinh tế không chỉ trong khu vực mà cả thế giới đều phải gánh chịu hậu quả khôn lường.
Ở trong nước, các nguy mất an ninh do người dân không được pháp luật bảo vệ, các cơ quan hành pháp lạm quyền gây nên xung đột giữa cơ quan chính quyền với người dân đang ngày càng trầm trọng. Sự đàn áp tôn giáo, sắc tộc, bao che lợi ích nhóm, sự vị kỷ, vô cảm, coi thường tính mạng người dân... vẫn hiện hữu. Những thách thức mang tính lỗi hệ thống ngày càng trở nên gay gắt.
Có thể nhận thấy những thách thức và nguy cơ xung đột giữa người dân và chính quyền là không thể xem thường. Ai cũng hiểu, nếu để xảy ra mất ổn định do kinh tế suy kiệt, mất lòng tin vào đường lối, chính sách và những người cầm quyền, dẫn đến những xung đột mang màu sắc đàn áp đều để lại những hậu quả nặng nề, mà người thua là toàn thể dân tộc Việt Nam. Vì vậy, cần khẳng định rằng, cùng nhau đối thoại, thay đổi, tìm lối đi mới cho đất nước, từ bỏ con đường sai lầm hơn 80 năm qua là nhiệm vụ và trách nhiệm, cũng là lợi ích chung của tất cả người Việt Nam. Đối với người dân, lòng tin vào chính quyền phải được nhìn từ những thay đổi ngay và luôn, với sự thực tâm và chân thành của chính quyền.
Để xây dựng lòng tin giữa người dân và chính quyền, giữa người dân với nhau, cần thượng tôn pháp luật, xây dựng cấp bách nhà nước tam quyền phân lập, phải đấu tranh thực sự với nạn tham nhũng, xây dựng đội ngũ công quyền có trách nhiệm, nâng cao hiệu quả thực thi một cách minh bạch, công khai.
Trong lịch sử Việt Nam, dân tộc ta đã phải gánh chịu những mất mát không gì bù đắp được khi là nạn nhân của các cuộc chiến tranh, sau đó là tham vọng xây dựng đất nước đi theo một ý thức hệ mù quáng, nạn cường quyền, tham nhũng... Trong thế giới văn minh ngày nay, Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế và các nguyên tắc, chuẩn mực ứng xử chung đã trở thành giá trị của toàn nhân loại cần phải được tôn trọng ngay tại ở Việt Nam. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để xây dựng lòng tin đang dần biến mất trong đời sống xã hội của đất nước chúng ta.
Trả lờiXóaMỗi người dân luôn phải là một công dân có trách nhiệm đối với sự tòn vong của đất nước. Mỗi quan chức, mỗi người dân, mỗi blogger dù già hay trẻ cần xây dựng mối quan hệ bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cao hơn là có lòng tin sâu sắc lẫn nhau. Người có chức quyền, có ưu thế hơn những công dân khác phải đóng góp nhiều hơn, đồng thời có trách nhiệm lớn hơn trong việc tạo dựng và củng cố lòng tin cho người dân. Mặt khác, những tiếng nói đối lập, những sáng kiến đúng đắn hữu ích của công dân phải được tôn trọng, không bị qui chụp, lên án, bắt giam. Nguyên tắc đối thoại giữa chính quyền và người dân, giữa người với người, giữa các blogger với nhau phải được hình thành và duy trì trên cơ sở tư duy đó.
Các blogger hoàn toàn chia sẻ quan điểm rằng, bất cứ tiếng nói nào, dù nhỏ bé, không giống với đường lối của nhà nước đều có thể gắn kết người đó với phần còn lại.
Trả lờiXóaCác blogger cũng đồng tình với ý kiến rằng, sự hợp tác tin cậy và trách nhiệm giữa chính quyền và người dân sẽ đóng góp tích cực cho lợi ích chung của đất nước. Chúng ta đều hiểu rằng đất nước Việt Nam đủ rộng cho tất cả các xu hướng, các quan điểm khác nhau cùng tồn tại. Tương lai của Việt Nam sẽ được tạo dựng bởi vai trò và sự tương tác của tất cả các đảng phái, khuynh hướng chính trị khác nhau.
Trong quá trình phát triển, các blogger tin rằng, Việt Nam cần sự can dự chiến lược của các nước lớn vì hòa bình, ổn định và phát triển. Chúng ta có thể kỳ vọng nhiều hơn vào vai trò của các nước lớn, nhất là Hoa Kỳ. Và đặc biệt cần cảnh giác với Trung Quốc.
Hiện nay dù nhờ internet phát triển mạnh nên việc đối thoại giữa những ý kiến bất đồng đã tạo ra nhiều cơ hội để mọi người bộc lộ ý kiến để giúp tìm giải pháp cho những thách thức đang đặt ra với đất nước. Nhưng có thể nói rằng, vẫn còn thiếu – hay ít nhất là chưa đủ – lòng tin giữa chính quyền và người dân trong việc thực thi các quyền tự do cơ bản đó. Bằng chứng là các cuộc đấu tranh ôn hòa của các blogger vẫn bị chính quyền kết án, thậm chí rất nặng. Điều này đã ảnh hưởng sâu sắc đến việc xây dựng sự tin cậy lẫn nhau trước các thử thách vô cùng trầm trọng của đất nước. Một khi không đủ lòng tin cần thiết thì việc thực thi các cuộc cải cách sẽ khó mà tiến hành có hiệu quả, không thể đi đến giải pháp cho mọi vấn đề lớn hay nhỏ của đất nước.
Khó có thể hình dung được một Việt Nam muốn phát triển mà bị chia rẽ, xung đột trong nội bộ dân tộc như bây giờ, không khác gì thời Chiến tranh Lạnh. Sự tham gia của các blogger vào đời sống chính trị của đất nước đánh dấu thời kỳ phát triển mới của dân chủ, tiến tới hình thành một mặt trận đấu tranh vì một Việt Nam dân chủ, tự do, hạnh phúc cho toàn thể người Việt nam trên khắp thế giới. Thành công bước đầu của nền dân chủ non trẻ là thành quả của cả quá trình kiên trì đấu tranh, xây dựng lòng tin và văn hóa đối thoại, ý thức trách nhiệm chia sẻ vận mệnh của đất nước của người dân đã biết tham gia vào một xã hội dân sự.
Các blogger luôn ngưỡng vọng về trường hợp của Mi-an-ma như một ví dụ sinh động về kết quả của việc kiên trì đối thoại trên cơ sở xây dựng và củng cố lòng tin, tôn trọng các lợi ích chính đáng của nhau, mở ra một tương lai tươi sáng không chỉ cho Mi-an-ma mà là tấm gương lớn cho Việt Nam noi theo.
Trả lờiXóaĐã có những bài học sâu sắc về giá trị nền tảng của nguyên tắc đồng thuận, chấp nhân sự khác biệt giữa các khuynh hướng chính trị để duy trì sự đối thoại vì tương lai của đất nước. Việt Nam chỉ mạnh và phát huy được vai trò của mình khi là một khối đoàn kết thống nhất trên cơ sở bao dung sự khác biệt. Một Việt Nam tan rã, nghèo đói, mất lòng tin sẽ tự đánh mất vị thế ở khu vực và thế giới, không có lợi cho bất cứ ai. Muốn làm được điều đó, chính đảng hiện nay cần hy sinh những quyền lợi của bản thân, hướng đến lợi ích chung của dân tộc, chứ không phải là một đất nước mà các chính sách hầu như xuất phát từ lợi ích của một nhóm người. Trách nhiệm của chính quyền là nhân thêm niềm tin trong giải quyết các vấn đề của xã hội, tăng cường đối thoại, kết hợp hài hòa lợi ích quốc gia với quyền lợi của người dân.
Thưa Quý vị và các bạn,
Trong suốt lịch sử mấy ngàn năm, người dân Việt Nam đã chịu nhiều đau thương, mất mát do chiến tranh gây ra. Hơn bao giờ hết người dân Việt Nam luôn khao khát hòa bình và mong muốn đóng góp vào việc xây dựng một xã hội dân chủ, tự do, bình đẳng, bác ái. Để có một nền dân chủ thực sự và bền vững, thì tiếng nói đối lập của bất kỳ công dân nào cũng cần phải được tôn trọng... Việc chia sẻ, đối thoại cần cởi mở trên tinh thần xây dựng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau.
Chúng ta cần khép lại quá khứ để hướng tới tương lai. Với truyền thống hòa hiếu, người Việt Nam trong nước luôn mong muốn cùng những người Việt khác trên toàn thế giới để xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, tự do, bảo vệ độc lập, chủ quyền, bình đẳng với các nước khác trên thế giới.
Người dân Việt Nam kiên định nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa trên tất cả các phương diện, chính trị, kinh tế, xã hội, quân sự... Người dân Việt Nam mong muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới theo tiêu chuẩn nhân văn của nhân loại.
Thưa Quý vị và các bạn,
Dân chủ, tự do, thịnh vượng, hòa bình, và phát triển là mục tiêu sống còn, là nguyện vọng tha thiết, là tương lai chung của đất nước Việt Nam. Trên tinh thần cởi mở của Đối thoại Internet, các blogger kêu gọi tất cả các công dân hãy bằng những hành động cụ thể cùng cất lên tiếng nói tranh đấu vì một Việt nam dân chủ, công bằng, văn minh, hạnh phúc.
Xin cảm ơn Quý vị và các bạn./.
Thùy Linh
http://www.buudoan.com/2013/06/dien-internet.html