Thứ Năm, 24 tháng 9, 2009

NỢ ĐỜI RÉO GỌI ...hu hu... * " Trả ta sông núi từng trang sử - Dân tộc còn nghe vọng thiết tha - Ngược vết thời gian, cùng nhắn nhủ: Không đòi, ai trả núi sông ta ??? " (thơ Vũ Hoàng Chương, 1912 – 1976, thi sĩ) * " Giống nòi ấy nghe lời Oanh liệt cũ - Sẽ vùng lên như trận gió điên cuồng !!! " (Kịch thơ HẬN NAM QUAN - Hoàng Cầm - thi sĩ )

2 nhận xét:

  1. ha ha...là thi sĩ - như 2 ông ở trên - như dzầy, tui thấy hay thiệt là hay à....(để đây tự coi ) .

    ( Có người nói :


    Cảm xúc - với lời đề tặng Thế Lữ - là bài thơ của nhà thơ Xuân Diệu (1917 - 1985) in trong tập thơ thứ nhất của anh: Tập Thơ thơ (Nhà xuất bản Đời nay, Hà Nội - 1938). Cuối bài Cảm xúc, không thấy tác giả ghi thời gian sáng tác bài thơ này, nhưng vì đó là bài đầu tiên của tập thơ gồm những bài Xuân Diệu viết từ năm 1933 đến năm 1938, nên có thể đoán Cảm xúc được sáng tác vào năm 1933.

    Đoạn đầu bài thơ có những câu:

    - Là thi sĩ, nghĩa là ru với gió,
    Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây,
    Để linh hồn ràng buộc bởi muôn giây
    Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến.

    ...

    Năm 1942, tức là khá lâu sau khi bài thơ Cảm xúc của Xuân Diệu ra đời, nhà thơ Sóng Hồng (Trường Chinh) trong bài Là thi sĩ có nhắc lại những ý thơ Xuân Diệu và "nhại" theo cách viết của Xuân Diệu ở đoạn đầu bài Cảm xúc (và ở những bài thơ khác nữa của Xuân Diệu), cũng trong đoạn đầu bài thơ:

    - Nếu "thi sĩ nghĩa là ru với gió
    Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây",
    Để tâm hồn treo ngược ở cành cây
    Hay lả lướt đìu hiu cùng ngọn liễu…

    ....

    - ...Còn nửa nè - "thơ ngoài luồng" :

    - " Là thi sĩ nghĩa là tru với chó,
    Mơ theo chim và vơ vẫn chuồng heo.
    Những đêm khuya kêu méo méo như ...mèo ( Hic! )
    Đêm không ngủ, mặt nhăn như mặt khỉ (đột)..."

    ...dzậy thi sĩ (hay nghệ sĩ - nói chung đi cho gọn : bây giờ thì ANH LÀ AI ? thiệt tình tui hổng biết ?

    (- Trích : " Trong một xã hội còn quá nhiều điều để hát, để viết, để nói... thì việc cứ hát tình yêu quẩn quanh, không khác gì việc trốn chạy với chính mình, trốn chạy với ý thức sống tử tế. Và hèn " (nhạc sĩ Tuấn Khanh) ...! )

    Trả lờiXóa
  2. Bài thơ ngày xưa của VHC - một thi sĩ được mệnh danh là thi sĩ của THƠ SAY -


    TRẢ TA SÔNG NÚI
    Vũ Hòang Chương



    Trải bốn nghìn năm dựng nước nhà
    Sông khoe hùng dũng, núi nguy nga
    Trả ta sông núi bao người trước
    Gào thét đòi cho bọn chúng ta…
    Trả ta sông núi từng trang sử
    Dân tộc còn nghe vọng thiết tha
    Ngược vết thời gian, cùng nhắn nhủ:
    Không đòi, ai trả núi sông ta

    Cờ báo phục hai bà khởi nghĩa
    Ðuổi quân thù, xưng đế một phương
    Long Biên sấm dậy sa trường
    Ba thu xã tắc, miếu đường uy nghi
    Xót nòi giống, quản chi bồ liễu
    Dòng Cẩm Khê còn réo tinh anh
    Một phen sông núi tranh giành
    Má hồng ghi dấu sử xanh đời đời

    Bể dâu mấy cuộc đổi dời
    Lòng trăm họ vẫn dầu sôi bừng bừng
    Mai Hắc Ðế, Phùng Hưng, Bố Cái
    Liều thế cô dằng lại biên cương
    Ðầu voi, Lệ Hải Bà Vương
    Dù khi chiến tử vẫn gươm anh hào
    Tinh thần độc lập nêu cao
    Sài lang kia, núi sông nào của ngươi?
    Núi sông ấy của người dân Việt
    Chống Bắc phương, từng quyết thư hùng
    Ngô Quyền đại phá Lưu Cung
    Bạch Ðằng Giang nổi muôn trùng, sóng reo
    Hồn tự chủ về theo lửa đuốc
    Chữ thiên thu: Nam Quốc sơn hà
    Phá tan nghịch lỗ không tha
    Tướng quân Thường Kiệt gan già mấy mươi
    Gươm chiến thắng trỏ vời Ðông Bắc
    Hịch vải nêu tội giặc tham tàn
    Dựng nhân nghĩa, vớt lầm than
    Danh thơm ải ngoại, sấm ran biên thùy
    Khí thiêng tỏa chói tư bề
    Phường đô hộ có gai ghê ít nhiều?…

    Cửa Hàm Tử vang teo vết cáo
    Bến Chương Dương cướp giáo quân thù
    Trận Ðà Mạc dẫu rằng thua
    Làm Nam quỷ, chẳng làm vua Bắc đình
    Chém kiêu tướng, đồn binh Tây Kết
    Triều Phú Lương gầm thét giang tân
    Phá cường địch báo hoàng ân
    Trẻ thơ dòng máu họ Trần cũng sôi
    Kìa trận đánh bèo trôi, sóng dập
    Sông Bạch Ðằng thây lấp xương khô
    Những ai qua lại bây giờ
    Nghe hơi gió thoảng, còn ngờ quân reo
    Hịch Vạn Kiếp lời khêu tướng sĩ
    Hội Diên Hồng quyết nghị toàn dân
    Khuông phù một dạ ân cần
    Vó thiêng ngựa đá, hai lần bùn dây
    Sơn hà mấy độ lung lay
    Máu bao chiến sĩ nhuộm say mầu cờ

    Cảm ý núi ngồi mơ độc lập
    Thuận tình sông trôi gấp tự do
    Ấy ai đầu dựng cơ đồ
    Gấm thêu lời chiếu Bình Ngô thuở nào
    Cơn nguy khốn ra vào sinh tử
    Thân nằm gai, lòng giữ sắt son
    Linh Sơn lương chúa hao mòn
    Quân tan Côi Huyện, chẳng còn mảy may
    Chén rượu ngọt cùng say thấm thía
    Tình cha con mà nghĩa vua tôi
    Thuận dân là hợp ý trời
    Sử xanh chót vót công người Lam Sơn

    Quốc dân chung một mối hờn
    Cần câu đánh giặc mà hơn giáo dài
    Chống ngoại địch, gươm mài quyết chiến
    Voi Quang Trung thẳng tiến kinh kỳ
    Phá Thanh binh trận Thanh Trì
    Sông Hồng khoảng khắc lâm ly máu hồng
    Núi dậy sấm cho sông lòe chớp
    Cờ Tây Sơn bay rợp Bắc Hà
    Xác thù xây ngất Ðống Ða
    Bụi trường chinh hãy còn pha chiến bào

    Tinh thần độc lập nêu cao
    Sài lang kia, núi sông nào của ngươi
    Cường quyền vẫn muôn đời cưỡng áp
    Dưới bàn tay giặc Pháp càng đau
    Chúa tôi nhỏ lệ cùng nhau
    Khua chiêng hải ngoại, rừng sâu kéo cờ
    Dạ Cần Vương trơ trơ thiết thạch
    Kẻ Văn Thân, hiệp khách cùng chung
    Hoàng Hoa Thám, Phan Ðình Phùng
    Khói reo Thanh Nghệ, lửa bùng Thái Nguyên
    Hợp Nghĩa Thục kết liên đồng chí
    Xuất dương tìm tri kỷ Ðông Ðô
    Phan Sào Nam, Phan Tây Hồ
    Long đong bốn bể, mưu đồ cứu dân
    Vận nước chửa hết tuần bĩ cực
    Sức người khôn đọ sức ông xanh
    Mỗi phen gắng gỏi tung hoành
    Thương ôi! sự nghiệp tan tành mỗi phen
    Nguyễn Thái Học gan bền, chí cả
    Họp đồng bang gióng giả nên đoàn
    Rừng xanh bụi cỏ gian nan
    Mong đem nhiệt huyết dội tan cường quyền
    Tổ chức việc tuyên truyền, ám sát
    Khắp nơi nơi, từng hạt, từng châu
    Xiết bao hy vọng buổi đầu
    Một đêm Yên Bái ngờ đâu tan tành

    Ôi Việt sử là tranh đấu sử
    Trước đến sau cầm cự nào ngơi

    Trả lờiXóa