Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

CHỐNG NGƯỜI XẤU, NGƯỜI LÀM SAI TRÁI ... (làm việc trong các cơ quan nhà nước), PHẢI KHÁC với CHỐNG NHÀ NƯỚC chứ ???

22 nhận xét:

  1. Quá sức nhập nhằng ...Hic! ( dân đen bị mà chụp mũ lung tung về hành vi này là y như rằng ...lãnh đủ)

    Trả lờiXóa
  2. Người dân chỉ muốn sống bình thường, nếu như ....người nhà nước bình thường ( không có áp bức dân đen). Hic! Ai chẳng vậy ???

    Trả lờiXóa
  3. Họ bảo "thế lực thù địch" khích động!

    Trả lờiXóa
  4. Chẳng khích động gì sất, gặp mấy thằng làm bậy phải cự nó, phải chỉ ra cái sai của nó ...( cho nó đừng lên mặt)

    Trả lờiXóa
  5. Đúng! Cần phải rạch ròi.
    Nhưng khổ cái là họ đã tính trước rồi. Quyền lợi thì họ chia theo cấp bậc, trách nhiệm thì của tập thể ( cố tình tạo ra cái gọi là CƠ CHẾ nó thế). Thế nên ai đòi hỏi trách nhiệm, thì họ tránh hết, họ để cho TẬP THỂ chịu. Chống "cái tập thể đó" liền bị quy tội chống nhà nước, âm mưu lật đổ gì gì đó. Còn chống cá nhân họ, thì đã sẵn cái tội: CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ.
    Đàng nào cũng chết!
    Đã thế lại đẻ thêm cái CẤM KHIẾU KIỆN ĐÔNG NGƯỜI. Tách đũa ra mà bẻ cho nhanh cho dễ?!
    Ai chà!
    Núp trong cái tập thể đó và bắn tỉa từng người.
    Chơi vậy hèn quá ( thôi đừng chê hèn nữa, nhục còn hổng biết thì sao biết hèn).
    Cái gì cũng có lúc, có thì.
    Điều tệ nhất của dân tộc ta là: Không biết yêu thương nhau. Chiến tranh Nam Bắc và những phân biệt sau hòa bình đã gây nên điều đó. Khó xóa bỏ.
    Nếu tiếp tục hà hiếp dân và được bao che như thế, thì LOẠN RỒI. ( Điều mà họ sợ thì chính họ thúc đẩy và gây ra nó)

    Trả lờiXóa
  6. Người dân thì đã sống chan hòa với nhau từ lâu rồi, họ đi lại, thăm nom nhau, nhận họ nhận hàng, bà con cô bác ... rồi làm ăn, buôn bán, lấy vợ, lấy chồng ...đâu còn gì phân biệt, chia rẽ ? Nhưng chỉ có giai tầng xã hội là phân chia sâu sắc và chính quyền vẫn khó xóa bỏ chủ nghĩa lý lịch - mặc dù không nói ra ...

    Trả lờiXóa
  7. Một ví dụ :

    http://www.rfa.org/vietnamese/HumanRights/trial-of-chhv-s-case-ml-03302011174002.html

    Luật sư Nguyễn Xuân Phước trong một lần trả lời của phóng viên Khoa Diễm của đài Á Châu Tự Do cho biết quan điểm của ông khi nhận lời làm việc này, ông nói:

    "Trường hợp của LS Cù Huy Hà Vũ rất là nổi tiếng vì LS Vũ là người đã lớn lên trong lòng của đất nước và ông đã có những quan điểm khác với nhà cầm quyền hiện nay thành ra nó tạo ra một dấu ấn rất lớn đối với dư luận quốc tế.

    Khi đưa hồ sơ của luật sư Cù Huy Hà Vũ ra công luận và phán quýêt dưới ánh sáng của công luận quốc tế thì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với phiên tòa sắp tới đây. Chúng ta thấy đây là một phiên tòa mang tính chính trị vì điều luật 88 bộ luật hình sự cấm những cái quyền tự do mà đã được quốc tế công nhận, thành ra nó sẽ được quyết định bởi Bộ Chính Trị hoặc Bộ Công an chúng ta sẽ chờ xem nó ảnh hưởng như thế nào và sự cân nhắc của Bộ chính trị trong quyết định giam LS Cù Huy Hà Vũ hay thả ông là một cân nhắc chính trị. Liệu quyết định đó nó ảnh hưởng tương lai của Việt Nam và của chế độ như thế nào."

    Là một Tiến sĩ luật, ông không hề lẫn lộn những gì mà hiến pháp cho phép một công dân được quyền làm một cách công khai. Từ những nhận thức hết sức mạnh mẽ này đã dẫn ông đi đến những hành động mà nhiều người cho là cực đoan như hai lần kiện thủ tướng, nhiều lần trả lời báo đài nước ngoài đòi bỏ điều 4 hiến pháp. Tham gia tư vấn cho nhiều cá nhân, tổ chức về luật pháp trong đó có trang mạng Bauxite nổi tiếng.

    Nếu nhìn những việc ông làm dưới lăng kính luật pháp thì hoàn toàn hợp pháp nhưng dưới chế độ hiện nay khi luật pháp chỉ được nhìn nhận khi quyền lợi của đảng và nhà nước không bị xâm hại thì cách làm của TS Cù Huy Hà Vũ là ngược giòng.

    Trả lờiXóa
  8. dưới chế độ hiện nay khi luật pháp chỉ được nhìn nhận khi quyền lợi của đảng và nhà nước không bị xâm hại thì cách làm của TS Cù Huy Hà Vũ là ngược giòng.


    ----------------


    Rõ ràng là - đối với những điều ông Vũ làm - quyền lợi của nhân dân đâu bị xâm hại ??? ( mà quyền lợi của nhân dân nó bị xâm hại bởi một số người - số người này họ nằm trong chính quyền nhân dân )

    Trả lờiXóa
  9. Lại ngây thơ! Mấy người học luật là chúa ngây thơ. Nói thế, mà không phải thế! Dựa vào luật là chết mất xác á. Phải hiểu "lệ" nữa.
    Chính quyền nhân dân nào? Đã bảo đảng lãnh đạo mà. Đơn giản thế thôi!
    Ông Minh Phụng giỏi kinh doanh, chết vì không thuộc câu khẩu hiệu :"Phát triển kinh tế thị trường đa thành phần ĐỊNH HƯỚNG XHCN" đấy!

    Trả lờiXóa
  10. Ừ ... thì ngây thơ... nhưng có luật mà không tin luật thì có luật làm ...cái đách gì chứ ? Chuyện giỡn đùa à ?

    Trả lờiXóa
  11. Chắc ổng chết không nhắm mắt nổi ...

    Trả lờiXóa
  12. Há há...may áo tàng hình đó mà.
    Người ta diễn kịch mà bạn mình.
    Những vỡ kịch bi hài vẫn được dàn dựng và diễn ( bằng tiền dân).
    Tớ cứ tưởng người ta diễn cho tụi nước ngoài xem thôi. Hóa ra cũng nhiều khán giả nội nhỉ?
    Niềm tin hiếm lắm, đặt cho đúng chỗ.

    Trả lờiXóa
  13. Nhưng sống vầy thì ...cũng sống gì nổi ? ( đằng nào cũng chết - trở đi mắc núi, trở lại mắc sông ?)

    - Ai đưa ta đến nơi này ?
    Bên kia thì núi, bên này thì sông ?

    ... hu hu ...

    Trả lờiXóa
  14. Đó là người ta cố ý nhập nhằng giữ cái chung và cái riêng.

    Trả lờiXóa
  15. Túm lại, đơn giản gọn nhẹ: NÓI DZẬY MÀ HỔNG PHẢI DZẬY.

    Trả lờiXóa
  16. Giờ mới biết, em đã cứ ngây thơ cả đời, không thể khác được ( vì em đã quá tin vào lẽ phải, vào luật, chứ không tin vào lệ ) nhưng than ôi lẽ phải lại ở trong tay kẻ mạnh, kẻ mạnh lại có trong tay kim ngân, đa kim ngân phá luật lệ... Hic!

    Trả lờiXóa
  17. Không phải toàn dân không thấy được cái chung khác cái riêng, họ không cần quan tâm xem nhà cầm quyền hay chức sắc đúng sai, họ chỉ quan tâm đến an toàn của bản thân và quên đi người khác, không biết rằng những ứng xử của chức sắc sẽ trở thành cái "lệ" xấu mà rồi họ sẽ có ngày phải làm theo.

    Nếu bàn về nguyên nhân thì theo tôi, nó phát xuất từ tâm thức nô lệ hình thành sau hơn nghìn năm Bắc thuộc và Pháp thuộc. Người dân sợ người cai trị đến nỗi không thể nhận ra đúng sai. Còn người cai trị thì tìm mọi cách để bảo vệ phe nhóm mình, kể cả ngụy biện, nói dối và kết quả là độc tài thực sự. (Chứ về lý thuyết và mục đích của CS, xã hội chủ nghĩa đối lập với độc tài. Có điều, ngay từ đầu chính lý thuyết và mục đích của CS đã là ngụy biện vì nó bảo rằng sẽ xây dựng xã hội loài người mà lại được thiết kế không dựa trên bản chất con người. Bất kỳ quốc gia nào áp dụng cái lý thuyết đầy mâu thuẫn CS đó thì cũng tất nhiên bị rối loạn xã hội đưa đến sụp đổ chính phủ.)

    Chính vì cái tâm thức nô lệ của người Việt mà chính quyền đệ nhất Cộng Hòa đã phải hành xử một số điều mà Tây Phương nhầm lẫn gọi nó là độc tài, đưa đến triệt tiêu nền dân chủ phôi thai của dân Việt. Và vì nhầm lẫn này ngày đó mà vài thập kỷ vừa qua Tây Phương đã rụt rè trong các quyết định ủng hộ nền dân chủ của các dân tộc đang sống trong độc tài.

    Chừng nào trong gia đình, người Việt biết giáo dục con cái theo kiểu dân chủ thì chừng đó mới hết tâm thức nô lệ và toàn dân mới sẵn sàng đi theo tiếng gọi của dân chủ mà thay đổi cái xã hội này.

    Trả lờiXóa
  18. Mới coi vụ tiếp xúc cử tri của Ls LQQ, Hic! ( hồi biết tin Ls tự ứng cử ĐBQH, mình đã nghi rồi, nhưng còn cố vớt vát : chắc kỳ này phải có gì mới hơn, mà thiệt, đâu có mới gì mà mới ? Vẫn chỉ có màu mè... )

    Trả lờiXóa
  19. Ls ở nước mình khổ thiệt ... ( bị anti- ) Dzậy là phải công nhận nhỏ P nói đúng. Còn mình thì nghi bị chê ngây thơ lần nửa ....hu hu ...Chán ...

    Trả lờiXóa
  20. Không phải người dân nhập nhằng, mà cái sự nhập nhằng này xảy ra đối với ai mang đến lợi ích cho họ !

    Lấy ví dụ: đất đai là sở hữu của toàn dân nhưng do nhà nước quản lý. Vậy nhà nước là ai? Là quan chức? và chính quan chức cũng là người dân! Bao nhiêu kế hoạch dự án, thu hồi đất, nắn đường, mua lại đất của dân nghèo ( không biết thông tin) với giá bèo. Sau khi qui hoạch, được bán với giá ngất ngưỡng...

    Không ai đi đôi co phân tích trái phải với rắn độc và cọp beo. Vì sự an toàn của bản thân và những người liên quan, tất cả mọi người đều phải tránh thú dữ. Nhưng con người thông minh nên cuối cùng cọp cũng được đem vô nồi cao phục vụ cho con người.

    Trả lờiXóa
  21. Phải .
    Bảo rằng : Vì con người ? (mà lại giết hại con người quá khủng khiếp ...)
    Rốt cuộc là : Con người giết hại & làm hại con người...

    Rõ ràng là mê muội lầm than ....

    Trả lờiXóa
  22. Đừng nhè chứ.

    Ngây thơ kiểu ST thì bàn bè mình cũng cỡ 80% đấy, không ít đâu.

    Tự ứng cử làm đại biểu quốc hội, thuộc đơn vị nào(!), thế là tiêu rồi. Nếu ứng cử viên chỉ được tiếp xúc với cử tri ở khu phố thì chính danh phải là đại biểu khu phố chứ làm sao gọi là đại biểu quốc hội.

    Dân ta thì nhất nhất cái gì nhà cai trị VN làm thì đều là đúng cả.

    Chừng nào dân ta thấy (mà làm sao thấy được) cách các ứng cử viên của xã hội dân chủ vận động bầu cử thì mới bắt đầu mở mắt.

    Có điều chân lý nằm ở chỗ: cứ xét cái luật chơi là biết ngay tay quản trò là loại người gì.

    Trả lờiXóa