Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

Ai mua mà bán ?

http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/128846/hoa-hau-my-xuan-lanh-30-thang-tu.html

Đại gia đâu kìa ?
Ai có tiền nhiều mà mua người cao cấp như dzầy ? 
----

Mua tiên* ai bán mà mua ?
Có mua thì mới có người bán chui
Cũng là ... dịch vụ** mà thôi
Thuận mua vừa bán, cả đôi huề tiền
Phải chăng xã hội đảo điên ?
Kẻ ăn không hết người lần không ra
Thiêu thân cũng kiếp người ta !
Bán cái tự có dẫu là thị phi
Vẫn hơn bao kẻ uy nghi
Quyền cao chức lớn vô nghì làm sao
Bao người "có chức" làm cao
Lắm tiền rững mỡ mua tiên , đâu ai cười ? ***

 -----

* Có tiền, mua tiên cũng được, 
Không tiền,  mua lược cũng không .

** Thiết nghĩ, nếu có thể, chỉ nên xử phạt hành chánh cả 2 đối tượng - người mua kẻ bán, không nên "hình sự hóa" các loại quan hệ dân sự này (?) .

** Nhân thấy nhà báo VN đang cùng với người ta "đánh" hoa hậu tơi bời ... mà lại không nói gì đến vai trò của mấy ông lớn - đại gia (?) Ngẫm cũng bất công xã hội & xót thương thay cho một kiếp má hồng ...

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

Những con heo vú già :))

http://danluan.org/tin-tuc/20130626/nhat-ky-mo-lai-mo-lan-thu-54-hon-1200-cap-vu-lon-xe-dang-ra-suc-lap-mieng-toan-dan

Vú này mà bị nhét vào miệng mỗi ngày ...mỗi ngày ... thì ...khiếp! ọe ! (nó ... hôi * chết bà đi, hi hi ...)

----

* Tự dưng nhớ lại câu chuyện "người thật việc thật " ở xóm tui, hồi sau 30/4/75, có một tay côn an ác ôn tên Hải bị tụi con nít đặt biệt danh là ... Hải heo.
Gặp Hải heo ở đâu là tụi nhỏ hát /hét rầm trời - dĩ nhiên hét thì hét xong phải nhanh chân dzọt cho lẹ kẻo bị nó hốt - Câu đó dzầy :" Hải hửi ... háng heo, heo hỏi hải hôi hôn ? hải hô hổng hôi, hải hôi hơn heo, heo hổng hôi hơn hải, hải hôi hơn heo , hehehe  :))

Điên nặng quá rồi !...

http://baodongnai.com.vn/tintuc/201306/bat-doi-tuong-hiep-dam-con-ruot-nhieu-lan-2241578/

Xã hội gì đây trời ?

----

Tại sao xã hội VN giờ lại băng hoại tới mức độ này ? So với trước đây, thời VNCH , không bao giờ có cảnh này !

Hỡi các nhà Tội phạm học VN, hãy cấp bách nghiên cứu đi , hãy cho mọi người biết tại sao một con người bình thường trước thì hiền lành, sau lại đổ thói đốn mạt ra như thế ?

( Nhưng cho dù không có nghiên cứu, chưa cần nghiên cứu, một người chỉ cần là còn có lương tri trong xã hội VN ngày nay , thì ai cũng đã tìm ra được đáp án từ lâu ...  ) 

----

Hỡi các bậc cha mẹ, là một người VN, ai ai cũng biết nuôi con là chấp nhận câu nước mắt chảy xuôi, ai ai cũng biết tới câu ca dao VN  đã xưa mà không cũ, từng được Mẹ ru , Bà ru từ thuở mới nằm nôi :

- Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ Mẹ, kính Cha,
Cho tròn chữ hiếu, mới là đạo con ...

 - Nuôi con đâu phải là nuôi con gà, con vịt, con heo để bán lấy tiền, hoặc để tự mình ...mần thịt con mình như vầy ? 

- Vì đâu nên nỗi ? ( Không phải là hiện tượng riêng lẽ nửa, mà ở VN cũng đã khá nhiều trường hợp như này, hoặc xêm xêm như này ( chủ thể của tội phạm là các bậc trưởng thượng đáng ... khinh, như anh, chú, bác, ông  ... hoặc là bà con lối xóm với nạn nhân bé dại, người VN nay đã ác quá ác vậy sao ?

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130627/truong-ban-van-hoa-xa-cho-tre-coi-clip-sex-roi-hiep-dam.aspx

- Xin lỗi, chịu hết nổi rồi. Hãy thiết thực hơn trong việc giúp đỡ, bảo vệ các bà mẹ và trẻ em !"Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai".

Quà tặng bạn nhập kho :))

HUỲNH NGỌC CHÊNH : NÀO CÙNG NHAU TA ĐI ... NHẬP KHO ! 

(Blog Tễu) 

Đọc blog bác Tễu thấy mấy ông bloggers gạo cội dzung dzăng dzui dzẻ chuẩn bị tinh thần chờ đi nhập kho, vì nghe đâu đã có blacklist sắp sửa bắt tiếp 20 bloggers đen , hê hê ... Thêm nửa, cũng bởi mấy bữa trước tui đã nghe chính bác sĩ Hồ Hải hăm he cũng hung lắm, nên sợ thì ai chả sợ, tui cũng thế, eo ôi! nhưng nghĩ cho thực tế thì mình chỉ là muỗi, là tép riu, chả bõ bèn dính kẻ răng ai , mà cái chính là mình thì cũng như mấy bạn bè lốc liếc khác dzậy thôi, bọn mình đâu ai làm gì sai luật pháp nước mình đâu, hè hè... 20 thì 20 ... 20 rồi 20 ... và 20 lại 20 lại 20 (?) etc ... hết ngày dài lại đêm thâu, chúng tôi đi nhưng biết phải đi đâu... nên ai có sợ thì cũng thế thôi, bởi tại sâu bây giờ nhiều quá, đến nổi chính ông chủ tịch nước còn nói ..." một con sâu đã thấy sợ, cả một bầy sâu thì chết cái đất nước này còn gì ? " ... thôi thì quyết định ... tới đâu tới, chứ sợ sâu thì sao sâu sợ ???  hehehe ... Thân tặng trước mấy ổng bài nhạc ... nhái, cho thêm ... không khí ... hehehe   :))

 

  Cùng Nhau Đi nhập kho :))

Cùng nhau đi nhập kho
Đồng tâm ta đều biết
Dù cho quân mình "ốp"
Ta quyết chí hy sinh

Nào anh em lốc - gơ
Liều thân cho đời sống
Mong đất nước vẹn toàn
Tiến lên đẹp giàu

Đời ta, quyết định ta
Vì dân, ta đành  viết
Làm sao cho đời tốt
Ta mới sống yên vui 

 

Nào anh em lốc - gơ
Liều thân cho đời sống
Mong đất nước vẹn toàn
Tiến lên đẹp giàu

 

Cùng nhau đi nhập kho
Đồng tâm ta đều biết
Dù cho quân mình "ốp"
Ta quyết chí hy sinh

 

etc ... 

hehehe  :))

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

Rồi,xong!

http://petrotimes.vn/news/vn/bien-dong/trung-quoc-ngang-nhien-xuat-ban-sach-ky-niem-1-nam-thanh-lap-tam-sa.html

!!!

Thôi rồi Lượm ơi!
Biển đảo của mình mà mình không cất lên được một tiếng nói / không một hành động thực tế nhằm khẳng định chủ quyền của quốc gia mình trước công luận quốc tế, trong khi TQ dùng vũ lực chiếm đoạt phi pháp lãnh thổ của mình, thì lại luôn liên tục khẳng định bằng lời nói, bằng những chuỗi hành động chứng minh sự hiện hữu/ sự sở hữu , sự chiếm dụng/ sự sử dụng liên tục vùng lãnh thổ đó, như một chuỗi bằng chứng hiển nhiên, trước công pháp quốc tế .

Hỡi ơi! ta dẫu bé nhỏ nhưng ít ra ta cũng phải cất lên được tiếng nói/ phải có những hành động tương ứng  phù hợp rõ ràng , cấp thiết trước công luận thế giới, để tố cáo, để chứng minh với toàn thể các quốc gia yêu chuộng hòa bình trên thế giới rằng : TA CHƯA BAO GIỜ / CHƯA MỘT GIÂY PHÚT NÀO LƠ LÀ, HOẶC TUYÊN BỐ TỪ BỎ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ CỦA QUỐC GIA MÌNH .

----------

- Có đâu lại đi nghe lời cái thằng sử dụng vũ lực ăn cướp biển đảo của nước  mình xong xuôi rồi còn xảo quyệt yêu cầu song phương cùng cam kết không sử dụng vũ lực ??? ( Thằng ăn cướp này nó chỉ cam kết vờ vịt để tỏ ra tôn trọng luật pháp quốc tế, nhằm che giấu gương mặt kẻ ăn cướp bành trướng bá quyền nước lớn )

- Tại sao phải cam kết không sử dụng vũ lực , rồi phải kềm chế nọ nọ kia kia ... với cái thằng ăn cướp đã sử dụng vũ lực để chiếm đoạt lãnh thổ của nước mình ???  Có kềm chế gì gì thì cũng phải nói lên được yêu cầu chính đáng của kẻ bị cướp, đòi hỏi được trả lại những gì đã bị cướp đoạt trắng trợn chứ ? Phải dựa vào những nguyên tắc căn bản của luật pháp quốc tế mà đòi. Chứ gì nửa ???

- Không đòi, ai trả cho mình ??? Hay là ... là ... hic!

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

Tốt thôi !

21/06/2013 = Ông Cù huy Hà Vũ tuyên bố ngưng tuyệt thực, vì trại giam số 5 Thanh Hóa thông báo đang xem xét giải quyết đơn của ông .
(nguồn : Boxitvn.net)


---

Tốt thôi !

Nhưng trước mắt mọi người đều thấy là nhân dân VN vẫn chưa hết khó khăn ... Còn rất nhiều người là nạn nhân của cong lý -
Còn rất nhiều người là tù nhân lương tâm đau khổ vẫn chưa đòi được công lý.

Công lý ở VN  là một diễn viên hài :))  CONG LÝ - một vấn đề rất đau xót, nhức nhối, ở VN ... 

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

Trời ơi! đọc thử mà coi, hiểu chết liền !

Mới đọc có 1 đoạn đầu tiên, mà nghe nó cứ lủng cà lủng củng , lục cục lòn hòn thế nào, lùng bùng hết cả 2 tai, hết đại cục rồi lại tới toàn cục, rồi toàn diện, rồi chiến lược, rồi tầm cao chiến lược, rồi hợp tác chiến lược, rồi hữu nghị, rồi tốt tốt tốt tốt  ...v.v... cứ mỗi cặp từ hán việt lại đều đều lập đi lập lại nhiều lần trong một đoạn văn bản ngắn, thiệt tình là đâu cái điền, hổng hiểu nổi ???

hu hu ... hổng lẽ ... thôi rồi lượm ơi !  (?) 

----

Trên trang báo điện tử Chinhphu.vn, chính thức đăng tin về 6 nguyên tắc , trong đó khẳng định duy trì mối quan hệ “16 chữ vàng và 4 tốt” ngay tại nguyên tắc đầu tiên:

“1. Lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lượctoàn cục, dưới sự chỉ đạo của phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, làm cho Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đóng góp vào việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.” [1]


Thử hỏi : 

- Có đại cục nào quan trọng cho bằng việc phải chủ động kiên quyết và mạnh mẽ đòi hỏi sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của chính quốc gia mình - một quốc gia độc lập  - phải bảo đảm không gian sinh tồn nguyên vẹn từ bao đời nay như trong lịch sử của dân tộc Việt Nam ???

- Có tầm cao chiến lược và toàn cục nào khôn ngoan và cấp thiết cho bằng việc phải bằng mọi giá thực hiện cho được một cách đầy đủ và trọn vẹn nhất cái trọng trách nặng nề xứng tầm vóc người lãnh đạo quốc gia : bảo quốc, an dân ???

- Có thể nào dùng mãi những câu chữ màu mè hoa lá cành 16 vàng, 4 tốt, dốc lòng dốc sức phát triển quan hệ đối tác hợp tác toàn diện với một quốc gia mà trên thực tế quốc gia đó đã chiếm dụng biển đảo, đất đai cương thổ của quốc gia mình, và hiện vẫn còn đang rắp tâm cản trở phá hoại việc kiếm sống của ngư dân VN , giết hại ngư dân VN ngay trên vùng biển VN   ???

- Có sự chỉ đạo nào / phương châm nào đúng đắn sáng suốt cho bằng kinh nghiệm xương máu của tổ tiên ông cha chúng ta đúc kết bao đời ,để lại và lưu truyền cho con cháu : “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào tự nhiên vứt bỏ đi được … kẻ nào dám đem một thước núi sông, một tấc đất biên ải của tổ tiên để lại, làm mồi cho giặc, thì kẻ ấy sẽ bị tru di…! "Lê Thánh Tôn (Đại việt sử ký toàn thư) ???

- Có tinh thần nào tốt đẹp cao quý cho bằng tinh thần yêu nước thương nòi , ý thức chủ quyền quốc gia lãnh thổ đã trở thành một nguyên tắc tối thượng. Nếu một người nào đó - bất kể họ là ai, để mất vào tay kẻ thù dù chỉ một tấc đất của cha ông thì đều bị khép tội phản bội Tổ Quốc . Bởi vì đất đai, biển cả của Tổ quốc, đâu chỉ đơn thuần là đất, là nước, là biển, là đảo đá, bãi ngầm, bãi cạn..., mà còn là cả núi xương, biển máu của lớp lớp các thế hệ người Việt Nam kết tinh trong đó. Vì vậy mà vô cùng thiêng liêng.

 Cương vực và lãnh thổ Việt Nam không chỉ được xác định và cố định , được ghi lại trên phương diện vật chất : hệ thống bản đồ, tư liệu, cứ liệu lịch sử rõ ràng, minh bạch, chuẩn xác, mà còn về cả phương diện tinh thần :  Cương vực và lãnh thổ đó sẽ mãi mãi ghi đậm, khắc sâu trong tâm khảm , trong ý thức của mỗi người con dân Việt Nam , dù họ ở bất cứ nơi đâu - trong hay ngoài nước .


***
Trả ta sông núi (Vũ Hoàng Chương)

Trải bốn nghìn năm dựng nước nhà
Sông khoe hùng dũng, núi nguy nga
Trả ta sông núi bao người trước
Gào thét đòi cho bọn chúng ta…
Trả ta sông núi từng trang sử
Dân tộc còn nghe vọng thiết tha
Ngược vết thời gian, cùng nhắn nhủ:
Không đòi, ai trả núi sông ta ???
....

Ôi Việt sử là tranh đấu sử
Trước đến sau cầm cự nào ngơi
Tinh thần độc lập sáng ngời
Bao người ngã, lại bao người đứng lên
.....

Trả núi sông ta! lời dĩ vãng
Thiên thu còn vọng đến tương lai
Trả ta sông núi! câu hùng tráng
Là súng là gươm giữ đất đai

Trông lên cao ngất phương trời
Hồn thiêng liệt sĩ bừng tươi sắc cờ.

VHC

hehehe ... chơi chữ bị ... chữ chơi :)))

 Trả lời phỏng vấn báo chí của ông Bộ trưởng Bộ 4 T (Bộ Thông tin và Truyền thông) Nguyễn Bắc Son về vụ tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực trong bài “Một sự bất tín vạn sự bất tin” (Báo Đại Đoàn Kết) :

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết: “Internet là bản chất sự phát triển tiến bộ, là kho kiến thức của loài người nhưng nhiều người lợi dụng nó để tuyên truyền những hành động, hành vi xấu ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục thậm chí lợi dụng nó để tuyên truyền chống phá.

Vấn đề quan trọng là người sử dụng internet phải có ý thức tự bảo vệ mình, ý thức để làm sao phân biệt rõ đúng sai. Những cái tốt của internet thì mình phát triển nhưng cũng biết những cái sai để mà tránh, để chống lại những hành vi tiêu cực”.

Liên quan đến một số trang mạng xã hội đưa thông tin về phạm nhân Cù Huy Hà Vũ sắp chết vì tuyệt thực phản đối, dư luận cho rằng phóng sự của VTV rất thuyết phục, nhưng nếu chỉ qua kênh của Đài Truyền hình quốc gia, theo Bộ trưởng liệu có một hướng suy nghĩ, suy luận khác không?

- Truyền hình quốc gia là chính thống rồi. Các báo khác có quyền nói lại chuyện này nhưng phải phân tích lại từ sự kiện để người dân thấy rằng sự thật thực sự không phải như các thế lực thù địch đã dựng lên. “Một sự bất tín vạn sự bất tin” * và như vậy là anh đã đưa thông tin sai.


----------

* Nói tới câu này : “Một sự bất tín vạn sự bất tin” thì người Việt ai ai cũng biết là phải dành cho ai mới chính xác, hehehe ... ( "" đừng nghe những gì ... mà hãy nhìn cho thật kỹ ... "")

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

AI MỚI LÀ LỢI DỤNG ? LỢI DỤNG CÁI GÌ ? LỢI DỤNG NHƯ THẾ NÀO ?

Nguyễn Hưng Quốc - Lợi dụng tự do dân chủ và lợi dụng quyền lực
Nguyễn Hưng Quốc
Theo VoA Blog

Chỉ trong hơn hai tuần, chính quyền Việt Nam ra lệnh bắt khẩn cấp hai blogger nổi tiếng ở Việt Nam: bắt Trương Duy Nhất tại Đà Nẵng vào ngày 26/5 và sau đó, bắt Phạm Viết Đào tại Hà Nội vào ngày 13/6. Cả hai đều bị buộc tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" theo điều 258 Luật hình sự Việt Nam.

Trước đó, ở Việt Nam, công an và chính quyền cũng đã từng bắt bớ và kết án nhiều người với tội danh tương tự: “lợi dụng các quyền tự do dân chủ”. Tôi tò mò vào đọc lại bộ Luật hình sự Việt Nam, thấy ghi:

1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Đọc xong, thú thực, tôi vẫn không hình dung được cụ thể cái gọi là tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” ấy là như thế nào cả. Tôi sống ở Tây phương khá lâu, hiếm khi nghe đến các tội thuộc loại đó. Ở Tây phương, người ta nói nhiều đến tội lợi dụng quyền lực chứ không ai nói đến tội lợi dụng tự do dân chủ. Noam Chomsky có một cuốn sách nổi tiếng tiêu biểu cho cách nhìn ấy: Failed States: The Abuse of Power and the Assault on Democracy (Các nhà nước thất bại: Lợi dụng quyền lực và tấn công dân chủ) do Holt Paperbacks xuất bản năm 2007, ở đó, Chomsky tập trung sự phê phán vào chính phủ, chủ yếu là chính phủ Mỹ, trong việc can thiệp bằng quân sự vào nội bộ các nước khác.

Chomsky là một trí thức khuynh tả nổi tiếng vừa như một người có những suy nghĩ độc lập vừa như một người chống chính phủ (Mỹ) đến mức cực đoan, do đó, ông vừa được nể trọng vừa bị phê phán gay gắt bởi chính giới trí thức Mỹ. Tuy nhiên, điều ông nhấn mạnh hoàn toàn đúng: điều đáng lo ngại trong việc bảo vệ tự do và dân chủ không phải là vấn đề lợi dụng hay lạm dụng các quyền tự do dân chủ của dân chúng mà chính là việc lợi dụng và lạm dụng quyền lực của những kẻ cầm quyền. Có thể nói nếu bản chất của dân chủ là vấn đề phân quyền và kiểm soát quyền lực, nguy cơ lớn nhất mà mọi nền dân chủ lúc nào cũng phải đối diện là việc lợi dụng quyền lực. Nói đến nhu cầu hoàn thiện dân chủ chủ yếu là nói đến việc hoàn thiện các phương thức hạn chế các sự lợi dụng và lạm dụng ấy.

Cách nói “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” của chính quyền Việt Nam, vốn rất xa lạ với thế giới Tây phương, vừa nghịch lý vừa vô lý. ( Dĩ nhiên thôi, nếu không vậy thì đâu phải là nước Việt gian - một nước có quá nhiều thứ cotylua, và đặc biệt ngôn ngữ thì lục cục lòn hòn, trúc trắc trục trặc, đảo đảo điên điên,  nên ngôn ngữ dùng trong chính trị, pháp luật có tù mù lừa đảo cũng không là điều ngoại lệ, thậm chí càng tù mù, càng tối tăm càng mỵ dân và càng che giấu cực tốt các ý đồ đen thùi lùi ) :))

Nó nghịch lý ở nhiều điểm. 

Thứ nhất, trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay, ai cũng biết, dân chúng không có nhiều tự do dân chủ để lợi dụng. Thứ hai, nói đến lợi dụng là nói đến giới hạn, một người bị buộc tội là lợi dụng một cái gì đó khi người ấy vượt qua khỏi cái giới hạn mà nó cho phép; tuy nhiên, tự do của mỗi người vốn lại vô giới hạn trong chừng mực nó không đụng đến tự do của người khác. 

Như vậy, ở đây sẽ có ba trường hợp: Một, đối với những lãnh vực hoàn toàn không có quan hệ đến người khác, đến bất cứ ai cả, tôi có quyền tự do tuyệt đối; hai, tôi phải biết dừng lại khi chạm đến biên giới của quyền tự do của người khác (ví dụ, tôi có thể nói bất cứ điều gì về tôi nhưng tôi lại không có quyền bới móc đời tư của người khác; tuy nhiên, trong trường hợp này, tôi sẽ không bị buộc tội là lợi dụng tự do của tôi mà là tội xâm phạm vào đời tư người khác hoặc làm hại đến thanh danh người khác); và ba, cái gọi là “biên giới” của tự do của mỗi người lại không phải là một cái khung cố định: một số người, khi quyết định tham gia vào chính sự, trở thành một thứ nhân vật công cộng (public figure), đã mặc nhiên tự nguyện hy sinh phần lớn cái gọi là riêng tư của mình: Với những người ấy, việc vạch trần nhiều chi tiết thuộc về đời tư, ví dụ thu nhập hay tài sản của họ hoặc gia đình họ, không còn bị xem là xâm phạm vào đời tư của nhau nữa

Trong cả ba trường hợp ấy, cái gọi là lợi dụng quyền tự do không hề hiện hữu. 

Thứ ba, cách nói lợi dụng dân chủ lại càng nghịch lý vì dân chủ, tự bản chất, là quyền từ dưới lên (của dân chúng đối với giới lãnh đạo qua việc bầu cử cũng như phê bình và kiểm tra), nhưng trên thực tế, về phương diện cơ cấu, lại thuộc về phía trên, ở những người cầm quyền: Chỉ có những người cầm quyền mới có thể lợi dụng dân chủ; với dân chúng, những người thấp cổ bé miệng thì vô phương.

Hơn nữa, việc lên án các hành vị lợi dụng quyền tự do dân chủ của dân chúng còn vô lý vì ở Việt Nam hiện nay, nguy cơ phổ biến và trầm trọng nhất, có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của mọi người và vận mệnh của đất nước nhất, chính là việc lợi dụng quyền lực chứ không phải là lợi dụng tự do dân chủ. 


 -Tham nhũng: lợi dụng quyền lực. (vừa tham vừa nhũng nhiễu)

 -Mua quan bán chức : lợi dụng quyền lực. (vừa gian vừa tham)

-Đưa con cháu mình vào những chức vụ vượt quá khả năng và không đúng quy định về bổ dụng : lợi dụng quyền lực.(Lợi dụng quyền lực kiểu này là một kiểu ma le & quỷ quyệt nhất trong các kiểu lợi dụng quyền lực, vì nó hại dân, hại nước, vì nó bất chấp thủ đoạn, bất chấp quyền lợi chung (kể cả quyền lợi cốt tử ) của nhân dân, của quốc gia, dân tộc )

 -Tạo cơ hội cho thân nhân làm giàu một cách bất chính : lợi dụng quyền lực. (Lợi dụng quyền lực kiểu này là một kiểu xỏ lá bẩn thỉu, ranh ma & xấu xa nhất trong các kiểu lợi dụng quyền lực )

-Trấn áp các quyền tự do căn bản và các biểu hiện căn bản của dân chủ : lợi dụng quyền lực.(Lợi dụng quyền lực kiểu này là một kiểu gian manh độc tài & phát xít nhất trong các kiểu lợi dụng quyền lực )

-Chà đạp lên nhân quyền, bắt bớ những người không làm gì khác ngoài việc phát biểu ý kiến và chính kiến của mình: lợi dụng quyền lực. (Lợi dụng quyền lực kiểu này là một kiểu  độc tài, độc ác và ... hèn hạ khốn kiếp nhất trong các kiểu lợi dụng quyền lực - vì nó cũng là con người (số ít) nhưng nó lại chà đạp lên quyền con người của biết bao nhiêu kẻ khác(số đông), nó đã phản bội lại chính những gì từng cam kết khi đặt bút ký vào các văn bản có tính chất công pháp quốc tế , đi ngược lại 180 độ, quay lưng với nền văn minh chung của nhân loại )

- Khẳng định thế lãnh đạo độc tôn của đảng mình, bất chấp nguyện vọng của dân chúng, yêu cầu của dân chủ và xu hướng phát triển của nhân loại : lợi dụng quyền lực. (Lợi dụng quyền lực kiểu này là một kiểu bỉ ổi trơ trẽn, đểu giả và khả ố, điếm đàng nhất trong các kiểu lợi dụng quyền lực, vì nó nhân danh nhân dân để núp bóng nhân dân để mà tiếm quyền của nhân dân )

Ở Việt Nam hiện nay, nhìn đâu cũng thấy lợi dụng quyền lực. 


Quyền lực nhỏ: lợi dụng ít; quyền lực lớn: lợi dụng nhiều. (cũng chưa hẳn đúng, bởi nó còn có các mối liên hệ chằng chịt rối rắm ma quỷ rất khó biết)

Lợi dụng quyền lực từ tên công an đứng đường đến đến các bộ trưởng, các thứ trưởng, thủ tướng, chủ tịch nước và vô số những kẻ gọi là lãnh đạo chủ chốt khác. 

Tai họa lớn nhất mà dân chúng Việt Nam phải gánh chịu hiện nay là lợi dụng quyền lực. 

Nhu cầu khẩn thiết nhất để xây dựng một nước Việt Nam dân chủ và phát triển cao phải bắt đầu từ một điểm chính: hạn chế lợi dụng quyền lực.

Bắt bớ và trấn áp những người dân bình thường với tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” là một cách lợi dụng quyền lực một cách thô bạo. Và trơ trẽn. Trơ trẽn vì nó đánh tráo khái niệm “lợi dụng”. ( và đánh tráo luôn cả chủ thể lợi dụng, chứ còn gì nửa ?  :))



Tham nhũng có licence (license), chứ còn gì nửa ?

Ông Ngô Minh ... không thông minh rồi, bởi vì ông không hiểu được "chức năng" của các cơ quan chức năng, ông đề nghị như này thì tới tết Congo cũng chưa chắc si - nhê !

Ở nước Việt gian (làm gì có tam quyền phân lập ?), vì thế báo chí không hề là quyền lực thứ tư, ông lầm to rồi . (tuy nhiên, quyền lực của báo chí cũng rất lớn), là vì đảng lãnh đạo báo chí, theo những nguyên tắc của ông tổ sư Lénine đó thôi !

-----

Ngô Minh - Nhà báo "tham nhũng" như thế nào?
 
Blog Ngô Minh & danluan.org


Người ta gọi “báo chí là quyền lực thứ tư” trong xã hội sau lập pháp,tư pháp và hành pháp. Vì là quyền lực nên bao giờ cũng có sự lạm quyền. Lâu nay ta chỉ nói đến lãnh đạo có chức có quyền tham những. Vậy nhà báo có tham nhũng không? Có! Một số nhà báo và cơ quan báo chí đang tham nhũng rất tinh vi. Báo mà đăng bài để “ chạy án” cho Năm Cam cách đây mấy năm là báo hại đích thị rồi. Mới đây, Hà Phan (Phan Hà Bình) phó tổng thư ký tòa soạn của một tờ báo lớn bị bắt khi nhận hối lộ 220 triệu đồng (11.000 đô la) để không viết bài tố các thương gia. Đó là những chuyện tham nhũng, hối lộ cụ thể. Từ nhiều năm qua báo chí ta cũng có không “mẹo làm tiền” các doanh nghiệp không kém những vụ việc trên. Không ít tờ báo đang trở thành báo hại. Hại đến mức hễ nghe nhà báo tới là giám đốc “sợ” tái mặt, phải tìm cách “chạy trốn”, nhưng lại ít người nói tới.

Tòa soạn báo thành… cơ quan đánh quả!

Từ ngày đổi mới đến nay, báo chí đã thực sự trở thành “món ăn” không thể thiếu đối với người dân hàng ngày. Báo chí đang tham gia tích cực và có hiệu quả vào sự nghiệp đổi mới, mở của, chống tiêu cực, tham nhũng. Nhiều tờ báo do hấp dẫn người đọc, ti-ra phát hành lớn, nên người ta sống chủ yếu bằng lợi nhuận báo. Những tờ báo đó, hàng các doanh nghiệp hàng ngày tìm đến xin đăng quảng cáo rất đông. Nhưng cũng có rất nhiều tờ báo phát chỉ phát hành được vài ngàn bản một kỳ. Tiền bán báo không đủ bù tiền in, tiền nhuận bút, nên cả tòa soạn sống chủ yếu bằng “ nghề chạy quảng cáo” ở các DNNN, thậm chí “chạy” quảng cáo tận các trường tiểu học, trạm xá, bệnh viên... thậm chí Trại phục hồi nhân phẩm cũng phải “mần” quảng cáo! Nhiều tờ báo ở Hà Nội, vào Đà Nẵng lập ra một “đại diện Miền Trung“ hẳn hoi, nhưng tòa soạn không trả lương, mà anh em phải đi chạy quảng cáo để nuôi nhau! Cứ đến kỳ Tết Nguyên Đán, ngày 30-4, ngày nhà báo Việt Nam 21-6, ngày Quốc Khánh 2-9 v.v... cả tòa soạn không viết báo mà đổ xô đi… làm quảng cáo! Làm quảng cáo mà có thư của thứ trưởng, vụt trưởng mang theo.


 Có báo một cái Tết “đọc lệnh” được vài ba tỷ đồng tiền qủang cáo! Giám đốc doanh nghiệp nhà nước phải tiếp mỗi ngày hàng mấy chục “nhà báo quảng cáo” như vậy nên phát sợ. Nhiều nhà báo nhơè đi “đọc lệnh” quảng cáo mà có tiền xây nhà lầu, mua xe hơi xịn. Chứ nếu sống bằng nhuận bút thì không bao giờ có những thứ như vậy. Một nhà báo viết nhiều, in nhiều như bác Nguyễn Xuyến ở cạnh nhà tôi, mỗi tháng măng-đa nhuận bút về 7, 8 triệu đồng, cũng không đủ tiền mua xe hơi xin như vậy Các nhà báo hãy sờ tay lên gáy mình mà ngẫm nghĩ để sống cho ra con người.

Dù DN không có nhu cầu quảng cáo, nhưng phải bấm bụng mà làm, vì không làm “ lỡ có sai sót gì” trong kinh doanh, “nhà báo nói thêm” một thành mười thi nguy to! Một cái quảng cáo nửa trang ( 27x 40cm) 20 triệu bạc, in bia bốn thì 50 triệu. Một cái Tết “ chiều” cho hết hàng mấy chục tờ báo, coi như mất toi hai ba bốn trăm triệu,vì thế mà giá hàng hóa dịch vụ bị đội lên, khó mà cạnh tranh. DNNN thì ngày càng thua lỗ, thế mà phải “nuôi” thêm các anh “báo hại”! Bởi thế mà anh Lê Hữu Thăng, hiện là phó chủ tịch tỉnh Quảng Trị, hồi làm giám đốc Công ty Xuất Nhập khẩu tỉnh, anh đã nghĩ ra được “mẹo” để tránh sự “tấn công” của các nhà báo quảng cáo. Anh làm một văn bản, bộ tứ công ty ký vào, quy định một năm chỉ làm quảng cáo trên 2 tờ báo vào dịp Tết hay lễ ở báo tỉnh, báo ngành. Anh dán tờ “yết thị” đó lên. Nhà báo tới đành im lặng rút lui!
Có nhiều chiêu làm quảng cáo lắm. Viết một bài ca ngợi thành tích công ty, gọi là “ viết cho”, rồi bắt doanh nghiệp “trả ơn” bằng cái quảng cáo. Kiếm mấy em thật tươi mát, nhận làm hợp đồng, các em sẽ “ngồi lỳ” ở phòng giám đốc suốt buổi, giám đốc ngán quá phải “ ký”, hoặc các em sẽ “chiều chuộng”,” liếc mắt đưa tình” giám đốc để được cái quảng cáo. Tiền chùa mà, mất gì! Đã có thư tố cáo ông giám đốc M. chi cho cô bồ nhí là ”phóng viên quảng cáo” của tờ báo nọ trong mấy tháng hơn 400 triệu đồng quảng cáo. Ở tỉnh nọ, các nhà báo tỉnh gọi đi làm quảng cáo là “ đi đọc lệnh”. Có nghĩa là cứ đến doanh nghiệp bắt giám đốc ký, vì giám đốc nào cũng có “gót chân A-Sin” mà nếu tiết lộ lên báo là gay! Hoa hồng cho người làm quảng cáo từ 30 % có báo chi trả 40, 45%, nên có nhà báo từ xe đạp “chân co chân duỗi”, vào nghề chỉ mấy năm làm quảng cáo đã xây được nhà bốn lầu, mua xe hơi… Thế là Tòa soạn báo thành cơ quan đi... đánh quả quảng cáo! Đó là tham những chứ gì nữa!


Chuyên đề... “lừa” ?!

Hiện nay có rất nhiều tờ báo, tạp chí, cũng gọi là cơ quan báo chí với đủ ban bệ, nhưng không bao giờ làm báo cả! Thế họ sống bằng gì ? Xin thưa: bằng việc xuất bản các “chuyên đề… lừa”. Qua tìm hiểu nhiều báo, tôi biết cách làm của họ như sau. Chạy xin giấy phép, đặt tên thật oách, kiểu “Tiềm năng đầu tư của tỉnh…”, hay” Tỉnh…rải thảm đỏ mời các nhà đầu tư”…, Phóng viên trang bị máy ảnh kỹ thuật số xịn, đeo hai ba cái trước nực, tay xách laptop kè kè, để lòe thiên hạ. Rồi ông Tổng biên tập lên xin ông Thứ trưởng, Bộ trưởng cái thư gửi cho Bí thư, chủ tịch các tỉnh, đề nghị phối hợp làm chuyên đề “ giới thiệu tiềm năng đầu tư của địa phương” hay lễ hội, festival v.v.. Các tỉnh nghe nói “đầu tư nước ngoài” mừng lắm, vì đây là mốt mà! Ông TBT mới tán thêm là “tờ báo của mình in song ngữ, phát hành đi hơn trăm nước trên thế giới, ti-ra hai triệu bản”. Thế hợp đồng làm “Chuyên đề về tiềm năng kinh tế, mời gọi đầu tư của tỉnh X” được ký.


 Ngoài việc tỉnh chi số tiền in ấn lên tới hàng trăm triệu đồng, chủ tịch tỉnh còn ký công văn “bắt“ hàng trăm doanh nghiệp mạnh trong tỉnh tham gia quảng cáo, mỗi doanh nghiệp 15 – 20 triệu đồng. Sau đó họ thuê người viết bài, chụp ảnh, dịch, cộng thêm trích đoạn nghị quyết tỉnh, bài phỏng vấn kèm ảnh ông bí thư, chủ tịch in trang đầu, thế là được cuốn “chuyên đề” dày khoảng 100 trang, in song ngữ Việt - Anh. Người viết bài này cũng đã từng được thuê viết bài “tiềm năng…” như vậy. Họ chỉ in 700 bản, nộp lưu chiểu, báo biếu 200 bản, còn 500 bản mang về bán lại cho tỉnh với 150 ngàn / 1 cuốn (đã bỏ tiền ra in rồi lại phải bỏ tiền ra mua!). Chỉ một “chuyên đề... lừa” như vậy, tòa báo đã kiếm được vài tỷ đồng ngon ơ! Có tòa soạn đã lần lượt làm được 61 chuyên đề tỉnh, hàng chục chuyên đề ngành, nhưng chẳng mang lại cho xã hội ích lợi nào! Những tờ báo như vậy không bao giờ xuất hiện trên thị trường, cũng không ai đặt mua qua bưu điện! Đó là tham nhũng chú gì nữa!

Có một loại sách… để trên bàn cho vui!

Người biết bài này thường thấy trên bàn làm việc của ông bạn giám đốc DN một chồng sách lớn, cuốn nào cũng dày cộp. Đó chỉ là “ sách… quảng cáo” do đủ loại Nhà xuất bản và cơ quan báo chí ấn hành.! Cuốn nào cũng có tên gọi thật kêu. Ví dụ như Từ điển doanh nghiệp Việt Nam, Cẩm nang doanh nghiệp Việt Nam, Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, Hàng Việt Nam chất lượng cao, Doanh nhân vàng thời mở cửa.v.v..Tôi hỏi ông bạn: Sách này để làm gì? Ông trả lời: Để trên bàn cho.. vui! 


Cứ một doanh nghiệp một trang giới thiệu rất đơn giản: tên doanh nghiệp, địa chỉ, điện thoại, Fax, ảnh trụ sở cơ quan, ảnh giám đốc v.v. cuốn gọi là “Cẩm nang doạnh nghiệp” chỉ có 500 trang, nghĩa là chỉ 500 DN, trong lúc đó ở nước ta có gần 500.000 doanh nghiệp? Thế thì “từ điểm”, “cẩm nang“ cái nỗi gì! Nhưng mà làm được 500 trang quảng cáo đóng thành “sách” ấy, tòa soạn báo đã thu được 2,5 tỷ đồng doanh thu (5 triệu đồng / trang, chưa tính 3 trang bìa 4, 3,2, mỗi trang từ 20 – 50 triệu đồng), trừ chi phí hoa hồng, tiền chế bản màu, in ấn, còn lãi ròng cả tỷ đồng! Bởi thế mà rất nhiều báo, nhà xuất bản năm nào cũng làm “Sách... quảng cáo” với nhiều tiêu chí khác nhau, nhưng tất cả cuốn sách ấy đều không giúp ích được gì cho doanh nghiệp trong kinh, chiếm lĩnh thị trường. Đó là tham nhũng chứ gì nữa!

Vĩ thanh
Tôi không bao giờ phản đối việc quảng cáo trên báo chí. Vì quảng cáo càng nhiều chứng tỏ nền kinh tế càng phát triển. Nhưng quảng cáo theo kiểu “đi xin”, “ đi đọc lệnh”, hay “làm chuyên đề”, “sách... quảng cáo”... theo hình thức “lừa đảo” đã kể ở trên là làm khổ doanh nghiệp, là báo hại nền kinh tế đất nước. Các tòa soạn báo ơi, nhà báo ơi, tiền báo thu được từ quảng cáo đó là tiền thua lỗ của các doanh nghiệp cả đấy. Đây là một hiện tượng không lành mạnh nhưng rất phổ biến của báo chí hiện nay. Đề nghị các cơ quan chức năng có biện pháp giúp các báo nâng cao chất lượng bài vở sống được bằng nghề làm báo của mình!


Đếm tới tới ...

27/05/2013 -> 19/06/2013 = 24 ngày

Chờ coi coi ...

-----------

Không ăn chi đâu
Hai bốn ngày rồi
Ôi đời vì sao ?
Người tù kiên cường

Vì yêu thương anh
Nhiều người hiệp nhau
Đồng hành chung lòng
Đòi quyền tù nhân

Biết ra sao đây?
Đời tù lương tâm
Dù không tội tình
Một mình hy sinh

Xử sao cũng xong

Pháp quyền đảng trị
Luật nhiều như rừng
Tình người mong manh

Có không slogan ?
"Xã hội văn minh
Dân chủ công bằng"
Người chờ bao năm ???

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013

Từ mới (mới toỏng) : "" Blogger đen"" ?



 "" Blogger đen"" là dành cho blogger bị bắt, blogger bị bắt sẽ được dành cho mỹ danh "" Blogger đen "" và rất nhiều "lời hay ý đẹp" khác .

Nguồn :

 1) Nguyentandung.org: Phạm Viết Đào Lạm Dụng Quyền Tự Do Dân Chủ Để Chống Phá Nhà Nước của Hoàng Đức Tâm.
2) Nguyen tan dung.org: PhạmViết Đào Là Ai? của Bạch Dương.




Ghi chú : Nhớ bịt mũi kẻo bị "tán xạ mùi " ! (chuẩn bị sẳn tư thế đằng sau quay, một đi không trở lại, bởi lỡ sa vào ma trận này sẽ thấy dư luận viên lý luận khó ngửi lắm -  )



---------

(trích :  Huỳnh Ngọc Chênh - http://danluan.org/tin-tuc/20130616/dieu-258-qua-toi-nghiep-cho-tu-do-dan-chu

Điều 258: Quá tội nghiệp cho Tự Do Dân Chủ 
 ( bởi có được TDDC miếng nào đâu mà lợi dụng được chứ ?)




... Điều 258 dường như chỉ đi theo một chiều là nhắm vào những cá nhân xâm phạm đến lợi ích của đối tượng là Nhà nước, tổ chức đảng và các cán bộ cao cấp. Đến nay, chưa thấy có chiều ngược lại là: Cơ quan Nhà nước, các tổ chức đảng, cán bộ cao cấp bị đưa ra tòa vì tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích cá nhân.

Các cá nhân bị các cơ quan truyền thông nhà nước xâm phạm lợi ích qua việc vu khống và bôi nhọ danh dự đang mỏi mòn kiện tụng nhưng chưa vụ nào được các cơ quan tư pháp thụ lý. Có thể đơn cử ra một số vụ:

    - Đài TH Hà Nội vu khống và bôi nhọ các nhân sĩ trí thức đi biểu tình chống Trung cộng.
    - Báo, đài Hà Nội vu khống và xâm phạm đời tư chị Bùi Hằng, đời tư của LS Cù Huy Hà Vũ
    - Báo Công An TP HCM đăng bài vu khống vị nữ luật sư thuộc luật sư đoàn TP HCM tiếp xúc với LS Cù Huy Hà Vũ trong đêm ông bị bắt là gái mãi dâm.

 - Còn các trang blog bậy bạ đang mở ra nhan nhãn, được cho là của các dư luận viên, thì tha hồ chửi bới, văng tục, vu khống, đe nẹt, hăm dọa các nhân sĩ trí thức tiến bộ, các blogger và các người biểu tình yêu nước mà không thấy cơ quan luật pháp nào đụng đến. Có những trang mang hẳn tên các lãnh đạo Nhà nước nữa đấy, như: Nguyentandung, Truongtansang, tusangnhamhiem...


Ngược lại, hai blogger Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào bị bắt rất nhanh chóng và rất khẩn cấp.


------

Bàn về điều 258 của Bộ luật hình sự hiện hành
Hà Huy Sơn


Thời gian gần đây đã có một số người bị cơ quan điều tra bắt, khởi tố theo điều 258 của Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Trước đây hai năm, tôi có làm người bào chữa cho một thân chủ ở Cần Thơ đã bị kết án vì điều 258. 


Nhận thấy điều 258 có một số điểm hạn chế, tôi đã có ý định kiến nghị với Ủy ban Thường vụ Quốc hội để yêu cầu giải thích điều luật này. Vì trước đó tôi đã có một số kiến nghị với Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích một số điều luật nhưng vẫn chưa nhận được hồi âm nên tôi xin bày tỏ ở bài viết này với những người quan tâm.

Điều 258. 


Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân

 1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.


2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.


Thứ nhất:


Điều 258 quy định không rõ ràng, nó dễ bị áp dụng sai do vô ý và lạm dụng do cố ý. Nội dung không thể hiểu bằng một cách duy nhất, rõ ràng theo định lượng, mà việc hiểu điều luật này chủ yếu là do cảm tính vì nó không có khuôn khổ giằng buộc.

Thứ hai: 


Việc áp dụng điều 258 trong thực tế, các cơ quan tiến hành tố tụng thường vi phạm nguyên tắc bắt buộc của Bộ luật tố tụng hình sự là phải chứng minh hậu quả do tội phạm gây ra cho đối tượng bị hại là nhà nước, tổ chức, công dân. Chính vì nội dung không rõ ràng của điều luật nên các cơ quan điều tra có tài thánh cũng không định lượng được thiệt hại do tội phạm gây ra và rồi đến Viện Kiểm sát và Tòa án cũng phải lờ đi vi phạm nghiêm trọng đó của cơ quan điều tra.

Thứ ba: 


Cho đến nay nhiều quyền tự do dân chủ của công dân đã được quy định trong Hiến pháp năm 1992 nhưng đến nay đã hơn hai mươi năm chưa được luật hóa. 

Điều đó có nghĩa nhiều quyền tự do dân chủ của công dân chưa có quy định như thế nào là cấm vậy thì làm sao nói là lợi dụng? Trong khi nguyên tắc chung của pháp luật là: “Công dân được làm những gì nhà nước không cấm, nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép”. Thực trạng này thì ai là người đang vi phạm pháp chế của một nhà nước pháp quyền?

Thứ tư: 


Về nội dung ngữ nghĩa của điều luật “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” thể hiện sự mâu thuẫn.

 Đã là quyền của công dân thì đương nhiên công dân được phép được sử dụng trong mọi giới hạn không gian, thời gian của pháp luật và nhà nước có nghĩa vụ phải đảm bảo các quyền ấy.

Là quyền thì không thể là tội, là tội thì không thể là quyền. 

Không thể vừa là quyền lại vừa là tội. 

Đây chính là sự lập lờ, không rõ của điều 258.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo pháp luật quy định có chức năng giải thích luật phải có văn bản hướng dẫn điều 258.

Theo quan điểm cá nhân, tôi cho rằng: Để hiện đại hóa đất nước, vấn đề trước cả văn hóa truyền thống, giáo dục, y tế… là việc xây dựng một nhà nước pháp quyền thực sự. 


Cần xây dựng một văn hóa pháp luật, tôn trọng chính các nguyên tắc pháp luật chung do chính nhà nước đặt ra.

Hà Nội, ngày 17/06/2013


H. H. S.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

Dễ thôi mà :)))

- Tiến sĩ Lê Đăng Doanh

Khoa học thông tin đã chứng minh sự lừa đảo liên quan đến bất đối xứng về thông tin. Bên lừa biết bản chất, giá trị của món hàng nhưng không cung cấp thông tin cho người mua, người mua cũng không có khả năng kiểm chứng chất lượng hàng hóa mà mình mua tại thời điểm mua hàng. Khi mua rồi mới té ngửa ra là “nói vậy mà không phải vậy” thì đã muộn.


------------

Muốn không bị muộn ( bị té ngửa ra là “nói vậy mà không phải vậy”) thì cũng dễ thôi , lẽ nào lại cứ để tại/bị : " Ngu hoài được hoài " ?

- "ĐỪNG NGHE ..... MÀ HÃY NHÌN CHO THẬT KỸ .... "
(Câu nói lịch sử của cố TT. VNCH  NVT )

Tự do báo chí kiểu Việt Nam * :)))












Thêm một lần nửa, thiên hạ được nhĩ mục quan chiêm kiểu tự do báo chí ở nước Việt gian **

Nguồn: http://giangnamlangtu.wordpress.com/ 

 .....  Dùng exif soi cái header thì lòi ra profile ảnh này: tạo vào “2012:01:25 03:41:57″, có nghĩa là hơn 1 năm rưỡi trước. Hoá ra ông Cù Huy Hà Vũ “tuyệt thực” đã 1 năm rưỡi rồi à? Ha ha ha.

--------------


*  Tham khảo : http://www.phamdoantrang.com/2013/06/tu-do-bao-chi-kieu-viet-nam-ky-1.html
**  nước Việt gian : http://zung.zetamu.nethttp

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2013

Chó hóa (Chó hùa) ? Giết một con người quá dễ vậy sao ?


Google search : Trộm chó + bị đánh chết 


Hổng lẽ nào nhờ sống dưới thiên đường XHCN qua hơn 8 thập kỷ mà giờ một số người dân xứ Nghệ nước bắc trở nên ... chó hóa (hóa chó) ???

-Mặt khác, chẳng biết sao bây giờ ở nông thôn miền bắc, số thanh niên nông thôn là con nghiện lại nhiều khủng khiếp luôn, toàn là thấy ... đám ma của thanh niên chết trẻ vì nghiện ngập, vì sốc thuốc!

Thứ Năm, 13 tháng 6, 2013

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

Cân não




Cân não để cân bằng công lý 

Thêm một lần ngưỡng mộ và khâm phục ý chí của một người tù không tội khác, rất đặc biệt và không tầm thường .

Chỉ hy vọng những kẻ tầm thường khác, không cố tình làm thêm những điều tầm bậy .

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

Chủ quan :))

 Nhân đọc bài " Ngu hơn lừa"

Ai nói ông nghị Phước ngu là lầm to, ổng khontome đó chớ !
Ổng đóng nhầm vai : ổng là nghị của đảng chớ có phải nghị của dân đâu ? Toàn đi ngược quyền lợi của dân :)))
 
( Chỉ  có điều là ổng quá ninh nặng mà lại bi sắc nên phải lập luận tào lao bí đao, hehehe  :))

Ngôn ngữ kỳ cục quái đản nhất thế giới ... :)))



Có 3 mức độ tín nhiệm :

Tín nhiệm cao = Tín nhiệm (?)
Tín nhiệm = Tín nhiệm thấp (?)
Tín nhiệm thấp = Không tín nhiệm (?)


hehehe  :)))

------

1. Lấy ý kiến trong phạm vi nhỏ, đối tượng được quyền bỏ phiếu là quốc hội gồm các vị đảng biểu chứ không phải đại biểu, bởi vì không được nhân dân tín nhiệm (quốc hội của đảng, do đảng, vì đảng ) = sai biệt cao nhất
2. Lấy ý kiến trong phạm vi rộng trên cả nước  = sai biệt thấp
3. Lấy ý kiến trong toàn thể cộng đồng nước VN (nước VN là của người VN ) = sai biệt ít nhất và sẽ bị hạn chế, sàng lọc hết mức.

Ông Hạ Đình Nguyên lại tào lao bí đao :)))

TÂM SỰ CỦA NGƯỜI KHÔNG QUEN BIẾT GỞI TÙ NHÂN CÙ HUY HÀ VŨ: THÀ BỊ GIẾT CHẾT, CHỨ KHÔNG “TỰ CHẾT”
Hạ Đình Nguyên

http://boxitvn.blogspot.com/2013/06/tam-su-cua-nguoi-khong-quen-biet-goi-tu.html



* Ông HĐN đã đánh đồng và đánh tráo 2 khái niệm " tù nhân" hoàn toàn khác nhau ( ông đang tranh thủ tự quảng cáo chăng (? :)) và cố ý tuyên truyền vu khống một cách xấu xa (thiếu căn cứ )...

(Tôi nghe nói về những cách tra tấn, cách giam cầm hết sức khủng khiếp của chế độ Miền Nam vào thập niên 1955-1965).... 

Nếu như ông đã xem/nghe " Thiên hồi ký Thép đen", của tác giả Đặng Chí Bình , thì ông sẽ thấy được loài quỷ khác loài người ở chỗ nào ? ... Hic!

------

1. Ông Cù Huy Hà Vũ là tù nhân lương tâm, là một người tù không tội. Nhưng lại bị đối xử hà khắc không đúng luật thi hành án hình sự của chính nhà nước CHXHCNVN.

2. Ông ấy không hề phạm tội phản bội Tổ Quốc, không hề phạm vào nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia . Không hoạt động chống phá Tổ Quốc và nhân dân của mình. 

(Không phải phạm tội tương tự như những người tù chính trị phạm do tham gia MTGPMN để tổ chức và thực hiện các hoạt động chuyên nghiệp khủng bố phá hoại ,chống nhân dân, và chống chính quyền Miền Nam VN.)

3. Mặt trận Giải phóng Miền Nam VN là một tổ chức láo toét, chuyên hoạt động nhằm khủng bố hoặc phá hoại sự sống yên lành của nhân dân miền Nam VN, mà người dân miền Nam VN chẳng ai biết, chẳng ai hay, dĩ nhiên cũng chẳng ai công nhận , ngoại trừ CS - người cha đẻ ra nó, và những người theo nó làm hại đất nước, làm khổ nhân dân : những kẻ ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản .

Từ ngày 30/4/1975 mới thấy công khai nổi đình đám ì xèo rồi ... tịt tuốt. 

Những kẻ chuyên nghề đi gạt người mà rồi vẫn còn bị người khác gạt lại, đó mới đau điếng à  :))) 
Nhưng ngẫm ra, đau nhất vẫn là ... thằng dân (bị họ coi là ) ngu quá lợn 

hahaha... hahaha ... đúng mà không đúng ...

Câu chuyện “Bụi Đời Chợ Lớn” – Kịch bản nào phản ánh chân thực cuộc sống?
.... Jonny không biết rằng có quả bom nổ chậm đã cài sẵn cho BĐCL, đáng ra phải tháo cái kíp nổ đó ra: chỉ cần sửa bối cảnh phim BĐCL ngay trước khi bấm máy cho lui về trước 1975 là ok.  (hahaha   :)))
Thương thay những nghệ sỹ, anh hùng màn bạc. Họ bỗng dưng chẳng khác gì những chú cừu non trong cuộc đời thực, quá ngây thơ, thậm chí ngây ngô.

Nguồn: FB Gladiatore Anarchia


-------------
Đúng : Kịch bản sửa lui về trước 1975 sẽ phù hợp với gu của ban tuyên giáo, phù hợp mục đích tuyên truyền định hướng chính trị, tư tưởng ( ta tốt, địch xấu) ... OK là phải thôi :))

 Không đúng : Cuộc sống giai đoạn trước 1975 không hề có những vụ thanh toán do ân oán tình thù , giết người rùng rợn như các vụ cướp, giết , hiếp mang đầy rẫy tính bạo lực mất nhân tính như từ sau 1975 cho đến hiện nay.

- Bạo lực, khủng bố, giết người hàng loạt : ám sát, thủ tiêu, gài mìn, đặt bomb, pháo kích, tổng công kích, tổng nổi dậy .v.v..  giai đoạn trước 1975 trong nội thành SG- CL đều có nguồn gốc từ ... CS & VC  !!!

Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013

Nhìn lại Việt Nam mình giờ mà nẫu cả ruột ....

Đất nước giờ đến nông nỗi như thế, chẳng qua chỉ vì đã có quá nhiều người khôn quỷ mà lại còn ... ác như quỷ ! (Hết khôn thì dồn đến dại ) - Thành phần chính trị cơ hội này quá tham lam tàn độc  :((


Khi nào người ta mới cần thiết sử dụng phép ngụy luận ?


Một bài viết hay, lý luận chặt chẽ  :))

-----

http://www.phamdoantrang.com/2012/07/nguy-bien-chong-len-nguy-bien.html

Ngụy biện chồng lên ngụy biện

 Trong vài ngày qua, trên cộng đồng Facebook có lan truyền một bài viết với nội dung chỉ trích việc phát động biểu tình là “lợi dụng lòng yêu nước”. Xét thấy bài viết phạm quá nhiều lỗi lập luận, tôi xin được dành entry sau đây để phân tích về sự ngụy biện, phi logic của nó.

Điều đầu tiên và thông điệp cuối cùng tôi muốn nói trong khuôn khổ entry này, là sự cần thiết phải tôn trọng quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt của công dân. Do vậy, mặc dù entry nhằm chỉ ra các lỗi ngụy biện của tác giả, nhưng tôi hết sức tôn trọng quyền của tác giả được bày tỏ ý kiến về các cuộc biểu tình ở Việt Nam. Cũng cần nói thêm, không phải không có những điều tôi đồng ý và chia sẻ quan điểm với tác giả, nhưng đó là chuyện nằm ngoài bài viết dưới đây.

* * *

“Thứ nhất, động thái khiêu khích vừa rồi của Trung Quốc nằm trong chuỗi các động thái với mưu đồ độc chiếm biển Đông và “nắn gân” các nước có tranh chấp rất tinh vi. Tuy nhiên, cách thể hiện sự khiêu khích của Trung Quốc chỉ là những lời tuyên bố. Theo thông lệ Quốc tế, hành xử của Việt Nam trước sự khiêu khích này không thể nào khác hơn ngoài những tuyên bố phản đối của các Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và Nhà nước ta đã thực hiện đúng với những gì cần làm”.

 
Tất nhiên là trong những sự biến vừa qua, (thật may mắn mà) sự khiêu khích của Trung Quốc (mới) chỉ là những lời tuyên bố. Và chúng ta cũng cần hiểu là, từ trước đến nay, ngay cả khi Trung Quốc có những hành động khác xâm hại đến lợi ích Việt Nam, mà vì một lý do nào đó mà truyền thông Việt Nam không đưa tin, thì chúng ta cũng đâu có biết. Sự thực rất có thể là nghiêm trọng hơn dư luận tưởng nhiều, và ngược lại, cũng có thể là nhẹ nhàng hơn nhiều – đến nỗi chúng ta rất khó có thể khẳng định “sự khiêu khích của Trung Quốc chỉ là những lời tuyên bố”. Khi không được cung cấp thông tin đầy đủ, minh bạch, mọi khẳng định về động thái của Nhà nước (dù là Việt Nam hay Trung Quốc) đều có thể là võ đoán. (Tức là không hiển nhiên đúng :)

Trên thực tế, Trung Quốc đã từng có những hành động thật sự xâm hại đến lợi ích của Việt Nam trên Biển Đông, chứ không dừng lại chỉ ở tuyên bố. Cắt cáp tàu Bình Minh 2, gây rối cáp tàu Viking 2, bắt giữ ngư dân Việt Nam… là các ví dụ rõ ràng.

Biểu tình là do người dân muốn thể hiện ý nguyện yêu nước của mình trước hiểm họa lãnh thổ bị xâm phạm. Ở đây chưa cần bàn là Nhà nước đã làm kịp thời tất cả những gì cần thiết về phía Nhà nước hay chưa, mà đơn thuần là một số người dân muốn thể hiện quan điểm phía mình. Hai chuyện này độc lập với nhau, và có thể thực hiện song song, không ai ngáng chân ai cả.

“Trung Quốc tuyên bố lập "thành phố Tam Sa" ở cấp vùng (Trung Quốc từng có ý định lập thành phố Tam Sa ở cấp huyện, nhưng sau đó hủy bỏ quyết định trắng trợn này) nhằm quản lý các quần đảo trên Biển Đông, ngay lập tức, lãnh đạo Khánh Hòa và Đà Nẵng lên tiếng phản đối Trung Quốc, khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không tách rời của Việt Nam. Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng kịch liệt lên án việc Trung Quốc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa"”.

Xin tác giả lưu ý: Trung Quốc là một quốc gia, tuyên bố thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” là tuyên bố của một chính quyền trung ương. Còn Khánh Hòa và Đà Nẵng là hai tỉnh của Việt Nam. Tuyên bố của hai địa phương này, xét về mặt quốc tế, là không đủ sức đại diện, không “ngang tầm” chính quyền Trung Quốc. Chỉ có Bộ Ngoại giao (trở lên) mới có tiếng nói tương đương đối phương, ở trường hợp này. Ngoài ra, còn một cách khác là nhân dân Việt Nam cùng thể hiện ý chí phản đối, chẳng hạn thông qua việc biểu tình.

“Như vậy là đã rõ, hành động của Trung Quốc cũng chỉ là hành động khiêu khích bằng tuyên bố của 1 đơn vị kinh tế của Trung Quốc”.

Nhưng đơn vị kinh tế đó là một doanh nghiệp nhà nước, chứ không phải là một công ty tư nhân. Trong mô hình kinh tế của Trung Quốc và Việt Nam thì doanh nghiệp nhà nước bao giờ cũng gánh vác nhiệm vụ chính trị và chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Tuyên bố của “một đơn vị kinh tế” trong trường hợp này không đơn giản chỉ là của một công ty. Bản thân ông Đỗ Văn Hậu, Tổng Giám đốc của PetroVietnam, cũng đã khẳng định: “Việc làm này chắc chắn là có sự tham gia, đồng ý của Chính phủ Trung Quốc”(Hẳn nhiên rồi)

 

“Phản ứng của Chính phủ Việt Nam là hoàn toàn kịp thời, đúng quy định và hiện nay cũng chẳng có và sẽ chẳng có bất cứ công ty nước ngoài nào nhận lời mời thầu phi pháp trên của Trung Quốc”.

Có thể tác giả đúng mà cũng có thể sai hoàn toàn (tức là tác giả đã nói không có căn cứ ) – lập luận như thế này đơn giản là không đủ thuyết phục. Nếu trình bày như tác giả, rằng “sẽ chẳng có bất cứ công ty nước ngoài nào nhận lời mời thầu phi pháp trên của Trung Quốc”, thì chỉ là một khẳng định chủ quan. Thêm nữa, cứ giả sử là sẽ không có công ty nào nhận lời mời thầu của Trung Quốc, thì cũng lấy đâu ra căn cứ để nhận định họ không nhận lời vì họ cho như thế là phi pháp hoặc vì họ thấy “Chính phủ Việt Nam phản ứng hoàn toàn kịp thời, đúng quy định”?

Nếu muốn chứng minh, có lẽ tác giả nên sử dụng những lập luận vững chắc hơn, ví dụ chỉ ra rằng trong lịch sử dầu khí quốc tế, các công ty không có tiền lệ khai thác ở những vùng còn trong trạng thái tranh chấp. Và cũng cần phải xác định rõ rằng, ngay cả việc Trung Quốc biến một địa điểm hoàn toàn nằm trong thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam thành “vùng tranh chấp”, nếu chuyện này xảy ra, cũng là một thành công của Trung Quốc, và rất nguy hiểm cho Việt Nam. Giả sử hậu quả xảy ra sau hành động mời thầu 9 lô dầu của Trung Quốc, là nhiều công ty dầu khí quốc tế tưởng rằng khu vực này là vùng biển tranh chấp giữa Việt Nam với Trung Quốc, thì lúc đó, ta có thể nói rằng tác giả đã “mất cảnh giác” không?

Không có gì đảm bảo rằng “sẽ chẳng có bất cứ công ty nước ngoài nào nhận lời mời thầu phi pháp trên của Trung Quốc”. Đó là chuyện của tương lai, không thể khẳng định vô căn cứ như vậy. Muốn đảm bảo được điều đó, ít nhất cũng cần phản ứng đồng bộ của Nhà nước và nhân dân, mà biểu tình như một hình thức “ngoại giao nhân dân” là rất quan trọng (đánh động dư luận trong nước, quốc tế - xem thêm những phản ứng của Trung Quốc về vụ này).

Mặt khác, như đã nhiều lần được chứng tỏ, phản ứng của Nhà nước tỏ ra chậm hơn nhiều so với phản ứng của công luận (nhân dân), và phản ứng của nhân dân khiến Nhà nước có tư thế hơn trên bàn đàm phán. Đó là sự cần thiết của “ngoại giao nhân dân”.

“Hành động xuống đường phản đối có cần thiết hay không? (Dĩ nhiên là cần quá đi chứ, theo như các phân tích trên  ?) Những người yêu nước xuống đường chung với những gương mặt “thích biểu tình”, thích quấy rối và nhiều gương mặt “có vấn đề” với Chính quyền có đạt được đúng mục đích ban đầu của lời kêu gọi hay là mục đích khác? Đó chính là sự lợi dụng lòng yêu nước”.

Đây không gọi là một lập luận, vì nó chủ quan, chụp mũ, và tất nhiên, hoàn toàn vô căn cứ. Tác giả sử dụng bằng chứng nào để cho rằng tồn tại những gương mặt thích biểu tình, thích quấy rối? Cứ giả sử rằng có những nhân vật như thế, thì tác giả cũng phải làm một nhiệm vụ rất nặng nề: Chứng minh. Bằng chứng, bằng chứng và bằng chứng.

Gương mặt nào “có vấn đề” hay quấy rối, vi phạm pháp luật thì chính quyền cứ việc xử lý họ (nếu họ có hành vi như vậy). Không thể đưa ra một tình huống giả định để đánh giá xấu một hành động được tiến hành với mục đích tốt.

Ở đây tác giả cũng cần thận trọng để tránh lỗi ngụy biện “Spot Light” (Ánh đèn sân khấu) khi mặc định rằng tất cả các thành viên của một nhóm nào đó đều giống như những thành viên thu hút sự chú ý của truyền thông nhất. Tránh lỗi “Slippery Slope” (Cái dốc trơn) khi suy bừa từ một hiện tượng này sang một hiện tượng khác, không kèm theo căn cứ nào.

Cũng cần phải thừa nhận rằng, mọi cuộc biểu tình đều khó mà có cái gọi là “mục đích thuần nhất, trăm người như một”. Bản chất của xã hội loài người là đa nguyên, hay diễn đạt một cách nhẹ nhàng hơn, đa dạng về tinh thần. Không ai giống ai cả, và trong 100 người cùng tham gia một cuộc biểu tình với mục đích xác định trước là A, vẫn có thể có 10-20 người ngoài A còn có thêm mục đích B, hoặc chỉ có mục đích B. Phần đông đi biểu tình vì tinh thần dân tộc, vì yêu nước, vì ghét bá quyền Trung Quốc. Nhưng vẫn có thiểu số đi vì những lý do khác: đi để chụp ảnh, đi để quan sát, trải nghiệm, thậm chí không loại trừ việc đi… cho vui, mấy khi ở Việt Nam có dịp tụ tập đông người.

Và chúng ta đừng quên rằng cũng có những người muốn thu hút sự chú ý của dư luận đến vấn đề riêng của mình hoặc của tầng lớp nào đó trong xã hội, mà họ không có điều kiện lên tiếng ở những nơi khác. Do đó, họ buộc lòng phải tìm đến một sự kiện gây chú ý, để làm cho tiếng nói của mình được lắng nghe. Chúng ta có thể không thích cách họ “tận dụng”, “lợi dụng” biểu tình cho mục đích riêng, lợi ích riêng. Nhưng không thể chỉ trích, lên án họ, nhất là không thể coi họ như một loại người đáng ghét, phải cách ly khỏi các hoạt động xã hội, nơi tụ tập đông người. Có chăng, phải nhận thấy xã hội Việt Nam rất cần một cơ chế để mọi thành phần trong xã hội đều được cất lên tiếng nói. Đó là: tự do báo chí, tự do lập hội, tự do biểu tình, tự do tổ chức họp báo/ hội thảo/ sự kiện/ viết blog (có thể gọi chung là quyền tự do biểu đạt/thể hiện chính kiến).

“Thứ hai, kết thúc cái gọi là biểu tình, tuần hành ôn hòa, tôi lướt qua hàng chục trang web: nổi bật lên không phải là sự thỏa mãn của lòng yêu nước chính đáng mà là sự hả hê của những tổ chức, cá nhân khi đã tập hợp được một lượng người cần thiết xuống đường để cho thấy “Chính quyền, công an phải vất vả”, để cho thấy những tổ chức, cá nhân đó có thể hiệu triệu được mọi người, để có thể “tập dần thói quen phản kháng của người dân với chính quyền”.

Ở đây có một thực tế, là có những người biểu tình (không biết thuộc “phái” nào, nếu như có tồn tại cái gọi là “phái”) có lồng ghép nội dung bày tỏ sự bất mãn, hay nói cách khác, sự không đồng tình với chính sách ngoại giao của Nhà nước. Họ có thể cho rằng Nhà nước cư xử hèn nhát/ kém cỏi trước bá quyền Trung Quốc. Họ có thể đúng, hoặc sai, nhưng việc làm của họ - nếu diễn ra ôn hòa như cách họ đã làm - là không có gì sai cả, và không đáng bị đem ra bêu riếu. Họ có “hả hê”, khoái trá, thì cũng vẫn… chỉ là trên mạng, chứ họ chưa để xảy ra một vụ bạo loạn, xô xát, hay gây ra thiệt hại vật chất và tinh thần cho ai (chỉ trừ cho cơ quan công quyền, nếu có).

Cơ quan công quyền – cụ thể là công an – có thể ức chế, tức giận, điên tiết đấy, nhưng… vẫn phải chấp nhận. Nghe ra thì có vẻ như cơ quan công quyền phải chịu cái nhìn đầy khắt khe và định kiến từ dư luận xã hội, nhưng biết làm sao được, bởi vì đó là nguyên tắc; nguyên tắc ấy nói rằng công an - cảnh sát - an ninh điều tra bao giờ cũng phải là lực lượng gương mẫu, lực lượng đi đầu tuân thủ luật pháp trong xã hội, và luôn phải nhận phần khó, phần thiệt về mình trong quan hệ với nhân dân. Vì lẽ họ là lực lượng có đầy đủ sức mạnh và công cụ để trấn áp, vốn dĩ họ mạnh hơn hẳn nhân dân – nên họ… phải nhường dân. Không phải ngẫu nhiên mà Hồ Chủ tịch từng dạy công an: “Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép”.

Một ví dụ để so sánh: Có một tầng lớp trong xã hội hiện nay cũng bị cộng đồng mạng chỉ trích, lên án gay gắt, là giới báo chí, nhất là “đám phóng viên lá cải”. Các bạn nghĩ sao nếu các nhà báo cũng phản ứng tương tự với dân mạng như công an, tức là đánh, đạp mặt, bẻ tay, bắt bớ, gây khó dễ, gây sức ép buộc thôi việc, mất nhà trọ v.v.? (Hoạt động báo chí hiện nay ở Việt Nam cũng được xem như hoạt động công vụ, bằng chứng là có những nhà báo đã bị bắt vì tội “lạm dụng quyền hạn, chức vụ trong khi thi hành công vụ”). Nói rộng ra, các bạn nghĩ sao nếu trong xã hội, tồn tại những nhóm công dân được cho, và/hoặc tự cho mình quyền xâm phạm thân thể người khác, nhân danh “công vụ”?

“Những bài viết ở các trang web, blog, facebook miêu tả việc bắt bớ, đánh đập, đàn áp, tôn vinh những “ngọn cờ” với những thông tin “thêm mắm, dặm muối”, mô tả những chi tiết (qua lời kể, thậm chí là trí tưởng tượng phong phú của một ai đó) đầy rẫy trên mạng, từ đó những dòng phản hồi (conments) của một số phần tử mang tính bắc cầu (lấy chuyện biểu tình chống Trung Quốc nói sang chuyện chế độ hiện nay, lấy chuyện yêu nước để đả kích Chính quyền, Công an…) tiếp tục xuất hiện, càng nhiều, và cuối cùng kết luận chung của những bài viết này cho buổi sáng hôm nay là “…một chiến thắng của những công dân Việt Nam trên đường phố Sài Gòn, Hà Nội ngày hôm nay”. Bây giờ các bạn đã nhận thấy mục đích chính của những kẻ phát động biểu tình lúc này chưa? Đó chính là sự lợi dụng lòng yêu nước”.

Nếu chính quyền có cách ứng xử thỏa đáng với biểu tình (không đàn áp, không gây khó dễ trong và sau biểu tình, không có những biểu hiện phản cảm như khênh người, xô đẩy, đạp mặt, thóa mạ…) thì không ai có thể xuyên tạc, vẽ rắn thêm chân được. Ở một đất nước bình thường, biểu tình là chuyện hết sức bình thường. Không ai bảo đi biểu tình là “chiến thắng” cả - điều đó chỉ có thể xảy ra ở một quốc gia mà quyền thể hiện ý nguyện công dân đã bị vi phạm tới mức trầm trọng.

Trong lần biểu tình này, những người biểu tình cũng không đề cập đến việc Trung Quốc tuyên bố mời thầu dầu khí như là nguyên nhân chính yếu để họ xuống đường phản đối. Với những người yêu nước, có tinh thần dân tộc chủ nghĩa, thì mục đích của họ là bảo vệ lợi ích quốc gia và phản đối việc một bá quyền láng giềng đe dọa làm thiệt hại lợi ích đó. Họ có thể bị lợi dụng (cứ giả sử như vậy), thì nhiệm vụ của chính quyền (nếu có) là ngăn chặn những hành vi lợi dụng (nếu các hành vi đó có màu sắc bạo lực, đe dọa sức khỏe, tính mạng công dân), chứ không phải… gộp tất cả vào một rọ, ngăn chặn tuốt, theo cái tư duy “cùng một công chặn”.

“Thứ ba, những “ngọn cờ” như Bùi Thị Minh Hằng, Kim Tiến, Huỳnh Thục Vy, Huỳnh Trọng Hiếu, Huỳnh Công Thuận, Juse Lê Duy… nếu đủ tỉnh táo các bạn có thể nhận ra họ là ai và vì sao họ lại luôn hăng hái xuống đường biểu tình bất cứ lúc nào miễn có lý do nào đó. Những “ngọn cờ” ấy, nếu chịu khó tìm đọc trên các trang web (thậm chí là những trang web của các tổ chức phản động khác nhau ở hải ngoại) cũng có thể vạch trần bộ mặt thật của họ”.

Những người trên có thể đã nhiều lần xuống đường vì những lý do riêng (và rất có thể những lý do riêng ấy là đúng đắn), nhưng họ cũng có quyền xuống đường với mọi người vì những mối lo chung của đất nước, dân tộc. Hai việc này không mâu thuẫn, không loại trừ lẫn nhau. Nếu trong biểu tình, họ làm gì trái luật (kích động hằn thù dân tộc, kêu gọi bạo loạn…) thì chính quyền có thể đơn giản là cứ đối chiếu đúng theo luật pháp mà xử lý họ, như đã nói ở trên.

“Những khẩu hiệu, phát ngôn của họ sặc mùi đả kích chính quyền, đả kích chế độ nhưng lại mặc màu áo “bảo vệ biển đảo quê hương”. Chính vì thế, tôi không ngạc nhiên khi thấy những băng rôn kiểu “Hãy hành động xứng đáng tiền thuế của nhân dân”, “đoàn kết dân tộc, tôn giáo…” xuất hiện, thậm chí, tôi còn kinh bỉ kẻ đã viết băng rôn “với hình ảnh Ngọc Trinh mang dòng chữ “đầu hàng Trung Quốc thì cạp đất mà ăn à?”. Đó chính là sự lợi dụng lòng yêu nước”.

Các khẩu hiệu trên cũng không có gì sai trái. Tùy quan niệm, mỗi người có thể thích hay không, nhưng ở đây không có sự vi phạm thuần phong mỹ tục hay là đi ngược lại bất cứ luật định nào.

Biểu ngữ “Hãy hành động xứng đáng với tiền thuế của dân” không hề sai, nó nêu lên một đòi hỏi hoàn toàn đúng và luôn luôn đúng: Chính quyền nào mà chẳng phải hành động xứng đáng với tiền thuế của dân? Riêng biểu ngữ có hình ảnh Ngọc Trinh, người duy nhất có quyền và có đủ tư cách lên tiếng phản đối là Ngọc Trinh, vì cô ấy không phát ngôn như thế. Mặc dù vậy, biểu tình – với mục đích cao nhất là đánh động dư luận, gây sự chú ý của Nhà nước và công luận tới một vấn đề cụ thể nào đó – là lúc để những người biểu tình có thể sử dụng mọi “chiêu trò” giống như marketing để thông điệp của họ được nổi bật. Nghĩa là:

- Họ có thể đi biểu tình nhiều lần, lặp đi lặp lại.
- Họ có thể giơ cao những biểu ngữ kỳ cục nhất mà họ nghĩ ra được, thậm chí kể cả biểu ngữ nêu những điều có tính chất chân lý, luôn luôn đúng, như: “Mặt trời mọc đằng đông, lặn đằng tây”, “Chính quyền phải hành động xứng đáng với lá phiếu của người dân/ với tiền thuế của nhân dân”, v.v.
- Họ có thể đến những địa điểm đông người chứng kiến nhất, vào những thời điểm có đông người tham dự/ quan sát nhất.
- v.v.

Cũng cần hiểu thêm rằng, trong một xã hội, kể cả khi tất cả mọi người đều thấy hạnh phúc, yêu đời, hài lòng với cuộc sống, mà lại có một hoặc một số cá nhân cứ biểu tình hoặc viết báo, viết blog bày tỏ sự bất mãn, cứ chỉ trích chính quyền hèn kém khốn nạn nọ kia… thì những người xung quanh cũng cứ phải tôn trọng, không được phép khinh bỉ, bôi nhọ họ. Đó chính là biểu hiện của sự tôn trọng quyền tự do ngôn luận, vốn dĩ bao gồm cả quyền đồng ý lẫn quyền bất đồng, của đa số cũng như của thiểu số

“Thứ tư, tôi từ Trường Sa về. Suốt 16 ngày ở nơi đầu sóng, ngọn gió của Tổ quốc, tôi đủ kiến thức và sự tự tin để khẳng định với các bạn rằng: Việt Nam chúng ta đang làm rất tốt việc giữ gìn biển đảo quê hương. Chúng ta vẫn tiếp tục khai thác tài nguyên, khoáng sản, vẫn tiếp tục phát triển kinh tế biển để làm giàu cho Tổ quốc mà không có bất cứ kẻ ngang ngược nào có thể cản trở”.
Đây là lỗi ngụy biện “lạm dụng quyền lực” (Appeal to Authority). Nó là kết quả của tư duy sai lầm: Tôi (được) đi Trường Sa, vì vậy tôi có quyền phát ngôn về mọi chuyện liên quan tới Trường Sa, còn các vị không (được) đi Trường Sa thì… trật tự!

Câu nói ấy có thể đúng hoặc sai, vì tác giả không đưa ra bằng chứng nào ngoài tuyên bố chủ quan “tôi đủ kiến thức và sự tự tin để khẳng định”. Nhưng cứ giả sử câu ấy là đúng với thực tế khách quan (factually correct), thì nó lại chẳng ăn nhập gì với câu sau, hay nói đúng hơn, câu tiếp theo đây chẳng ăn nhập gì với nó:

“Vậy thì, thay vì xuống đường, đứng chung hàng ngũ với nhiều thành phần cơ hội, cải lương, phản động… các bạn trẻ nên dành sức lực ấy làm việc có ích cho tổ quốc”.
Việc Việt Nam làm rất tốt nhiệm vụ giữ gìn biển đảo quê hương thì liên quan gì đến việc một bộ phận người dân vẫn cứ xuống đường để biểu tình, nói lên tiếng nói của họ, phản đối Trung Quốc?

“Xét về mặt logic, chuyện Nhà nước lo về chủ quyền quốc gia và chuyện công dân đi biểu tình là hai chuyện khác nhau, không mâu thuẫn với nhau và không triệt tiêu lẫn nhau. Vì vậy chuyện Nhà nước lo không có nghĩa là công dân không được lo, càng không có nghĩa là công dân không được biểu tình. Và chuyện công dân đi biểu tình không có nghĩa là họ không tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước như nhiều người ngụy biện” (trích bài “Về chuyện đã có Đảng và Nhà nước lo” của nhà báo Trịnh Hữu Long).

Vấn đề xuyên suốt bài viết của tác giả này, cũng như rất nhiều bài khác phản đối các cuộc biểu tình, là đặt Nhà nước và người biểu tình trong thế đối lập nhau và thực hiện mọi suy luận trên tiền giả định đó.  Đây là một tiền giả định sai lầm. Nếu đã sai ngay từ đầu như thế, các kết luận thực sự không còn ý nghĩa. (Quá đúng)

“Hãy học thật giỏi, hãy làm việc thật hăng say nhằm có nhiều điều kiện đóng góp công sức phát triển biển, đảo Việt Nam, hãy suy nghĩ cách nào đó để lính đảo bớt cực nhọc giúp họ vững tay súng, cách nào đó để ngư dân bớt khổ giúp họ yên tâm bám biển, hãy đóng góp những gì có thể khi Tổ quốc cần, như vậy chính là yêu nước”. (Đúng, bởi ý tưởng thì tốt nhưng mà cú đá giò lái này lại ... hơi bị đạo đức giả à nha ? bởi cứ nhìn vào thực tế đất nước của nói và lừa sẽ thấy đáp án  :))

Đây là ngụy biện lớn nhất trong bài viết, và cũng rất đặc thù ở các bài viết khác cùng loại. “Dành sức lực ấy làm việc có ích cho Tổ quốc”, “học thật giỏi, hãy làm việc thật hăng say nhằm có nhiều điều kiện đóng góp công sức phát triển biển, đảo Việt Nam”, v.v… không hề mâu thuẫn hay có gì trái ngược với việc thể hiện lòng yêu nước thông qua biểu tình, vì không thiếu người biểu tình trong đời thường và công việc vẫn cống hiến hàng ngày cho đất nước, và bản thân hành động biểu tình của họ cũng đã là một sự cống hiến, thông qua việc ý thức được trách nhiệm công dân.

Lỗi lập luận này có tên gọi là Red Herring (Cá Trích Đỏ), là ngụy biện trong đó một chủ đề không liên quan được đưa ra để đánh lạc hướng chú ý khỏi vấn đề ban đầu. Chủ ý căn bản là để “chiến thắng” trong cuộc tranh luận bằng cách kéo sự chú ý của mọi người khỏi luận điểm đang bàn luận để chuyển sang một chủ đề khác.

“Xuống đường chung “chiến tuyến” với những kẻ cơ hội, góp phần giúp chúng đạt được mục đích hay là suy nghĩ chín chắn để có hành động phù hợp, các bạn hãy tự quyết định”.

 
Tác giả phạm lỗi ngụy biện “Khái quát hóa vội vã” (Hasty generalization). Không phải tất cả những người xuống đường đều là kẻ cơ hội. Không thể vì vài phần tử xấu (không rõ là ai, và tác giả cũng không có bằng chứng để buộc tội một cá nhân nào đó cụ thể là phần tử xấu) mà khái quát rằng cả một tập thể đều xấu, nhất là khi cái gọi là “tập thể” này hình thành mang tính tự phát, không có tổ chức, không có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Ngoài ra, người yêu nước xuống đường không phải là để cùng chiến tuyến với những kẻ cơ hội (nếu có), mà chính đó là một suy nghĩ chín chắn để thể hiện chính kiến yêu nước của mình và thông qua đó, vạch trần bộ mặt những kẻ cơ hội (bất kể có đi biểu tình hay không).
***

Cái đáng lo ngại là một bài viết phạm nhiều ngụy biện (lỗi lập luận) như vậy mà lại có vẻ được nhiều cư dân mạng hưởng ứng, căn cứ số lần chia sẻ nó. Điều đó chứng tỏ rằng, một bộ phận – có lẽ khá đông đảo – cư dân mạng Việt Nam, nhất là các bạn trẻ, không có khái niệm về ngụy biện và không hiểu biết về kỹ năng tranh luận, văn hóa tranh luận tối thiểu.

Vượt ra ngoài bài viết này, nếu các bạn ủng hộ những nhận định mang tính thóa mạ, mạt sát người khác, thì còn đáng lo ngại hơn nữa: Bằng sự ủng hộ đó, các bạn đã thể hiện thái độ tấn công vào quyền tự do ngôn luận, nói rộng hơn là không tôn trọng con người – đồng bào của bạn, đồng loại của bạn.


Đoan Trang

http://www.phamdoantrang.com/2012/07/nguy-bien-chong-len-nguy-bien.html

---------

Nhận xét : 

Đọc qua bài viết của tác giả mà ĐT đưa ra để phân tích, thì thấy dường như tác giả đó mới chính là thuộc phe phái tay tổ giành độc quyền về cái gọi là : " sự lợi dụng lòng yêu nước" (?) .  

Thì đó, bằng những lỗi lập luận liên tiếp - đã được ĐT chỉ ra, ( tức là dùng phép ngụy luận : ngụy biện chồng lên ngụy biện) thì ai ai cũng thấy là còn ai trồng khoai đất này ? Chính tác giả mới là kẻ nhất định không chịu để bất kỳ cho một ai - ngoài mình - được lợi dụng lòng yêu nước :)))

Chứ còn gì nữa ?  :)))