Thế hệ những nhà thơ đã trải qua chiến tranh, phần đông (các nhà thơ Miền Nam) đã bỏ nước ra đi. Những nhà thơ còn lại, tuổi đã cao và rơi rụng khá nhiều. Họ là những người ít, nhiều đã tham gia trực tiếp vào cuộc chiến tàn khốc nhất của lịch sử dân tộc, kể từ khi lập quốc đến nay. Có thể nói, dù ở chiến tuyến nào và ý thức hệ có khác nhau, nhưng lòng yêu nước của họ, không ai có thể phủ nhận.
Sau năm 1975, những nhà thơ còn ở lại phải đương đầu với cuộc chiến khác không kém phần khốc liệt. Các thi sĩ thua trận, được đưa ra vùng núi cao Hoàng Liên Sơn để "học tập" thành con người mới. Một số trong họ không thấy trở về. Một nhà thơ tôi quen, may mắn hơn, sau hàng chục năm, khóa "tu luyện" kết thúc, được con cháu đón sang Đức, bị chột, không còn viết lách gì được nữa. Không hiểu ở trong trại, họ cho "học tập" những gì, sau mấy chục năm ở trời Tây, thế mà gặp ai bác vẫn co rúm người lại, cứ tưởng là mấy ông “thầy“ quản giáo trong trại. Khiếp thật! một nỗi ám ảnh đến kinh khủng. Nên mỗi lần nghĩ đến bác thi sĩ này, tôi lại nhớ đến truyện cực ngắn Hạt Thóc của Phù Thăng. Nhưng ngược lại, nhiều bác sau những năm tháng bị học tập, thần kinh càng thêm vững trãi. Khi trốn được ra nước ngoài, các bác cứ nhả đạn đều đều.
Những nhà thơ từ R theo đoàn quân chiến thắng tràn vào thành phố. Nhiều bác nhân lúc nhộm nhoạm tranh thủ ngoặt sang làm chánh trị. Có bác tốt số, gặp thời nhảy tót lên ngồi chỗm trệ chiếu trên. Điều tất nhiên có rất nhiều bạn bè, đồng nghiệp cùng thời đã phải khốn khổ nằm xuống để làm những nấc thang cho bác. Có lần tôi được ngồi chầu rìa, điếu đóm, nghe nhà thơ Xuân Diệu nói chuyện, theo ông cuộc chiến tranh vừa qua, khốc liệt như vậy nhưng đã sản sinh ra nhiều nhà thơ có tài.
Vâng! Đúng như thế, thế hệ này có rất nhiều nhà thơ tài năng, nhưng giữ được linh hồn đích thực thi sĩ lại là chuyện khác. Tôi không phải là người nghiên cứu, phê bình văn học, nên chỉ cảm nhận từ rung động trực tiếp và bằng trực giác riêng của mình về cái hay cái đẹp và tâm hồn, khí phách người nghệ sĩ qua các bài thơ và trang viết của họ. Các nhà thơ, có năm tháng tuổi trẻ đã đi qua chiến tranh, nay tuổi đã cao, sức đã yếu, họ vẫn trăn trở, thai nghén viết ra những câu thơ đọng lại trong lòng người đọc. Trong số họ, để lại những dấu ấn đậm nhất trong tôi là nhà thơ Bùi Minh Quốc và Trần Mạnh Hảo.
Về sự nghiệp cũng như tài năng của hai nghệ sĩ này đã được nhiều thế hệ học trò, cũng như các công trình luận văn bậc đại học cho đến tiến sĩ phân tích đánh giá nhiều rồi. Nhưng những bài thơ (chính luận) phản kháng, một cách công khai, khẳng khái với những gì đang diễn ra trong cuộc sống đầy nhiễu nhương này của Bùi Minh Quốc và Trần Mạnh Hảo, làm tôi xúc động mạnh.
Dù chênh nhau về tuổi tác, nhưng có thể nói BMQ và TMH đều sinh ra, và trưởng thành trong chiến tranh. Nếu như BMQ xuất thân từ gia đình tiểu tư sản, công chức thành thị, thì TMH có nguồn gốc gia đình thuần nông ở Miền Bắc VN. Tài năng văn thơ hai ông, đều bộc lộ ngay từ thuở thiếu thời. Năm tháng của tuổi trẻ, các ông đã trực tiếp cầm súng và cầm viết.
Có thể nói các ông là những người có công với chế độ. Nhưng sau chiến tranh, hạnh kiểm hai ông được xếp vào dạng yếu kém, bị loại ra khỏi hàng ngũ những người con ưu tú. Lịch sự như các cụ nhà ta bảo, đứt gánh giữa đường. Bỗ bã của kẻ hàng nước, các bố bị tuột xích. Biên chế nhà nước cũng mất, tức là cái dạ dầy của các bác cũng bị thiến luôn.
Vậy là bao công lao vào sinh ra tử của các bác đổ xuống sông xuống bể cả. Thật là, chẳng cái dại nào giống cái dại nào. Cứ thẳng đường tiến "vì chủ nghĩa xã hội" như khẩu hiệu trên trang nhất báo văn nghệ, không tốt số như bác Điềm, bác Thỉnh, các bác cũng có chiếu giữa để ngồi. Đằng này trên đầu của các bác chỉ còn Tổ Quốc và nhân dân, đi đứt là cái chắc rồi.
Bùi Minh Quốc được cho là nhà thơ của tình yêu, nhưng thẻ thông hành của ông đến với làng văn lại là một bài thơ cổ động Lên Miền Tây. Bài thơ này nói lên (tâm trạng thật của BMQ) cái không khí sục sôi, cháy bỏng của một thời tuổi trẻ. Họ b
Có nhiều người hỏi tôi rằng dùng một số lượng trang báo lớn như vậy để giới thiệu về một nhà văn trẻ liệu có gây ảo tưởng với họ không? Xin thưa, đủ bản lĩnh để đi qua mọi sự khen chê là một đức hạnh rất lớn của người cầm bút. Người viết trẻ nếu không đủ sức trụ vững trước những lời khen ngợi hay chê trách quá đà thì cũng không thể có khả năng sống mạnh mẽ và sáng tạo đến tận cùng trong sự im lặng của mình... (trích - NQT) http://thethaovanhoa.vn/173N20120201084338836T133/nguyen-quang-thieu-vn-la-mot-cuong-quoc-ve-tho.htm -----
Hic! THỬ VÀ SAI (NQT nói dzậy chứ ổng chửi TMH lung tung xèng, có trụ vững khỉ khô gì đâu ??? :)
Hey, coi những bình loạn trường phái thơ tân con cóc & hậu tân con cóc này, tớ thiệt tình là ...cóc hiểu ! (tẩu hỏa nhập ma, haizzz )
---
XUÂN DIỆU-CHỦ SOÁI TRƯỜNG THƠ "TÂN CON CÓC" - Trần Mạnh Hảo
Đầu những năm sáu mươi của thế kỷ trước, khi còn ngồi trên ghế nhà trường tập tọe làm thơ, chúng tôi thành khẩn thú nhận từng là đệ tử của trường thơ “tân con cóc” do thi sĩ Xuân Diệu làm chủ soái. Vì sao một thi hào từng có hai tập thơ lớn : “Thơ, thơ” và “Gửi hương cho gió”trước 1945 nay lại lập ra trường phái thi ca không giống ai thế ?
Từ bỏ dòng thơ lãng mạn, Xuân Diệu đi theo cách mạng, lên chiến khu Việt Bắc kháng chiến, được đảng cộng sản cải tạo thành con người mới, nên ông đã phải từ bỏ hai tập thơ lớn trên để được công nông hóa, giai cấp hóa, để được vào đảng. Hồi đầu kháng chiến, nhà văn Nguyễn Tuân, sám hối đến mức treo các tập tùy bút tuyệt vời của mình viết trước năm 1945 lên cây như treo một con dê cỏn ( chữ của Hồ Xuân Hương) lên cành cây rồi dùng roi quất nát bét tác phẩm của mình để đẹp lòng đảng mà hóa thành người vô học, là con người lý tưởng của thời bần cố nông cai trị treo khẩu hiệu diệt trí thức.
Năm 1961 là năm “ đỉnh cao muôn trượng” ( Tố Hữu), trên ghế nhà trường, chúng tôi được học lý luận văn học rằng : nền văn học của chúng ta là nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa, một nền văn học TUYỆT ĐỐI KHÔNG CÓ BI KỊCH. Học trò không hiểu hỏi thầy : thưa, không bi kịch là sao ạ ? Là không có nỗi buồn, không có nỗi đau, không có nhớ nhung sướt mướt như bọn tư bản hèn hạ...Thế văn học cổ của ta như thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du toàn nỗi buồn thì có phải là văn học không ? Không, cần phải xóa bỏ thứ văn học buồn thảm của giai cấp phong kiến tư sản. Rồi thầy kể, rằng thầy được nghe chính ông Hà Huy Giáp thứ trưởng bộ văn hóa, người đưa ra lý thuyết văn học xã hội chủ nghĩa không có bi kịch giảng tại Ty Giáo dục; rằng bên Liên Xô, đàn bà vừa đẻ vừa cười tươi như hoa, có bà vừa đẻ vừa cầm ảnh Lê Nin, vừa đẻ vừa hát bài “ Chiều Matxcova” sướng muốn chết. Rằng các nhà khai sáng chủ nghĩa cộng sản muốn xóa bỏ bi kịch trên trái đất, con người chỉ còn biết cười hềnh hệch từ sáng đến tối...
Sau vụ đánh bọn phản động nhân văn giai phẩm, rồi đến vụ dẹp bỏ tàn dư của bọn nhân văn như “Mùa hoa dẻ” ( Văn Linh), “Cái gốc”(Nguyễn Thành Long), “Sắp cưới” ( Vũ Bão”, “Vào đời”( Hà Minh Tuân)...không khí văn học miền Bắc lúc đó tiêu điều, xơ xác. Các nhà văn dúm dó lại, cúi mặt xuống ( trừ cánh văn vẻ lề phải vác mặt lên hãnh tiến như vừa được chén mỗi người nguyên xi một bộ lòng lợn vậy), không khí văn đàn và văn nhân xao xác như gà gặp cáo.
Giữa lúc ấy Xuân Diệu xuất hiện với lý thuyết thơ : “ Chân, chân, chân, thật, thật, thật”. Ông giải thích, đây là cách ông rút ngắn lý thuyết văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa; rằng cứ làm thơ như sao chụp con người mới đã là hay rồi, không cần tưởng tượng hư cấu bép xép...Nghĩa là thấy sao viết vậy, viết bằng ngôn ngữ thường ngày của nhân dân, không được bôi đen, có tô hồng chút đỉnh càng tốt. Tính lãng mạn cách mạng trong xu hướng văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa là ở chỗ ta cần phản ánh hiện thực theo xu hướng xã hội chủ nghĩa, tức là có nói quá lên một tí về sự hạnh phúc ngất ngây của chủ nghĩa cộng sản hệt thiên đường ngay trong hiện thức còn mồ hôi nước mắt vẫn cứ là tốt nhất. Sẽ đến lúc đảng đưa ta đến thiên đường tuyệt đối không còn mồ hôi, không còn nước mắt. Đả đảo bọn mồ hôi, đả đảo bọn nước mắt. Nụ cười và tiếng hát muôn năm...
Đoạn, Xuân Diệu mang câu thơ ông mới viết : “ Con đỉa bò qua mô đất chết” mà ông cho là câu thơ hay nhất của đời mình ra làm tiêu chí lập nên trường phái thơ “ tân con cóc” của mình. Ông giải thích, một lần ông đi chống hạn với nông dân, đi qua đường, ông thấy một con đỉa trâu nằm vắt ngang một mô đất vừa chết. Ông bèn nghĩ, ta phải làm bài thơ về bọn Mỹ Diệm trong miền Nam, nhất định chúng bay sẽ có số phận như con đỉa này : chúng bay sẽ phải nằm vắt qua mô đất lịch sử mà chết héo cho xem. Nhưng ông lại thôi, ông làm bài thơ chống hạn, chống trời, rằng tr
bulukhin wrote today at 4:13 AM, edited today at 4:14 AM
1- Tui đọc đâu đó một tản văn của Nguyễn Hưng Quốc (?) nói rằng bài thơ con cóc là bài hay nhất thế giới. Tại sao vậy ? Có vô vàn lý do, nhưng trên hết là dễ thuộc, ai cũng thuộc: Con cóc trong hang con cóc nhảy ra, con cóc nhảy ra con cóc ngồi đó, con cóc ngồi đó con cóc nhảy đi...chả cần tra Google... hihihi
2- Phải nhận là đảng tài, làm cho cỡ Xuân Diệu, Huy Cận,Tô Hoài, Hoài Thanh, Chế Lan Viên, Nguyễn Tuân..Nguyến Khải ...cứ mềm như sợi bún. Những năm 60 thế kỷ trước đài Sài Gòn nói nhà thơ tài hoa Xuân Diệu đã qua đời, chỉ còn lại ngoài bắc cái loa tuyền tuyền cho cộng sản với công suất cao!! Cũng may trước khi ra đi, nhà thơ họ Chế có được tâp thơ Sám hối, Nguyễn Khải có được Đi tìm cái tôi đã mất, Nguyễn Đình Thi có được Bài thơ phản tinh. Xét lại Xuân Diệu không có gì!! Buồn
3- Nguyễn Quang Thiều là anh có tài, nhưng cực đoan và hơi ngạo mạn. Thiều và ông bố như sừng với đuôi, đến nỗi ông bố cho con vào công an để được đảng dạy dỗ. Công an lại cho Thiều sang Cu Ba học tình báo chiến lược 7 năm ròng, Trong thời gian đó cu cậu học tiếng Anh rất giỏi, sau khi về VN Thiều là nhà thơ VN duy nhất nói và viết tiếng Anh như dân Ăng Lê.
Bởi thế, hể Mỹ hoặc Úc mời một nhà thơ Việt cộng sang giao lưu là Thiều được đi. Những năm làm báo Văn Nghệ Thiều cố tếu táo cho gần gũi anh chị em nhưng ai cũng dè chừng vì sợ Thều là tình báo của đảng cài vào.
Thời đó hình như đảng không khoái Thiều và anh em cũng chẳng khoái Thiều. Nhưng rồi vợ Thiều lên chức phó sở Văn hóa Hà Nội, cu cậu cũng phấn đấu leo lên ghế quyền lực cho đăng đối với cô vợ mà có lần Thiều đình dẫn ra tòa li dị. Vụ này được Hữu Tỉnh hà hơi tiếp sức.
Đây là điều đáng tiếc nhất cho Thiều, Nhưng Trần Mạnh Hảo cũng chỉ sờ sờ vào áo Thiều thôi, chứ điểm huyệt Thiều cho đích đáng phải kể đến nhà văn Phạm Viết Đào. Ông Đào mang tơi đội nón đi guốc mộc trong bụng Thiều, đúng là siêu kì phùng địch thủ gặp nhau... hehehe
Thế hệ những nhà thơ đã trải qua chiến tranh, phần đông (các nhà thơ Miền Nam) đã bỏ nước ra đi. Những nhà thơ còn lại, tuổi đã cao và rơi rụng khá nhiều. Họ là những người ít, nhiều đã tham gia trực tiếp vào cuộc chiến tàn khốc nhất của lịch sử dân tộc, kể từ khi lập quốc đến nay. Có thể nói, dù ở chiến tuyến nào và ý thức hệ có khác nhau, nhưng lòng yêu nước của họ, không ai có thể phủ nhận.
Trả lờiXóaSau năm 1975, những nhà thơ còn ở lại phải đương đầu với cuộc chiến khác không kém phần khốc liệt. Các thi sĩ thua trận, được đưa ra vùng núi cao Hoàng Liên Sơn để "học tập" thành con người mới. Một số trong họ không thấy trở về. Một nhà thơ tôi quen, may mắn hơn, sau hàng chục năm, khóa "tu luyện" kết thúc, được con cháu đón sang Đức, bị chột, không còn viết lách gì được nữa. Không hiểu ở trong trại, họ cho "học tập" những gì, sau mấy chục năm ở trời Tây, thế mà gặp ai bác vẫn co rúm người lại, cứ tưởng là mấy ông “thầy“ quản giáo trong trại. Khiếp thật! một nỗi ám ảnh đến kinh khủng. Nên mỗi lần nghĩ đến bác thi sĩ này, tôi lại nhớ đến truyện cực ngắn Hạt Thóc của Phù Thăng. Nhưng ngược lại, nhiều bác sau những năm tháng bị học tập, thần kinh càng thêm vững trãi. Khi trốn được ra nước ngoài, các bác cứ nhả đạn đều đều.
Những nhà thơ từ R theo đoàn quân chiến thắng tràn vào thành phố. Nhiều bác nhân lúc nhộm nhoạm tranh thủ ngoặt sang làm chánh trị. Có bác tốt số, gặp thời nhảy tót lên ngồi chỗm trệ chiếu trên. Điều tất nhiên có rất nhiều bạn bè, đồng nghiệp cùng thời đã phải khốn khổ nằm xuống để làm những nấc thang cho bác. Có lần tôi được ngồi chầu rìa, điếu đóm, nghe nhà thơ Xuân Diệu nói chuyện, theo ông cuộc chiến tranh vừa qua, khốc liệt như vậy nhưng đã sản sinh ra nhiều nhà thơ có tài.
Vâng! Đúng như thế, thế hệ này có rất nhiều nhà thơ tài năng, nhưng giữ được linh hồn đích thực thi sĩ lại là chuyện khác. Tôi không phải là người nghiên cứu, phê bình văn học, nên chỉ cảm nhận từ rung động trực tiếp và bằng trực giác riêng của mình về cái hay cái đẹp và tâm hồn, khí phách người nghệ sĩ qua các bài thơ và trang viết của họ. Các nhà thơ, có năm tháng tuổi trẻ đã đi qua chiến tranh, nay tuổi đã cao, sức đã yếu, họ vẫn trăn trở, thai nghén viết ra những câu thơ đọng lại trong lòng người đọc. Trong số họ, để lại những dấu ấn đậm nhất trong tôi là nhà thơ Bùi Minh Quốc và Trần Mạnh Hảo.
Về sự nghiệp cũng như tài năng của hai nghệ sĩ này đã được nhiều thế hệ học trò, cũng như các công trình luận văn bậc đại học cho đến tiến sĩ phân tích đánh giá nhiều rồi. Nhưng những bài thơ (chính luận) phản kháng, một cách công khai, khẳng khái với những gì đang diễn ra trong cuộc sống đầy nhiễu nhương này của Bùi Minh Quốc và Trần Mạnh Hảo, làm tôi xúc động mạnh.
Dù chênh nhau về tuổi tác, nhưng có thể nói BMQ và TMH đều sinh ra, và trưởng thành trong chiến tranh. Nếu như BMQ xuất thân từ gia đình tiểu tư sản, công chức thành thị, thì TMH có nguồn gốc gia đình thuần nông ở Miền Bắc VN. Tài năng văn thơ hai ông, đều bộc lộ ngay từ thuở thiếu thời. Năm tháng của tuổi trẻ, các ông đã trực tiếp cầm súng và cầm viết.
Có thể nói các ông là những người có công với chế độ. Nhưng sau chiến tranh, hạnh kiểm hai ông được xếp vào dạng yếu kém, bị loại ra khỏi hàng ngũ những người con ưu tú. Lịch sự như các cụ nhà ta bảo, đứt gánh giữa đường. Bỗ bã của kẻ hàng nước, các bố bị tuột xích. Biên chế nhà nước cũng mất, tức là cái dạ dầy của các bác cũng bị thiến luôn.
Vậy là bao công lao vào sinh ra tử của các bác đổ xuống sông xuống bể cả. Thật là, chẳng cái dại nào giống cái dại nào. Cứ thẳng đường tiến "vì chủ nghĩa xã hội" như khẩu hiệu trên trang nhất báo văn nghệ, không tốt số như bác Điềm, bác Thỉnh, các bác cũng có chiếu giữa để ngồi. Đằng này trên đầu của các bác chỉ còn Tổ Quốc và nhân dân, đi đứt là cái chắc rồi.
Bùi Minh Quốc được cho là nhà thơ của tình yêu, nhưng thẻ thông hành của ông đến với làng văn lại là một bài thơ cổ động Lên Miền Tây. Bài thơ này nói lên (tâm trạng thật của BMQ) cái không khí sục sôi, cháy bỏng của một thời tuổi trẻ. Họ b
"Chứ tôi ít thấy ông nào lấy bút danh mà có văn hay. Tên đã giả làm sao có văn thật được "
Trả lờiXóaHey, tác giả nói dzầy đụng chạm quá ! Hic!
Có nhiều người hỏi tôi rằng dùng một số lượng trang báo lớn như vậy để giới thiệu về một nhà văn trẻ liệu có gây ảo tưởng với họ không?
Trả lờiXóaXin thưa, đủ bản lĩnh để đi qua mọi sự khen chê là một đức hạnh rất lớn của người cầm bút. Người viết trẻ nếu không đủ sức trụ vững trước những lời khen ngợi hay chê trách quá đà thì cũng không thể có khả năng sống mạnh mẽ và sáng tạo đến tận cùng trong sự im lặng của mình... (trích - NQT)
http://thethaovanhoa.vn/173N20120201084338836T133/nguyen-quang-thieu-vn-la-mot-cuong-quoc-ve-tho.htm
-----
Hic! THỬ VÀ SAI (NQT nói dzậy chứ ổng chửi TMH lung tung xèng, có trụ vững khỉ khô gì đâu ??? :)
Bác này mình biết nà nhưng ...hổng chơi :))
Trả lờiXóaHey, coi những bình loạn trường phái thơ tân con cóc & hậu tân con cóc này, tớ thiệt tình là ...cóc hiểu ! (tẩu hỏa nhập ma, haizzz )
Trả lờiXóa---
XUÂN DIỆU-CHỦ SOÁI TRƯỜNG THƠ "TÂN CON CÓC" -
Trần Mạnh Hảo
Đầu những năm sáu mươi của thế kỷ trước, khi còn ngồi trên ghế nhà trường tập tọe làm thơ, chúng tôi thành khẩn thú nhận từng là đệ tử của trường thơ “tân con cóc” do thi sĩ Xuân Diệu làm chủ soái. Vì sao một thi hào từng có hai tập thơ lớn : “Thơ, thơ” và “Gửi hương cho gió”trước 1945 nay lại lập ra trường phái thi ca không giống ai thế ?
Từ bỏ dòng thơ lãng mạn, Xuân Diệu đi theo cách mạng, lên chiến khu Việt Bắc kháng chiến, được đảng cộng sản cải tạo thành con người mới, nên ông đã phải từ bỏ hai tập thơ lớn trên để được công nông hóa, giai cấp hóa, để được vào đảng. Hồi đầu kháng chiến, nhà văn Nguyễn Tuân, sám hối đến mức treo các tập tùy bút tuyệt vời của mình viết trước năm 1945 lên cây như treo một con dê cỏn ( chữ của Hồ Xuân Hương) lên cành cây rồi dùng roi quất nát bét tác phẩm của mình để đẹp lòng đảng mà hóa thành người vô học, là con người lý tưởng của thời bần cố nông cai trị treo khẩu hiệu diệt trí thức.
Năm 1961 là năm “ đỉnh cao muôn trượng” ( Tố Hữu), trên ghế nhà trường, chúng tôi được học lý luận văn học rằng : nền văn học của chúng ta là nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa, một nền văn học TUYỆT ĐỐI KHÔNG CÓ BI KỊCH. Học trò không hiểu hỏi thầy : thưa, không bi kịch là sao ạ ? Là không có nỗi buồn, không có nỗi đau, không có nhớ nhung sướt mướt như bọn tư bản hèn hạ...Thế văn học cổ của ta như thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du toàn nỗi buồn thì có phải là văn học không ? Không, cần phải xóa bỏ thứ văn học buồn thảm của giai cấp phong kiến tư sản. Rồi thầy kể, rằng thầy được nghe chính ông Hà Huy Giáp thứ trưởng bộ văn hóa, người đưa ra lý thuyết văn học xã hội chủ nghĩa không có bi kịch giảng tại Ty Giáo dục; rằng bên Liên Xô, đàn bà vừa đẻ vừa cười tươi như hoa, có bà vừa đẻ vừa cầm ảnh Lê Nin, vừa đẻ vừa hát bài “ Chiều Matxcova” sướng muốn chết. Rằng các nhà khai sáng chủ nghĩa cộng sản muốn xóa bỏ bi kịch trên trái đất, con người chỉ còn biết cười hềnh hệch từ sáng đến tối...
Sau vụ đánh bọn phản động nhân văn giai phẩm, rồi đến vụ dẹp bỏ tàn dư của bọn nhân văn như “Mùa hoa dẻ” ( Văn Linh), “Cái gốc”(Nguyễn Thành Long), “Sắp cưới” ( Vũ Bão”, “Vào đời”( Hà Minh Tuân)...không khí văn học miền Bắc lúc đó tiêu điều, xơ xác. Các nhà văn dúm dó lại, cúi mặt xuống ( trừ cánh văn vẻ lề phải vác mặt lên hãnh tiến như vừa được chén mỗi người nguyên xi một bộ lòng lợn vậy), không khí văn đàn và văn nhân xao xác như gà gặp cáo.
Giữa lúc ấy Xuân Diệu xuất hiện với lý thuyết thơ : “ Chân, chân, chân, thật, thật, thật”. Ông giải thích, đây là cách ông rút ngắn lý thuyết văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa; rằng cứ làm thơ như sao chụp con người mới đã là hay rồi, không cần tưởng tượng hư cấu bép xép...Nghĩa là thấy sao viết vậy, viết bằng ngôn ngữ thường ngày của nhân dân, không được bôi đen, có tô hồng chút đỉnh càng tốt. Tính lãng mạn cách mạng trong xu hướng văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa là ở chỗ ta cần phản ánh hiện thực theo xu hướng xã hội chủ nghĩa, tức là có nói quá lên một tí về sự hạnh phúc ngất ngây của chủ nghĩa cộng sản hệt thiên đường ngay trong hiện thức còn mồ hôi nước mắt vẫn cứ là tốt nhất. Sẽ đến lúc đảng đưa ta đến thiên đường tuyệt đối không còn mồ hôi, không còn nước mắt. Đả đảo bọn mồ hôi, đả đảo bọn nước mắt. Nụ cười và tiếng hát muôn năm...
Đoạn, Xuân Diệu mang câu thơ ông mới viết : “ Con đỉa bò qua mô đất chết” mà ông cho là câu thơ hay nhất của đời mình ra làm tiêu chí lập nên trường phái thơ “ tân con cóc” của mình. Ông giải thích, một lần ông đi chống hạn với nông dân, đi qua đường, ông thấy một con đỉa trâu nằm vắt ngang một mô đất vừa chết. Ông bèn nghĩ, ta phải làm bài thơ về bọn Mỹ Diệm trong miền Nam, nhất định chúng bay sẽ có số phận như con đỉa này : chúng bay sẽ phải nằm vắt qua mô đất lịch sử mà chết héo cho xem. Nhưng ông lại thôi, ông làm bài thơ chống hạn, chống trời, rằng tr
http://gioheomay.multiply.com/notes/item/508
Trả lờiXóaLẳng lặng mà nghe cóc cóc keng
Trường thơ con cóc lung tung beng
Cóc tân, cóc hậu tân , lóc nhóc
Thiều quang chủ soái tiên phuông nhen !
"Cường quốc về thơ"- Việt Nam ta
Phát ngôn sở học tây ... bán nhà
Phó hội nhà văn đâu phải bở ?
Xếch xy bà chúa cũng thua xa ...
Mạnh Hảo thi gia phân tích chê
Chế biến linh tinh Thiều có nghề
Tương vô một chút Dionysos
Siêu thực Breton, Baudelaire
Đập tan thi pháp thơ truyền thống
Nhăng nhăng cuội cuội mới ép phê
Ôi thôi đủ thứ sinh thực khí
Bày cả trong thơ thú tê mê
Tí tửng mừng rơn thơ thế giới
Còn lâu so sánh với thơ tôi !
Thơ hay siêu tưởng, mờ mờ ảo
Hiểu được chết liền, hậu cóc tân !
Khuyến mãi cái còm của bác Bu :)
Trả lờiXóa----------
bulukhin wrote today at 4:13 AM, edited today at 4:14 AM
1- Tui đọc đâu đó một tản văn của Nguyễn Hưng Quốc (?) nói rằng bài thơ con cóc là bài hay nhất thế giới. Tại sao vậy ? Có vô vàn lý do, nhưng trên hết là dễ thuộc, ai cũng thuộc: Con cóc trong hang con cóc nhảy ra, con cóc nhảy ra con cóc ngồi đó, con cóc ngồi đó con cóc nhảy đi...chả cần tra Google... hihihi
2- Phải nhận là đảng tài, làm cho cỡ Xuân Diệu, Huy Cận,Tô Hoài, Hoài Thanh, Chế Lan Viên, Nguyễn Tuân..Nguyến Khải ...cứ mềm như sợi bún. Những năm 60 thế kỷ trước đài Sài Gòn nói nhà thơ tài hoa Xuân Diệu đã qua đời, chỉ còn lại ngoài bắc cái loa tuyền tuyền cho cộng sản với công suất cao!! Cũng may trước khi ra đi, nhà thơ họ Chế có được tâp thơ Sám hối, Nguyễn Khải có được Đi tìm cái tôi đã mất, Nguyễn Đình Thi có được Bài thơ phản tinh. Xét lại Xuân Diệu không có gì!! Buồn
3- Nguyễn Quang Thiều là anh có tài, nhưng cực đoan và hơi ngạo mạn. Thiều và ông bố như sừng với đuôi, đến nỗi ông bố cho con vào công an để được đảng dạy dỗ. Công an lại cho Thiều sang Cu Ba học tình báo chiến lược 7 năm ròng, Trong thời gian đó cu cậu học tiếng Anh rất giỏi, sau khi về VN Thiều là nhà thơ VN duy nhất nói và viết tiếng Anh như dân Ăng Lê.
Bởi thế, hể Mỹ hoặc Úc mời một nhà thơ Việt cộng sang giao lưu là Thiều được đi. Những năm làm báo Văn Nghệ Thiều cố tếu táo cho gần gũi anh chị em nhưng ai cũng dè chừng vì sợ Thều là tình báo của đảng cài vào.
Thời đó hình như đảng không khoái Thiều và anh em cũng chẳng khoái Thiều. Nhưng rồi vợ Thiều lên chức phó sở Văn hóa Hà Nội, cu cậu cũng phấn đấu leo lên ghế quyền lực cho đăng đối với cô vợ mà có lần Thiều đình dẫn ra tòa li dị. Vụ này được Hữu Tỉnh hà hơi tiếp sức.
Đây là điều đáng tiếc nhất cho Thiều, Nhưng Trần Mạnh Hảo cũng chỉ sờ sờ vào áo Thiều thôi, chứ điểm huyệt Thiều cho đích đáng phải kể đến nhà văn Phạm Viết Đào. Ông Đào mang tơi đội nón đi guốc mộc trong bụng Thiều, đúng là siêu kì phùng địch thủ gặp nhau... hehehe