Hoàng Cầm, tên thật là Bùi Tằng Việt, sinh ra tại làng Lạc Thổ, nay là xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh, trong một gia đình nhà Nho nghèo sống bằng nghề làm thuốc Đông y. Ông làm thơ từ năm lên tám, chín tuổi, bắt đầu được in từ những năm 1936 - 1937. Bút danh Hoàng Cầm xuất phát từ tên của một vị thuốc quý.
Hoàng Cầm được biết đến trong nhiều lĩnh vực, nhưng nổi tiếng nhất là thơ ca. Những tác phẩm chính trong sự nghiệp sáng tác của ông gồm: Trương Chi (xuất bản năm 1993), Bên kia sông Đuống (thơ, 1948), Kinh Bắc (thơ, 1959), Men đá vàng (truyện thơ, 1973), Mưa Thuận Thành (thơ, 1959), Lá Diêu Bông (thơ, 1993), Đến từ hư không (thơ, 2000)...
9h30 sáng nay (6/5), thi sĩ "Lá diêu bông" đã nhẹ bước vào cõi hư không, để lại một di sản tinh thần độc đáo, tài hoa, in dấu ấn riêng biệt vào lịch sử văn chương Việt Nam.
Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng Chị thẩn thơ đi tìm Đồng chiều, Cuống rạ. Chị bảo: Đứa nào tìm được Lá Diêu Bông Từ nay ta gọi là chồng. Hai ngày em đi tìm thấy lá Chị chau mày: Đâu phải Lá Diêu Bông. Mùa Đông sau em tìm thấy lá Chị lắc đầu, Trông nắng vãn bên sông. Ngày cưới chị Em tìm thấy lá Chị cười xe chỉ ấm trôn kim. Chị ba con Em tìm thấy lá Xòe tay phủ mặt chị không nhìn. Từ thuở ấy Em cầm chiếc lá Đi đầu non cuối bể. Gió quê vi vút gọi. Diêu Bông hời... ới Diêu Bông!
* * * *
(Hoàng Cầm, Về Kinh Bắc, NXB Văn học, Hà Nội, 1994)
Xin kính chào tiễn biệt nhà thơ Hoàng Cầm, thi sĩ tài hoa, gian lao, tốt bụng, đã để lại cho hậu thế những câu thơ có sức truyền cảm màu nhiệm của thiên thần.
http://caulongbachai.multiply.com/journal/item/3156/3156?replies_read=2
Trả lờiXóaHoàng Cầm, tên thật là Bùi Tằng Việt, sinh ra tại làng Lạc Thổ, nay là xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh, trong một gia đình nhà Nho nghèo sống bằng nghề làm thuốc Đông y. Ông làm thơ từ năm lên tám, chín tuổi, bắt đầu được in từ những năm 1936 - 1937. Bút danh Hoàng Cầm xuất phát từ tên của một vị thuốc quý.
Trả lờiXóaHoàng Cầm được biết đến trong nhiều lĩnh vực, nhưng nổi tiếng nhất là thơ ca. Những tác phẩm chính trong sự nghiệp sáng tác của ông gồm: Trương Chi (xuất bản năm 1993), Bên kia sông Đuống (thơ, 1948), Kinh Bắc (thơ, 1959), Men đá vàng (truyện thơ, 1973), Mưa Thuận Thành (thơ, 1959), Lá Diêu Bông (thơ, 1993), Đến từ hư không (thơ, 2000)...
9h30 sáng nay (6/5), thi sĩ "Lá diêu bông" đã nhẹ bước vào cõi hư không, để lại một di sản tinh thần độc đáo, tài hoa, in dấu ấn riêng biệt vào lịch sử văn chương Việt Nam.
LÁ DIÊU BÔNG .
Trả lờiXóa* * *
Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng
Chị thẩn thơ đi tìm
Đồng chiều,
Cuống rạ.
Chị bảo: Đứa nào tìm được Lá Diêu Bông
Từ nay ta gọi là chồng.
Hai ngày em đi tìm thấy lá
Chị chau mày:
Đâu phải Lá Diêu Bông.
Mùa Đông sau em tìm thấy lá
Chị lắc đầu,
Trông nắng vãn bên sông.
Ngày cưới chị
Em tìm thấy lá
Chị cười xe chỉ ấm trôn kim.
Chị ba con
Em tìm thấy lá
Xòe tay phủ mặt chị không nhìn.
Từ thuở ấy
Em cầm chiếc lá
Đi đầu non cuối bể.
Gió quê vi vút gọi.
Diêu Bông hời...
ới Diêu Bông!
* * * *
(Hoàng Cầm, Về Kinh Bắc, NXB Văn học, Hà Nội, 1994)
http://songthu.multiply.com/video/item/14/14
Trả lờiXóaNhớ hồi năm ngoái báo xuân có bài về Hoàng Cầm.. năm nay thì người đã ra đi. Tiễn biệt!
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaXin kính chào tiễn biệt nhà thơ Hoàng Cầm, thi sĩ tài hoa, gian lao, tốt bụng, đã để lại cho hậu thế những câu thơ có sức truyền cảm màu nhiệm của thiên thần.
YHN.