Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2011

Yêu nước mình đâu cần có đèn xanh ? ( Nhưng có càng tốt, hehehe :) http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/07/pham-viet-ao-ngay-mai-toi-lai-i-bieu.html Vô đây coi nè :D

23 nhận xét:

  1. Năm 1473 khi Lê Duy Cảnh, Thái bảo kiến dương bá, đi trấn giữ ở vùng biên giới giáp với tỉnh Quảng Tây, vua Lê Thánh Tông đã trao cho ông một sắc dụ, trong đó viết:



    “Một thước núi, một tấc sông của ta không nên vứt bỏ, ngươi nên cố cãi, chớ cho họ lấn dần, nếu họ không nghe, còn có thể sai quan sang xứ Bắc triều bày tỏ phải trái. Nếu ngươi dám lấy một thước, một tấc đất của Thái Tổ mà đút mồi cho giặc thì tội phải tru di”

    Trả lờiXóa

  2. Cho đến nay vấn đề đàm phán và phân giới Việt – Trung chưa bao giờ được chính thức báo cáo trước Quốc hội, chưa bao giờ người dân Việt Nam được biết cụ thể biên giới xê dịch như thế nào so với trước. Người ta cứ kêu gọi đồng thuận, nhưng có gì làm mất đồng thuận hơn là không minh bạch thông tin về một vấn đề hệ trọng và thiêng liêng như vậy đối với mọi người dân Việt Nam, trong cũng như ngoài nước. Đến nỗi một trọng thần như tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, trong một bài báo gần đây đăng trên Bauxite Việt Nam, cũng công khai nhận định: “Trong đàm phán biên giới, họ ép ta làm ta mất một nửa thác Bản Giốc, dân ta cũng không được đặt chân đến Ải Nam quan nữa, tất cả ta mất hàng trăm km2 đất.” Có cần nhắc ở đây không chỉ dụ của vua Lê Thánh Tông nhắn nhủ sứ thần Việt Nam đàm phán với Trung Quốc: "Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại có thể vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước, một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc, thì phải tội tru di." (Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ thực lục, Kỷ Nhà Lê). Giải trình chuyện biên giới là một viên chức cấp thấp cỡ PGS. TS Nguyễn Hồng Thao, lại lồng vào một cuộc phỏng vấn trên báo, liệu có thể làm cho dư luận yên lòng hay không? Ngày nào Chính phủ chưa chính thức báo cáo Quốc hội về vấn đề biên giới Việt – Trung, ngày nào bản đồ phân giới Việt – Trung chưa chính thức công bố, ngày ấy người dân Việt Nam còn ngờ vực Chính phủ. Bauxite Việt Nam  

    Trả lờiXóa
  3. 01/12/2010
    Chưa bao giờ Việt Nam bị hại bởi người láng giềng “hữu nghị” như từ 1979 đến nay

    Nguyễn Trọng Vĩnh

    Việt Nam không hề khiêu khích và xâm phạm vào đất Trung Quốc. Thế mà năm 1979, Trung Quốc huy động hàng chục sư đoàn “dạy cho Việt Nam một bài học”, giết hại dân và tàn phá bốn tỉnh của Việt Nam; đánh chiếm cao điểm 1509 trong huyện Vị Xuyên – Hà Giang của chúng ta; năm 1988, đánh đắm tàu hải quân, giết hơn 70 chiến sĩ, sĩ quan và chiếm một số bãi đá ngầm trong quần đảo Trường Sa của chúng ta.

    Trong đàm phán biên giới, họ ép ta làm ta mất một nửa thác Bản Giốc, dân ta cũng không được đặt chân đến Ải Nam quan nữa, tất cả ta mất hàng trăm km2 đất. Họ xóa hiệp định phân định ranh giới vịnh Bắc Bộ giữa hai Chính phủ Pháp – Thanh (do lịch sử để lại) đòi chia lại, ăn hơn của ta một phần hải phận.

    Sau khi nêu ra phương châm 16 chữ và 4 tốt với lãnh đạo ta, họ đã nghiễm nhiên đứng được trên nóc nhà Đông Dương, vị trí chiến lược xung yếu của ta, khai thác Bốc-xít, di hậu họa cho hàng triệu đồng bào ta.

    Các công ty của họ thuê rừng 50 năm để trồng cây bạch đàn, trước tiên là chặt cây phá rừng, tạo thêm nguyên nhân gây lũ lụt cho ta. Bạch đàn là cây ăn rất hại đất, hết hạn thuê, họ rút đi để lại cho ta hàng dãy hecta đất trống đồi trọc, vì không cây gì mọc được. Đây là một mưu kế rất thâm hiểm hại ta. Nguy hiểm hơn nữa là các công ty của họ thuê các khoảnh rừng trong đó ôm cả những đồi cao 600-700m tại các huyện Tràng Định, Bảo Lộc của Lạng Sơn và Tiên Yên của Quảng Ninh, có nơi chỉ cách biên giới Trung Quốc 700m. Họ phá rừng để trồng bạch đàn, phá rừng làm đường vào khu rừng họ thuê, họ làm đường xoáy trôn ốc lên đỉnh các đồi cao nói trên. 50 năm không ai kiểm soát được, họ có xây dựng công sự gì trên đỉnh các cao điểm ấy cũng không ai biết, liệu có để sau này sử dụng như cao điểm 1509 ở Vị Xuyên trước đây không?

    Ngoài việc năm 1974, đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của ta, họ tự ý vẽ một cái “lưỡi bò” rất phi pháp bao chiếm gần hết biển Đông của Việt Nam, khoanh vùng cấm ngư dân ta vào đánh cá trong hải phận của mình, bắn chết, bắt ngư dân ta, tịch thu tài sản, ngư cụ, giam giữ, phạt tiền, dùng “tàu lạ” đâm chìm tàu cá của ngư dân ta.

    Cậy có hải quân mạnh, tập trận diễu võ dương oai ở Biển Đông, uy hiếp ta, luôn tuyên bố sẽ “thu hồi” Tây Sa, là Trường Sa của Việt Nam, mà họ to mồm nhận xí là của họ.

    Họ thuê dài hạn một đoạn bờ biển ở Đà Nẵng, nói là để xây dựng “khu vui chơi giải trí”, xây nhà máy điện nguyên tử chỉ cách biên giới tỉnh Quảng Ninh 60km, nếu rò rỉ phóng xạ thì bên ta mang họa.

    Trên thượng nguồn sông Mê Kông, Trung Quốc xây một hệ thống đập trong đó có đập Tiểu Loan, chặn mất một khối nước vô cùng lớn. Nam Bộ của chúng ta ở cuối dòng sông, mùa khô đồng bằng sông Cửu Long sẽ thiếu nước, liệu còn nuôi được cá tra, cá basa nữa không? Có đủ nước tưới cho các vùng cây trái không? Vựa lúa Nam Bộ có bị ảnh hưởng không? Sông cạn, nước mặn sẽ dâng sâu vào nội địa, triều cường càng dữ, nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh liên quan sẽ sống ra sao? Trung Quốc chặn nguồn nước thượng lưu của một con sông quốc tế, thật là một kế hoạch ích kỷ, ác độc.

    Họ trúng thầu một loạt nhà máy nhiệt điện và một số công trình, họ tự do đưa ồ ạt lao động của họ vào. Thế là, trên khắp đất nước ta, từ “nóc nhà Đông Dương”, từ rừng núi tới đồng bằng, đến ven biển đã có hàng vạn người Trung Quốc rải ra, có là mối nguy tiềm ẩn không?

    Từ những tình hình trên, rõ ràng Việt Nam ta bị hại đủ đường, và bị o ép tứ phía. Vì đâu nên nỗi này? Nhân dân ta nghĩ gì?

    N. T. V.

    Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

    Trả lờiXóa
  4. Mất con gà còn tức, mất tới 2 quần đảo + biển, chịu gì thấu ? hu hu ...lỡ tới ..mất nước còn ghê hơn, hị hị ... :((

    - Nhứt định không chịu để mất bất kỳ phần lãnh thổ nào !
    - Nhứt định không chịu làm nô lệ ...



    Trả lờiXóa
  5. Hà Nội bật đèn, hổng biết Sài Gòn sao ta ?
    Ngày mai sắp nhỏ đi dự thi đại học phải tập trung rồi ...

    Trả lờiXóa
  6. Haizzzzzzzzz.... càng xem càng ngẫm càng buồn bậu ui :-((

    Trả lờiXóa
  7. neu saigon khong bat dèn thi' chung' ta cu di so gi dam' dam' ban' nuoc càu vinh!

    Trả lờiXóa
  8. khong dèn xanh vuot dèn do" luon ...

    Trả lờiXóa
  9. Tự hỏi vậy thôi, chứ từ bửa giờ hổng bật đèn cũng cứ đi đại rồi đó, đi ào ào, xông pha ta đi lên, hehehe ...

    Trả lờiXóa
  10. Ừa, có buồn rồi có dzui, mong sao mau tới ngày dzui, qua hết ngày buồn he ?

    Trả lờiXóa
  11. Tới luôn, muốn làm gì nhau ... thì làm :)

    Trả lờiXóa
  12. Khốn nỗi ở cái xứ quá quái lạ này nó thế, yêu nước bị đóng hộp, cho phép....

    Trả lờiXóa
  13. Yêu đóng hộp bí rị hà, ngộp chết :)
    Ra ngoài trời la cho bể phổi mới đã đã :D

    Trả lờiXóa
  14. Yêu nước phải giữ nước, đó là thái độ đúng đắn, luôn được mọi người cảm thông, cảm thương mà ?

    http://www.viet-studies.info/CamThuongTamHonAiQuoc.htm

    Xin cụ Nguyễn Đình Chiểu tha thứ cho con vì đã mượn tinh thần bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của cụ để vịnh cảnh nước nhà.

    Xin những người tham gia biểu tình chống Trung Quốc trong một tháng qua ở khắp mọi miền của Việt Nam và trên thế giới hãy tha thứ cho tôi vì đã dùng âm hưởng văn tế để bày tỏ niềm yêu mến và sự cảm phục của tôi đối với những hành động ái quốc của các anh chị. Văn tế ở đây đã được chuyển nghĩa, không phải thể văn dùng tế người chết, mà có ý nghĩa tôn vinh trong nỗi buồn, tự đáy lòng.



    ----------------------



    CẢM THƯƠNG NHỮNG TÂM HỒN ÁI QUỐC





    Hỡi ơi!

    Hoàng Sa – Trường Sa biển rền, lòng dân trời tỏ.



    Bao nhiêu năm quần quật trên rừng dưới biển, chưa ắt còn danh nổi như phao

    Một trận nghĩa tuần hành chống giặc Trung, tuy bị cấm ngăn mà tiếng vang như mõ.



    Nhớ năm xưa

    Cui cút làm ăn,

    Toan lo nghèo khó



    Chưa quen đả đảo, đâu biết tự do

    Chỉ biết âm thầm bài vở, mưu sinh; việc học việc thi vốn đã quen làm

    Tập hô, tập nói, tập đối phó cơ động, an ninh, mắt chưa từng ngó.


    Bóng giặc chập chờn hải đảo, nỗi lo xâm lược phập phồng đã mấy mươi năm, trông tin quan như trời hạn mong mưa

    Mùi “4 tốt”, “16 chữ” vấy vá đã bao lần, ghét thói đại Hán gian thâm như nhà nông ghét cỏ.


    Bữa thấy tàu hải giám cắt cáp Bình Minh, muốn tới ăn gan

    Ngày xem tàu ngư chính bắt nạt Viking, muốn ra cắn cổ.


    Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu;
    Hai vầng nhật nguyệt chói loà, đâu dung lũ treo dê bán chó.

    Nào đợi ai đòi, ai bắt, phen này ra sức tuần hành
    Chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay cứu nước.

    Khá thương thay:
    Vốn chẳng được cảm thông, ủng hộ, tự phát mà đứng lên
    Chẳng qua tức nước, vỡ bờ, vị nghĩa ra lời tuyên cáo
    Tự giương khẩu hiệu, trật tự ôn hòa, nào đợi tập rèn
    Bốn chủ nhật biểu tình, hồn hậu suy tư, đâu chờ bày bố.


    Ngoài cật mong manh áo vải, nào đợi được lệnh cấp trên,

    Trong tay cầm biểu ngữ chống xâm lăng, chi nài đề tên ghi tuổi


    Chiều tối về chong đèn đọc sách, hiểu thêm bi kịch nhãn tiền

    Sáng ngày theo dõi báo chí đưa tin, theo sát tình hình đất nước



    Chi nhọc quan quản dùi cui, còi huýt, đạp dây thừng lướt tới, coi nguy hiểm như không

    Nào sợ dân vệ, công an, hàng nối hàng, lịch lãm chưa từng có.

    Trẻ già hát Quốc ca, đả đảo giặc Tàu, làm cho Ích Tắc, Chiêu Thống hồn kinh

    Anh trước chị sau, hừng hực niềm tin, trối kệ lời loa kêu giải tán.


    Những năm lòng nghĩa lâu dùng
    Đâu biết dân tình khốn khổ.

    Một chắc xuống đường rằng ái quốc, nào hay bị “nhắc nhở”, cầm chân
    Trăm năm tâm sự người ưu dân, nào đợi quyền trên cho phép.

    Đoái trông Hà Nội, Sài Gòn, Vũng Tàu, đồng thanh phẫn uất
    Ngoái nhìn Melbourne, Tokyo, Paris, du học sinh Việt Nam ào ào phản đối xâm lăng.
    Chẳng phải vì bị xúi giục, cho tiền, lợi dụng mà chống bọn bành trướng Bắc Kinh

    Vốn chẳng liên quan gì đến phường Việt gian, phản động mà biểu tình làm loạn.



    Chỉ bởi nghĩ rằng:
    Tấc đất ngọn rau ơn nước, tài bồi cho mỗi dân ta;
    Bát cơm manh áo ở đời, mắc mớ chi ông cha nó.
    Vì ai khiến nhân dân khó nhọc, ăn tuyết nằm sương;
    Vì ai xui non nước tan tành, chia năm xẻ bảy?

    Vì ai để giáo dục suy đồi, cương thường đổ vỡ

    Vì ai mấy chục nghìn tỉ của dân chìm theo Vinashin

    Vì ai tham nhũng lan tràn, gian trá lên ngôi

    Chẳng lẽ triều đình khứ dân, ai người mãi quốc?...


    Sống làm chi theo quân tà đạo, tùy tiện cho thuê rừng, dâng nguồn bauxite, thấy lại thêm buồn;
    Sống làm chi luồn cúi bá quyền, ham nhân công Tàu, nhập siêu hàng Trung Hoa, nghe càng thêm hổ.

    Nay thót tim nghĩ đến phố Trung Quốc ở Ninh Bình

    Mai tím mặt Bình Dương mở Đông Đô Đại Phố…

    Thà đặng câu địch khái, noi theo cha chú cũng vinh
    Hơn chịu chữ Tàu gian, ở với “man di” rất khổ.

    Ôi thôi thôi!
    Nửa thác Bản Giốc năm canh sao vắng lặng, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm;
    Bãi Gạc Ma một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo sóng cả.

    Đảo Lý Sơn, mẹ già ngồi khóc con

    Trả lờiXóa
  15. Nghe nói có đèn xanh, thấy cũng khoái khoái, tui xin góp một đoạn ... văn tế trời cao đất dày :D

    - Ôi !
    Tức nước vỡ bờ
    Biểu tình cảnh tỉnh ( cũng là cảnh cáo luôn :)
    Tàu hải giám nó quậy tưng bừng, ai làm cho tứ phía xung thiên ?
    "Nhà nước lo" xìu xìu ển ển, ai cứu đặng nguy cơ mất biển ?

    Nước mắt dân nghèo, dòng lệ đời khô cạn ráo, lo vì chữ lạc nghiệp an cư
    Nỗi lòng nhân sĩ, lửa uất ức nổi đùng đùng, tức vì bởi lập lờ dân chủ ?

    Mùng năm tháng sáu dương lịch, hai không một một, đánh dấu muốn chở hay lật thuyền ?
    Dậy sóng biển đông, cũng chính là lúc tuyên cáo hùng hồn với bọn cướp nước và bọn bán nước.

    Ai nấy đều hay
    Không đứng lên lúc này chờ lúc nào ?

    Quyết không chịu sự đã rồi
    Quyết không chấp nhận làm thân mất nước !

    :)) :-)

    Trả lờiXóa
  16. SÁNG NẮNG, CHIỀU MƯA, TRƯA LẠI SÁNG !! THẾ LÀ THẦY SẦM, VINASIN, PỜ MU...đi vào...quên lãng............và rồi...sau đó.............mọi điều ấy..................cũng đi...dầ...n....v..ào.......l..ãng...quên..........!!

    Trả lờiXóa
  17. Hổng chịu, hổng chịu đâu...hổng chịu ...hu hu :(

    Trả lờiXóa
  18. hehehe...chọc quan nè :))

    http://dinhtanluc.multiply.com/journal/item/643/643?replies_read=2
    Nguồn: http://danluan.org/node/9229

    Quê Hương - Bài Học Đầu Cho Em

    Tác Giả: Đỗ Trung Quân

    ---

    Quê Hương - Bài Học này cho quan .

    ( Sorry tác giả Kwan, cho em copy tứ thơ chút :))

    ---------

    Quê hương là gì cũng được
    Miễn đừng bắt buộc phải yêu
    Quê hương là gì mặc kệ
    Cần chi phải hỏi quá nhiều ?

    Quê hương là con bò sữa
    Cho quan cùng vắt mỗi ngày
    Quê hương là đường quan lộ
    Quan cần rợp bóng dù ô

    Quê hương là con tàu lớn * (Vinashin)
    Vẽ voi quan cứ tha hồ
    Quê hương là ngồi chỗ "mát"
    Êm đềm xơi bát vàng thôi

    Quê hương là đường nho nhỏ
    Nhưng mà biệt thự thật to
    Là nơi những cô vợ nhỏ
    Quan to say giấc ngủ khò

    Quê hương là săm sô nai nhỏ
    Dưng mà dự ớn thật to
    Hiệu quả ôi thôi rất nhỏ!
    Quan ghiền thất thoát thật to ?

    Quê hương là bàn tay vợ
    "Nhọc nhằn" đếm miết vàng, đô
    Tích lũy lâu ngày chày tháng
    Cũng lên con số khổng lồ

    Quê hương là vàng "mười sáu" * (16 chữ vàng)
    Là màu hồng "bốn tốt" (thích) mê tơi
    Là đỏ tươi cờ hai nước
    Sao vàng sáng chói "răng môi"

    Quê hương dù ai cũng có
    "Bên kia biên giới là nhà" *
    Quê hương bên này cũng vậy
    Phân chia ni nớ lôi thôi ?

    Quê hương cho dù khác biệt
    Như là tiếng nói riêng thôi
    Quê hương quan đâu có nhớ?
    Bởi quan đâu muốn là người !

    ???

    Hic!

    Trả lờiXóa
  19. Đỗ Trung Quân - Thư gửi các anh chị lãnh đạo Thành Đoàn nhiều thế hệ

    Đỗ Trung Quân
    Theo blog Anh Ba Sàm

    Thưa các anh chị.

    Với tư cách một người cùng thế hệ đã chia sẻ những thăng trầm của thành phố Sài Gòn – Hồ Chí Minh suốt 36 năm qua. Những dòng này gửi đến các anh chị.

    Tôi nhớ.

    Những lời hiệu triệu của cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt khi ấy đang là bí thư thành ủy Sài Gòn 1976 “ hỡi các em đội viên thanh niên xung phong yêu quí! Tương lai của thành phố này hôm nay đang tỏ rõ trên vầng trán các em…”

    Tôi nhớ

    Hình ảnh anh Phạm Chánh Trực. Bí thư Thành đoàn thay mặt thành phố trao lá cờ cho lực lượng TNXP. Chỉ hai năm sau. Cùng với thanh niên thành phố. Lực lượng thanh niên xung phong sôi sục ra mặt trận bảo vệ biên giới trước sự xâm chiếm, tàn sát đồng bào dọc các tỉnh biên giới tây nam của bọn Polpot, giờ đây, những kẻ cầm đầu diệt chủng đang phải đứng trước tòa án của lương tâm và công lý nhân loại.

    Tôi nhớ.

    Những bài ca về tổ quốc vang lên khắp nước, đặc biệt trong nhà văn hóa thanh niên số 4 Phạm Ngọc Thạch khi Trung Quốc tấn công 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam năm 1979.

    Số 4 pham ngọc thạch luôn là hàn thử biểu đo lòng yêu nước của thanh niên mỗi khi đất nước cần đến thanh niên

    Nay, cũng ở địa chỉ này suốt 5 tuần lễ thanh niên thành phố bày tỏ lòng yêu nước trước sự đe dọa, ngạo mạn của “người bạn quí hóa“ Trung Quốc. Nó bỗng hóa thành “ốc đảo“ giữa thành phố. Nó im im đóng cửa như chưa từng là nơi biểu tượng của tinh thần thanh niên thành phố nói riêng, Việt Nam nói chung!!! Nó vì lẽ gì bỗng bị tước quyền là nơi bày tỏ thái độ chính trị của tuổi trẻ hôm nay?

    Tôi nhớ

    Lời ôn tồn nhưng thẳng thắn của anh Huỳnh Tấn Mẫm sáng 5-6–2011 “lẽ ra Thành đoàn phải tổ chức cho thanh niên tuần hành…”

    Biến thành “ốc đảo” – phải chăng vì nó đang đối diện với Tổng lãnh sự quán Trung Quốc? phải chăng vì thế cho dù nó cách Hoàng Sa, Trường Sa nghìn dặm, nó thuộc chú quyền Việt Nam cũng bỗng biến thành “vùng tranh chấp“?

    Thưa các anh chị.

    Tôi nhớ từng tên các anh chị lớn lên với thành phố này: Phạm Chánh Trực, Nguyễn Chơn Trung, Lê Văn Nuôi, Phạm Phương Thảo, Nguyễn Văn Đua, Nguyễn Hoàng Năng, Tất Thành Cang, Lê Đức Hải, và bây giờ là Nguyễn Văn Hiếu… những gương mặt không xa lạ gì với phong trào thanh niên qua nhiều thế hệ.

    Tôi muốn chuyển một câu hỏi. Liệu hôm nay ai trong các anh chị sẽ dõng dạc hiệu triệu thanh niên như cựu Thủ Tướng Võ Văn Kiệt từng hiệu triệu, thổi bùng ngọn lửa trách nhiệm kiêu hãnh trong thanh niên thành phố 36 năm trước

    “Hỡi các bạn thanh niên việt nam yêu quí! Tổ quốc đang bị đe dọa. Biển đảo đang bị xâm lấn. Vận mệnh đất nước hôm nay đang tỏ rõ trong thái độ không đớn hèn, tương lai bền vững của đât nước đang soi sáng trên vầng trán các bạn!”

    Ai? Ai? Và ai?

    Sài Gòn 2- 7 -2001

    _____________________
    Quê Hương - Bài Học Đầu Cho Em

    Tác Giả: Đỗ Trung Quân

    Quê hương là gì hả mẹ
    Mà cô giáo dạy hãy yêu?
    Quê hương là gì hả mẹ
    Ai đi xa cũng nhớ nhiều?

    Quê hương là chùm khế ngọt
    Cho con trèo hái mỗi ngày
    Quê hương là đường đi học
    Con về rợp bướm vàng bay

    Quê hương là con diều biếc
    Tuổi thơ con thả trên đồng
    Quê hương là con đò nhỏ
    Êm đềm khua nước ven sông

    Quê hương là cầu tre nhỏ
    Mẹ về nón lá nghiêng che
    Là hương hoa đồng cỏ nội
    Bay trong giấc ngủ đêm hè

    Quê hương là đêm trăng tỏ
    Hoa cau rụng trắng ngoài thềm
    Tiếng ếch râm ran bờ ruộng
    Con nằm nghe giữa mưa đêm

    Quê hương là bàn tay mẹ
    Dịu dàng hái lá mồng tơi
    Bát canh ngọt ngào tỏa khói
    Sau chiều tan học mưa rơi

    Quê hương là vàng hoa bí
    Là hồng tím giậu mồng tơi
    Là đỏ đôi bờ dâm bụt
    Màu hoa sen trắng tinh khôi

    Quê hương mỗi người đều có
    Vừa khi mở mắt chào đời
    Quê hương là dòng sữa mẹ
    Thơm thơm giọt xuống bên nôi

    Quê hương mỗi người chỉ một
    Như là chỉ một mẹ thôi
    Quê hương nếu ai không nhớ
    Sẽ không lớn nổi thành người.

    Trả lờiXóa
  20. Hy vọng ngày mơi hổng có dzụ ... dzụ ... bắt con cá gô bỏ dzô gổ, nó kiu gột gột :)

    Trả lờiXóa
  21. Quê hương nếu quan không nhớ!
    Hỏi quan ở chốn nơi nào ?????

    Trả lờiXóa
  22. Quê hương nếu quan không nhớ!
    Ô danh xủ tiết đời đời ...

    Hic!

    Trả lờiXóa
  23. Hổng phải bắt cá gô, hic! "bắt heo" dài dài ...dzừa bắt "nhã độc phun dơ" ... Hic!

    Trả lờiXóa