Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

Hòa hợp, hòa giải dân tộc - thật ra là phải nói lời xin lỗi toàn dân. (Và dĩ nhiên là phải tận tâm, tận lực, thiện chí khắc phục hậu quả) . Cuội có thể nói và làm được sao ?

32 nhận xét:

  1. Kể cũng lạ. Thằng điếm thì rất dễ mở mồm xin lỗi. Xin lỗi để "chơi" tiếp.

    Nhưng mà thằng này vừa điếm vừa kiêu, nó quên mất chiêu điếm cổ điển đó.

    Tui cá là nó không bao giờ xin lỗi. Mấy thằng nhà con mà mở mồm xin lỗi, nó giết liền đó. Sĩ diện đảng để đâu.

    Trả lờiXóa
  2. Bởi dzậy.
    Đặt vấn đề HHHG cũng chỉ để lòe ... Nói mãi cũng chỉ có đến thế ...Phải bằng hành động và có thành ý cho người ta thấy .

    Trả lờiXóa
  3.  Kẻ chiến bại     
    Nguyễn Hoài Vân


    Sau chiến bại, khi người ta đã mất hết, thì sự thật sâu xa nhất về chính mình hiển lộ ra. Khi ấy, người bại trận chỉ còn hai chọn lựa : hoặc trả thù, hoặc tái sinh.


    Trả thù là cố giữ lại con người cũ của mình, như thể không gì có thể làm cho nó thay đổi được. Để rồi người ta làm mọi cách để cho đối phương phải trả một giá thật đắt cho những mất mát mà mình đã phải chịu đựng. Trả thù cũng là kéo dài cuộc chiến dưới những hình thức khác, trong điều kiện khác, nhưng chủ yếu vẫn là : duy trì chiến tuyến, giữ vững lằn ranh bạn thù.

    Tái sinh là sống lại một cuộc sống khác, chấp nhận cho « cái tôi » được nhào nặn trong một khuôn khổ mới. Trong cuộc sống mới này, nhiều điểm tựa có thể thay đổi, thí dụ như người ta có thể chấp nhận một quê hương mới, chấp nhận thuộc về một thành phần xã hội mới, hình thành những liên hệ bạn bè mới, trong khi những mối thù xưa dần dần nhạt bóng. Cuộc chiến của thời xưa cũng dần dần thay đổi bản chất để chuyển sang một cuộc đấu tranh sinh tồn trong môi trường mới.

    Thật ra, đó chỉ là lý thuyết. Trong đời thực, những người bại trận đều sống hỗn hợp hai thái độ vừa nêu, trong những chừng mực khác nhau, tùy « thảo trình » tâm lý của mỗi cá nhân.

    Điều quan trọng cho các thế hệ tương lai là : hãy trân trọng học bài học của những người bại trận, mà đừng phê phán cá nhân họ.

     Dù cho họ có chọn lựa thái độ nào đi chăng nữa, thì họ cũng là những con người đã mang một kinh nghiệm sống quý giá. Chính từ kinh nghiệm ấy mà một tương lai tốt đẹp sẽ được thêm cơ hội đâm chồi nẩy mộc, để trở thành cây trái tốt tươi.
    Một điều không thể nào có được trên những phiến đá cẩm thạch của các đài tưởng niệm chiến thắng. Trên đó, chỉ có lạnh lẽo và quạnh hiu...

    Kẻ chiến thắng luôn tự gán cho mình tất cả vinh dự, quyền hành, lợi lộc.

    Họ luôn tìm cách bán sự thành công của họ với cái giá đắt nhất mà họ có thể bán được.

    Nhiều thế hệ sẽ còn tiếp tục phải trả « món nợ » vô cùng to lớn ấy.

    Trong khi đó, người chiến bại chỉ có một gia tài đầy khổ đau, sẵn sàng cống hiến cho những ai biết dùng đến. Kinh nghiệm sống của họ là một món quà, tặng không cho những thế hệ tương lai. Kể cả, trong nhiều trường hợp, vì sự chiến bại của mình, họ đã bị loại khỏi cộng đồng dân tộc.

    Vũ khí vẫn còn trong tay kẻ chiến thắng, để bảo vệ tư thế và những lợi lộc đã mà họ đã đoạt được.

    Trong khi đó, người chiến bại đã buộc phải giã từ vũ khí. Và, khi vũ khí đã rời khỏi bàn tay, thì chỉ còn bàn tay, sẵn sàng nắm lấy những bàn tay khác...

    Nguyễn Hoài Vân29 tháng 4 năm 2012

    Trả lờiXóa
  4. Phỏng vấn Huỳnh Nhật Hải, Huỳnh Nhật Tấn 
    Làm cách mạng không phải để dựng nên một nhà nước độc tài Tháng 4 28, 2012 Phạm Hồng Sơn thực hiện pro&contra: Hai anh em, ông Huỳnh Nhật Hải sinh năm 1943, ông Huỳnh Nhật Tấn sinh năm 1946, là những người, vào cuối năm 1988, đã cùng nhau tự ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đồng thời từ bỏ luôn những chức vụ đang đảm nhiệm kèm theo những tiềm năng rất lớn về quyền lực, quyền lợi: Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Đà Lạt kiêm Thành ủy viên (đối với ông Huỳnh Nhật Hải) và Phó Giám đốc Trường Đảng tỉnh Lâm Đồng kiêm Tỉnh ủy viên dự khuyết (đối với ông Huỳnh Nhật Tấn). Điều gì đã khiến hai đảng viên cộng sản đầy tiềm năng của một gia đình có truyền thống cách mạng từ trước năm 1945 lại có quyết định chia tay cách mạng khi sự nghiệp “cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước”đã thành công hoàn toàn? ___________________ Phạm Hồng Sơn: Hai ông có thể cho biết con đường nào đã đưa các ông đến với ĐCSVN? Huỳnh Nhật Hải: Có thể nói hai anh em chúng tôi đã được “nhuộm đỏ” từ bé. Chúng tôi đã có thiện cảm, tinh thần ủng hộ, và làm những việc có lợi cho những tổ chức của cách mạng như Việt Minh hay Mặt trận Dân tộc Giải Phóng miền Nam Việt Nam (Mặt trận) ngay từ khi còn rất nhỏ tuổi. Vì ba má tôi là một gia đình tư sản ủng hộ Việt Minh tại Đà Lạt từ trước năm 1945. Ba tôi là hội viên Công hội Đỏ và tham gia cướp chính quyền tại Đà Lạt vào năm 1945 và sau đó trở thành đảng viên bí mật của Đảng Cộng sản Đông Dương (tên gọi lúc đó của ĐCSVN). Hai anh trai tôi là những người đi tập kết ra Bắc sau năm 1954. Huỳnh Nhật Tấn: Có thể nói là ngay từ nhỏ, mở mắt ra là chúng tôi đã được nghe, được thấy, được sống trong tinh thần của cách mạng, tôi cứ tạm gọi là “cách mạng” đi. Đó là những năm thơ ấu của chúng tôi ở trong “vùng tự do” liên khu 5, khi gia đình chúng tôi phải tránh sự truy lùng của Pháp từ khoảng cuối 1945 đến năm 1954, và cả thời gian sau đó khi ba má tôi trở lại Đà Lạt (sau Hiệp định Genève) để tiếp tục nhiệm vụ ủng hộ bí mật cho ĐCSVN và Mặt trận dưới hình thức là một gia đình tư sản. Phạm Hồng Sơn: Hai ông có nhớ đã có ảnh hưởng nào đến từ ngoài gia đình không? <p style=

    Trả lờiXóa
  5. Điếm thúi mà biết xin lỗi sao ?

    Trả lờiXóa
  6. xu thế toàn cầu hóa , hi hi ...

    Trả lờiXóa
  7. ….Về nước lần này tôi nhận ra nền tảng chính của đời sống tinh thần của dân chúng trong xã hội này: đạo đức giả+ sự sợ hãi+ buông thả, phó mặc, và sau cùng cuộc sống tinh thần thực chất chỉ là một sự loanh quanh.từ rất nhiều chuyện, tôi vỡ lẽ nhận ra chân tướng đạo đức giả trong cái xã hội này, mà nếu chỉ nghe nó nhai nhải hàng ngày, đấy là những lời đẹp đẽ và tử tế suông, bởi nó không đi đôi với hành động. Người ta không làm như người ta nói. Đúng hơn người ta chẳng làm gì cả, chỉ nói suông.Tại sao? vì nếu hành động phải chịu trách nhiệm về hành động đó, ai dám chịu trách nhiệm ở cái đất này? nhất là khi hành động vì quyền lợi người khác?xin kiếu! xứ này người ta chỉ làm cho đúng bản thân người ta thôi, tại sao? vì không tin kẻ khác, không tin sự tử tế của kẻ khác. Tại sao thế? vì ai cũng nhận ra sự giả dối xung quanh mình, nói một đằng làm một nẻo, vậy tại sao tôi lại phải tử tế và chân thật với thằng khác? (.09.08)Toàn bộ xã hội VN ngạt thở trong cái nền tảng đạo đức giả. Vì ngay lịch sử tạo nên đất nước này cũng chứa đầy sự giả dối. Điều này bây giờ nhiều người nhắc đến. Móng nhà là sự giả dối nên toàn bộ chất liệu xây nên cái nhà là một sự pha trộn hổ lốn của các nguyên vật liệu, với thời gian trôi đi, không biết đâu là thật giả nữa.Điều này cực kỳ có hại cho các thế hệ. Lần này về nước tôi mới vỡ lẽ tại sao mình có thể mơ hồ lâu đến thế, về nhận thức. Bởi vì tôi sinh ra ở miền Bắc “cái nôi” của Cách Mạng VN, đẻ ra đã nằm trong sự dối trá có thật nhưng mơ hồ về nhận thức sự thật. Bởi vì tất cả những gì người ta dạy cho trẻ con (từ hồi tôi sinh ra) về cách mạng VN đều không đầu không đuôi, bị cắt xén, bị bóp méo hoặc lấp lửng, hoặc hoàn toàn bị bưng bít. Bởi vậy toàn bộ thế hệ của tôi, và những thế hệ tiếp đều không biết tý gì hoặc không biết ra hồn chính lịch sử của đất nước mình.<span style="color: rgb(102, 0, 0);font-family: lucida sans unicode,lucida;font-weight: bold;

    Trả lờiXóa
  8. Sĩ diện của đảng cũng nhỏ thôi, so với sĩ diện của cả một dân tộc.
    Đảng không thể bắt cả một dân tộc phải cúi gầm đầu, câm họng, gục mặt, không nhìn thấy tương lai phía trước ...
    Đảng không thể câu giờ mãi được. Đảng phải trả lời cho dân, cho nước . Mọi sự phải được minh bạch. Phải theo kịp thời đại , vì tương lai của cả dân tộc . SỐNG LÀ KHÔNG CHỜ ĐỢI .

    Có như thế, từ đây đảng mới còn chỗ đứng trong lòng dân tộc .
    Sống như trong ngục tù, giam hãm cả lương tâm, giam hãm cả tư tưởng thế này, còn có thể sống nổi sao ???

    Trả lờiXóa
  9. 2 bài rất đáng đọc và suy nghĩ (cho mọi người). [Tại sao lại họ Huỳnh nhỉ? (Huỳnh Thục Vy?)]

    Và mấy cái người học triết thì viết theo văn phong "lạ", cứ một câu thế này thì lại đập ngay một câu thế khác vào ngay đàng sau. Để người đọc tự phán đoán. Kể cũng đúng, chỉ những người có đầu óc mới có thì giờ đọc họ.

    Và giới bình dân thì chỉ có điều kiện đọc và nghe từ Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Công An TpHCM, An Ninh Thủ Đô, Phụ Nữ, Tiếp Thị...

    Trả lờiXóa
  10. Để đáp lại lời kiu gọi hòa hợp hòa giải dân tộc theo kiểu té giếng của tui bọn chúng đã hack mất nhà luôn kà...

    Trả lờiXóa
  11. Chẳng lý songthu của chúng ta là giả sao? Hà hà..

    Trả lờiXóa
  12. Giả đấy. Giả cái sự hiền lành luôn tuân thủ luật pháp và hiến pháp.

    Nghe câu ai nói: Giáo viên ở VN chỉ đóng kịch, giảng dạy điều mình không tin, còn học trò thì làm bộ đang học.

    Trả lờiXóa
  13. Sai. (là ảo thôi, không phải giả, còn thật / giả tùy người khác tự nhận xét . :))
    Còn LP & HP có ai mà không dám không tuân theo ? Tối thiểu là không làm những gì mà LP cấm, tức được làm những gì LP không cấm, hà hà ...

    Tui dạy môn KHTN, KH là phải đúng chính xác, làm sao đóng kịch hay dạy sai được ? hi hi ...
    - Còn những môn khác tui hổng biết, tui chỉ biết phòng và sở quy định chương trình khung, mỗi môn chuyên môn có cán bộ mạng lưới theo dõi và quản lý việc thực hiện kế hoạch giảng dạy, chương trình, sách giao khoa ..v.v..

    Trả lờiXóa
  14. He he..đừng có thọc gậy bánh xe nha:)
    Dạy Na tác dụng với nước giải phóng hydro, dạy PV=nRT, dạy bài Thu điếu của Nguyễn Khuyến ..mà gọi là đóng kịch còn học sinh giả bộ nghe á?
    Chỉ có một số GV mới đủ tư cách và năng lực để dạy đạo đức cho HS thôi à nghen.
    Trong trường học bây giờ, học sinh là chủ thể còn giáo viên được xem là khách thể thôi nha.

    Trả lờiXóa
  15. "Dạy Na tác dụng với nước giải phóng hydro, dạy PV=nRT, dạy bài Thu điếu của Nguyễn Khuyến"

    Đó không phải là dạy. Đó là làm nhiệm vụ của sách vở. Không có thầy, trò vẫn biết những điều đó.

    Hè hè Thích cãi thì cãi zậy đó.

    Dạy là một thuật ngữ cao quí. Chỉ có thầy mới làm được việc dạy.

    Nhưng ST lên lớp không dám dạy. Chỉ rao và chấm bài. Kha kha. Không giả thì gì?

    (Dạy là dạy cái cách suy nghĩ, phân biệt đúng sai xấu tốt. Người giáo viên môn KHTN lên lớp dạy cho học trò tinh thần khoa học, tính khách quan trong suy nghĩ và tinh thần quan sát. Chưa nói tới việc dạy đạo đức khoa học, và cao nhất là dùng khoa học mà nhận ra Thượng Đế.... Vì vậy ngày xưa cha anh mình có lý khi gọi thầy là "giáo sư".)

    Trả lờiXóa
  16. Tội nghiệp bác Té. Bác bị tụi nó bắt hòa giải bằng biện pháp BỊT mồm. Nhắc chữ Bịt, lại nhớ câu thơ Bút Tre nói về tướng Giáp.

    Ngày xưa đại tướng công đồn.

    Trả lờiXóa
  17. Hê hê..đưa ra để nói kiến thức những môn học nhưng mà có nhiều cu cậu vẫn ăn cắp mấy mẩu Na bỏ vô túi quần gặp trời mưa la chói lói đó. Đừng có nghĩ chỉ cần sách thôi hí.
    Dạy cho HS biết phương pháp tư duy logic, khoa học là mục tiêu rồi đó. Nếu đã có tư duy khoa học thì trò tự tìm sách đọc để vỡ ra vấn đề. Đó là chuyện của trò.
    Thầy làm sao cho công bằng, đừng có thiên vị vì "ní nịch", vì thế lực. Thầy cũng phải biết cân bằng giữa tình và lý. Thầy phải biết gợi mở vấn đề, khuyến khích cho học sinh tự tìm hiểu, tự bước đi và tìm tòi sáng tạo.
    Nếu chưa dạy mà đã kết luận thì dạy gì nữa?
    Nếu ST chấm bài không nghiêm, rao mà không giảng, không phân tích mới gọi là " dỏm" á.

    Trả lờiXóa
  18. Hê hê khoan nghĩ vậy. Hôm sau Noel tui cũng điêu đứng như vậy mà có than thở nhiều đâu:) Coi kiểm tra lại. có phải đã cài lại FF, có cài thêm mấy phần mềm Flash gì không. Nếu cùng cài 2 anh FF và Chrome thì coi chừng 2 anh chống nhau. Vì 1 số chương trình phần mềm cần cho FF nhưng Chrome không chịu. Và anh chàng Mul. không nhận ra. Gây lung tung rối rắm và bị đứng ngoài nhà:)
    Hãy khoan nghĩ bị hack đã nha.

    Trả lờiXóa
  19. Cái nầy là quản trị mạng trả lời mail của tui mờ. :D

    Trả lờiXóa
  20. Vậy a? Bây giờ được chưa? Khi sáng tui cũng gặp câu là:" Nhiều user gặp khó khăn như bạn khi sign in. Xin vui lòng chờ đợi"

    Trả lờiXóa
  21. Chừng nào chị vô được thì tui mới vô được :))

    Trả lờiXóa
  22. Bù đầu mấy bửa nay nên chưa ý kiến ý cò, hi hi ...
    Giờ bắt giò bác hongdwc nè nhe :

    - Đồng ý , vì sách cũng là một ông thầy. Nhưng đó là một ông thầy im lặng . ( cần phải có thêm một ông thầy "sống" để dẫn dắt hs tiếp cận & nắm bắt kiến thức sách vở tốt nhất, nhanh nhất, và ít tốn thời gian nhất ..etc...
    "Không thầy đố mầy làm nên" --> Xưa ông bà đã đúc kết thế rồi, bây giờ thì cũng không khác là mấy.

    - Nhưng ST lên lớp không dám dạy. Chỉ rao và chấm bài. Kha kha. Không giả thì gì? --> Cái này thì bác nói chứ ai nói đâu ? bác thử dạy con nít bây giờ đi, nếu bác không vững chuyên môn sẽ bị bí lù vì những thứ học trò hỏi vặn vẹo đủ kiểu ( Ví dụ y như kiểu trong bài thơ HỎI - của Giả Bình Ao). Phương pháp dạy học thế kỷ XXI khác xa hồi xưa rất nhiều. Có rất nhiều PP mới, VD: trong đó có PP học nhóm : dưới sự dẫn dắt của GV, hs sẽ thoải mái phát huy năng lực học tập không có giới hạn .

    Tính cách mình ra sao thì trong dạy hs cũng thể hiện như vậy thôi :)

    Trả lờiXóa
  23. Nè, giống y như bác HNT nói, nếu nói chiến thắng 30/4 nhân dân (miền nam nói chung - trừ ra số cách mạng 30) phải biết ơn và ca tụng công ơn của đảng lãnh đạo thì tui ...hổng thèm, cãi tới đâu tui cũng cãi :)

    Thử hỏi : nếu 1 ai bị người ta nhân danh CM làm cho tan nhà nát cửa, tán gia bại sản tam phen tứ phen, thực chất là họ chỉ vì quyền lực đưa tới phá bỏ một chế độ đã được xây dựng trên những căn bản về tự do, dân chủ và nhân bản tại miền Nam Việt Nam, nơi mà mình đã từng được sống tự do thoải mái.

    Chưa hết, những người dân ấy còn bị phân biệt đối xử 1 cách phi lý và áp bức, hỏi có mà điên mới cám ơn họ. ( Chưa chửi họ là may á )


    Trả lờiXóa
  24. Đó cũng là một cách trả lời.
    Và như vậy thì mình cũng hiểu thêm về họ.

    Trả lờiXóa
  25. Hiểu nhiều rồi, nhưng vẫn muốn kiu gọi như trước. Em có hiểu vì sao không?

    Trả lờiXóa
  26. Anh đồng ý với em như thế !
    Có vụ này nữa "chưa chửi họ là may á" ... may cho ai , may cho người chửi không bị đem đi vú hả ?

    Trả lờiXóa

  27. Ừa he, cầu nguyện cho một VN ngày mới tươi sáng hơn.

    Trả lờiXóa
  28. Dĩ nhiên là may cho người hổng bị dân chửi chớ còn ai trồng khoai đất này ?
    Dzú con khỉ á, họ tội lỗi ngập đầy đầu ai cũng thấy hết mà ? còn có tư cách xử ai sao ?

    - Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
    Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ ...

    Đọc " Một cơn gió bụi" của tác giả Lệ Thần Trần Trọng Kim, hồi ký Tô Hải và của nhiều người khác, sẽ hiểu vì sao mấy người đó coi dân như cỏ rác, từ đó các chính sách họ đối xử với người dân quả thật đáng cho dân chửi, dân khinh .

    Điểm lại toàn bộ lịch sử nước nhà giai đoạn từ khi đó đến nay - đặc biệt khi nghiên cứu lịch sử chiến tranh VN trong thế kỷ XX thì "ai cũng hiểu chỉ còn vài người chưa hiểu". Dzú được hết hok ? Ai dzú ai ?

    VD : " Đỉnh gió hú", "Đồi thịt băm" , " khổ nhục kế nướng quân, thí quân", " tổng tấn công, pháo kích, câu moọc - chê, lựu đạn bừa bãi vào khu dân cư, đánh bộc phá TNT --> nướng dân", "chiến dịch biển người" , " chính sách tù cải tạo", " chính sách kinh tế mới", " chiến dịch đánh tư sản", " đổi tiền" ..v.v.. & ..v.v..

    Trả lờiXóa