Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2012

"Ngày có triệu người vui và có triệu người buồn" ( VVK) - Tác giả nói đúng nhưng chưa nói đủ.

23 nhận xét:

  1. Một ngục tù trên quê hươngNgười Việt Nam quên nòi giốngRồi từng ngày xây uất hận

    Trả lờiXóa


  2. NGÀY DÀI TRÊN QUÊ HƯƠNG .

    Một người già trong công viênMột người điên trong thành phốMột người nằm không hơi thởMột người ngồi nghe bom nổ.
    Một người ngồi hai mươi nămNhìn hoả châu đêm rực sángĐàn trẻ nhỏ quen bom đạnNgười Việt nằm với vết thương.
    Mẹ Việt nằm hai mươi nămXương da mềmĐợi giờ sông núi thiêngMột maù vàng trên da thơmNên giữ gìn màu lúa chín quê hương.
    Một ngày dài trên quê hươngNgày Việt Nam hoang tàn quáMột ruộng đồng trơ đất đỏMột đàn bò không luống cỏ.
    Một ngày dài trên quê hươngNgười Việt Nam quên mình sốngMột ngục tù nuôi da vàng<span style="font-family: comic sans ms;color: rgb(51, 0

    Trả lờiXóa
  3. Ngày dài quá ! đến bây giờ đã 37 năm sao vẫn thấy quá dài ... 

    Tôi không phê phán gì về con người cá nhân của ai, ở đây tôi chỉ nhận xét về ảnh hưởng cũng như tác động của văn học nghệ thuật và thi ca. So sánh giữa các tác phẩm của 2 nhạc sĩ TCS & VK, ta có thể hình dung hoặc đánh giá, xếp loại giá trị chúng cũng gần tương tự như 2 dòng văn học VN : dòng văn học hiện thực phê phán & dòng văn học cách mạng.

    Nghe lại bài hát này mới thấy thiên hạ đã có lý khi so sánh giữa thiên tài và thiên tai, giữa TCS và VK, và để hiểu vì sao người ta bắt giam VK - Khi mà VK hoàn toàn "không làm điều gì sai ..." . Câu trả lời quá rõ . Hic!

    Trả lờiXóa
  4. Một ngày dài trên quê hươngNgười Việt Nam quên mình sốngMột ngục tù nuôi da vàngNgười Việt nằm nhớ nước non.

    Trả lờiXóa
  5. "... giờ đây Việt Nam còn hay đã mất ? mà giặc Tàu ngang tàng trên quê hương ta ? Hoàng -Trường Sa, đã bao người dân vô tội, chết ngậm ngùi vì tay súng giặc Tàu ..."

    Trả lờiXóa


  6. Là một người con dân Việt Nam, lòng nào làm ngơ trước ngoại xâm, người người cùng nhau đứng lên đáp lời sông núi.

    Trả lờiXóa
  7. Phải công nhận TCS hát hay hơn tất cả các nam ca sĩ sau này hát nhạc của ổng. Mà cách hát đó lại hay hơn cả Khánh Ly. Chả trách.

    Trả lờiXóa
  8. hahaha....hahaha....

    (Học hỏi & Rút kinh nghiệm thôi ... )

    Trả lờiXóa
  9. Nói thiệt mà. Chưa thấy nam ca sĩ nào hát hay như vậy ở loại nhạc này.

    Trả lờiXóa
  10. À quên. Đây là loại nhạc đặc biệt, rất thịnh hành ở Âu Mỹ nhưng Việt Nam hiếm: thể loại "Story Telling".

    Trả lờiXóa
  11. Này VVK nói, nền nhạc TCS, chơi kiểu gì vậy?

    Lão Kiệt nói để cho đỡ cắn rứt lương tâm thôi. Chứ nếu lão biết vậy thì đừng có làm. Làm rồi hối, giống con nít.

    Trả lờiXóa
  12. Cảm ơn Bậu cưng!
    Đơn giản vậy thôi :-((

    Trả lờiXóa
  13. Chơi kiểu vậy đấy (khó nói quá ), ai hiểu sao hiểu he !



    Ở thế nhiều khi thấy khóc cười ( Nguyễn Bỉnh Khiêm)

    Trả lờiXóa
  14. Một ngày dài trên quê hươngNgười Việt Nam quên mình sốngMột ngục tù nuôi da vàngNgười Việt nằm nhớ nước non.

    Trả lờiXóa
  15. Lam mới đọc 1 bài hay hay, dán đây cho chị songthu coi cho vui :
    ----------

    Hệ thống giáo dục của Đảng ta: lừa

    EM TRẢ LẠI THÀY CÔ "Năm điều Bác Hồ dạy"


    Em là cựu học sinh,
    Dưới mái trường cấp I, II năm nào...
    Nhớ về các Thầy Cô giáo.
    Truyền cho em bài học năm xưa.
    Bài bắt buộc mỗi mùa khai trường gõ cửa.
    Bài cấm được quên trong giáo án Thầy Cô lên lớp:
    "Năm điều Bác Hồ dạy"

    Ba mươi năm trôi qua.
    Em tự hỏi rằng:
    Học thuộc năm điều ấy để làm gì
    Nếu không mang nó vào cuộc sống?

    Thưa Thầy Cô, Nhà Trường cùng Xã Hội...
    Trên hết là Đảng và Nhà Nước này
    Làm sao để thực hành bài học ấy trong cuộc sống hôm nay?


    ** Điều 1. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào **

    Lại thấy *Tôi yêu Tổ Quốc tôi mà tôi bị bắt*
    Anh ấy xuống đường hô vang khẩu hiệu chống ngoại xâm
    Và anh vào tù. Đảng bảo tội danh là "trốn thuế"!

    Có người lên cầu vượt
    Treo biểu ngữ bảo vệ Hoàng - Trường Sa
    Và tố cáo tham-ô nhũng-lạm cửa-quyền
    Đang ngày đêm tàn phá quốc gia, xói mòn đất nước
    Và họ đi tù vì tội “tuyên truyền chống nhà nước"!

    Có cô gái xót thương đồng bào mình bỏ xác chốn trùng dương
    Cô tìm hiểu căn nguyên và bật thành câu chữ:
    *Uất ức biển ta*
    Rồi cô ấy ra toà. Cũng tội danh "chống nhà nước"

    Nhiều vị học rộng hiểu sâu
    Thấy nguy cơ mất nước ẩn tiềm
    Họp kín nhau cùng bàn kế sách đổi thay
    Mưu tìm một vận may cho Tổ quốc
    Và họ ra toà với tội danh "lật đổ"

    Điều 1 phá sản rồi,
    Nên chẳng dạy chúng em phải kính yêu Đảng – Bác?
    Còn Tổ Quốc và Đồng Bào,... thôi đặt xuống hạng ba?


    ** Điều 2. Học tập tốt, lao động tốt **

    Học tập làm sao cho tốt, khi:
    Chủ nghĩa thành tích lên ngôi
    Nhan nhản nơi nơi bằng cấp dỏm, luận văn thuê
    Lâu lại rộ chuyện ông Giáo sư cóp bài của bạn
    Nay xì chuyện bà Tiến sĩ đạo văn
    Cửa quan chỉ thấy tung hê bằng cấp, coi rẻ tài năng!

    Lao động tốt sao bằng kẻ gian ngoan xảo quyệt
    Luồn lách lươn lẹo lại lên lương
    Sớm cắp ô đi, chiều cắp về
    Ba chục phần trăm công chức thực sự đáng ăn lương
    Chưa kể những kẻ ngồi mát ăn phong bì
    Một chữ ký đem về dự án
    Có thể cưu mang cả dòng họ - chẳng màng gây hậu hoạ mấy đời sau!

    Điều 2 nhai còn không nổi, nuốt sao trôi?


    ** Điều 3. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt **

    Hợp quần gây sức mạnh
    Thế mà buổi đầu cướp chính quyền
    Đảng phân biệt cha thằng này ngụy quân, mẹ con kia ngụy quyền
    Chị thằng nọ là tư sản, nặng tội hơn là mại bản
    Để gieo vào đầu đám trẻ con nỗi hằn đau lý lịch, nỗi mặc cảm thân nhân
    Nên cả triệu người ra đi, kết đoàn nơi xứ lạ quê người...

    Kỷ luật tốt thế nào khi kẻ xấu ung dung
    Pháp chế vị nhân thân với những trò vải thưa che mắt:
    Nào là xử lý nội bộ, rồi thì chuyển nơi công tác
    Trên bảo dưới chẳng nghe, mấy chục năm không màng khiển trách!

    Điều 3 quá xa rời thực tiễn, em chào thua!


    ** Điều 4. Giữ gìn vệ sinh thật tốt **

    Em ra đường phải làm Ninja bịt mặt
    Khói xe bụi đường mù mịt khắp nơi nơi
    Rừng vàng kêu cứu
    Sông ngòi khô cạn
    Môi trường ô nhiễm
    Chẳng biết giữ vệ sinh thế nào
    Khi thực phẩm hằng ngày em ăn, họ cảnh báo:
    Coi chừng độc tố gây ung thư!

    Cho em quên Điều 4, để sống tạm qua ngày!


    ** Điều 5. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm **

    Chịu thôi,
    Từ bấy lâu nay Đảng vẫn tự hào:
    Ta là trí tuệ đỉnh cao!
    Xã hội chủ nghĩa lừng danh nơi em đang sống
    Là chế độ ưu việt nhất trong lịch sử loài người
    Dân chủ và tự do gấp vạn lần tư bản
    Thực dân và đế quốc, kìa chúng nó còn đang giãy chết
    Khiêm tốn làm sao khi em đang chót vót trên tầm cao nhân loại?

    Lời dạy thật thà sao nghe thum thủm
    Khi em thấy từng đoàn lũ lượt
    Con ông cháu cha cùng dây mơ rễ má
    Chen chúc nhau sang du học xứ người

    Trả lờiXóa
  16. @lamkhanhlam :

    Cảm ơn lam nhe .
    Bài thơ hay & ý nghĩa lắm .
    Mĩa mai thay !

    Trả lờiXóa
  17.  Kẻ chiến bại     
    Nguyễn Hoài Vân


    Sau chiến bại, khi người ta đã mất hết, thì sự thật sâu xa nhất về chính mình hiển lộ ra. Khi ấy, người bại trận chỉ còn hai chọn lựa : hoặc trả thù, hoặc tái sinh.


    Trả thù là cố giữ lại con người cũ của mình, như thể không gì có thể làm cho nó thay đổi được. Để rồi người ta làm mọi cách để cho đối phương phải trả một giá thật đắt cho những mất mát mà mình đã phải chịu đựng. Trả thù cũng là kéo dài cuộc chiến dưới những hình thức khác, trong điều kiện khác, nhưng chủ yếu vẫn là : duy trì chiến tuyến, giữ vững lằn ranh bạn thù.

    Tái sinh là sống lại một cuộc sống khác, chấp nhận cho « cái tôi » được nhào nặn trong một khuôn khổ mới. Trong cuộc sống mới này, nhiều điểm tựa có thể thay đổi, thí dụ như người ta có thể chấp nhận một quê hương mới, chấp nhận thuộc về một thành phần xã hội mới, hình thành những liên hệ bạn bè mới, trong khi những mối thù xưa dần dần nhạt bóng. Cuộc chiến của thời xưa cũng dần dần thay đổi bản chất để chuyển sang một cuộc đấu tranh sinh tồn trong môi trường mới.

    Thật ra, đó chỉ là lý thuyết. Trong đời thực, những người bại trận đều sống hỗn hợp hai thái độ vừa nêu, trong những chừng mực khác nhau, tùy « thảo trình » tâm lý của mỗi cá nhân.

    Điều quan trọng cho các thế hệ tương lai là : hãy trân trọng học bài học của những người bại trận, mà đừng phê phán cá nhân họ.

     Dù cho họ có chọn lựa thái độ nào đi chăng nữa, thì họ cũng là những con người đã mang một kinh nghiệm sống quý giá. Chính từ kinh nghiệm ấy mà một tương lai tốt đẹp sẽ được thêm cơ hội đâm chồi nẩy mộc, để trở thành cây trái tốt tươi.
    Một điều không thể nào có được trên những phiến đá cẩm thạch của các đài tưởng niệm chiến thắng. Trên đó, chỉ có lạnh lẽo và quạnh hiu...

    Kẻ chiến thắng luôn tự gán cho mình tất cả vinh dự, quyền hành, lợi lộc.

    Họ luôn tìm cách bán sự thành công của họ với cái giá đắt nhất mà họ có thể bán được.

    Nhiều thế hệ sẽ còn tiếp tục phải trả « món nợ » vô cùng to lớn ấy.

    Trong khi đó, người chiến bại chỉ có một gia tài đầy khổ đau, sẵn sàng cống hiến cho những ai biết dùng đến. Kinh nghiệm sống của họ là một món quà, tặng không cho những thế hệ tương lai. Kể cả, trong nhiều trường hợp, vì sự chiến bại của mình, họ đã bị loại khỏi cộng đồng dân tộc.

    Vũ khí vẫn còn trong tay kẻ chiến thắng, để bảo vệ tư thế và những lợi lộc đã mà họ đã đoạt được.

    Trong khi đó, người chiến bại đã buộc phải giã từ vũ khí. Và, khi vũ khí đã rời khỏi bàn tay, thì chỉ còn bàn tay, sẵn sàng nắm lấy những bàn tay khác...

    Nguyễn Hoài Vân29 tháng 4 năm 2012

    Trả lờiXóa