Xem chương trình "" Xem phim cùng nhân vật "" - giới thiệu phim "Mùi cỏ cháy" trên TV ( Biên kịch Hoàng Nhuận Cầm, đạo diễn Hữu Mười, dẫn chuyện : nhà thơ Phan Huyền Thư), sao tui chỉ thấy - cả 3 nhân vật trên - rất ... xao xao nặng nặng (?) Hic...hic...
Mùi thịt cháy
Mùa khô ơi, mùa khô kinh khiếp
Dẫu hòn bi lăn hết vòng tuổi nhỏ
Nhưng nay dưới 2 màu tóc kia, ai bảo là không có ?
Một hai ba giọng hót tắc kè hoa ?
(Vào mặt trận lúc mùa két đang kêu)
-“Mùi cỏ cháy” ngợi ca máu của những vị thánh *
- Bài thơ bi tráng về những khát vọng sống
- Blah ...blah ...
(ĐD Đỗ Minh Tuấn)
Hic! hic...
* Ói luôn với chữ nghĩa của ông đạo diễn, giả định là ông - nếu như ông đang được sống yên ổn ở đất nước của ông, gia đình ông đang yên đang lành, mà những vị thánh nói trên , hung hăng hùng hùng hổ hổ, không oán không thù gì, nghe lời ai tuyên truyền thế nào chả biết suy nghĩ, vượt giới tuyến, cố sống cố chết hăng máu lao vào nhà ông đạo diễn gieo tai ương chết chóc kinh hoàng, bắn giết cha mẹ vợ con ông , đặt mìn sát hại anh em ông, pháo kích bậy bạ tàn phá làng mạc thôn ấp, nhà cửa của ông, (trong giai đoạn gây chiến) chiếm đoạt nhà cửa (chiếm cả vợ, cả con) ông (các chiến dịch chia chác chiến lợi phẩm sau giai đoạn gây chiến), ... vậy ông có tung hô ca tụng họ là những vị thánh không ??? Dẫu có hiền lành như cục bột thì ông hoặc bất cứ ai cũng phải mắng chửi rủa xả mấy cái thằng trời đánh thánh đâm kia , hoặc phải cho chúng nó biết thế nào là lễ độ chứ hả ???
Sau 30/4/1975, những vị thánh như này nhiều lắm, chẳng những họ bỏ quên lời hứa hẹn bên bờ giếng năm nào, mà có nhiều vị thánh có vợ con ngoài bắc rồi cũng bỏ tuốt cái một, trốn ở lại trong miền Nam phồn vinh giả tạo, đặng lấy vợ khác sướng hơn, giàu hơn, mặc cho mấy bà vợ quê mỏi mòn chờ chồng mút mùa lệ thủy tới chết già luôn ... Còn có những vị thánh khác, lừa gạt con gái miền nam, choi xong jong như phường hạ cấp.
Cũng có rất nhiều vị thánh khác, ăn chơi xả láng sáng về sớm đến nỗi văn chương bình dân có cái bài hát "dân ca" : " Đoàn quân VN đi, sao mà khiếp thế, tiêm mỗi ngày 3 chai pénicillin ... blah ...blah ..." . Đó là thực tế trần trụi của những vị thánh. Chưa kể những vị thánh khác, nếu như còn trở về, có nhiều người phải uất ức vì đem sức người ra cày thay trâu, quanh năm đầu tắt mặt tối vẫn chẳng đủ ăn, sau này lại còn phải gia nhập đội ngũ dân oan bị mất đất mất nhà, hoặc có những vị thánh phải ngày ngày cầm bơm vá xe bên vệ đường, hoặc phải tham gia đoàn quân cửu vạn hoặc chạy chợ nơi biên giới Việt-Trung, con cái họ giờ đây một số còn phải cầm bán nhà cửa để "chạy 1 suất đi lao động chui (và không chui )" cho khắp các nước dãy chết trên thế giới, - mà còn bị Cotylua đến khốn khổ khốn nạn, tiền mất, tù tội mang, hoặc còn phải làm trăm thứ bà rằn để mưu sinh... có vị thánh giỏi làm ăn như kỹ sư Đoàn Văn Vươn giờ vẫn còn ngậm ngùi trong tù kia kìa ... v.v.. & ..v.v.. Những vị thánh nào "hay hổng bằng hên" (bởi đều phải có thân có thế cả đấy ) thì được cấp đất cấp nhà ở khu nội đô HN hay HCM, chả phải làm gì, chỉ cần ngồi không hàng tháng thu tiền nhà (cho người nước ngoài thuê nhà) trả bằng tiền đô , hoặc giỏi mánh mung lươn lẹo thì chế biến các loại bánh vẽ nhằm ăn cắp của công, hoặc nhờ vị thế ưu tiên nên lập những dự án ma quỷ , nhờ liên minh với quỷ ma, mua bán nhập nhằng lừa đảo mà trở nên giàu có, hoặc luồn sâu leo cao được thì trở thành sâu chúa, chúa sâu gì gì đó , được ngồi mát ăn bát vàng, được chỉ tay 5 ngón, chính là cái số các vị thánh đông hơn hoặc gần như là hầu hết , từ loại/hạng cách mạng 2 mùa, đến loại cách mạng nửa mùa hoặc loại cách mạng 30 .... mà bây giờ mấy ổng tự gọi nhau là " một bộ phận không nhỏ" đó .... Ôi, đủ các thứ vị thánh, vì đang là thời của thánh thần mà :)
- .. Khi con cưỡi trên mây
Thì máu người rên dưới đất
Hoa con hái trên trời
Cũng chính là nước mắt dưới xa kia ...
...
( Thơ CLV)
... Đã sắp hết thời gian trên trái đất
Mà vẫn chưa biết trả lời sao cho mẹ ???
Vẫn quay cuồng : hoa, nước mắt và thơ ???
Hic!
Những giọt máu - và nước mắt - dân tôi đau đớn viết trang đời,
Không giấu được phẫn nộ trong tim già,trẻ, bé
Viên xúc xắc xoay tròn trong dối trá
Sáu mặt đời nham nhở tiếng thơ anh.
(Viên xúc xắc tháng tư)
Mùa khô ơi, mùa khô kinh khiếp
Trả lờiXóaDẫu hòn bi lăn hết vòng tuổi nhỏ
Nhưng dưới 2 màu tóc kia, ai bảo là không có ?
Một hai ba giọng hót tắc kè hoa ?
(Vào mặt trận lúc mùa két đang kêu)
Những giọt máu - và nước mắt - dân tôi đau đớn viết trang đời,
Trả lờiXóaKhông giấu được phẫn nộ trong tim già,trẻ, bé
Viên xúc xắc xoay tròn trong dối trá
Sáu mặt đời nham nhở tiếng thơ anh.
(Viên xúc xắc tháng tư)
VI PHẠM HIỆP ĐỊNH HIỆP ĐỊNH GENEVA (20-7-1954), VI PHẠM HIỆP ĐỊNH ĐÌNH CHIẾN thì có gì mà hay ho ??? Đó chính là tội ác chiến tranh, bởi khi đã ký HĐ PARIS 1973, mà vẫn tự ý xé bỏ để xâm lược lãnh thổ nước khác, gây biết bao đau thương cho nhân dân vô tội, đó là thái độ quá hèn hạ.
Trả lờiXóaTRẬN ĐỐI MẶT
Tặng đồng đội K18 trong chiến dịch đông nam Huế
Pháo chưa nguội nòng, lại hối hả hành quân
Tiệm cận vào đêm
Đột kích !
Bí mật, bất ngờ, giáng đòn sấm sét
Pháo ơi, lại cùng ta lên đường !
Lũ địch cụm lại mé bên kia đồi
Ta kéo pháo lên cao đối mặt
Có khoái nào hơn được đánh giặc
Đại bác cũng nhằm thẳng…“xiết cò” !
Ém sát vào đêm, không được nói to
Hò dô ta nào…
Nén tiếng hô giữa hai hàm răng xiết chặt
Đêm chất chưa bao điều bí mật
Chỉ chực chờ giây phút nổ tung !
Đường lên cao điểm quá chông chênh
Sáng nay pháo ta vừa dội nát
Xác giặc ngổn ngang chưa dọn hết
Bánh pháo chèn qua từng hố bom !
Hò dô ta nào…
Ta lại kéo pháo lên cao
Bộ binh đã sẵn sàng phía trước
Chỉ chờ khẩu đội cuối cùng vào chốt
Đợi hừng đông pháo lệnh sẽ đỏ trời !
Cả đô thành sẽ thấy rõ phía Truồi*
Những vầng sáng niềm tin đang bùng cháy !
Núi Truồi, tháng 4.1974
Kiều Anh Hương
___
* Truồi là ngọn núi phía đông nam Huế
Kiều Anh Hương là cái thằng cha căng chú kiết nào mà khát máu dữ vậy ? Tẩy chay nhà thơ đồ tễ khát máu, đã lén lút bí mật xâm nhập lãnh thổ của chúng tôi, bắn giết man rợ và tàn sát dân tôi ... Vi phạm hiệp định hòa bình - chấm dứt chiến tranh, một nhà thơ khốn kiếp với thứ khoái cảm khốn nạn nhất : khoái cảm giết người !
XóaNếu như không phải tại VN giờ đây tuy có > 700 cơ quan báo đài, nhưng cũng chỉ có 1 tổng biên tập, thì người dân không phải nghe/nhìn những kẻ ác khoái trá kể lể chiến công, không phải nghe/nhìn những thước film tự sướng 1 chiều, không phải nghe/nhìn những scène + thuyết minh láo toét tào lao cố ý nổ văng miểng của những tên phóng viên mọi rợ ...
Trả lờiXóaSau này, có thể sẽ có những người VN nào khác làm những bộ film về ngày 30/4 "đắt" hơn , ví dụ tên film sẽ là : " MÙI THỊT CHÁY" chẳng hạn, để đánh thức lương tâm người VN, và cũng là đánh thức toàn thể lương tâm nhân loại ...
---Trên QL1 giữa Quảng Trị và Huế có một đoạn đường được đặt tên là “Đại Lộ Kinh Hoàng” vì những tội ác kinh hoàng mà cộng quân đã gây cho người dân Quảng Trị. Trong mùa hè đỏ lửa năm 1972, người dân Quảng Trị chạy giặc cộng sản trên đoạn đường này đã bị cộng quân pháo kích như mưa bằng súng cối 61 ly và B40. Trên một đoạn đường dài 9km, nhầy nhụa máu, đầy những xác chết không toàn thây. Khi đi tìm kiếm và lượm xác, người ta đã thấy thi hài một cháu nhỏ đang ngậm vú thi hài người mẹ. Tuy không có con số thống kê chính xác nhưng số nạn nhân được ước đoán cũng phải trên mười ngàn người gồm người già, đàn bà và trẻ em. Đây là tội ác tấn công có chủ tâm vào dân chúng và là một Tội Ác Chiến Tranh.
Trả lờiXóaTrong cuộc chiến xâm lăng VNCH kéo dài 20 năm, Việt cộng đã pháo kích hàng ngàn lần vào các thành phố, thị xã, quận lỵ…để giết dân lành. Điển hình nhất là cuộc pháo kích của Việt cộng vào trường tiểu học Cai Lậy. Buổi sáng ngày 9-3-1973, khi hàng trăm học sinh của trường tiểu học tại thị trấn Cai Lậy đang xếp hàng để vào lớp thì Việt cộng pháo kích vào sân trường bằng súng cối 82 ly. Trận pháo kích man rợ này đã giết chết 34 cháu và làm bị thương cho 70 cháu. Cuộc pháo kích giết các cháu nhỏ một cách dã man này đã gây kinh hoàng và phẫn nộ cho toàn dân Miền Nam. Đây là một Tội Ác Chiến Tranh man rợ .
Trong cuộc hành quân triệt thoái khỏi cao nguyên trung phần vào tháng 3/1975 của Quân Đoàn II trên tỉnh lộ 7B, đã có khoảng 200.000 dân chúng di tản theo quân đội. CS đã pháo kích và bắn trực xạ vào đoàn người chạy loạn. CS đuổi theo, tấn công liên tiếp một cách man rợ vào đoàn người này trong nhiều ngày suốt theo chiều dài của tỉnh lộ 7B. Chỉ có khoảng 40.000 người đã thoát được tầm đạn của chúng. CS đã giết 160.000 đồng bào vô tội gồm đàn bà và trẻ nhỏ. Những xác chết này không ai chôn cất, nằm phơi sương nắng ngoài trời, làm mồi cho chim chóc và muông thú.
Từ khi mất Buôn-mê-Thuột, làn sóng người lẫn binh lính từ những vùng này vào khoảng nửa triệu người dùng tĩnh lộ số 7 để chạy xuống vùng Duyên Hải. Việt Cộng đã pháo theo- Và số nửa triệu người này đã xô đẩy nhau để tìm sự sống. Ông già, bà lão, trẻ nít…bị quân xa nghiền nát nằm chết đầy nghẹt hai bên đường. Pháo binh gầm thét, súng cá nhân nổ vang trời, tiếng la hét của người bị thương, tiếng kêu gào của người mẹ lạc con….tạo thành một âm thanh hỗn loạn của địa ngục dương thế, cực kỳ man rợ. Những người sống sót đói lã và chết gục không làm sao kể xiết.
Số nạn nhân này gấp hai lần số nạn nhân của quả bom nguyên tử thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản ngày 6-8-1945. Đây là một Tội Ác Chiến Tranh.
--
Bảy tháng giữa xác người
Trả lờiXóa(NgyThanh ghi lại, các chi tiết dựa theo buổi nói chuyện qua điện thoại với Nguyễn Kinh Châu từ quận Bình Thạnh, Saigon vào tháng 10-2009)
Ba mươi bảy năm sau khi cùng nhau cầm bao nylon lom khom lội vào vùng chiến sự để thu nhặt xác đồng bào bị thảm sát bởi đạn của Sư Đoàn Pháo Bông Lau mà cứ như lén lút vào kho tội ác của Cộng sản để đánh cắp, câu đầu tiên anh Nguyễn Kinh Châu nhắc đi nhắc lại với tôi (như cứ sợ chính mình cũng sai sót) là tên đầy đủ của nghĩa trang mà nhật báo ST đã mai táng 1,841 xác, “Nghĩa Trang Đồng Bào Chiến Nạn Quảng Trị̣ do nhật báo Sóng Thần và thân hữu phụng lập”.
Một lần đi hốt xác đồng bào bị Việt Cộng chôn sống trong tết Mậu Thân ở Huế, và lần thứ nhì hốt xác đồng bào bị Việt Cộng tàn sát trên Đại Lộ Kinh Hoàng ở Quảng Trị, những hình ảnh ghê rợn đã khắc chạm thật sâu vào ký ức anh Châu, như một thứ đền tưởng niệm Cánh Đồng Chết của nạn nhân Pol Pot ở Cam-Pu-Chea – “trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”. Trả lời câu hỏi của tôi, anh Nguyễn Kinh Châu nhắc lại con số 1,841 xác nạn nhân một cách dễ dàng như không cần khui một gói thuốc lá để biết trong đó có 20 điếu. Tôi hỏi tiếp, làm sao anh nhớ được chính xác như thế, anh tâm sự, “Làm sao không, có ngày nào là áo quần không thấm mùi hôi của xác chết, có xác nào không là xác đồng bào, anh em?”
Khi mới bắt tay vào việc, chính quyền và quân đội chưa cho phép thường dân qua sông Mỹ Chánh vì vấn đề an ninh (sợ Việt Cộng trà trộn để hoạt động) và vì vấn đề an toàn (sợ đạn pháo binh Việt Cộng bắn trúng làm chết nhóm người đi lượm xác đồng loại). Vấn đề mang một nhóm thường dân vượt qua phòng tuyến quân sự Mỹ Chánh để tìm và thu nhặt xác là chuyện chưa từng xảy ra trước đây trong chiến tranh Đông Dương. Mặt khác, anh em báo ST ngại một khi đăng lời kêu gọi xin độc giả tiếp tay đóng góp, tiền tới tay rồi mà lỡ xác đồng bào lấy về không được sẽ bị mang tiếng lừa phỉnh, nên anh Châu hội ý với anh em phóng viên ST đang có mặt tại Huế, rồi vào Đà Nẵng bàn thêm với bác sĩ Phạm Văn Lương. Kết quả: chúng tôi quyết định thử nghiệm trước bằng cách tự lực. Anh Châu đã mang chiếc xe gắn máy Honda 68 tới xin cầm cho một thân hữu là anh Huỳnh Văn Phúc, chủ tiệm vàng Phúc Ân kiêm tổng thư ký Hội Đồng Tỉnh Thừa Thiên, lấy 50 ngàn đồng để làm vốn liếng khởi công. Ngạc nhiên thấy anh Châu cầm xe, anh Phúc hỏi dồn, nên đã biết sự thật là anh Châu cần tiền để trao cho thầy Thích Đức Tâm ở chùa Pháp Hải bên cồn Hến đóng quan tài để ra Quảng Trị lượm xác đồng bào bị pháo chết. Biết việc chúng tôi làm như thế, anh Phúc bảo anh Châu cứ mang xe về, và cho anh chị em ST mượn 50 ngàn tiền mặt, một số tiền không nhỏ lúc bấy giờ, để khởi công. Bên cạnh đó, anh em ST vào Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn 1 tiếp xúc với Quân Y Viện Nguyễn Tri Phương. Chỉ huy trưởng, thiếu tá Nguyễn văn Cơ đã cho nhóm Sóng Thần 200 bao nylon loại dùng để tẩm liệm quân nhân tử trận. Ngoài ra, nhóm mượn được một xe GMC của Tiểu Khu Thừa Thiên làm phương tiện vận chuyển đoàn hốt xác và xác hốt được. Về sau khi số xác lượm được tăng lên tới con số gần hai ngàn, anh Cơ vẫn cung cấp đầy đủ để gói ghém tử thi đồng bào, đồng thời phía Tiểu Khu Thừa Thiên tăng cường cho mượn thêm một xe GMC nữa, và phía Tiểu Khu Quảng Trị cho mượn 2 GMC khác, để di chuyển xác chết.
Sóng Thần đã tiến hành hốt xác tất cả 3 đợt. Khi chị chủ nhiệm Trùng Dương từ tòa soạn ra tham dự để ăn đạn pháo kích là đợt một. Đợt nầy đoàn hốt xác có 4 tổ, mỗi tổ 4 người, thu được trên 800 xác. Về sau đoàn hốt xác tăng lên thành 7 tổ. Sợ mùa mưa tới xác đồng bào bị vữa và trôi hết phần thịt, chúng tôi đã tăng gấp đôi số nhân công để rút ngắn thời gian.
Trả lờiXóaKhởi đầu, thầy Đức Tâm thuê đóng và giao cho đoàn 20 quan tài để mang theo, xem thử đủ thiếu thế nào. Lên đường, anh em ST chúng tôi chỉ dám cầu mong lượm được tới 20 xác như mong muốn của thầy Đức Tâm, vì khu vực giữa hai cầu Bến Đá và Trường Phước là đụn cát trắng không nhà cửa cây cối, hễ thấy bóng người di chuyển là tiền sát viên Việt Cộng gọi pháo tầm xa từ Trường Sơn bắn xuống. Kết quả của ngày đầu thật bất ngờ với con số 96 xác. 20 xác đầu tiên được xếp vào quan tài, phần xác còn lại gói tạm vào bao nylon mang về đặt trong các phòng học của trường Mỹ Chánh.
Dạo 1968, anh Nguyễn Kinh Châu là ký giả đã theo chân đoàn người đi khai quật các hố chôn tập thể và đã có loạt hình chạy 8 cột bề ngang trên báo Hòa Bình tường thuật tội ác rùng rợn nầy. Cũng nhờ quen biết cũ từ 4 năm về trước, lần nầy đề xuất việc đi lượm xác, anh Châu đã quay lại Phú Thứ để tìm gặp và thuyết phục các người chuyên về di dời xác chết bốn năm trước, sau Tết Mậu Thân, để họ bằg lòng tham gia công việc nghĩa tử dưới làn đạn pháo của Sư Đoàn Pháo Bông Lau. Đúng là Việt Cộng đã dành cho những người nầy những việc làm có một không hai trong lịch sử tội ác chiến tranh. Nhưng vì lãnh thổ Quảng Trị vẫn còn giao tranh và bom đạn, nên những người phu chỉ bằng lòng nhận lời với chi phí 1.600 đồng mỗi ngày, so với giá thuê mướn làm công nhật ở thành phố Huế lúc bấy giờ là 100 đồng/ngày, và giá vàng 1.600 đồng một chỉ. Sở dĩ giá cả cao như thế mà nhóm ST phải chấp nhận vì khu vực “Đại Lộ Kinh Hoàng” vẫn còn rất kinh hoàng, phu hốt xác ra đó để thu lượm xác không những phải làm việc giữa điều kiện mất vệ sinh giữa những xác chết, mà còn phải đưa lưng đội đạn pháo từ Trường Sơn bắn xuống. Những tay làm báo chúng tôi vì nghiệp dĩ của mình mà lăn lưng ra chốn tên bay đạn lạc, nhưng người dân họ có lý của họ, nhất là khi phải đổi bát máu lấy bát cơm để nuôi thân và nuôi gia đình. Khi tới bãi xác người, những phu lượm xác nầy mỗi người đều mang theo một lọ mắm ruốc. Họ đã lấy ngón tay chấm mắm ruốc bôi lên mũi, dùng mùi thối của mắm để mong át đi mùi thối của xác chết, và cũng để đánh lừa khứu giác của mình.
Sau những ngày đầu vừa làm vừa rút kinh nghiệm, đoàn hốt xác buổi tối về hay tập trung ở nhà từ đường của chị Tôn Nữ Mộng Nhiên ở số 100 đường thuận An, là nơi “đóng đô” của đám phóng viên ST trẻ Trần Tường Trình, Đoàn Kế Tường và NgyThanh. Nghe đám nhà báo bàn bạc chuyện lượm xác, ban đầu hai cô chủ nhà là chị Mộng Nhiên và chị Lẫm góp ý. Từ từ bén chuyện, hai cô tình nguyện tham dự trò chơi với đạn pháo kích. Thế là đoàn hốt xác có thêm hai khuôn mặt hoàng phái, đảm nhiệm việc ghi chép sổ sách và ghi số mỗi xác, cùng những giấy tờ hay di vật gì chúng tôi lấy được trên thi thể của họ̣. Những vật dụng và tư trang cá nhân ấy được cho vào bao nylon có ghi số trùng với số của quan tài, để về sau trả lại cho thân nhân người quá cố.
Trả lờiXóaCông tác hốt xác kéo dài ròng rã tới bảy tháng mới hoàn tất.
Sau khi thu nhặt hết xác trên hai bãi cát dọc hai bên đoạn quốc lộ̣ mang tên “Đại Lộ Kinh Hoàng” và mai táng xong, anh em ST còn giữ lại nửa triệu, tức một phần sáu tổng số tiền lạc quyên được từ đọc giả hảo tâm, chúng tôi đã dùng số tiền nầy dựng một bức tượng Đức Địa Tạng rất lớn ngay chỗ có nhiều xác chết nhất, lập một đền thờ oan hồn, và tổ chức một lễ cúng do anh Lý Đại Nguyên từ Saigon đại diện tòa soạn ra chủ tọa. Đền thờ này vẫn còn cho đến ngày nay.
Lời cuối:
Cuộc chiến nào mà không có thảm sát, chiến tranh nào mà chẳng có nạn nhân. Nhưng hình ảnh của một đứa bé ngồi khóc bên xác mẹ giữa một chiến trường thảm khốc đầy xác thường dân như ở Đại Lộ Kinh Hoàng vẫn là một hình ảnh đau thương nhất mà chúng ta không thể nào quên được.
Vì vậy tôi cố tìm cho được câu chuyện của một nhân chứng đích thực, còn sống để kể lại hầu quý vị và riêng tặng cho đại tá Nguyễn Việt Hải, chỉ huy trung đoàn pháo Bông Lau của Quân đội Nhân dân của nước Cộng hòa Sã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Trong tác phẩm “Mùa hè cháy”, xuất bản năm 2005, tác giả đã viết thật rõ ràng là đơn vị của ông khai hỏa tập trung pháo 122, pháo 130 và pháo 155 mà ông gọi là trận địa pháo cường tập trên Quốc lộ 1 vào đám ngụy quân trên đường bỏ chạy.
Ông đại tá pháo binh tác giả của tác phẩm “Mùa hè cháy” đã đích thân quan sát trong vai trò tiền sát viên để trực tiếp chỉ huy bắn.
Bài báo ngắn ngủi và khiêm nhường hôm nay hy vọng sẽ đến tay các pháo thủ miền Bắc ngày xưa để họ nhớ lại thành quả vào ngày 1 tháng 5 trong chiến dịch Nguyễn Huệ 1972.
Ðịnh mệnh nào đã dành cho ông Phan văn Châu còn sống để định cư tại Hoa Kỳ với 11 người con thành đạt, hàng năm vẫn gửi tiền về giúp cho miền quê nghèo khổ xứ Nhan Biều. Bây giờ, những mộ phần tập thể của dân oan chết vì trận mưa pháo Bông Lau năm 72 đã chẳng còn dấu vết. Những đứa bé đói sữa nằm bên xác mẹ rồi cũng đã chết hết trên đại lộ kinh hoàng 37 năm về trước.
Nhưng mà sao tiếng khóc của em vẫn còn nghe văng vẳng đâu đây …
Giao Chỉ, San Jose
Quảng Trị - Mùa Hè Đỏ Lửa 1972